intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 6 - TS. Nguyễn Thanh Phong

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

123
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong chương này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá. Các nội dung được trình bày trong chương này gồm có: Những vấn đề cơ bản về chiết khấu, phương pháp tính tiền chiết khấu. Mời tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 6 - TS. Nguyễn Thanh Phong

  1. Chương 6 NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 1
  2. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỂ CHIẾT KHẤU 1. Khái niệm Chiết khấu là thỏa thuận mua lại giấy tờ có giá từ người thụ hưởng trước khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán. Chiết khấu là hình thức cấp tín dụng gián tiếp, trong đó ngân hàng giải ngân bằng cách trả trước cho các giấy tờ có giá khi chưa đến hạn và ngân hàng thu nợ đối với đơn vị phát hành khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 2
  3. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỂ CHIẾT KHẤU 2. Ý nghĩa  Người xin chiết khấu Đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho người xin chiết khấu.  Ngân hàng chiết khấu - Mang lại thu nhập cho ngân hàng; - Tăng dự trữ thứ cấp của ngân hàng; - Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng ngân hàng. TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 3
  4. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỂ CHIẾT KHẤU 3. Đối tượng chiết khấu - Giấy tờ có giá phát hành theo quy định của CP. - Giấy tờ có giá do NHNN phát hành; - Giấy tờ có giá do TCTD phát hành; - Giấy tờ có giá do các tổ chức kinh tế phát hành; TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 4
  5. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỂ CHIẾT KHẤU 4. Điều kiện chiết khấu  Người xin chiết khấu. - Là người sở hữu hợp pháp của giấy tờ có giá.  Giấy tờ có giá. - Chưa đến hạn thanh toán. - Hợp lệ, hợp pháp, được phép chuyển nhượng. - Phù hợp về nội dung, nguyên vẹn về hình thức.  Đơn vị phát hành. - Đảm bảo khả năng thanh toán khi GTCG đến hạn. TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 5
  6. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỂ CHIẾT KHẤU 5. Phương thức chiết khấu  Chiết khấu toàn bộ thời hạn hiệu lực còn lại. Chiết khấu toàn bộ thời hạn hiệu lực còn lại là phương thức mua hẳn giấy tờ có giá. Người xin chiết khấu không mua lại giấy tờ có giá đã chiết khấu cho ngân hàng. Khi giấy tờ có giá đến hạn ngân hàng chiết khấu xuất trình cho đơn vị phát hành để yêu cầu thanh toán. TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 6
  7. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỂ CHIẾT KHẤU 5. Phương thức chiết khấu  Chiết khấu có thời hạn. Chiết khấu có thời hạn là phương thức mua lại một phần thời hạn hiệu lực còn lại của giấy tờ có giá, kèm theo cam kết khách hàng sẽ mua lại giấy tờ có giá khi đến hạn chiết khấu. Nếu khách hàng không mua lại giấy tờ có giá khi đến hạn chiết khấu, ngân hàng sẽ là người sở hữu hợp pháp và được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ giấy tờ có giá. TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 7
  8. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỂ CHIẾT KHẤU 6. Quy trình chiết khấu: Bước 1 Tiếp nhận yêu cầu chiết khấu Bước 2 Thẩm định hồ sơ chiết khấu Bước 3 Ký hợp đồng chiết khấu Bước 4 Thanh toán tiền chiết khấu Bước 5 Lưu giữ chứng từ, theo dõi thu nợ Bước 6 Thanh lý hợp đồng chiết khấu TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 8
  9. II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TIỀN CHIẾT KHẤU 1. Giá trị thanh toán còn lại - Vốn gốc = mệnh giá (FV) - Tiền lãi còn lại (Ii) + Trả lãi trước + Trả lãi sau + Trả lãi định kỳ TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 9
  10. II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TIỀN CHIẾT KHẤU 2. Thời hạn chiết khấu (ti). - Thời hạn chiết khấu là khoảng thời gian tính từ ngày thực hiện chiết khấu đến ngày trước ngày phát sinh khoản tiền thanh toán còn lại một ngày cộng thêm n ngày dự phòng do ngân hàng quy định. TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 10
  11. II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TIỀN CHIẾT KHẤU 2. Thời hạn chiết khấu (ti). (1) Nếu ngày phát sinh các khoản thanh toán còn lại của giấy tờ có giá trùng với ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ, nghỉ tết thì ngày được tính là ngày làm việc tiếp sau ngày nghỉ. (2) Nếu thời hạn hiệu lực còn lại của giấy tờ có giá nhỏ hơn thời hạn chiết khấu tối thiểu do ngân hàng quy định thì ngân hàng áp dụng thời hạn chiết khấu tối thiểu trong thuật toán chiết khấu. TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 11
  12. II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TIỀN CHIẾT KHẤU 3. Giá trị chứng từ chiết khấu (PV). - Giá trị chứng từ chiết khấu là tổng hiện giá của các khoản thu nhập còn lại từ giấy tờ có giá (i,ii,iii) - Giá trị chứng từ chiết khấu được tính theo 2 phương pháp:  Phương pháp chiết khấu theo lãi đơn.  Phương pháp chiết khấu theo lãi kép. TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 12
  13. II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TIỀN CHIẾT KHẤU 3. Trị giá chứng từ chiết khấu. - Phương pháp chiết khấu theo lãi đơn n Ii FV PV = ∑ + i =1 (1 + t i * DR ) (1 + t n +1 * DR ) TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 13
  14. II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TIỀN CHIẾT KHẤU 3. Trị giá chứng từ chiết khấu. - Phương pháp chiết khấu theo lãi kép. n Ii FV PV = ∑ + i =1 (1 + DR ) ti (1 + DR ) t n+1 TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 14
  15. II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TIỀN CHIẾT KHẤU 4. Phí chiết khấu (DF)  Phí cố định Phí chiết bằng nhau cho tất cả các loại giấy tờ có giá DF = const  Phí tính trên mệnh giá: DF = FV * Tỷ lệ phí. TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 15
  16. II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TIỀN CHIẾT KHẤU 5. Số tiền chiết khấu (DP) Số tiền chiết khấu là số tiền thanh toán cho người xin chiết khấu, là số tiền thực nhận của người xin chiết khấu khi thực hiện giao dịch này. DP = PV − DF TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 16
  17. II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TIỀN CHIẾT KHẤU 6. Giá mua lại (AP) Giá mua lại là số tiền người xin chiết khấu phải trả cho ngân hàng chiết khấu để được mua lại giấy tờ có giá đã chiết khấu cho ngân hàng vào thời điểm thực hiện cam kết mua lại. AP = PV * (1 + t * r ) , , TS. Nguyễn Thanh Phong Nghiệp vụ chiết khấu 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2