intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 2 - GV. Hồ Thị Diệu Ánh

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

319
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản trị doanh nghiệp - Chương 2: Chức năng quản trị trình bày về khái niệm, phân loại và quy trình của chức năng hoạch định; hoạch định mục tiêu, khái niệm và cơ cấu chức năng tổ chức, chức năng lãnh đạo; chức năng kiểm tra. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị doanh nghiệp: Chương 2 - GV. Hồ Thị Diệu Ánh

  1. Học phần : QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Số lượng: 2 tín chỉ Giáo viên giảng dạy: Hồ Thị Diệu Ánh
  2. Chương 2: CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ 1. Chức năng hoạch định. 1.1. Khái niệm, phân loại và quy trình. - Khái niệm: Hoạch định là quá trình ấn định những mục tiêu và phương thức tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó - Phân loại: + Căn cứ theo thời gian: hoạch định dài hạn: trên 5 năm hoạch định trung hạn: 1- 5 năm hoạch định ngắn hạn: dưới 1 năm + Căn cứ theo cấp hoạch định: Hoạch định chiến lược Hoạch định chiến thuật Hoạch định tác nghiệp + Căn cứ theo hình thức:
  3. Chương 2: CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ -Mục tiêu - Sứ mệnh - Chiến lược - Kế hoạch tác nghiệp: + Kế hoạch viết một lần sử dụng một lần - Dự án - Chương trình - Ngân quỹ + Kế hoạch viết một lần sử dụng nhiều lần - Chính sách - Thủ tục - Quy tắc
  4. Chương 2: Chức năng quản trị - Quy trình hoạch định: 6 bước Bước 1: Xác định mục tiêu Bước 2: Phân tích những đe doạ và thách thức từ môi trường Bước 3: Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của tổ chức Bước 4: Xây dựng các phương án kế hoạch Bước 5: Đánh giá các phương án Bước 6: Lựa chọn phương án và ra quyết định lựa chọn
  5. Chương 2: Chức năng quản trị 1.2. Hoạch định mục tiêu. Mục tiêu: 1.3. Hoạch định chiến lược Hoạch định chiến lược là quá trình xác định làm sao đạt được những mục tiêu dài hạn của tổ chức với các nguồn lực có thể huy động được. 1.4. Hoạch định tác nghiệp Hoạch định tác nghiệp là quá trình hoạch định liên quan đến việc triển khai các chiến lược trong những tình huống cụ thể và trong một khoảng thời gian ngắn.
  6. Chương 2: Chức năng quản trị 2. Chức năng tổ chức. 2.1. Khái niệm “Tổ chức là một trong những chức năng chung của quản trị liên quan đến các hoạt động thành lập nên các bộ phận trong tổ chức bao gồm các khâu và các cấp, tức là quan hệ hàng ngang và hàng dọc để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác lập các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn, và trách nhiệm giữa các bộ phận đó.” • Công việc tổ chức thường được xem xét trên ba mặt: • - Tổ chức bộ máy • - Tổ chức công việc • - Tổ chức nhân sự.
  7. Chương 2: Chức năng quản trị 2.2. Các loại cơ cấu tổ chức. - Theo mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức: A B C D
  8. Chương 2: Chức năng quản trị - Theo số cấp quản trị:
  9. Chương 2: Chức năng quản trị - Theo mô hình phân nhóm theo bộ phận - Theo mô hình cơ cấu ma trận X
  10. Chương 2: Chức năng quản trị 3. Chức năng lãnh đạo. 3.1. Khái niệm: Lãnh đạo là một hệ thống (hay một quá trình) những tác động nhằm thúc đẩy con người (hay một tập thể) để cho họ tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. 3.2. Các lý thuyết về động viên 3.3. Phong cách lãnh đạo. - Khái niệm:Phong cách làm việc của nhà quản trị là các biện pháp, các thói quen, các cách cư xử đặc trưng mà người đó sử dụng trong quá trình giải quyết công việc hàng ngày để hoàn thành nhiệm vụ. - Các loại phong cách cơ bản;
  11. Chương 2: Chức năng quản trị a) Phong cách cưỡng bức: là phong cách trong đó nhà quản trị sẽ trực tiếp ra quyết định mà không cần tham khảo ý kiến người dưới quyền. b) Phong cách dân chủ: là phong cách trong đó nhà quản trị ra quyết định sau khi bàn bạc, trao đổi tham khảo ý kiến của cấp dưới. c) Phong cách tự do: Là phong cách trong đó nhà quản trị cho phép người dưới quyền ra quyết định riêng của mình và họ ít tham gia vào việc ra quyết định của tổ chức.
  12. Chương 2: Chức năng quản trị 3.4. Phương pháp quản trị: a) Phương pháp kinh tế: Phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động gián tiếp vào đối tượng quản trị thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng bị quản trị tự lựa chọn phương án hoạt động hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ. b) Phương pháp hành chính: là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức, kỷ luật của tổ chức c) Phương pháp giáo dục: là cách tác động vào nhận thức và tình cảm của con người trong hệ thống nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.
  13. Chương 2: Chức năng quản trị 4. Chức năng kiểm tra: 4.1. Khái niệm: Kiểm tra là quá trình đo lường kết quả thực tế và so sánh với tiêu chuẩn nhằm phát hiện ra sự sai lệch, nguyên nhân của sai lệch từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục, đảm bảo cho tổ chức đạt được mục tiêu. 4.2. Mục đích của kiểm tra. - Kiểm tra là để hiểu tổ chức - Kiểm tra để phát hiện ra sai lệch, đưa ra các biện pháp điều chỉnh để thực hiện đúng mục tiêu. - Kiểm tra để hoàn thiện đổi mới tổ chức.
  14. Chương 2: Chức năng quản trị 4.3.Nội dung quá trình kiểm tra. - Thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn:Tiêu chuẩn kiểm tra là những chuẩn mức mà các cá nhân tập thể doanh nghiệp phải thực hiện để đảm bảo cho toàn bộ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. - Đo lường sự thực hiện: đo lường những sự việc đang hoặc đã xảy ra và xem xét lường trước nhằm phát hiện sai lệch và nguy cơ sai lệch so với mục tiêu dự kiến
  15. Chương 2: Chức năng quản trị - Điều chỉnh sai lệch: Quá trình điều chỉnh là thực hiện các tác động bổ sung trong quá trình quản trị để khắc phục những sai lệch giữa sự thực hiện hoạt động so với mục tiêu, kế hoạch nhằm không ngừng cải tiến hoạt động
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2