intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị học đại cương: Chương 3 - ThS. Trương Quang Vinh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:71

158
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Quản trị học đại cương: Chương 3 - Các yếu tố, nguyên tắc và phương pháp quản lý của ThS. Trương Quang Vinh sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố quản lý; các nguyên tắc quản lý; phương pháp quản lý. Với các bạn chuyên ngành Quản trị kinh doanh thì đây là tài liệu hữu ích.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị học đại cương: Chương 3 - ThS. Trương Quang Vinh

  1. Chương III Các yếu tố, nguyên tắc và  phương pháp quản lý I. Các yếu tố quản lý II.Các nguyên tắc quản lý III.Phương pháp quản lý
  2. I. Các yếu tố quản lý 1. Yếu tố con người 2. Yếu tố chính trị 3. Yếu tố tổ chức 4. Yếu tố quyền lực 5. Yếu tố thông tin 6. Yếu tố văn hóa tổ chức
  3. II. Các nguyên tắc quản lý 1. Nguyên tắc mục tiêu 2. Nguyên tắc thu hút sự tham gia của tập  thể 3. Nguyên tắc kết hợp các lợi ích 4. Nguyên tắc hiệu quả 5. Nguyên tắc thích ứng, linh hoạt 6. Nguyên tắc khoa học, hợp lý 7. Nguyên tắc phối hợp hoạt động của các  bên có liên quan đến quản lý
  4. III.Phương pháp quản lý 1. Khái niệm về phương pháp quản lý 2. Quan điểm lựa chọn và vận dụng  phương pháp quản lý 3. Vai trò của phương pháp quản lý 4. Các phương pháp quản lý
  5. I. Các yếu tố quản lý Quá trình quản lý chịu tác  động của  nhiều yếu tố, song có một số yếu tố  chủ yếu mà các chủ thể quản lý cần  thiết phải hiểu  để quản  lý có hiệu  quả
  6. 1. Yếu tố con người  Ơû vị trí chủ thể quản lý :  Con người là chủ thể huy động và tạo dựng  các  nguồn  lực  khác  trong  tổ  chức  và  là  yếu  tố  quyết  định  mọi  thành  công  hay  thất bại của tổ chức.  Mọi tổ chức  đều có các nguồn lực vật chất  do con người  chủ  động vận hành nhằm  thực hiện nhiệm vụ theo mục tiêu chung  của tổ chức.
  7.  Ơû vị trí khách thể quản lý :  Quản  lý  là  quản  lý  con  người  trong  tổ  chức,  là  điều  hoà  hoạt  động  của  các  cá  nhân  khi  thực  hiện những công việc theo mục tiêu chung của  tổ chức để tạo ra hiệu quả hoạt động cao hơn  hẳn  so  với  sự  làm  việc  của  các  cá  nhân  riêng  lẽ.   Theo  đó,  nhà  quản  lý  chính  là  người  đánh  thức  những năng lực tiềm  ẩn trong mỗi con người,  huy  động  tinh  thần  đồng  tâm  hiệp  lực  trong  công việc và khai thác tối  đa khả năng  của họ  vào hoạt động vì mục tiêu chung.
  8. Muốn  làm  được  điều  đó,  các  nhà  quản  lý  phải  luôn  tự  hoàn  thiện  mình  để  làm  gương  cho  cấp  dưới về cả  đạo  đức, tác phong và trình  độ, năng  lực  hoàn  thành  nhiệm  vụ,  xứng  đáng  vối  nhiệm  vụ quản lý của mình. Tóm lại, khi xét đến yếu tố con người trong  quản lý là bao hàm cả chủ thể và khách thể  quản lý.  Muốn  nghiên  cứu  một  cách  khách  quan,  phải  đặt yếu tố con người vào trong những  điều  kiện  cụ  thể  của  tổ  chức  và  môi  trường  trong  đó  tổ  chức  tồn  tại  và  phát 
  9. 2. Yếu tố chính trị Bất cứ một tỏ chức nào cũng đều tồn tại và phát  triển trong một môi trường cụ thể, trong  đó môi  trường chính trị có vị trí hết sức quan trọng. Trong một xã hội, yếu tố chính trị chi phối mục  tiêu và định hướng hành  động của mỗi các nhân,  tổ  chức,  cho  dù  tổ  chức  đó  hoạt  động  trên  lĩnh  vực  nào  của  nền  kinh  tế  xã  hội  (kinh  doanh,  nghệ thuật, từ thiện, hay quản lý nhà nước...) 
  10. Chế  độ chính trị quy  định mục tiêu của cả  quốc gia, trong  đó có các tổ chức và cá nhân  tồn tại và bị chi phối bởi  đường lối, chính  sách, pháp luật của nhà nước. Nói tóm lại, yếu tố chính trị là yếu tố lãnh  đạo,  định hướng cho toàn bộ xã hội. Do  đó,  nhà nước cần tạo lập môi trường thích hợp  về chính trị , hành chính cho các cá nhân và  tổ chức phát triển trong từng thời kỳ. 
  11. 3. Yếu tố tổ chức Quản  lý  xuất  hiện  từ  nhu  cầu  hợp  tác  và  phân  công  lao  động  chung  trong  tổ  chức,  vì  vậy,  tổ  chức được coi là nền tảng của các hoạt  động quản lý. Để  có  quản  lý,  trước  tiên  chủ  thể  quản  lý  phải  thiết lập nên hệ thống tổ chức với  đội ngũ nhân  sự  tương  ứng.  Trên  góc  độ  nầy,  tổ  chức  là  sự  tập hợp các yếu tố nhân sự và vật chất cần thiết  theo một cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ xác  định  trong từng thời kỳ nhằm thực hiện mục tiêu của  tổ chức.
  12. Nội dung cụ thể của hoạt  động nầy là huy  động  các  nguồn  lực  thiết  lập  các  bộ  phận  theo trật tự, quy  định chức năng nhiệm vụ,  quyền  hạn  của  từng  bộ  phận  và  cá  nhân  trong  tổ  chức,  quy  định  mối  quan  hệ  dọc  ngang  giữa  các  bộ  phận  nhằm  phối  hợp  chúng  để  hoàn  thành  nhiệm  vụ  của  tổ  chức. Vì  vậy,  có  thể  nói  quản  lý  mà  không  có  tổ  chức thì không còn ý nghĩa
  13. 4. Yếu tố quyền lực  Trong quản lý, quyền lực  được xem là  điều  kiện  quan  trọng  để  chủ  thể  quản  lý  tác  động  lên  đối  tượng  quản  lý  nhằm  đạt  mục  tiêu  định trước . Đồng thời quyền lực quản  lý  cũng  là  đặc  điểm  để  phân  biệt  giữa  chủ  thể  quản  lý  và  đối  tượng quản lý.
  14. Khi  nói  đến  quyền  lực  quản  lý  là  nói  đến  quyền  chỉ  huy,  điều  hành,  là  khả  năng  chi  phối  của  chủ  thể  quản  lý  đối  với  đối tượng quản lý.
  15. Quyền lực bao gồm thẩm quyền và uy quyền Uy quyền : là sự ảnh hưởng, tác động của chủ  thể  quản  lý  đến  đối  tượng  quản  lý  mang  tính  phi  chính  thức  và  được  thực  hiện  một  cách có ý thức hoặc vô ý thức.  Cũng như thẩm quyền, uy quyền tồn tại  trong  tổ  chức  nhưng  khác  ở  chỗ  uy  quyền  không  bắt  nguồn  từ  cơ  cấu  chính thức mà bắt nguồn từ uy tín, khả  năng  chuyên  môn,  khả  năng  thuyết  phục của cá nhân.
  16. Trong  phương  diện  quyền  lực  của  người  quản  lý,  ngoài  việc  được  trao  thẩm  quyền  bởi cơ cấu chính thức, tự bản thân họ  phải  tự  giác  xây  dựng  và  củng  cố  uy  quyền  của  mình  thông  qua  việc  hoàn  thiện  bản  thân  về  cả  năng  lực  chuyên  môn,  tư  cách  đạo  đức  và    phẩm  chất  chính  trị,  có  như  vậy  mới  đảm  nhận  được  sứ  mệnh  lãnh  đạo,  điều  hành  mà  tổ  chức giao cho.  
  17. 5. Yếu tố thông tin Quản  lý  diễn  ra  được  là  nhờ  các  tín  hiệu  lưu  chuyển  ở  bên  trong  và  bên  ngoài  tổ  chức,  dó  là  thông tin. Để  quản  lý  có  hiệu  quả,  các  nhà  quả  lý  cần  nắm  vững  tình  hình  bên  trong  và  bên  ngoài  tổ  chức  một  cách  chính  xác,  kịp  thời  với những dữ liệu cụ thể  Trên cơ sở thực tế của tổ chức, muốn ra một  quyết  định  điều hành cần phải có thông tin, vì  thế  thông  tin  trở  thành  khâu  đầu  tiên,  là  nền  tảng của quản lý. 
  18. Chủ  thể  quản  lý  muốn  tác  động  lên  đối  tượng quản lý thì phải  đưa ra một thông  tin  điều  khiển  dưới  các  hình  thức  khác  nhau  như  quyết  định  quản  lý  (mệnh  lệnh, chỉ thị, nghị quyềt...).  Sau khi đã đưa ra các quyết  định quản lý  cùng các đảm bảo vật chất cho đối tựơng  thực hiện, thì chủ thể phải thường xuyên  theo  dõi  kết  quả  thực  hiện  của  các  đối  tượng  thông  qua  thông  tin  phản  hồi  của  hệ thống . 
  19. Khách thể quản lý muốn  định hướng hoạt  động  của  mình  thì  phải  tiếp  nhận  các  thông  tin  điều  khiển  của  chủ  thể  cùng  các  đảm  bảo  vật  chất  khác  để  tự  tính  toán,  điều  chỉnh  lấy  hoạt  động  của mình nhằm thực thi mệnh lệnh của chủ thể  quản lý.  Chính vì vậy, quá trình quản  lý  là  một  quá  trình  thu  thập  và xử lý thông tin.
  20. Ngày  nay,  vai  trò  của  thông  tin  trong  quản  lý  ngày  càng  trở  nên  quan  trọng  và  làm  cho  khoa  học quản lý  được phát triển thêm một lĩnh vực  quản  lý  là  quản  lý  thông  tin.  Theo  quan  niệm  đó,  thông  tin  còn  là  một  dạng  tiềm  năng  khác của quản lý bên cạnh các dạng tiềm năng  về  lao  động,  thiết  bị,  công  nghệ,  máy  móc,  nguyên  liệu,  tiền  vốn...  Để  tạo  ra  của  cải  vật  chất cho xã hội. Như vậy, thông tin là  điều kiện không thể thiếu  được trong quản lý, là căn cứ  để chủ thể quản  lý  ra  quyết  định  quản  lý  và  tổ  chức  thực  hiện  các quyết định có hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2