ĐẠI HỌC THĂNG LONG<br />
<br />
QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU<br />
Thiết kế thương hiệu<br />
Thiết kế thương hiệu chính là việc thiết lập hệ thống<br />
nhận diện thương hiệu. Hệ thống nhận diện thương<br />
hiệu gồm những yếu tố nhận biết cấu thành thương<br />
hiệu được thể hiện một cách đồng bộ, nhất quán tạo<br />
nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu đó với<br />
những thương hiệu khác.<br />
Đặng Đình Trạm, MBA<br />
Tháng 7/2012<br />
<br />
Quản trị thương hiệu<br />
<br />
Thiết kế thương hiệu<br />
<br />
THIẾT KẾ THƯƠNG HIỆU<br />
<br />
5.1. Khái niệm thiết kế thương hiệu................................................................................................... 3<br />
5.2. Các tiêu chí lựa chọn yếu tố thương hiệu .................................................................................. 4<br />
5.3. Các phương pháp lựa chọn yếu tố thương hiệu ....................................................................... 4<br />
5.3.1. Tên thương hiệu ..................................................................................................................... 4<br />
5.3.2. Lô gô và biểu tượng đặc trưng ............................................................................................. 7<br />
5.3.3. Tính cách .................................................................................................................................. 8<br />
5.3.4. Câu khẩu hiệu ......................................................................................................................... 9<br />
5.3.5. Nhạc hiệu................................................................................................................................. 9<br />
5.3.6. Bao bì sản phẩm ...................................................................................................................... 9<br />
<br />
Page<br />
<br />
2<br />
<br />
5.4. Kết hợp các yếu tố thương hiệu .................................................................................................. 9<br />
<br />
Ths Đặng Đình Trạm<br />
<br />
https://sites.google.com/site/dangdinhtram<br />
<br />
Quản trị thương hiệu<br />
<br />
Thiết kế thương hiệu<br />
<br />
5.1. Khái niệm thiết kế thương hiệu<br />
Thiết kế thương hiệu chính là việc thiết lập hệ thống nhận diện thương hiệu. Hệ thống nhận<br />
diện thương hiệu gồm những yếu tố nhận biết cấu thành thương hiệu được thể hiện một<br />
cách đồng bộ, nhất quán tạo nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu đó với những<br />
thương hiệu khác.<br />
Một hệ thống nhận diện thương hiệu thường bao gồm:<br />
(1) Những yếu tố nhận biết cơ bản<br />
<br />
<br />
Biểu tượng (Logo)<br />
<br />
<br />
<br />
Màu sắc trong các tài liệu truyền thông<br />
<br />
<br />
<br />
Kiểu chữ trong các tài liệu giao dịch và truyền thông<br />
<br />
(2) Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên các tài liệu văn phòng<br />
<br />
<br />
Danh thiếp<br />
<br />
<br />
<br />
Giấy viết thư<br />
<br />
<br />
<br />
Bì thư (A5 và A4) và nhãn thư tín<br />
<br />
<br />
<br />
Bì thư A5<br />
<br />
<br />
<br />
Bì thư A4<br />
<br />
<br />
<br />
Nhãn thư tín<br />
<br />
<br />
<br />
Fascimile<br />
<br />
<br />
<br />
Hóa đơn<br />
<br />
<br />
<br />
Bản tin nội bộ<br />
<br />
<br />
<br />
Thẻ nhân viên<br />
<br />
<br />
<br />
Tài liệu thuyết trình<br />
<br />
<br />
<br />
Đồng phục<br />
<br />
(3) Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên sản phẩm và bao gói<br />
<br />
<br />
Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên sản phẩm: trên tem nhãn dán lên sản phẩm,<br />
hoặc in trực tiếp lên sản phẩm<br />
<br />
<br />
<br />
Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên bao gói sản phẩm<br />
<br />
Các dạng biển hiệu<br />
<br />
Ths Đặng Đình Trạm<br />
<br />
Page<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
(4) Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trên các biển hiệu<br />
<br />
https://sites.google.com/site/dangdinhtram<br />
<br />
Quản trị thương hiệu<br />
<br />
<br />
Biển hiệu doanh nghiệp<br />
<br />
<br />
<br />
Biển hiệu phòng ban<br />
<br />
<br />
<br />
Biển hiệu tại quầy lễ tân và phòng họp<br />
<br />
<br />
<br />
Biển quảng cáo<br />
<br />
<br />
<br />
Thiết kế thương hiệu<br />
<br />
Biển hiệu đại lý<br />
<br />
(5) Dấu hiệu nhận biết thương hiệu trong truyền thông marketing<br />
<br />
<br />
Ấn phẩm quảng cáo<br />
<br />
<br />
<br />
Thiết kế gian hàng hội chợ triển lãm<br />
<br />
<br />
<br />
Quảng cáo trên truyền hình (tư vấn)<br />
<br />
<br />
<br />
Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển<br />
<br />
<br />
<br />
Hàng khuyến mại<br />
<br />
<br />
<br />
Website và vỏ đĩa CD (Thiết kế giao diện)<br />
<br />
5.2. Các tiêu chí lựa chọn yếu tố thương hiệu<br />
Để có được một yếu tố thương hiệu lý tưởng cần có những tiêu chí là:<br />
<br />
<br />
Phải dễ nhớ<br />
<br />
<br />
<br />
Có khả năng truyền đạt cao đến với khách hàng<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể chuyển đổi sang các nền văn hóa và vùng địa lý va 1có thể chuyển giao cho<br />
các lọai sản phẩm khác<br />
<br />
<br />
<br />
Ý nghĩa của thương hiệu phải phù hợp và tồn tại lâu đời<br />
<br />
<br />
<br />
Phải được bảo vệ chắc chắn về mặt pháp lý và cạnh tranh<br />
<br />
Nhưng thực chất các tiêu chí trên lại mâu thuẫn và xung đột lẫn nhau trong nhiều trường<br />
hợp. Vì thế, chúng ta cần phải xem xét và lựa chọn kỹ lưỡng các yếu tố thương hiệu khác<br />
nhau và kết hợp chúng lại sao cho đạt kết quả cao nhằm tạo dựng một thương hiệu có giá trị.<br />
5.3. Các phương pháp lựa chọn yếu tố thương hiệu<br />
5.3.1. Tên thương hiệu<br />
5.3.1.1. Vai trò của tên hiệu<br />
Cái tên là mũi dùi đầu tiên trong trận chiến giành giật sự lựa chọn của khách hàng và các<br />
<br />
chính hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh tế. Tên nhãn hiệu là ấn<br />
<br />
Ths Đặng Đình Trạm<br />
<br />
https://sites.google.com/site/dangdinhtram<br />
<br />
Page<br />
<br />
Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, tên nhãn hiệu là thành tố cơ bản vì nó thường là yếu tố<br />
<br />
4<br />
<br />
doanh nghiệp phải được trang bị kỹ để giành được ưu thế ngay từ đòn phủ đầu.<br />
<br />
Quản trị thương hiệu<br />
<br />
Thiết kế thương hiệu<br />
<br />
tượng đầu tiên về một loại sản phẩm, dịch vụ trong nhận thức nhãn hiệu của người tiêu<br />
dùng. Vì thế, tên nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người<br />
tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm,<br />
dịch vụ trong những tình huống mua hàng.<br />
Dưới góc độ pháp luật bảo hộ, tên nhãn hiệu được tạo thành từ sự kết hợp của từ ngữ hoặc<br />
các chữ cái có khả năng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm,<br />
dịch vụ của doanh nghiệp khác đã được bảo hộ và không thuộc các dấu hiệu loại trừ. Ðáp<br />
ứng các yêu cầu này, tên nhãn hiệu sẽ được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hàng hoá.<br />
Interbrand cho rằng doanh nghiệp không nhất thiết lúc nào cũng quẩn quanh với”tên nhãn<br />
hiệu”. Nhận định này đã được Interbrand kiểm nghiệm bằng cuộc khảo sát thực tế kinh<br />
nghiệm của những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu và kết quả là có 04 tình huống mà doanh<br />
nghiệp nên quan tâm và thực sự cần chú trọng vào việc đặt tên nhãn hiệu: (i) sản xuất sản<br />
phẩm mới; (ii) mở rộng dòng sản phẩm; (iii) cung cấp loại hình dịch vụ mới; (iv) thành lập<br />
doanh nghiệp/liên doanh. Ngoài ra, trong những thời điểm nhất định, doanh nghiệp cũng<br />
nên cập nhật một/một số thành tố vào tên nhãn hiệu đã có để tạo cho khách hàng những cảm<br />
nhận mới về sản phẩm, dịch vụ –”trẻ hoá nhãn hiệu”.<br />
5.3.1.2. Đặt tên hiệu như thế nào?<br />
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, khối kiến thức và kỹ năng về đặt tên nhãn<br />
hiệu ngày càng phát triển và trở nên khỗng lồ với bất kỳ cá nhân nào. Do đó, các chuyên gia<br />
đã thừa nhận hiệu quả của làm việc nhóm. Mỗi cái tên đều được ra đời bằng những cách<br />
sáng tạo riêng, không theo một khuôn mẫu có sẵn nào ngay cả khi chúng do cùng một nhóm<br />
tác giả sáng tạo ra. Tuy nhiên, có một số qui tắc chung mà chuyên gia đều áp dụng trong mỗi<br />
dự án đặt tên như:<br />
5.3.1.3. Tiêu chí thường dùng để lựa chọn thành tố nhãn hiệu<br />
Dễ nhớ<br />
Đơn giản, ngắn ngọn, dễ đọc dễ viết chỉ cần từ 1 đến 2 – 3 âm tiết, như: Vim, Nike, Dove,<br />
Debon, Sony, JVC, Suzuki, Vinamilk, SYM,.. nếu tên dài thì sẽ bị rút ngọn như: thuốc lá 555 > thuốc 3 số, Heineken -> bia Ken, Suzuki -> Su, Panasonic -> Pana,….<br />
Có ý nghĩa có khả năng truyền đạt những thông tin đến với khách hàng<br />
<br />
5<br />
<br />
Gần gũi phù hợp với chủng lọai sản phẩm và công dụng chính của sản phẩm như: Vinamilk,<br />
<br />
Ths Đặng Đình Trạm<br />
<br />
Page<br />
<br />
Nescafe, Lipice,….<br />
<br />
https://sites.google.com/site/dangdinhtram<br />
<br />