intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức lớp 8 trường PTDTBTTH & THCS Long Túc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Môn âm nhạc ở THCS gồm 3 phân môn đối với khối 7, 8, 9 là: Học hát, tập đọc nhạc-nhạc lí và âm nhạc thường thức. Khối 6 là hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, Lý thuyết âm nhạc và thường thức âm nhạc. Vậy phải dạy như thế nào để phát huy được tính sáng tạo của học sinh? Chính vì những lí do trên đề tài “Biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức lớp 8 trường PTDTBTTH & THCS Long Túc ” được tác giả thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của bộ môn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo sáng kiến: Biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Âm nhạc thường thức lớp 8 trường PTDTBTTH & THCS Long Túc

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÂN MÔN ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC LỚP 8 TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS LONG TÚC 1. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1.1. Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện: Trường PTDTBTTH&THCS Long Túc thuộc địa bàn thôn 4 xã Trà Nam huyện Nam Trà My, trường có 100% học sinh (HS) là con em đồng bào dân tộc thiểu số, phần lớn gia đình các em thuộc hộ nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, khi đến trường đa phần học sinh bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, các môn năng khiếu như Âm nhạc, mĩ thuật học sinh ít được quan tâm. Nên việc giúp các em hiểu rõ về môn âm nhạc, hình thành nhân cách toàn diện con người mới Đức-Trí-Thể-Mĩ và thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh. Có ba mức độ từ thấp lên cao biểu hiện của học tập tích cực là: bắt chước - tìm tòi - sáng tạo. Sẽ thiệt thòi cho các em về nghệ thuật âm nhạc, nếu giáo viên không tạo điều kiện để học sinh học tập, rèn luyện và thể hiện sự sáng tạo của mình. Môn âm nhạc ở THCS gồm 3 phân môn đối với khối 7,8,9 là: Học hát, tập đọc nhạc-nhạc lí và âm nhạc thường thức. Khối 6 là hát, nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, Lý thuyết âm nhạc và thường thức âm nhạc. Vậy phải dạy như thế nào để phát huy được tính sáng tạo của học sinh? Chính vì những lí do trên nên tôi chọn biện pháp “Biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn âm nhạc thường thức lớp 8 trường PTDTBTTH&THCS Long Túc ” nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy của bộ môn. Sau đây là giải pháp và cách thức thực hiện: 1. Biện pháp 1: Giúp học sinh học tốt bộ môn thông qua phương pháp vấn đáp: Đây là một phương pháp quan trọng nhằm tạo hứng thú, lòng yêu thích đối với bộ môn. Muốn làm được điều đó tôi thực hiện như sau: - Để giới thiệu về một nhạc sĩ tôi có thể dùng phương pháp vấn đáp thông qua trò chơi “ giải đáp thắc mắc”; “giải ô chữ” (giáo viên đã chuẩn bị hệ thống câu hỏi). - Sau đó chia nhóm cho học sinh hoạt động. Để kích thích học sinh tích cực tham gia hoạt động học tập giáo viên có thề đề ra các thể lệ cuộc chơi (như mỗi nhóm sẽ lần lượt lựa chọn câu hỏi để trả lời nếu trả lời đúng thì được 10 điểm còn nếu trả lời sai thì nhóm khác có quyền trả lời và giành được điểm nếu trả lời đúng) và các hình thức khen thưởng cho trò chơi. GV cho học sinh các nhóm lần lượt lựa chọn những câu hỏi đã chuẩn bị trước trên bảng phụ sau đó đưa ra đáp
  2. án của nhóm dựa kiến thức đã xem trước ở nhà. Các nhóm còn lại nghe, nhận xét và sửa sai (nếu nhóm bạn trả lời sai). - Sau hiệu lệnh, các nhóm giơ tay giành quyền ưu tiên trả lời. - Lưu ý nhóm nào giơ tay trước hiệu lệnh, mất quyền ưu tiên trả lời (luyện tập tính tự chủ, kiên nhẫn, năng động, nhạy bén). Có nhiều cách để tìm hiểu về nhạc sĩ: + Cách 1: Giới thiệu nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu: ÂM NHẠC 8 – TIẾT 14. Giáo viên ghi sẵn các câu hỏi ở bảng phụ (lần lượt từng câu) 1. Hãy cho biết nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sinh và mất năm nào? 2. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu quê ở đâu? 3. Kể tên một số sáng tác âm nhạc của ông? 4. Kể tên một số tác phẩm thiếu nhi của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu? 5. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng cao quý gì về nghệ thuật? Nhóm nào có số lượng câu trả lời đúng nhiều nhất là nhóm thắng, Giáo viên cho điểm cộng nhóm để tạo hứng thú trong thi đua. + Cách 2, Giáo viên đọc toàn bộ các câu muốn hỏi 2,3 lần (tùy số lượng câu hỏi ít hay nhiều). GV chỉ cần một lần hiệu lệnh. Ở cách này không phải một vài cá nhân trong nhóm trả lời, mà khi đã giành được quyền ưu tiên, lần lượt các thành viên trong nhóm luân phiên trả lời các câu hỏi. Nếu trong nhóm có bạn trả lời sai, bạn khác có thể bổ sung liền, nếu không kịp thời bổ sung thì quyền ưu tiên thuộc về nhóm khác (luyện tập cách tổ chức nhóm, học sinh biết phân công cụ thể công việc cho mỗi thành viên trong nhóm mình. Luyện tập cách sống tập thể, mỗi học sinh đều phải học tập, làm việc như nhau …) 2. Biện pháp 2: Giúp học sinh học tốt bộ môn thông qua phương pháp cảm nhận thính giác: - Theo tôi một trong những thao tác quan trọng khi dạy phân môn Âm nhạc thường thức là phải cho học sinh được nghe. Nhưng ở đây nghe bằng cách nào? Nghe sao cho đạt hiệu quả? - Để tạo sự tập trung lắng nghe của học sinh, chúng ta nên tổ chức thi đua dưới dạng “ nốt nhạc vui” (mục đích cho học sinh biết thêm các tác phẩm khác của nhạc sĩ). Cũng có nhiều cách để các em cảm nhận một tác phẩm ví dụ như Giáo viên cho học sinh nghe một đoạn (phần có lời) của bất kì tác phẩm trong bài học, học sinh có nhiệm vụ nghe, đoán tên tác phẩm. Hoặc giới thiệu tác phẩm cũng có thể đưa trò chơi có tính vận động: “Ai nhanh nhất” ở nhà các em phải chia nhau tìm tác phẩm của nhạc sĩ đó ở thư viện, trên mạng internet v.v.. 3. Biện pháp 3: Giúp học sinh học tốt bộ môn thông qua phương pháp thuyết trình: - Giáo viên cho học sinh chuẩn bị thuyết trình theo nhóm, các em sẽ tìm hiểu về các nhạc cụ, các nhạc sĩ, về thân thế, về tác phẩm của nhạc sĩ đó từ sách giáo khoa, từ những tư liệu khác ở thư viện, trên mạng. - Giáo viên không đưa ra câu hỏi, chỉ đưa ra những yêu cầu khi thuyết trình thời gian: từ 3 đến 5 phút. Nội dung xoáy vào trọng tâm bài. 2
  3. Ví dụ: Giới thiệu về giới thiệu về nhạc sĩ, nên xoáy vào thân thế, sự nghiệp, tác phẩm, hoặc hay hơn nữa là nói về phong cách sáng tác, thể lọai sáng tác … Học sinh tự giải trình những kiến thức, thông tin mà cả nhóm sưu tầm dưới dạng thuyết trình. Nhóm nào thuyết trình hay, tư liệu tìm tòi được nhiều, (học sinh phải cho biết tư liệu đó tìm ở đâu, sách nào?...) và nếu tốt hơn nữa các em có thể minh họa (hát) 1 vài tác phẩm của nhạc sĩ (chỉ yêu cầu trích đoạn). 4. Biện pháp 4: Giúp học sinh học tốt bộ môn thông qua phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng: * Yêu cầu của phương pháp này đòi hỏi: - Giáo viên phải có khả năng sử dụng máy tính và một số chương trình cần thiết trên máy. Nhà trường phải có đầy đủ trang thiết bị, phòng chức năng và tốt hơn nữa là có phòng bộ môn. Đây là dạng Bài giảng điện tử, phương pháp này có nhiều thuận lợi: + Học sinh có thể mắt thấy, tai nghe khi giáo viên giới thiệu bài. + Hiệu ứng trên máy giúp học sinh hứng thú, tập trung hơn. + Học sinh có thể xem phim thay bằng những hình ảnh tĩnh. + Có thể chơi các trò chơi ở những phương pháp trên mà giáo viên không cần phải làm bảng phụ câu hỏi và đáp án. - Trong tiết học 13 (ÂNTT 8, Một số loại nhạc cụ dân tộc), trước khi đi vào bài học khi đi vào bài học giáo viên cho GV cho xem trích đoạn phim và hiệu ứng câu hỏi cùng phần trắc nghiệm, học sinh theo hiệu lệnh trả lời. Giáo viên cho hiệu ứng đáp xuất hiện hình nhạc cụ cùng âm sắc của nhạc cụ đó học sinh xem tranh và giáo viên hỏi. ? Đây là những loại nhạc cụ nào? Thường được sử dụng tại vùng nào trên đất nước ta? ? Em có biết những nghệ sĩ sử dụng các loại nhạc cụ này trong tư thế như thế nào? * Trên cơ sở các biện pháp và thông qua cách tổ chức của giáo viên, tạo sự phấn khích thi đua, tạo khả năng tổ chức (tổ chức nhóm) tạo tinh thần đoàn kết, biết chung sức, chia sẻ, biết tự học, tự tìm tòi khám phá thêm kiến thức cho mình, cho bạn.
  4. - Học đã biết tự học, tự tìm tòi, khám phá thêm kiến thức cho mình, cho bạn , các em đã rất phấn khích, cảm thấy hãnh diện khi đem lại cho lớp những thông tin mới lạ. Học sinh thật sự thích thú phân môn này. - Hình thành kỹ năng tư duy, ứng xử nhạy bén qua việc thảo luận nhóm, các trò chơi vui học âm nhạc (đố vui, ô chữ, nốt nhạc vui …) - Hình thành cho học sinh tính năng động, có óc tổ chức, tính tập trung, sáng tạo, khả năng tự học tập và vận dụng tốt những kiến thức khoa học khác v..v.. 1.2. Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết( nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở) 1.3. Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm hiện tại( nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở) 1.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến : Các trường có cấp THCS trên toàn tỉnh. 1.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Với kết quả thu được như vậy, tôi hy vọng các giải pháp được đề cập trong sáng kiến của tôi có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các các trường có cấp THCS trên địa bàn toàn tỉnh. 1.6. Hiệu quả sáng kiến mang lại: Qua việc áp dụng đề tài trên vào trong giảng dạy bản thân đã theo dõi và kết quả năm học 2021 - 2022 của bộ môn Âm nhạc 8 trường PTDTBT TH&THCS Long Túc tương đối khả quan, cụ thể: Kết quả xếp loại cuối năm học 2021-2022 STT LỚP SLHS Đạt Tỉ lệ Chưa đạt Tỉ lệ 1 8 32 31 96,9 % 1 3,1 % Như vậy, so với khảo sát đầu năm thì tỷ lệ học sinh tiếp thu và hiểu bài ngay tại lớp tăng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu tăng lên, giảm số lượng học sinh chưa đạt. Trong giờ học khoảng cách giữa thầy và trò được thu hẹp, gần gũi hơn, học sinh mạnh dạn trình bày và biểu diễn các bài hát theo ý tưởng của mình. Điều đáng kể hơn là các em tự tin trình bày các bài hát và đạt hiệu quả hơn, yêu thích bộ môn âm nhạc. 2. Những thông tin cần được bảo mật - nếu có: Không 3. Danh sách những thành viên đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu - nếu có: TT Họ và tên Nơi công tác Nơi áp dụng sáng kiến Ghi chú 4
  5. 4. Hồ sơ kèm theo (Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm... - nếu có): Không có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2