CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
<br />
Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm về việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh <br />
trong giờ tập đọc lớp 3”<br />
<br />
I. Tác giả sáng kiến<br />
Họ và tên: Vũ Minh Chung<br />
Chức vụ: Giáo viên – Trường Tiểu học Ngọc Xuân, thành phố Cao <br />
Bằng<br />
II. Lĩnh vực áp dụng<br />
Dạy phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 3 trong trường tiểu học.<br />
III. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến<br />
Qua thực tế giảng dạy trong thời gian năm học 2015 2016, tôi được <br />
phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 3B, tôi nhận thấy: <br />
Kĩ năng đọc của các em chưa tốt, một số ít em còn đọc ngắc ngứ chưa <br />
lưu loát, đọc lặp lại từ, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ. Phát âm sai, lẫn giữa <br />
phụ âm đầu, thanh hỏi/ thanh ngã, thanh ngã/ thanh nặng, và phát âm chưa <br />
chính xác phụ âm đầu x/s, ch/tr, l/n...<br />
Kĩ năng đọc diễn cảm còn chưa tốt, cách thể hiện lời nhân vật, cảm <br />
xúc nhân vật chưa thể hiện rõ và chưa phân biệt được lời của nhân vật trong <br />
câu chuyện. <br />
Qua tìm hiểu tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn tới thực trạng đó là: Đa số <br />
các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của phân môn tập đọc và chưa có <br />
động lực rèn đọc, xong với đặc điểm tâm lí lứa tuổi các em còn ham chơi chưa <br />
chú ý đến việc học tập. Do vậy mà học sinh không có thói quen, không có ý <br />
thức trong việc rèn đọc, thậm chí không cần quan tâm đến việc đọc đúng và <br />
diễn cảm nên dẫn tới việc hiểu nội dung văn bản chưa chính xác.<br />
Do vậy mà khó đảm bảo yêu cầu cần đạt đối với phân môn tập đọc ở <br />
lớp 3. Cụ thể kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2015 2016 đối với <br />
phân môn Tập đọc như sau:<br />
HS đọc to, Đọc ngắc <br />
HS đọc lưu HS đọc <br />
lưu loát ngứ, phát âm <br />
Năm học TS loát, diễn được bài, <br />
chưa diễn sai, lẫn dấu <br />
cảm. còn hơi vấp.<br />
cảm. thanh.<br />
2015 2016 27 5 = 18,5 % 10 = 37 % 7 = 26 % 5 = 18,5 %<br />
<br />
Với tầm quan trọng của việc đọc văn bản và với thực trạng trên tôi <br />
mạnh dạn đưa ra: “Một số kinh nghiệm về việc rèn đọc cho học sinh trong giờ <br />
tập đọc lớp 3”. Để nhằm nâng cao chất lượng đọc cho học sinh trong năm <br />
học.<br />
IV. Bản chất của sáng kiến<br />
1. Tính mới<br />
Sáng kiến được áp dụng lần đầu trong năm học 2015 – 2016 tại Trường <br />
Tiểu học Ngọc Xuân. Không trùng với các sáng kiến đã được công nhận trước <br />
đó.<br />
1.2. Tính sáng tạo, tính khoa học<br />
Với các giải pháp này tôi nhận thấy các em học sinh chủ động, sáng tạo <br />
hơn và đặc biệt là phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi. Được thể hiện trong <br />
các giải pháp cụ thể sau:<br />
Giải pháp 1: Rèn kĩ năng đọc đúng<br />
Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, <br />
không mắc lỗi.<br />
Muốn sửa lỗi, giáo viên phải nắm được khả năng của học sinh và có kế <br />
hoạch luyện đọc cho từng em. Rèn luyện cho học sinh thể hiện chính xác các <br />
âm vị Tiếng việt.<br />
VD cách ngắt hơi trong câu sau: Cháu vẫn nhớ năm ngoái được về quê, / <br />
thả diều cùng anh Tuấn trên đê / và đêm đêm / ngồi nghe bà kể chuyện cổ tích <br />
dưới ánh trăng.// <br />
Hay với những bài thơ lục bát thì nhịp thơ phổ biến là 2/4 và 4/4. Với <br />
thể thơ chữ, nhịp 3/2 và 2/3. <br />
Cách khắc phục (thực hiện cả với đối tượng học sinh đọc ngắc ngứ, <br />
phát âm sai, lẫn các dấu thanh): Đối với một bài thơ, đoạn văn, câu văn học <br />
sinh đọc cá nhân thành tiếng chưa ngắt nghỉ hơi đúng, tôi yêu cầu một HS khác <br />
đứng tại chỗ nêu cách ngắt nghỉ hơi đúng và đánh dấu lại chỗ ngắt nghỉ hơi và <br />
cho HS đọc, GV đọc mẫu lại câu, rồi cho học sinh đọc cá nhân. Để các em đọc <br />
đúng, Giáo viên lựa chọn từ ngữ mà học sinh trong lớp hay mắc để các em <br />
luyện đọc. Tuy nhiên trong quá trình dạy học tôi luôn thay đổi hình thức tổ <br />
chức dạy học. Tùy theo từng nội dung bài học.<br />
Chọn cách chia nhóm phù hợp với nội dung từng bài. Khi nội dung yêu <br />
cầu không khác nhau, ít có chênh lệch về độ khó nên chia nhóm ngẫu nhiên. <br />
Khi nội dung cần có sự phân hóa về độ khó, dễ tôi chia nhóm cùng trình độ. <br />
Khi nội dung kiến thức cần có sự hỗ trợ lẫn nhau như các bài ôn tập thì nên <br />
chia nhóm đủ trình độ. Cách chia nhóm như vậy sẽ giúp các em được làm việc <br />
với nhiều đối tượng trình độ khác nhau.<br />
Thành lập nhóm tự quản học sinh, và nêu rõ vai trò nhiệm vụ của các <br />
nhóm. Chia nhóm và bầu nhóm trưởng để điều hành các bạn trong nhóm, đồng <br />
thời phải tập huấn nhóm tự quản của lớp để các em có thể hỗ trợ giáo viên <br />
giúp các bạn trong nhóm hoàn thành tốt các bài tập đề ra.<br />
Giải pháp 2: Rèn kĩ năng đọc lưu loát<br />
Đọc lưu loát là đọc đúng tốc độ. Hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ <br />
đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc thầm theo. Ngoài ra, cho học sinh đọc <br />
tiếp nối trên lớp, đọc thầm, đọc nhóm đôi có sự kiểm tra của giáo viên, của <br />
bạn để điều chỉnh tốc độ đọc đúng.<br />
Muốn học sinh đọc nhanh đúng tốc độ còn cần có sự chuẩn bị bài tốt ở <br />
nhà của học sinh. Ngoài ra thường xuyên rèn cho học sinh kĩ năng: nhìn nhẩm <br />
một nhóm chữ gồm hai đến ba tiếng liền kề nhau và định hình trong đầu tiếng <br />
mà em sẽ phải phát âm tiếp theo. Khi học sinh tự mình rèn được kĩ năng này <br />
các em sẽ đọc nhanh và lưu loát hơn và không còn đọc ngắc ngứ.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài (Bận – sách Tiếng việt 3, tập 1).<br />
Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, khẩn trương. Chú ý cách <br />
nhấn giọng, ngắt nhịp giữa các dòng thơ.<br />
Trời thu / bận xanh /<br />
Sông Hồng / bận chảy /<br />
Cái xe / bận chạy /<br />
Lịch bận / tính ngày /<br />
Còn con / bận bú /<br />
Bận ngủ / bận chơi /<br />
Bận / tập khóc cười /<br />
Bận / nhìn ánh sáng //<br />
Qua cách đọc của giáo viên, hình thành cho học sinh bước đầu cách đọc <br />
đúng để cảm nhận cái hay của bài thơ làm nền cho luyện đọc lưu loát.<br />
Tổ chức cho học sinh đọc từng dòng thơ, khổ thơ nhằm hướng dẫn gợi <br />
ý "tạo tình huống" để học sinh nhận xét, giải thích và tự tìm ra cách đọc.<br />
Trong quá trình luyện đọc giáo viên luôn phải chú ý sửa sai về cách phát <br />
âm, cách đọc đúng. Việc này giúp cho học sinh hình thành cách đọc lưu loát.<br />
Giải pháp 3. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm <br />
Là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu, cường độ giọng,... để <br />
biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc. Thể <br />
hiện năng lực đọc ở trình độ cao.<br />
Ví dụ: Khi một học sinh đọc bài: Nắng phương nam – Tiếng việt 3 – tập <br />
1. Yêu cầu học sinh đọc thể hiện được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt <br />
được lời người dẫn chuyện. Khi đọc lời người dẫn chuyện thì đọc với giọng <br />
nhẹ nhàng, thong thả, nhưng sôi nổi ở cụm từ "ríu rít chuyện trò", nhấn giọng <br />
ở từ "sững lại". Giọng nhân vật Phương: "Nè sắp nhỏ kia! đi đâu vậy" cần <br />
đọc cao giọng đối với các câu hỏi của các nhân vật. Cần đọc dồn và nhanh ở <br />
từ "gì vậy? gì vậy?". Giọng đọc thư của Vân cũng cần thể hiện với giọng nhẹ <br />
nhàng. <br />
Khi học sinh đó đọc đúng, rõ ràng, lưu loát, tôi tập trung rèn kĩ năng đọc <br />
diễn cảm. Việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ ngữ điệu, cường độ giọng,.... <br />
Khi dạy Học sinh đọc diễn cảm, tôi hướng dẫn các em luyện tập để từng <br />
bước đạt được những yêu cầu theo mức độ từ thấp đến cao như sau: <br />
+ Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với từng loại câu.<br />
+ Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với nhân vật.<br />
+ Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm <br />
lứa tuổi và tính cách của từng nhân vật.<br />
+ Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả hay thái độ, <br />
cảm xúc của tác giả. <br />
Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát <br />
huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tìm ra cách đọc hợp lí.<br />
Giải pháp 4: Rèn kĩ năng đọc và trình bày trước lớp<br />
Đọc trước lớp là phần kiểm tra kĩ năng đọc của các em trong nhóm, do <br />
vậy mà tôi luôn rèn cho các em kĩ năng đọc to rõ ràng và để khuyến khích học <br />
sinh đọc tốt. Tôi cho học sinh thi đọc giữa các nhóm, từ bạn yếu nhất trong các <br />
nhóm sẽ thi với nhau rồi chọn bạn đọc tốt nhất trong mỗi lượt đọc. Thi đọc cá <br />
nhân để chọn ra bạn đọc tốt nhất trong lớp. Cho học sinh thấy rõ rằng: kết <br />
quả đọc trước lớp chính là kết quả thảo luận của nhóm. Điều đó cũng chính là <br />
động lực giúp các em tích cực thảo luận nhóm hiệu quả hơn. Hay tôi thường <br />
xuyên động viên các em khi các em thảo luận nhóm chính là lúc các em tập <br />
luyện để chuẩn bị cho một hội thi đọc trước lớp.<br />
Ngoài việc học trên lớp, tôi thường phát động học sinh mỗi tuần phải <br />
đọc một bài thơ hay một câu chuyện ở báo thiếu niên, để đến giờ sinh hoạt có <br />
thể đọc thơ hoặc kể chuyện cho cả lớp cùng nghe, tuyên dương những em học <br />
sinh có giọng đọc hay, kể chuyện hấp dẫn.<br />
Trong buổi học thứ hai tôi thường đọc cho các em nghe một bài thơ, bài <br />
văn hay.<br />
Tôi đã phân loại chất lượng đọc của từng em, dành thời gian giúp đỡ, <br />
hướng dẫn các em cách đọc đúng, đọc diễn cảm.<br />
Tôi cũng đã tổ chức cho các em tự học nhóm ở lớp, tôi chọn em có <br />
giọng đọc tốt, em có có giọng đọc khá và em có giọng đọc yếu tạo thành một <br />
nhóm, để các em cùng giúp đỡ nhau tiến bộ.<br />
Giải pháp 5: Kĩ năng đọc và đánh giá của giáo viên<br />
Trong giờ tập đọc, học sinh thường lắng nghe giọng đọc mẫu của cô <br />
(thầy) để đọc theo cho đúng. Chính vì vậy muốn học sinh đạt được những yêu <br />
cầu về đọc, ngoài việc sử dụng các giải pháp trên thì đòi hỏi mỗi giáo viên <br />
cần phải có kỹ năng đọc tốt, giọng đọc chuẩn. Giáo viên đọc mẫu toàn bài <br />
phải gây được cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho học sinh.<br />
Cách đánh giá học sinh cũng là một động lực giúp các em học tập tích <br />
cực và tiến bộ hơn. Tôi thường xuyên hướng dẫn học sinh cách nhận xét bạn <br />
và tự nhận ra lỗi của mình khi mình đọc bài.Tránh chê bai bạn và xúc phạm <br />
bạn, hãy nhận xét bằng những lời động viên tích cực để bạn mạnh dạn hơn <br />
khi hợp tác. Đồng thời giáo viên cũng nhận xét đánh giá về sự tiến bộ của học <br />
sinh, tránh so sánh học sinh này với học sinh khác mà đánh giá dựa trên sự tiến <br />
bộ của học sinh.<br />
2. Hiệu quả<br />
Thời gian thực nghiệm sáng kiến này được tôi áp dụng trong năm học <br />
2015 2016, chất lượng được nâng lên rõ rệt, tôi nhận thấy các em đã nói, viết, <br />
nghe, đọc cảm thụ Tiếng Việt tốt hơn, thông hiểu tốt nội dung bài đọc và có <br />
thể trả lời đúng các câu của bài tập đọc. Các em mạnh dạn, tự tin, nói lưu loát, <br />
rõ ràng, mạch lạc hơn, biết lắng nghe tích cực.Từ đó, ý thức học tập của các <br />
em được nâng cao, các em yêu thích và hứng thú hơn trong các giờ học tập đọc.<br />
Kết quả cuối năm học cụ thể như sau <br />
<br />
HS đọc lưu HS đọc to, lưu HS đọc được Đọc ngắc ngứ, <br />
loát, diễn loát chưa diễn bài, còn hơi phát âm sai, lẫn <br />
Năm TSHS cảm cảm vấp dấu thanh<br />
học Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối Đầu Cuối <br />
năm năm năm năm năm năm năm năm<br />
<br />
<br />
2015 27 5/27 = 17/27 10/27 = 6/27= 7/27 = 3/27 = 5/27= 1/27 = 4 <br />
2016 18,5 % = 63 % 37 % 22 % 26 % 11 % 18,5 % %<br />
<br />
3. Khả năng và các điều kiện cần thiết để áp dụng<br />
Sáng kiến này có khả năng áp dụng ở các lớp 3 trong các trường tiểu <br />
học<br />
Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên, điều quan trọng là giáo <br />
viên phải xem xét cụ thể hoàn cảnh, điều kiện của lớp mình mà xây dựng nội <br />
dung phù hợp cho từng tiết học cụ thể, và được học sinh trong lớp cùng ủng <br />
hộ thực hiện. Khi thực hiện các giải pháp trên giáo viên cần linh hoạt, chú ý <br />
đến đối tượng học sinh và mục tiêu giáo dục, không áp dụng một cách máy <br />
móc, cứng nhắc, đơn điệu để đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất.<br />
4. Thời gian và những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến <br />
lần đầu<br />
Sáng kiến này được thực hiện trong năm học 2015 2016. Sáng kiến <br />
tiếp tục được tôi áp dụng trong những năm học tiếp theo.<br />
Giáo viên và học sinh cùng thực hiện sáng kiến.<br />
V. Kết luận<br />
Trong quá trình thực hiện và áp dụng sáng kiến bản thân tôi thấy kết <br />
quả rất khả quan, trong giảng dạy áp dụng phương pháp linh hoạt, kích thích <br />
được học sinh hứng thú học tập môn Tập đọc. Phát huy tính tích cực chủ động <br />
sáng tạo của học sinh. Nhìn chung việc áp dụng sáng kiến này tôi thấy các em <br />
đã đạt được kết quả tốt. Từ chỗ lớp còn nhiều học sinh đọc chưa đúng, lưu <br />
loát và diễn cảm. Đến nay hầu hết các em đã đọc bài tốt và hiểu nội dung qua <br />
từng bài học. Trên đây là một số kinh nghiNg ọc Xuân, ngày 5 tháng 4 năm 2017<br />
ệm c ủa tôi về việc rèn kĩ năng đọc <br />
cho học sinh trong giờ tập đọc lớp 3. Người viết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Minh Chung<br />