intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chiến lược truyền thông marketing tích hợp của Trường Đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh chuyển đổi số

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo phân tích thực trạng thương hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh chuyển đổi số. Đề xuất chiến lược truyền thông marketing tích hợp trên cơ sở thực trạng thương hiệu của Trường. Trong đó, chú trọng xây dựng và hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu; nâng cao chất lượng đào tạo và cải thiện chính sách; chiến lược truyền thông chuyên nghiệp; ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số; hợp tác trong nước và quốc tế; đo lường hiệu quả kế hoạch chiến lược truyền thông tích hợp,… góp phần nâng cao hình ảnh và danh tiếng thương hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chiến lược truyền thông marketing tích hợp của Trường Đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh chuyển đổi số

  1. CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Nguyễn Đình Kỳ1 Tóm tắt: Bài báo phân tích thực trạng thương hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh chuyển đổi số. Đề xuất chiến lược truyền thông marketing tích hợp trên cơ sở thực trạng thương hiệu của Trường. Trong đó, chú trọng xây dựng và hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu; nâng cao chất lượng đào tạo và cải thiện chính sách; chiến lược truyền thông chuyên nghiệp; ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số; hợp tác trong nước và quốc tế; đo lường hiệu quả kế hoạch chiến lược truyền thông tích hợp,… góp phần nâng cao hình ảnh và danh tiếng thương hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Từ khóa: chiến lược truyền thông marketing, bối cảnh chuyển đổi số INTEGRATED MARKETING COMMUNICATION STRATEGY OF THU DAU MOT UNIVERSITY IN THE CONTEXT OF DIGITAL TRANSFORMATION Abstract: The article analyzes the current state of Thu Dau Mot University's brand in the context of digital transformation. It proposes an integrated marketing communication strategy based on the university's brand status. The focus is on building and perfecting the brand identity system, enhancing the quality of education and improving policies, professional communication strategies, applying technology and digital transformation, domestic and international cooperation, measuring the effectiveness of the integrated communication strategy, etc., contributing to enhancing the image and reputation of Thu Dau Mot University in the current context of digital transformation. Keywords: integrated marketing communication strategy, digital transformation context 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh chuyển đổi số, các tổ chức giáo dục đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông đã thay đổi cách các trường đại học tiếp cận và tương tác với sinh viên, phụ huynh và các bên liên quan. Trường Đại học Thủ Dầu Một (Thu Dau Mot University - TDMU) với triết lý giáo dục là Học tập trải nghiệm - Nghiên cứu khoa học ứng dụng - Phục vụ cộng đồng, đang từng bước thích ứng với những thay đổi này để đáp ứng nhu cầu của người học và thị trường lao động nhằm nâng cao vị thế trong hệ thống giáo dục quốc gia và quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, TDMU cần đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng các mô hình và phương pháp truyền thông marketing hiện đại để khai thác các nguồn lực, thiết kế thông điệp, truyền tải giá trị thương hiệu một cách hiệu quả hơn. Khảo sát vấn đề truyền thông marketing tích hợp (Integrated Marketing Communication - IMC), chúng tôi nhận thấy có khá nhiều công trình của các tác giả như: Filip Cotler, Trương Đình Chiến, Trần Thị Thập, Lưu Quang Thọ,… Tuy nhiên, việc nghiên cứu, ứng dụng IMC 1. Chương trình Truyền thông đa phương tiện, Khoa Công nghiệp Văn hóa - Trường Đại học Thủ Dầu Một (Multimedia Communication Program, Faculty of Cultural Industry - Thu Dau Mot University). Corresponding email: kynd@tdmu.edu.vn. 282
  2. trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay vẫn còn hạn chế. Điều này đặt ra nhu cầu cấp thiết cho việc nghiên cứu và triển khai chiến lược IMC là phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số của TDMU. Với tinh thần đó, bài viết cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về IMC, phần tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats - điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) về thương hiệu TDMU, từ đó đề xuất chiến lược, công cụ đo lường và biện pháp điều chỉnh, cải tiến các hoạt động chiến lược IMC của Trường trong thời gian tới, góp phần nâng cao sự nhận diện và uy tín thương hiệu trong tâm trí công chúng mục tiêu. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Sử dụng các tài liệu nội bộ của TDMU như báo cáo hàng năm, báo cáo kiểm định chất lượng và các tài liệu liên quan đến nhận diện thương hiệu; Khảo sát các tài liệu số trên các nền tảng truyền thông về chất lượng đào tạo và các yếu tố khác liên quan đến thương hiệu TDMU. 2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu Phân tích dữ liệu khảo sát để hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu của TDMU, qua đó đánh giá về thực tạng và tính hiệu quả của hoạt động truyền thông của Trường trong thời gian qua. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái niệm truyền thông marketing tích hợp và chuyển đổi số 3.1.1. Truyền thông marketing tích hợp Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association - AMA): IMC là “Một quá trình lập kế hoạch được thiết kế để đảm bảo rằng tất cả các tiếp xúc thương hiệu với khách hàng tiềm năng về sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức là thích hợp với người đó và bền vững với thời gian” (Trần Thị Thập, 2015). Philip Kotler - cha đẻ của Marketing hiện đại thì xem IMC là “Những hoạt động marketing có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ nhằm truyền tải các thông điệp rõ ràng, nhất quán, xuyên suốt và có tính thuyết phục đến khách hàng mục tiêu về một doanh nghiệp hay những sản phẩm của doanh nghiệp đó” (Kotler P. & Armstrong G., 2005). Còn tác giả Trần Thị Thập thì mô tả IMC như “Một tiến trình hoạt động có định hướng tích hợp, liên quan đến các phương thức truyền thông đa dạng như quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp và marketing tương tác. Mục tiêu cuối cùng là truyền tải thông điệp nhất quán theo thời gian đến với công chúng mục tiêu của một thương hiệu, với mục đích cuối cùng là tạo ra phản ứng đáp lại mà thương hiệu đó mong muốn” (Trần Thị Thập, 2015). 3.1.2. Chuyển đổi số Cẩm nang Chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông định nghĩa: “Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số” (Bộ VH, TT&TT, 2021). Chuyển đổi số (digital transformation) là quá trình ứng dụng công nghệ số để thay đổi hoặc cải thiện cách thức hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp hoặc xã hội. Quá trình này bao gồm áp dụng các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data), Internnet 283
  3. vạn vận (Internet of Things - IoT), chuỗi khối (blockchain),… để tối ưu hóa quy trình sản xuất, kinh doanh, cải thiện hiệu suất làm việc và tạo ra các giá trị mới. Chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ mới, mà còn đòi hỏi sự thay đổi trong cách thức làm việc, văn hóa tổ chức và cách tiếp cận với khách hàng. Điều này thường đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ của lãnh đạo, nhân viên trong việc thay đổi về quy trình sản xuất, kinh doanh, cơ cấu tổ chức, kỹ năng nghề nghiệp,... Chuyển đổi số đang trở thành một yếu tố quan trọng để duy trì tốc độ tăng trưởng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay. 3.2. Phân tích SWOT về thực trạng thương hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một 3.2.1. Điểm mạnh (Strengths) Giá trị thương Yếu tố cấu Mô tả hiệu thành - Sứ mệnh: Là trung tâm văn hóa, giáo dục và khoa học, công nghệ. Cung cấp nguồn nhân lực, sản phẩm khoa học và công nghệ có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế tỉnh Bình Dương, miền Đông Nam Bộ và cả nước. - Tầm nhìn: Trở thành trường đại học thông minh có uy tín trong nước và quốc tế, vào tốp 200 đại học tốt nhất Châu Á. - Giá trị cốt lõi: + Khát vọng (Aspiration): có ý thức phấn đấu vươn lên đỉnh cao trí thức, ước vọng tới những điều tốt đẹp và quyết tâm thực hiện một cách mạnh mẽ nhất. + Trách nhiệm (Responsibility): có thái độ tích cực và tinh thần trách nhiệm với chính mình, với gia đình, xã hội, Tổ quốc, nhân loại; có đủ năng lực và kỹ năng để chịu trách nhiệm. + Sáng tạo (Creativity): có tư duy đổi mới, có đủ năng lực và trình độ Quan điểm giáo Thương hiệu chuyên môn để tạo ra giá trị mới đáp ứng yêu cầu và phục vụ cho sự dục (tầm nhìn, và khung năng phát triển của xã hội. sứ mệnh, giá trị) lực sản phẩm - Triết lý giáo dục: đào tạo + Học tập trải nghiệm - Nghiên cứu khoa học ứng dụng - Phục vụ cộng đồng + Sinh viên trở thành người phát triển toàn diện về năng lực và tố chất thông qua quá trình học tập trải nghiệm, kết hợp với nghiên cứu khoa học nhằm phục vụ cộng đồng. + Theo đuổi triết lý giáo dục “Học tập trải nghiệm - Nghiên cứu khoa học ứng dụng - Phục vụ cộng đồng”, nhà trường tạo ra môi trường văn hóa học tập ứng dụng và nuôi dưỡng khát vọng phục vụ cộng đồng của sinh viên. Nhà trường tin rằng sinh viên sẽ trở thành người hữu ích của xã hội, có ý thức phục vụ cộng đồng và thể hiện trách nhiệm của người trí thức thông qua việc học tập trải nghiệm để hình thành năng lực nghề nghiệp, khả năng nghiên cứu khoa học, lòng đam mê sáng tạo và sự tôn trọng đạo đức nghề nghiệp (TDMU). Tính cách - Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu riêng biệt, cá tính, dễ nhận diện thương hiệu (tên thương hiệu, logo, ấn phẩm văn phòng,…). Nguồn tuyển - Hầu hết các chương trình đào tạo đều có kết quả tuyển sinh tốt cả về sinh đầu vào chất lượng và số lượng. - Áp dụng quy trình quản lý theo mô hình tự chủ đại học, đào tạo theo Làm chủ hoạt hệ thống tín chỉ, phát triển và cung ứng sản phẩm dịch vụ ra thị trường. động quản lý, - Các dòng sản phẩm ứng dụng công nghệ vi sinh (nấm Đông trùng hạ Chuỗi giá trị đào tạo, sản thảo, nấm Linh chi, các loại trà thảo dược, Nhất thảo tửu, tinh dầu thiên đào tạo phẩm, dịch vụ nhiên nguyên chất,…) đã có mặt trên thị trường và nhận được tín nhiệm của khách hàng (TDMU). - Phối hợp với cộng đồng doanh nghiệp để đảm bảo việc làm cho sinh Làm chủ sản viên khi ra trường. phẩm đầu ra - Được Phòng thí nghiệm Cybermetrics Labs (thuộc Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha) xếp hạng thứ 39 (2020), 24 (2021), tốp 20 Lợi thế cạnh Chất lượng đào (từ 2022 đến nay) của các trường đại học tại Việt Nam (Kotler P. & tranh tạo Keller K.L., 2016). - Được SCImago (SCImago Institutions Rankings) xếp thứ 5 tại Việt 284
  4. Nam trong bảng xếp hạng các viện nghiên cứu và các trường đại học trên thế giới năm 2023 (Giáo dục Việt Nam, 2023). - Được VNUR (Viet Nam's University Rankings) đánh giá ở vi trí thứ 15 trong số 191 được xếp hạng vào năm 2023 tại Việt Nam (TDMU, 2022). - Được công nhận là đơn vị đào tạo có chất lượng, đạt chuẩn kiểm đinh Hiệu quả hoạt quốc gia và đang hướng đến các chuẩn đào tạo AUN QA, CDIO động (TDMU). - Thường xuyên cải tiến quy chế hoạt động, chương trình đào tạo, đề Cải tiến hoạt cương chi tiết học phần và phương pháp dạy – học để nâng cao năng động lực nghề nghiệp cho cán bộ, giảng viên và sinh viên. Nguồn tài - Có nguồn tài chính ổn định đảm bảo cho các hoạt động cơ bản của chính một trượng đại học. Đội ngũ cán bộ, - Đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ năng động, có trình độ, có nhiệt huyết, giảng viên yêu nghề. Các giá trị Cơ sở vật chất - Cơ sở vật chất rộng rãi, đồng bộ, tương đối hiện đại. Danh tiếng (uy tín, - Duy trì hình ảnh thương hiệu đại học trẻ trung, năng động, uy tín và thương hiệu) chất lượng trong lĩnh vực giáo dục đại học tại Việt Nam. Cơ sở hạ tầng - Hạ tầng truyền thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Kênh truyền - Sử dụng khá đa dạng các kênh truyền thông để thiết lập và duy trì mối thông quan hệ bên trong và bên ngoài trường. - Tổ chức các chương trình tư vấn tuyển sinh, tham vấn khung năng lực nghề nghiệp với các đối tác và khách hàng mục tiêu. - Duy trì các chương trình đền ơn đáp nghĩa, tri ân khách hàng; duy trì Hoạt động chín truyền thông sách học phí thấp, học bổng, trợ cấp xã hội. Nội dung - Duy trì hoạt động truyền thông trực tiếp và gián tiếp để cung cấp và truyền thông phản hồi thông tin về sản phẩm, dịch vụ đào tạo cũng như các chính sách của trường. - Tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao với các đối tác trong và ngoài địa phương để tạo dựng hình ảnh tích cực. 3.2.2. Điểm yếu (Weaknesses) Giá trị Yếu tố cấu thành Mô tả thương hiệu - Chưa công bố hồ sơ pháp lý và quy chuẩn của bộ nhận diện Thương hiệu và thương hiệu của trường, dẫn đến tình trạng hiểu biết và ứng dụng khung năng lực Tính cách thương thiếu tính nhất quán và đồng bộ. sản phẩm đào hiệu - Chưa xác định rõ cấu trúc thương hiệu, nên thương hiệu con (các tạo đơn vị trực thuộc) chưa tạo được công hưởng với thương hiêu mẹ TDMU. - Một số chương trình đào tạo như Mỹ thuật, Âm nhạc, Văn học, Chuỗi giá trị Nguồn tuyển sinh Lịch sử, Văn hóa học,… khó khăn trong công tác tuyển sinh, dẫn đào tạo đầu vào đến nhiều chương trình trong số đó phải đóng mã ngành đào tạo. - Chính sách tiền lương, đặc biệt là giảng viên có trình độ thạc sĩ Hoạt động quản lý, bị đổ đồng, không tính đến thâm niên và kinh nghiệm công tác. đào tạo, sản xuất, Điều này không khích lệ được tinh thần cống hiến của người lao Lợi thế cạnh dịch vụ động. tranh - Nhận thức của nhiều cán bộ, giảng viên và sinh viên về học chế Làm chủ sản phẩm tín chỉ chưa đầy đủ nên khi thực hiện nhiệm vụ của mình chưa đầu ra đúng thần của của học chế tín chỉ. - Năng lực nghề nghiệp của sinh viên ở một số ngành (các ngành Chất lượng đào tạo ứng dụng) chưa đồng đều, chưa đáp ứng tốt yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp của thị trường lao động. Các giá trị - Phần lớn các chương trìn đào tạo đã đạt chuẩn kiểm định quốc Hiệu quả hoạt động gia tuy nhiên vẫn nặng về hình thức, chưa đi vào thực chất. Đội ngũ cán bộ, - Nhiều mã ngành mới chưa đáp ứng đội ngũ giảng viên theo quy giảng viên định của Bộ Giáo dục. Hoạt động Kế hoạch truyền - Hoạt động truyền thông hiện được xem là truyền thông truyền 285
  5. truyền thông thông thông kinh nghiệm (truyền thông không chủ đích) nên hiệu quả chưa cao, chưa chuyên nghiệp. - Chưa chú trọng xây dựng câu chuyên thương hiệu để lan tỏa tinh Thông điệp truyền thần và khẳng định giá trị, tầm nhìn và sứ mệnh của trường. thông - Các sự kiện marketing thương hiệu chưa được khai thác hiệu quả để xây dựng nội dung và thông điệp truyền thông. - Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên truyền thông còn Nguồn nhân lực hạn chế, chưa khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có. 3.2.3. Cơ hội (Opportunities) Giá trị thương Yếu tố cấu thành Mô tả hiệu Thị trường đầu Sự chọn lựa của Có nguồn tuyển đầu vào phong phú, nên chất lượng đầu vào tốt. vào người học Đối thủ cạnh Các đại học Duy trì mức học phí thấp đã tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút sinh tranh cạnh tranh viên đầu vào. Môi trường chính trị ổn định là điều kiện để hoạch định chính sách Chính trị phát triển dài hạn và bền vững. Tọa lạc trên địa bàn tỉnh Bình Dương, thuộc tam giác kinh tế trọng Kinh tế điểm vùng Đông Nam Bộ nên luôn nằm trong tốp đầu về tốc độ phát triển kinh tế. Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa cao đã thu hút lượng lớn lao Môi trường Văn hóa động trong nước và quốc tế đã tạo ra môi trường văn hóa phong phú phát triển đa dạng. Trường đã thực hiện ứng dụng công nghệ và quá trình số hóa trong quản lý và giáo dục đào tạo ở mức cao. Đây là điều kiện căn bản cho Công nghệ để thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số. Chính sách pháp luật minh bạch, thu hút được các nhà đầu tư trong Luật pháp nước và quốc tế. 3.2.4. Thách thức (Threats) Giá trị thương Yếu tố cấu thành Mô tả hiệu - Sinh viên ngày càng có xu hướng lựa chọn những ngành nghề mới Thị trường đầu Sự chọn lựa của và môi trường đào tạo chất lượng cao nên dần chuyển dịch về các vào người học trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế. - Có nhiều đối thủ cạnh tranh có cùng sản phẩm, dịch vụ trên địa bàn Đối thủ cạnh Các trường đại và các tỉnh lân cận. tranh học cạnh tranh - Các trường đối thủ đề ra các chiến lược marketing hấp dẫn để thu hút người học. - Các ngành nghề đào tạo hiện nay đều có sản phẩm dịch vụ thay Tính độc đáo Sản phẩm thay thế thế, do đó ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của trường cả trong của sản phẩm ngắn hạn và dài hạn. Đối thủ tiềm ẩn - Các trường cùng điều kiện Môi trường - Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ đã tạo ra sức ép không nhỏ Công nghệ cho cả về nhân lực và tài lực. phát triển 3.3. Đề xuất mô hình và kế hoạch chiến lược truyền thông marketing tích hợp trong bối cảnh chuyển đổi số Trường Đại học Thủ Dầu Một 3.3.1. Mô hình truyền thông marketing tích hợp Qua khảo sát mô hình hoạt động IMC chúng tôi bắt gặp khá nhiều đề xuất của các tác giả như: Philip Cotler, Trần Thị Thập, Trương Đình Chiến,… Tuy nhiên, chúng tôi đặc biệt chú ý đến mô hình đề xuất của nhóm tác giả Lưu Đan Thọ, Tôn Thất Hoàng Hải, Cao Minh Nhựt bởi tính 286
  6. phù hợp và khả năng ứng dụng trong chiến lược IMC thương hiệu đại học. Mô hình là cơ sở để các nhà quản trị IMC hoạch định, triển khai và kiểm soát kế hoạch chiến lược một cách hiệu quả. 3.3.2. Kế hoạch chiến lược truyền thông marketing tích hợp 3.3.2.1. Mục tiêu chiến lược Chuẩn hóa bộ nhận diện thương hiệu để tạo sự nhất quán, chuyên nghiệp trong hoạt động truyền thông; Xây dựng môi trường học tập tích cực, hiện đại và văn hóa nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; Ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa ở mức độ cao, tiến tới chuyển đổi số thực chất để cải tiến quy trình quản lý, giáo dục và đào tạo; Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp và trường đại học trong và ngoài nước; Tăng cường hoạt động truyền thông IMC để nâng cao hình ảnh và danh tiếng thương hiệu, thiết lập và cũng cố mối quan hệ với khách hàng mục tiêu. 3.3.2.2. Chiến lược cụ thể a) Xây dựng và hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu Hồ sơ pháp lý và quy chuẩn: Hoàn thiện hồ sơ pháp lý và công bố trên các kênh truyền thông sở hữu (Owned media) để tạo sự minh bạch và nhất quán trong nhận diện thương hiệu; Tổ chức các buổi đào tạo nội bộ về việc áp dụng bộ nhận diện thương hiệu trong mọi hoạt động truyền thông. Hình ảnh và thông điệp: Đầu tư thiết kế các ấn phẩm truyền thông theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, đảm bảo các tiêu chuẩn đồ họa của các nền tảng truyền thông hiện đại; Xây dựng câu chuyện thương hiệu để truyền tải giá trị cốt lõi và tạo sự kết nối với khách hàng một cách độc đáo. b) Nâng cao chất lượng đào tạo và cải thiện chính sách Chất lượng đào tạo: Chuẩn hóa các chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng, thực hành, thực chiến; Số hóa học liệu và thông tin quản lý ở mức cao để đẩy nhanh đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số; Tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế để tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên. Chính sách giảng viên: Cải thiện chính sách lương, thưởng và phúc lợi để thu hút và giữ chân giảng viên có trình độ cao; Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên; Xây môi trường văn hóa đại học tích cực, thân thiện, cởi mở để thúc đẩy dộng lực làm việc và cống hiến cho cán bộ, giảng viên. c) Chiến lược truyền thông chuyên nghiệp Kênh truyền thông: Để thực hiện một chiến lược truyền thông chuyên nghiệp hiệu quả, việc sử dụng linh hoạt và đa dạng các kênh truyền thông là rất quan trọng. Các kênh này bao gồm truyền thông số trả phí (Paid media), truyền thông bởi khách hàng và bên thứ ba (Earned media) và truyền thông sở hữu (Owned media). Paid media có thể bao gồm quảng cáo trực tuyến và các chiến dịch trả phí trên mạng xã hội, giúp tiếp cận một lượng lớn khán giả trong thời gian ngắn. Earned media, như các bài đánh giá từ khách hàng hoặc các bài viết trên blog và báo chí, mang lại độ tin cậy cao vì được xem là ý kiến khách quan từ bên thứ ba. Owned media bao gồm các kênh truyền thông mà TDMU sở hữu như website, blog và các trang mạng xã hội chính thức, giúp kiểm soát nội dung và thông điệp truyền tải. Đặc biệt, cần đẩy mạnh khai thác các nền tảng truyền thông hiện đại như video marketing, podcast và livestream. Video marketing có thể tạo ra các video giới thiệu, hướng dẫn, và câu chuyện thành công của sinh viên để thu hút sự quan tâm. Podcast cung cấp thông tin chi tiết về các chủ đề giáo dục, nghiên cứu, và các hoạt động của trường. Livestream giúp tương tác trực tiếp với sinh viên và cộng đồng, tạo ra các sự kiện trực tuyến như hội thảo, thảo luận và các buổi hỏi đáp. Nội dung truyền thông: Nội dung truyền thông cần phải hấp dẫn, phong phú và có giá trị giáo dục cao. Việc tạo ra các bài viết, video và các nội dung số khác không chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin mà còn phải thú vị và dễ tiếp cận để thu hút sự chú ý của khán giả. Nội dung này nên tập trung vào triết lý giáo dục, giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của TDMU, nhằm 287
  7. xây dựng và củng cố câu chuyện thương hiệu. Những câu chuyện về thành công của sinh viên, các nghiên cứu nổi bật của giảng viên và các hoạt động xã hội của trường đều là những nội dung có sức hấp dẫn cao và có thể gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng. Ngoài ra, việc thường xuyên cập nhật thông tin và duy trì một phong cách truyền thông nhất quán sẽ giúp củng cố hình ảnh thương hiệu của trường trong tâm trí của cộng đồng và các bên liên quan. Như vậy, một chiến lược truyền thông chuyên nghiệp không chỉ tận dụng đa dạng các kênh truyền thông mà còn phải chú trọng vào việc tạo ra nội dung chất lượng, phản ánh đúng giá trị và tầm nhìn của trường. Điều này sẽ góp phần xây dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và bền vững trong lòng công chúng. d) Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số Cơ sở hạ tầng công nghệ: Cần tiến hành đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ toàn diện cho quá trình dạy và học. Việc này bao gồm cải thiện hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) và trang bị các công cụ hỗ trợ giảng dạy hiện đại. Đồng thời, việc phát triển các ứng dụng di động để hỗ trợ học tập, nghiên cứu và quản lý thông tin cho sinh viên là hết sức cần thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong việc tiếp cận thông tin và tài liệu học tập mọi lúc, mọi nơi. Chuyển đổi số trong giáo dục: Quá trình chuyển đổi số trong giáo dục đòi hỏi sự triển khai đồng bộ các khóa học trực tuyến chính khóa cũng như các khóa học trực tuyến đại chúng mở (Massive Open Online Courses - MOOCs). Bên cạnh đó, cần phát triển và sử dụng các nền tảng học tập tương tác khác nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Việc áp dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) sẽ giúp cải thiện quy trình quản lý giáo dục, nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Hơn nữa, cần khuyến khích và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong hoạt động giảng dạy và đánh giá, dựa trên việc ứng dụng các quy trình công nghệ số hiện đại. e) Hợp tác trong nước và quốc tế Hợp tác với doanh nghiệp: Việc ký kết các thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp là một chiến lược quan trọng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực tập và tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Các thỏa thuận này không chỉ mở ra cơ hội thực tiễn cho sinh viên mà còn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Ngoài ra, cần tổ chức các hội thảo, hội nghị và sự kiện hợp tác với sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Những sự kiện này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường kết nối, giao lưu và thúc đẩy sự hợp tác giữa nhà trường và các doanh nghiệp, từ đó mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả hai bên. Hợp tác với các trường đại học: Mở rộng hợp tác với các trường đại học trong và ngoài nước là một yếu tố then chốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và nghiên cứu khoa học. Các chương trình hợp tác trao đổi sinh viên, giảng viên và chương trình đào tạo sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao chất lượng giảng dạy. Hơn nữa, việc tăng cường các chương trình hợp tác trong giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ sẽ thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các bên tham gia. Những chương trình hợp tác này không chỉ giúp nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên và sinh viên mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền giáo dục và khoa học công nghệ. 3.3.2.3. Đo lường hiệu quả kế hoạch chiến lược truyền thông tích hợp a) Các kênh truyền thông sử dụng Website chính thức: Cập nhật thông tin thường xuyên về các hoạt động của trường. Mạng xã hội: Facebook, Instagram, LinkedIn, TikTok. Email Marketing: Gửi email định kỳ cho sinh viên, phụ huynh, cựu sinh viên. Sự kiện và hội thảo: Tổ chức các sự kiện mở, hội thảo, ngày hội tuyển sinh. Báo chí và truyền hình: Đăng tin tức về các thành tựu và hoạt động của trường trên các kênh truyền thông đại chúng. 288
  8. b) Chỉ số đo lường hiệu quả (KPIs) Website: Lượt truy cập: Số lượt truy cập hàng tháng. Thời gian trung bình trên trang: Thời gian mà người dùng ở lại trên trang. Tỷ lệ thoát: Tỷ lệ người dùng rời khỏi trang sau khi xem chỉ một trang. Mạng xã hội: Số lượng người theo dõi: Tăng trưởng số lượng người theo dõi trên các nền tảng xã hội. Tương tác: Lượt thích, bình luận, chia sẻ. Lượt xem video: Số lượt xem video trên các nền tảng như YouTube, Facebook, TikTok. Email Marketing: Tỷ lệ mở email: Số lượng email được mở so với số lượng email gửi đi. Tỷ lệ click: Số lượng liên kết trong email được click vào. Tỷ lệ chuyển đổi: Số lượng người thực hiện hành động mong muốn sau khi nhận email (đăng ký, tham gia sự kiện). Sự kiện và hội thảo: Số lượng người tham gia: Số lượng người tham gia các sự kiện. Phản hồi sau sự kiện: Đánh giá và phản hồi của người tham gia về sự kiện. Số lượng đăng ký mới: Số lượng sinh viên đăng ký học sau các sự kiện. Báo chí và truyền hình: Số lượng bài viết/phát sóng: Số lượng bài viết và chương trình truyền hình đề cập đến Trường Đại học Thủ Dầu Một. Tầm phủ sóng: Độ phủ sóng của các bài viết và chương trình. c) Công cụ hỗ trợ đo lường Google Analytics: Để đo lường hiệu quả của website. Facebook Insights, Instagram Insights, LinkedIn Analytics: Để theo dõi hiệu quả của các chiến dịch trên mạng xã hội. Mailchimp hoặc các công cụ Email Marketing khác: Để đo lường hiệu quả chiến dịch email. Eventbrite hoặc các nền tảng quản lý sự kiện khác: Để quản lý và đo lường sự kiện. Mediatoolkit hoặc Google Alerts: Để theo dõi tin tức và bài viết về TDMU trên báo chí và truyền hình. d) Quy trình triển khai Xác định mục tiêu: Rõ ràng và chi tiết cho từng chiến dịch. Lập kế hoạch: Chọn kênh truyền thông và phân bổ nguồn lực. Triển khai: Thực hiện các chiến dịch truyền thông. Theo dõi và đo lường: Sử dụng các công cụ đo lường để thu thập dữ liệu. Phân tích và điều chỉnh: Dựa vào dữ liệu thu thập được để phân tích và điều chỉnh chiến lược nếu cần. 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Qua phân tích, đánh giá thực trạng thương hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một trong bối cảnh chuyển đổi số, chúng tôi đã xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà TDMU đang đối mặt. Kết quả phân tích SWOT cho thấy TDMU có nhiều tiềm năng nhưng cũng cần cải thiện một số hạn chế để nâng cao giá trị thương hiệu đại học. Đề cao vai trò 289
  9. của phương pháp và các công cụ đo lường hiệu quả chiến lược truyền thông marketing tích hợp chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và đề xuất các biện pháp tối ưu hóa hoạt động IMC nhằm nâng cao danh tiếng thương hiệu TDMU trong bối cảnh chuyển đổi số. 4.2. Kiến nghị TDMU cần xây dựng và công bố hồ sơ pháp lý và quy chuẩn bộ nhận diện thương hiệu, đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ trong các hoạt động truyền thông; Đổi mới chương trình đào tạo, nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giảng viên, sinh viên để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động; Xây dựng chiến lược truyền thông chuyên nghiệp, tập trung hướng mọi thông điệp vào hỗ trợ “câu chuyện thương hiệu” trọng tâm để lan tỏa triết lý giáo dục và giá trị cốt lõi của nhà trường; Tăng cường sử dụng các công cụ và nền tảng số trong hoạt động quản lý, giáo dục và đào tạo, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí; Bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ truyền thông marketing để tận dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của TDMU. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Văn hóa, Thông tin và Truyền thông. (2021). Cẩm nang chuyển đổi số. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. Belch, G.E., & Belch, M.A. (2018). Advertising and Promotion: An Integrated Marketing Communications Perspective. McGraw-Hill Education. Chaffey, D., & Smith, P.R. (2017). Digital Marketing Excellence: Planning, Optimizing and Integrating Online Marketing. https://doi.org/10.4324/9781315640341. Giáo dục Việt Nam. (2023). “Trường Đại học Thủ Dầu Một đứng vị trí thứ 18186 trường nghiên cứu tại Việt Nam”. Retrieved from https://giaoduc.net.vn/truong-dai-hoc-thu-dau-mot-dung-vi-tri-thu- 18186-truong-nghien-cuu-tai-viet-nam-post237329.gd. Kotler, P., & Armstrong, G. (2005). Nguyên lý marketing. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. Kotler, P. (2017). Marketing Management. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. Kotler, P., & Keller, K.L. (2016). Marketing Management. Pearson Education. Lưu Đan Thọ, Tôn Thất Hoàng Hải & Cao Minh Nhựt. (2016). Quản trị truyền thông marketing tích hợp. NXB Tài chính. Nguyễn Thu Quỳnh. (2022). “Truyền thông marketing trong tuyển sinh đại học chính quy của các trường đại học Việt Nam”. Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 25/11/2022. TDMU. (n.d.). Đại học Thủ Dầu Một. Retrieved from https://tdmu.edu.vn/. TDMU. (2022). “Lần đầu công bố bảng xếp hạng đại học trong nước: Đại học Thủ Dầu Một đứng thứ 15 trên 191 trường”. Retrieved from https://tdmu.edu.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/lan-dau-cong-bo- bang-xep-hang-dai-hoc-trong-nuoc-dai-hoc-thu-dau-mot-dung-thu-15-tren-191-truong. Trần Thị Thập. (2015). Truyền thông và marketing tích hợp. NXB Thông tin và Truyền thông. Trương Đình Chiến. (2016). Giáo trình Truyền thông marketing tích hợp. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. 290
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1