intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án Kinh tế: Phát triển hệ thống Logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Chia sẻ: Hoang Van Long | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:182

84
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề án xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mời các bạn cùng tham khảo đề án để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án Kinh tế: Phát triển hệ thống Logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

  1. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. v DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU ......................................................................... vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 PHẦN 1. ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG, NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ................. 7 1.1. Tổng quan về tỉnh An Giang ............................................................................................ 7 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Tỉnh ......................................................... 7 1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang ................................. 9 1.1.2. Dân số và lao động trên địa bàn tỉnh An Giang ............................................ 14 1.1.3. Thu nhập và mức sống dân cư trên địa bàn tỉnh An Giang ........................... 15 1.1.4. Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh An Giang ........................................ 16 1.1.5. Tình hình phát triển thương mại và một số lĩnh vực dịch vụ tỉnh An Giang . 17 1.2. Nội dung phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang ............................. 22 1.2.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................................ 22 1.2.2. Nội dung chủ yếu phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh................. 27 1.3. Vai trò và sự cần thiết phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang ...... 30 1.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh ........................... 33 1.5. Nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang...... 34 1.5.1. Nhân tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang ........................................................................................................... 34 1.5.2. Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến phát triển hệ thống logistis trên địa bàn tỉnh An Giang ........................................................................................................... 38 PHẦN 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2007 - 2016................................................ 40 2.1. Khái quát tình hình phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn cả nƣớc và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ............................................................................................................. 40 2.1.1. Tình hình phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn cả nước .......................... 40 2.1.1.1.Tổng quan tình hình phát triển logistics trên địa bàn cả nƣớc ..................... 40 2.1.1.2. Khái quát về các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Việt Nam ................... 42 i
  2. 2.1.1.3. Khái quát về hạ tầng logistics tại Việt Nam ............................................... 44 2.2.1.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam .......................... 49 2.1.2. Tình hình phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long .......................................................................................................................... 51 2.2. Tình hình phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2007- 2016......................................................................................................................................... 54 2.2.1. Thực trạng hạ tầng logistics của tỉnh An Giang ............................................ 54 2.2.1.1 Thực trạng hạ tầng giao thông của tỉnh An Giang ....................................... 54 2.2.1.2. Thực trạng hạ tầng cảng và kho, bến bãi .................................................... 57 2.2.1.3. Thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin ..................................................... 60 2.2.2. Tình hình phát triển và cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2007-2016 ................................................................................................ 61 2.2.2.1. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh An Giang ....... 61 2.2.2.2. Tình hình cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh An Giang .............. 63 2.2.2.3. Tình hình sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh An Giang ................ 70 2.2.3. Nguồn nhân lực logistics của tỉnh An Giang ................................................. 71 2.3. Cơ sở pháp lý phát triển hệ thống logistics và tình hình quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động logistics trên địa bàn Tỉnh ............................................................................................ 75 2.4. Đánh giá cơ hội và lợi thế, khó khăn và thách thức trong phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh..................................................................................................................... 80 2.4.1. Điểm mạnh và cơ hội trong phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh ........... 80 2.4.1.1. Điểm mạnh trong phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh .............. 80 2.4.1.2. Cơ hội trong phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh ...................... 82 2.4.2. Điểm yếu và thách thức trong phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh .................................................................................................................................. 84 2.4.2.1. Điểm yếu trong phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh ................. 84 2.4.2.2. Thách thức trong phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh ............... 86 2.4.3. Đánh giá chung và vấn đề đặt ra với phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang .................................................................................................... 90 2.4.3.1. Đánh giá chung về phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh ............ 90 2.4.3.2. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang ........................................................................................................................ 92 ii
  3. PHẦN 3. PHƢƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2030 ..... 95 3.1. Xu hƣớng phát triển dịch vụ logistics ............................................................................ 95 3.2. Dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025......................................................................................................................................... 99 3.2.1. Nhu cầu đối với dịch vụ logistics trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025 .............. 99 3.2.2. Khả năng cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh An Giang............... 110 3.3. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025 và năm 2030 ..................................................................................... 114 3.3.1. Quan điểm phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025 và năm 2030 ......................................................................................................................... 114 3.3.2. Mục tiêu phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025 và năm 2030 .............................................................................................................................. 115 3.3.3. Định hướng phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025 và năm 2030 ......................................................................................................................... 116 3.4. Lập và lựa chọn phƣơng án phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025 và năm 2030................................................................................................. 120 3.4.1. Luận chứng các phương án phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025 và năm 2030 ........................................................................ 120 3.4.2. Lựa chọn phương án phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025 và năm 2030 ................................................................................... 122 3.5. Tổng hợp nhu cầu về nguồn lực cho phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025 ............................................................................................................ 124 PHẦN 4. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................................ 126 4.1.Giải pháp phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................................................................... 126 4.1.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính nhằm phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh...................................................................................... 126 4.1.2. Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển logistics trên địa bàn Tỉnh ..... 129 4.1.3. Phát triển, hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho logistics .................................... 132 4.1.4. Phát triển thị trường dịch vụ logistics ......................................................... 137 4.1.5. Phát triển nguồn nhân lực logistics ............................................................. 139 4.1.6. Nâng cao năng lực doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics .................. 141 4.1.7. Giải pháp khác ............................................................................................. 146 iii
  4. 4.2. Kiến nghị ......................................................................................................... 148 4.3.Tổ chức thực hiện ............................................................................................. 149 4.3.1. Công bố Đề án.............................................................................................. 149 4.3.2. Trách nhiệm của Sở, ngành.......................................................................... 149 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 152 PHỤ LỤC 1. Một số văn bản pháp lý của Việt Nam về logistics .................................... 152 PHỤ LỤC 2. Thống kê kho, bãi trên địa bàn tỉnh An Giang ............................................ 154 PHỤ LỤC 3. Mục tiêu phát triển một số cây trồng, vật nuôi tỉnh An Giang................... 156 đến năm 2020 và năm 2030................................................................................................. 156 PHỤ LỤC 4. Một số tiêu chuẩn chuyên môn đối với nhân sự logistics .......................... 157 PHỤ LỤC 4. Danh mục tổng hợp các cụm công nghiệp trên địa bàn An Giang............ 158 đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2025 ......................................................................... 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 160 iv
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt CK Cửa khẩu CKQT Cửa khẩu quốc tế CNTT Công nghệ thông tin CN-XD Công nghiệp – Xây dựng DN Doanh nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KTCK Kinh tế cửa khẩu KTTĐ Kinh tế trọng điểm NLTS Nông lâm thủy sản TX. Thị xã TP. Thành phố TMĐT Thƣơng mại điện tử TT logistics Trung tâm logistics TW Trung ƣơng UBND Ủy ban nhân dân Tiếng Anh Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt 2PL Second party logistics service. Dịch vụ logistics bên thứ 2 3PL Third party logistics service. Dịch vụ logistics bên thứ 3 4PL Fourth party logistics service. Dịch vụ logistics bên thứ 4 5PL Fifth party logistics service. Dịch vụ logistics bên thứ 5 CIF Cost, insuarance and freight Chi phí, bảo hiểm và cƣớc tàu IOT Internet of Things Internet vạn vật FOB Free on board Giao hàng qua mạn tàu GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa GRDP Gross regional domestic product Tổng sản phẩm nội tỉnh Chỉ số năng lực quốc gia về LPI Logistics performance index logistics SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities, Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Threats Thách thức PCI Provincial Competitiveness Index Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh v
  6. DANH MỤC HÌNH, BẢNG, BIỂU TT Tên bảng, biểu, hình Danh mục các hình, biểu đồ, hộp Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang 7 Hình 1.2. Hệ thống logistics địa phƣơng 26 Hình 2.1. Vị trí của An Giang trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 82 Biểu đồ 1.1. Tăng trƣởng kinh tế của cả nƣớc và An Giang giai đoạn 2007 - 2016 10 Biểu đồ 1.2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh An Giang và cả nƣớc năm 2016 10 Biểu đồ 1.3. Cơ cấu kinh tế của tỉnh An Giang năm 2007 và năm 2016 11 Biểu đồ 1.4. GRDP bình quân đầu ngƣời của các tỉnh vùng KTTĐ vùng ĐBSCL 16 (năm 2016) Biểu đồ 1.5. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu ngƣời của cả nƣớc và các tỉnh 19 vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL năm 2016 Biểu đồ 2.1. DN kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam phân theo lĩnh vực 42 dịch vụ chủ yếu, năm 2010 và năm 2015 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ DN logistics phân theo số lƣợng loại dịch vụ logistics 65 Biểu đồ 2.3. Hình thức đào tạo ngƣời lao động về logistics ở Doanh nghiệp 74 Biểu đồ 2.4. Đánh giá của các nhà quản lý về hạn chế nguồn nhân lực logistics 75 của An Giang Hộp 2.1 Một số nút thắt của hạ tầng giao thông cản trở thu hút đầu tƣ vào An 87 Giang Danh mục bảng Bảng 1.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động trên địa bàn tỉnh 14 An Giang qua các năm Bảng 1.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa của cả nƣớc và tỉnh An Giang 17 giai đoạn 2007 – 2016 Bảng 1.3. Xuất khẩu hàng hóa tỉnh An Giang và cả nƣớc giai đoạn 2007 - 2016 18 Bảng 1.4. Nhập khẩu hàng hóa An Giang và cả nƣớc giai đoạn 2007 - 2016 21 Bảng 1.5. Năng lực của các cơ sở lƣu trú trên địa bàn tỉnh An Giang 21 Bảng 1.6. Chỉ số PCI của các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2007 và 2016 39 Bảng 2.1. Xếp hạng của Việt Nam theo chỉ số LPI qua các năm 40 Bảng 2.2. Tỷ trọng chi phí logistics của một số mặt hàng xuất khẩu chính 41 Bảng 2.3. Cảng hàng không hiện đang khai thác tại Việt Nam 47 Bảng 2.4. Bến tàu, phà chính trên địa bàn tỉnh An Giang 58 Bảng 2.5. Số thuê bao điện thoại và intenet trên địa bàn tỉnh An Giang 60 Bảng 2.6. Doanh nghiệp dịch vụ logistics tỉnh An Giang phân theo quy mô vốn 62 và theo địa bàn Bảng 2.7. Loại hình dịch vụ logistics đƣợc cung ứng trên địa bàn tỉnh An Giang 64 Bảng 2.8. Khối lƣợng hàng hóa vận chuyển của tỉnh An Giang phân theo loại 67 hình vận tải Bảng 2.9. Số lƣợng chợ, siêu thị, TTTM tỉnh An Giang phân theo địa bàn năm 69 2016 vi
  7. Bảng 2.10. Lao động trong ngành vận tải, kho bãi trên địa bàn An Giang 73 Bảng 2.11 Phân tích SWOT với phát triển hệ thống logistics tỉnh An Giang 88 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu phát triển ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đến năm 99 2020 và năm 2030 Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp tỉnh An Giang đến năm 101 2020 và năm 2030 Bảng 3.3. Diện tích, sản lƣợng một số nông sản chính Vùng Đồng bằng Sông Cửu 105 Long đến năm 2020 Bảng 3.4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng một số 107 tỉnh Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020 Bảng 3.5. Nhu cầu hàng hóa thông quan dự kiến qua các cảng biển vùng Đồng 109 bằng sông Cửu Long năm 2020 và năm 2030 Bảng 3.6. Phát triển hạ tầng cảng trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2020 và 112 2030 Bảng 3.7. Các phƣơng án phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An 122 Giang đến năm 2025 Bảng 3.8 Danh mục các dự án hạ tầng logistics trọng điểm ƣu tiên nghiên cứu 124 đầu tƣ Bảng 4.1 Các dịch vụ logistics cần phát triển trên địa bàn tỉnh An Giang đến 142 năm 2025, định hƣớng đến năm 2030 vii
  8. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề án - Dịch vụ logistics có vai trò hết sức to lớn trong nền kinh tế quốc dân, các dịch vụ logistics tạo ra mối liên kết kinh tế, thƣơng mại, tài chính của toàn bộ chuỗi cung ứng hay chuỗi giá trị của hàng hóa, từ sản xuất, lƣu thông, phân phối đến tiêu dùng, không chỉ trong phạm vi từng địa phƣơng, vùng trong cả nƣớc mà còn kết nối dòng chảy hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi khu vực và toàn cầu; hoạt động logistics và kết nối hiệu quả là yếu tố quan trọng bảo đảm năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia và từng địa phƣơng. Logistics hiệu quả đặc biệt quan trọng đối với một nền kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và xuất khẩu nhƣ Việt Nam. - Nhận thức đƣợc vai trò của dịch vụ logistics, các quốc gia trong khu vực, nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đã xây dựng Kế hoạch phát triển logistics và thành lập các cơ quan giúp Chính phủ phát triển ngành dịch vụ logistics. Ở Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Mục tiêu nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nƣớc 5 năm 2016-2020, về Phát triển khu vực dịch vụ cũng đã nêu rõ: “Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lƣợng tri thức và công nghệ cao nhƣ: du lịch, hàng hải, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin. Hiện đại và mở rộng các dịch vụ giá trị gia tăng cao nhƣ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, logistics và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh khác...”. Bên cạnh đó, cũng đã có định hƣớng chiến lƣợc cho phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics, thể hiện tại các quy hoạch tổng thể của cả nƣớc, của một số vùng và địa phƣơng, gần đây nhất là Quyết định số 200/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2017 về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025”. Thủ tƣớng Chính phủ cũng tiếp tục khẳng định vai trò của ngành trong Hội nghị toàn quốc về logistics vào tháng 2/2018, đó là:“Logistics là ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể của nền kinh tế và phát triển dịch vụ logistics thành một ngành kinh tế đem lại giá trị gia tăng cao; gắn dịch vụ này với phát triển hàng hóa xuất nhập khẩu. Phát triển thị trƣờng dịch vụ logistics lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc phù hợp”. - Trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới và khu vực, thƣơng mại Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ cả về thƣơng mại nội địa và xuất nhập khẩu. Vì vậy, nhu cầu về các loại hình dịch vụ logistics, đặc biệt là dịch vụ logistics trọn gói, chất lƣợng cao, phạm vi toàn cầu với giá cả hợp lý sẽ ngày càng tăng; 1
  9. - An Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển thƣơng mại nội địa và xuất nhập khẩu, trong đó có thƣơng mại biên giới. Trong những năm qua, thƣơng mại và dịch vụ đã đóng góp tích cực trong tăng trƣởng, phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và ghi dấu thành công của tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực của Tỉnh và Vùng. An Giang là trung tâm kinh tế, thƣơng mại giữa 3 thành phố lớn, gồm TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ (Việt Nam) và Phnompenh (Campuchia); là cửa ngõ giao thƣơng có từ lâu đời giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), TP. Hồ Chí Minh với các nƣớc tiểu vùng MêKông (Campuchia, Thái Lan và Lào), là 1 trong 4 tỉnh của vùng Tứ giác Long Xuyên. Vị thế địa – kinh tế nhƣ vậy đã đem lại cho tỉnh An Giang vị thế chiến lƣợc trong chuỗi cung ứng và kết nối giao thƣơng giữa Việt Nam với các nƣớc trong khu vực, với vai trò vừa là điểm đầu, vừa là điểm cuối và cũng là nơi trung chuyển hàng hóa. Chính vì vậy, phát triển các dịch vụ logistics trên địa bàn Tỉnh vừa là nhu cầu tự thân vừa là đòi hỏi khách quan của phát triển thƣơng mại trong nƣớc và giao thƣơng với các nƣớc láng giềng, cũng nhƣ thế giới. - An Giang đã và đang chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, song song với triển khai nhiều công trình và dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy thƣơng mại; các loại hình hạ tầng thƣơng mại đang đƣợc quy hoạch và định hƣớng để chuyển đổi, nâng cấp thành các loại hình hạ tầng thƣơng mại phù hợp và hiệu quả hơn. Đây cũng chính là một trong những điều kiện quan trọng và cơ hội cho phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Tỉnh. - Mặc dù vậy, cũng nhƣ tình trạng phổ biến trên toàn quốc, dịch vụ logistics trên địa bàn Tỉnh chƣa thực sự phát triển (cả về cung và cầu dịch vụ logistics), chƣa phát huy đƣợc vai trò vốn có của dịch vụ logistics, chƣa đóng góp đƣợc vào giá trị gia tăng của toàn Tỉnh nói chung và của lĩnh vực thƣơng mại nói riêng. - Một mặt để đáp ứng nhu cầu thực tiễn về phát triển kinh tế, thƣơng mại và hội nhập quốc tế của Tỉnh, mặt khác để phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn một cách hiệu quả, góp phần thực thi định hƣớng chiến lƣợc và quy hoạch về phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ logistics quốc gia, vùng lãnh thổ, cần thiết phải xây dựng và triển khai đề án phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới. Đây cũng là nhiệm vụ cần thiết phải thực hiện theo sự chỉ đạo của Chính phủ và UBND Tỉnh. Vì những lý do trên, nghiên cứu xây dựng Đề án “Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030” là hết sức cần thiết, đáp ứng đƣợc yêu cầu mới về phát triển kinh tế, thƣơng mại, dịch vụ và hội nhập. Qua đó, đảm bảo các dòng chảy hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam trong nƣớc và tới các quốc gia trong khu vực, cũng nhƣ tiếp tục vƣơn xa hơn theo các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị một cách bền vững và hiệu quả. 2
  10. 2. Mục tiêu của đề án Xây dựng cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi của đề án 3.1. Đối tượng của đề án Đối tƣợng của đề án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh. 3.2. Phạm vi của đề án - Phạm vi về nội dung: Phát triển hệ thống logistics, trong đó tập trung phát triển một số loại hình dịch vụ logistics thuê ngoài nhƣ kho hàng hóa; vận tải, cảng; dịch vụ cho xuất, nhập khẩu hàng hóa và lƣu thông hàng hóa trong nƣớc, thu mua, tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn tỉnh An Giang. - Phạm vi về không gian: Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh An Giang, có xét đến mối liên hệ với hệ thống logistics của Vùng ĐBSCL và của cả nƣớc. - Phạm vi về thời gian: Tình hình/ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thƣơng mại và hệ thống logistics của Tỉnh An Giang giai đoạn 2007 – 2016; Giải pháp phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh đến năm 2025 và định hƣớng đến năm 2030. 4. Căn cứ xây dựng đề án - Các Nghị quyết của Ban chấp hành TW Đảng và Đảng bộ Tỉnh; - Nghị quyết, quyết định của Quốc hội, Chính phủ và UBND Tỉnh; - Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics; - Quyết định số 1012/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 03/07/2015, về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nƣớc đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030”; - Quyết định số 200/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 14/ 02/2017, về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025”; - Quyết định số 09/2016/QĐ-UBND ngày 17/02/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành quy định quản lý thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh An Giang; - Quyết định số 16/2016/QĐ-UBND ngày 16/3/2016 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành quy định định mức chi đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh An Giang; - Quyết định số 187/QĐ-UBND ngày 13/01/2017 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt tạm thời định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tỉnh An Giang; 3
  11. - Quyết định số 3461/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề cƣơng và dự toán kinh phí Đề án Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030; - Các chiến lƣợc, định hƣớng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành dịch vụ, thƣơng mại và các ngành, lĩnh vực khác của Tỉnh đã đƣợc phê duyệt. - Chiến lƣợc, quy hoạch phát triển dịch vụ, thƣơng mại của cả nƣớc, của vùng đã đƣợc phê duyệt. - Các Văn bản của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, Ủy ban nhân dân Tỉnh An Giang, Bộ Công Thƣơng liên quan đến phát triển dịch vụ logistics cả nƣớc, vùng và Tỉnh; + Quyết định số 149/QĐ-UBND ngày 23/01/2015 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt dự án điều chỉnh, bổ sung “Quy hoạch giao thông đƣờng bộ và đƣờng thủy tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; + Quyết định số 4051/QĐ-BCT ngày 10/10/2016 của Bộ Công Thƣơng phê duyệt “Quy hoạch hệ thống kho hàng hóa phục vụ phát triển công nghiệp chế biến Vùng kinh tế trọng điểm Vùng ĐBSCL đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”; + Thông báo số 29/TB-VPCP ngày 23/01/2017 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tƣớng Vƣơng Đình Huệ tại Hội nghị thu hút đầu tƣ, kinh doanh logistics vùng ĐBSCL; + Công văn số 443/VPUBND-KTN ngày 08/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Hội nghị thu hút đầu tƣ, kinh doanh logistics vùng ĐBSCL; + Công văn số 444/VPUBND-TH ngày 08/02/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc báo cáo kết quả Hội nghị thu hút đầu tƣ, kinh doanh logistics vùng ĐBSCL; - Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, kết quả khảo sát và các tài liệu khác có liên quan. 5. Yêu cầu đối với đề án - Đƣợc xây dựng có căn cứ khoa học, thể hiện đƣợc tính cân đối và tính hiệu quả trong phát triển; - Phù hợp với chiến lƣợc, định hƣớng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong cùng kỳ; với chiến lƣợc, kế hoạch hành động, định hƣớng và quy hoạch phát triển logistics của cả nƣớc, của Vùng ĐBSCL. - Có tầm nhìn chiến lƣợc, tạo bƣớc chuyển đột phá trong phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn, phù hợp với bối cảnh trong nƣớc và quốc tế, khu vực, phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế, dịch vụ và thƣơng mại, đồng thời phải có lộ trình thực hiện cụ thể. 4
  12. - Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh góp phần phát triển thị trƣờng cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn, nhằm đem lại giá trị gia tăng cao cho các hoạt động kinh tế, thƣơng mại của Tỉnh, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics của cả Vùng và cả nƣớc. - Chỉ ra đƣợc các ƣu tiên và nguồn lực cho phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh theo lộ trình. - Xác định và thu hút các nhà đầu tƣ phát triển và cung ứng dịch vụ logistics đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu của đề án - Tổ chức điều tra, khảo sát thực tế tại địa bàn tỉnh An Giang và Vùng ĐBSCL về các nội dung chủ yếu nhƣ: Thực trạng phát triển hệ thống logistics, hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật thƣơng mại và một số điều kiện cho sự phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn; - Làm rõ sự cần thiết, cơ sở pháp lý và các điều kiện để phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang (tập trung vào điều kiện về nguồn lực nhƣ đất đai, mặt bằng, vốn, nhân lực, môi trƣờng đầu tƣ và thu hút đầu tƣ phát triển logistics, thể chế, chính sách,….) - Xác định nội dung về phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang: phát triển dịch vụ về giao nhận, dịch vụ cảng, vận tải (nội địa, quốc tế), bảo quản, kho bãi, quản lý hàng hóa, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa,…. - Đánh giá thực trạng phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang (chỉ rõ những thành tựu, hạn chế bất cập và nguyên nhân); Đánh giá tiềm năng và cơ hội phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang; Đánh giá khó khăn và thách thức phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang - Xác định/Dự báo nhu cầu về dịch vụ logistics trên địa bàn Tỉnh và Vùng ĐBSCL. - Lập các phƣơng án/kịch bản về phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh gắn với từng thời kỳ và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh (tập trung vào phát triển các trung tâm logistics hoặc phát triển các nhà cung ứng dịch vụ logistics nhƣ dịch vụ kho hàng hóa (theo đặc điểm thƣơng phẩm của hàng hóa); trung tâm trung chuyển hàng hóa; vận tải; thông quan; tài chính; cảng; dịch vụ cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm,…). Từ đó xác định các hạng mục và nhu cầu về mặt bằng, vốn đầu tƣ, nguồn nhân lực,… - Lựa chọn phƣơng án phát triển hệ thống logistics trên địa bàn Tỉnh; Đề xuất các chính sách, giải pháp và kế hoạch tổ chức thực hiện; 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, thống kê kinh tế - Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực tế - Phƣơng pháp dự báo, so sánh. 5
  13. - Xây dựng các kịch bản, luận chứng và lựa chọn phƣơng án phát triển - Phƣơng pháp chuyên gia 8. Nội dung chính của đề án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề án gồm 4 phần nhƣ sau: Phần 1. Điều kiện, nội dung, nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang Phần 2. Thực trạng phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2007 – 2016 Phần 3. Phƣơng án phát triển hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh An Giang đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030 Phần 4. Giải pháp và tổ chức thực hiện 6
  14. PHẦN 1. ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG, NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG 1.1. Tổng quan về tỉnh An Giang 1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Tỉnh * Vị trí địa lý An Giang là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)1, phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây Bắc giáp nƣớc bạn Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ. Bên cạnh đó, tỉnh An Giang còn nằm trong tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên2 với TP. Long Xuyên và TP. Châu Đốc là hai trong 4 đỉnh của Tứ giác. Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang Tỉnh có vị trí liền kề với TP. Cần Thơ (trung tâm kinh tế lớn của vùng ĐBSCL) và khá gần TP. Hồ Chí Minh, cách 190 km (trung tâm cấp Quốc gia và vùng trọng điểm miền Nam và Đông Nam Bộ, vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa, vừa là thị trường lớn, tạo điều kiện tương tác lẫn nhau trong tiêu thụ sản phẩm và tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật). Tổng diện tích tự nhiên toàn Tỉnh là 3.536,680 km2, chiếm 8,7% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm 1,07% diện tích cả nƣớc, đứng thứ 4 trong13 tỉnh của vùng ĐBSCL. Tỉnh An Giang đƣợc chia thành 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 02 thành phố là TP. Long Xuyên (tỉnh lỵ) và TP. Châu Đốc, 01 thị xã (Tân Châu) và 08 huyện với 156 xã, phƣờng, thị trấn. An Giang có tuyến biên giới dài gần 100 km với 02 cửa khẩu quốc gia, 02 cửa khẩu quốc tế (trong đó có 1 CKQT đƣờng thủy Sông Tiền, xã Vĩnh Xƣơng) và nhiều đƣờng mòn, lối mở nên Tỉnh có nhiều lợi thế để trở thành cầu nối trung chuyển hàng hóa giữa thị trƣờng trong nƣớc với thị trƣờng Campuchia và các nƣớc ASEAN. * Địa hình và thủy văn 7
  15. An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Bên cạnh đó, mang đặc trƣng thủy văn của vùng ĐBSCL nên An Giang có hệ thống các sông lớn, có hệ thống rạch tự nhiên và kênh đào rải khắp trên địa bàn Tỉnh. Tỉnh nằm đầu nguồn sông Cửu Long, có sông Tiền3, sông Hậu bao bọc cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo thành những tuyến giao thông đƣờng thuỷ quan trọng nối liền các địa bàn trong Tỉnh và với các tỉnh vùng ĐBSCL, với các nƣớc Campuchia, Lào, Thái Lan. * Khí hậu An Giang mang đặc trƣng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 0C, lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 1.130 mm. Độ ẩm trung bình 75 - 80%. Tỉnh không chịu ảnh hƣởng trực tiếp của bão, các hiện tƣợng lốc xoáy. * Tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên đất Phần lớn diện tích đất của An Giang là đất sản xuất nông nghiệp (chiếm 79,95%), đất lâm nghiệp có rừng chiếm 3,29%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 1,13%, đất ở chiếm 3,82%, đất chƣa sử dụng còn rất ít, chiếm 0,32%. - Tài nguyên nƣớc Tài nguyên nƣớc mặt, đƣợc cung cấp chủ yếu từ sông Tiền và sông Hậu, cùng với hơn 280 tuyến sông rạch lớn khác, lƣu lƣợng của các sông khá lớn nên đủ cung cấp nƣớc cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt kể cả trong mùa khô. Đây là nguồn cung cấp nƣớc tƣới cho hầu hết diện tích gieo trồng canh tác trong Tỉnh, tạo thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, với nguồn nƣớc mặt dồi dào, mang lại cho Tỉnh nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng, từ đó tạo ra lợi thế về điều kiện khai thác và phát triển ngành nuôi trồng, chế biến thủy hải sản. Các loại thủy hải sản chủ yếu gồm: cá, tôm, cua… dù có trữ lƣợng hạn chế, nhƣng với diện tích mặt nƣớc lớn, nguồn lợi thủy sản đa dạng về chủng loại nên khai thác đƣợc quanh năm (trừ mùa bão, lũ…). - Tài nguyên rừng An Giang hiện có 12.572,7 ha rừng, trong đó 1.113,43 ha rừng tự nhiên, 11.459,27 ha rừng trồng. Rừng trồng chủ yếu là các loại cây mọc nhanh nhƣ bạch đàn, keo lá tràm, tai tƣợng kết hợp với cây gỗ quý nhƣ sao, dầu, giáng hƣơng, cây dó bầu và các loại cây ăn quả lâu năm. Rừng tự nhiên hiện còn giữ đƣợc các cây gỗ quý nhƣ giáng hƣơng, thau lao, dầu, căm xe. Rừng đất ngập nƣớc chủ yếu là cây tràm (rừng tràm Trà Sƣ). Mặc dù tài nguyên rừng của Tỉnh có diện tích không lớn nhƣng có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái, an ninh quốc phòng và đặc biệt ở vùng núi, tài nguyên rừng tạo môi trƣờng thuận lợi đối với việc trồng cây dƣợc liệu dƣới tán rừng tạo ra sản phẩm dƣợc liệu có dƣợc tính rất cao so với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL. 8
  16. + Tài nguyên du lịch An Giang là một trong những Tỉnh thuộc vùng ĐBSCL đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh, núi non hùng vĩ. Bên cạnh đó, Tỉnh có đa dân tộc, đa tôn giáo với 4 dân tộc là Kinh, Khmer, Chăm, Hoa cùng chung sống lâu đời tạo ra những giá trị văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng thể hiện qua các lê hội văn hóa dân tộc, tín ngƣỡng tôn giáo. Tỉnh có 11 tôn giáo đƣợc phân bổ rộng khắp trên địa bàn tỉnh, gắn với hệ thống tín ngƣỡng là hệ thống các cơ sở thờ tự nhƣ Miếu, Miễu, Thánh thất, Đền, Đình, Chùa, Lăng, Nhà thờ, Thánh đƣờng Hồi Giáo. Trong đó, tín ngƣỡng thờ mẫu nổi tiếng khắp cả nƣớc, thu hút hàng triệu lƣợt khách mỗi năm. Các làng nghề thủ công truyền thống, các công trình kiến trúc văn hóa độc đáo với nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh thắng. Tỉnh có 82 di tích đƣợc xếp hạng, trong đó có 02 di tích cấp quốc gia đặc biệt là khu lƣu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng và Khu di tích văn hóa Óc Eo, 28 di tích cấp quốc gia và 52 di tích cấp tỉnh; 02 Lễ hội đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam và Hội đua bò Bảy Núi; 01 khu du lịch quốc gia. Tỉnh có giao thông thủy, bộ thuận tiện đến thành phố Phnôm Pênh (Campuchia) với khoảng cách ngắn nhất. An Giang là trung tâm giao lƣu kinh tế, văn hoá với tiểu vùng sông Mê kông gồm: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và một số nƣớc Đông Nam Á khác. Do vậy, khách du lịch đến An Giang không chỉ để thăm quan các phong cảnh thiên nhiên và các lễ hội trong Tỉnh mà còn để du lịch sang các nƣớc ASEAN khác. + Tài nguyên khoáng sản Tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú với các loại đá xây dựng, đá ốp lát, đá áplit, cát núi, cát sông, sét gạch ngói, than bùn, kaolin, vỏ sò, nƣớc khoáng, quặng kim loại (molipden, vàng gốc, vàng thiếc)…, đóng góp tích cực cho phát triển KT-XH của Tỉnh, cũng nhƣ là nguồn cung cấp nguyên vật liệu xây dựng phục vụ thị trƣờng trong Tỉnh và vùng ĐBSCL. 1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang * Tăng trưởng kinh tế Trong giai đoạn 2007-2016, kinh tế của Tỉnh liên tục tăng trƣởng và phát triển với quy mô GRDP ngày càng tăng và nhịp tăng trƣởng khá cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành sản xuất phát triển, tác động tích cực đối với phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt là thƣơng mại và dịch vụ logistics. Cụ thể: Giai đoạn 2007-2010, kinh tế của Tỉnh đạt mức tăng trƣởng bình quân tăng 10,66%/năm (GRDP tính theo giá so sánh 1994 tăng từ 12.835,8 tỷ đồng năm 2007 lên 16.962,7 tỷ đồng năm 2010). Giai đoạn 2011-2016, kinh tế của Tỉnh đạt mức tăng trƣởng bình quân tăng 5,1%/năm (GRDP tính theo giá so sánh 2010 tăng từ 41.620,2 tỷ đồng năm 2011 lên 52.503,8 tỷ đồng năm 2016). 9
  17. Biểu đồ 1.1. Tăng trƣởng kinh tế của cả nƣớc và An Giang giai đoạn 2007 - 20164 Đơn vị tính: % \ Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang và cả nước năm 2010 và 2016 *Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Cơ cấu kinh tế So với cả nƣớc, tăng trƣởng và quy mô kinh tế của Tỉnh còn khiêm tốn. Quy mô kinh tế của Tỉnh bằng 1,52% GDP cả nƣớc. Đồng thời, tăng trƣởng kinh tế của Tỉnh giai đoạn 2007- 2016 thấp hơn tốc độ tăng trƣởng chung của cả nƣớc. Biểu đồ 1.2. Cơ cấu kinh tế của tỉnh An Giang và cả nƣớc năm 2016 Đơn vị tính: % Nguồn: Niên giám thống kê cả nước 2016; Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2016 Trong cơ cấu kinh tế của Tỉnh hiện nay cho thấy, dịch vụ là ngành kinh tế chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong GRDP, chiếm khoảng 51,70%; tiếp đến là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 32,96% (năm 2016). Nhƣ vậy, ngành công nghiệp – xây dựng (CN-XD) trên địa bàn Tỉnh còn chậm phát triển, chiếm tỷ trọng thấp trong GRDP của tỉnh, với khoảng 13,73% (năm 2016). Cơ cấu kinh tế hiện nay của Tỉnh có sự khác biệt so với cơ cấu kinh tế chung của cả nƣớc, với tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GRDP của Tỉnh cao hơn nhiều so với cả nƣớc (32,96% của Tỉnh so với 16,32% của cả nƣớc); Tỷ trọng của 10
  18. CN-XD của Tỉnh thấp hơn nhiều so với cả nƣớc (tƣơng ứng là 13,73% so với 32,72%); Tỷ trọng của ngành dịch vụ của Tỉnh cao hơn so với cả nƣớc (tƣơng ứng là 51,70% so với 40,92%). - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong giai đoạn 2007-2016, cơ cấu kinh tế trên địa bàn Tỉnh mặc dù có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng CN-XD và giảm dần tỷ trọng của nông, lâm nghiệp và thủy sản nhƣng còn chậm. Cụ thể: Tỷ trọng của ngành nông, lâm, thủy sản mặc dù có xu hƣớng giảm, từ 35,29% (năm 2007) xuống 32,96% (năm 2016) nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong GRDP; Tỷ trọng của CN-XD có xu hƣớng tăng chậm, từ 12,37% (năm 2007) lên 13,73% (năm 2016) và chiếm tỷ lệ thấp trong GRDP; Tỷ trọng của dịch vụ có xu hƣớng giảm, từ 52,34% (năm 2006) xuống 51,70% (năm 2016). Biểu đồ 1.3. Cơ cấu kinh tế của tỉnh An Giang năm 2007 và năm 2016 Đơn vị tính: % Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2016 - Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo loại hình kinh tế cho thấy, các thành phần kinh tế đƣợc tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động và phát triển. Trong đó, kinh tế cá thể và kinh tế tƣ nhân đang giữ vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào tăng trƣởng kinh tế của Tỉnh, tuy nhiên, vẫn chƣa đủ hấp dẫn để thu hút khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.Cụ thể, tỷ trọng của khu vực kinh tế cá thể chiếm 66,47%, kinh tế tƣ nhân chiếm 17,01%. Trong khi đó, tỷ lệ của khu vực kinh tế nhà nƣớc chiếm 13,26%, kinh tế tập thể chiếm 1,43% và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chỉ chiếm 0,22%. * Thực trạng sản xuất nông nghiệp Là địa phƣơng đầu nguồn sông Cửu Long, An Giang đƣợc sông Tiền, sông Hậu cung cấp nguồn nƣớc ngọt quanh năm, ít chịu ảnh hƣởng của hạn hán, xâm nhập mặn, những cơn bão mạnh... nên so các tỉnh trong khu vực, An Giang có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp. Trong giai đoạn 2007 - 2016, sản xuất nông, lâm, thủy sản duy trì đƣợc mức tăng trƣởng tốt. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (giá hiện hành) tăng từ 11
  19. 15.559,3 tỷ đồng năm 2010 lên 40.561,8 tỷ đồng năm 2016, tƣơng ứng tăng 2,6 lần. Sản xuất tiếp tục phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lƣợng, hiệu quả đƣợc nâng lên. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt tăng nhanh, từ 85,2 triệu đồng (năm 2010) lên 119 triệu đồng (năm 2016). Tuy nhiên, giá trị sản phẩm thu đƣợc trên 1 ha mặt nƣớc không ổn định và có xu hƣớng giảm (từ 2,628 tỷ đồng năm 2010 xuống 1,887 tỷ đồng năm 2016) do biến động của thị trƣờng thế giới, ảnh hƣởng trực tiếp đến giá thủy sản xuất khẩu. Đến nay, trên địa bàn Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung qui mô lớn. Đối với trồng trọt, GTSX của ngành cũng có xu hƣớng tăng nhanh, từ 13.171 tỷ đồng năm 2007 lên 33.666 tỷ đồng năm 2016, tƣơng ứng tăng 2,5 lần. Trong đó, GTSX của cây lƣơng thực có hạt chiếm 73%; cây rau đậu, hoa cây cảnh chiếm 15%; cây ăn quả chiếm 3,8%, còn lại là các loại cây công nghiệp (hàng năm và lâu năm). Trong trồng trọt, cây lúa vẫn là cây trồng chiến lƣợc của Tỉnh. Tuy nhiên, thời gian qua, với định hƣớng phát triển nông nghiệp công nghệ cao và chuyển đổi đất trồng lúa khó khăn sang các loại cây trồng đặc sản khác, trên địa bàn Tỉnh đã phát triển hiệu quả nhiều loại sản phẩm trồng trọt, nhƣ: Vùng lúa gạo, với quy mô gần 700.000 ha (tập trung chủ yếu tại các huyện nhƣ Thoại Sơn, Tri Tôn, Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân); Vùng cây ăn quả nhƣ chuối, xoài, với quy mô gần 9.000 ha (tập trung nhiều nhất tại các huyện Chợ Mới, Tịnh Biên, An Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Phú Tân); Vùng ngô, với quy mô khoảng 8.000 ha (tập trung tại các huyện An Phú, Tân Châu, Chợ Mới, Phú Tân); Vùng rau dƣa các loại (tập trung chủ yếu tại các huyện Chợ Mới, Châu Phú, Tân Châu, An Phú, Châu Thành); Vùng chăn nuôi bò, lợn (tập trung chủ yếu tại các huyện nhƣ Chợ Mới, Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú, Thoại Sơn, Châu Thành, Thành phố Long Xuyên); Vùng nuôi trồng thủy sản, với quy mô hơn 2.000 ha, (tập trung chủ yếu tại các huyện nhƣ Châu Phú, Thoại Sơn, Chợ Mới, Châu Thành, thành phố Long Xuyên). Sản phẩm nông nghiệp hàng hóa nhƣ nếp (huyện Phú Tân), xoài ba màu, cam xoàn (huyện Chợ Mới), chuối cấy mô (huyện Tri Tôn). Đối với chăn nuôi, giá trị sản xuất của ngành tăng từ 1.032,6 tỷ đồng năm 2007 lên 2.692,6 tỷ đồng năm 2016, tƣơng ứng tăng 2,6 lần. Mô hình phát triển chăn nuôi tập trung theo phƣơng thức trang trại phát triển nhanh, với quy mô lớn. Đồng thời, việc áp dụng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học đang đƣợc áp dụng khá phổ biến. Đến hết năm 2016, toàn Tỉnh có khoảng 1.180 trang trại chăn nuôi, tăng 609 trang trại so với năm 2012 (đạt 571 trang trại), ví dụ, sản phẩm bò thịt (huyện Tri Tôn), lợn sinh học. Đối với thủy sản, giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế năm 2016 đạt 9.930,46 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2007 (đạt 4.408,5 tỷ đồng). Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2016 đạt khoảng 2.586,9 ha, giảm 451,38 ha so với năm 12
  20. 2007 (đạt 3.038,28 ha). Đồng thời, sản lƣợng thủy sản trong giai đoạn này có xu hƣớng tăng, từ 315.765 tấn năm 2007 lên 369.844 tấn năm 2016. Đến nay, trên địa bàn Tỉnh đã hình thành một số vùng chuyên canh sản xuất thủy sản nhƣ cá tra, cá ba, cá rô phi, điêu hồng, tôm càng xanh… Năng lực và chất lƣợng sản xuất, cung ứng giống thủy sản ngày càng đƣợc cải thiện do tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Đây là một trong những nguồn cung cấp sản phẩm thủy sản quan trọng đối với thị trƣờng nội Tỉnh, cũng nhƣ thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Nhƣ vậy, với sự phát triển và chuyển dịch tích cực trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Tỉnh thời gian qua, đặc biệt với sự hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn nhƣ vùng sản xuất lúa, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng cây ăn quả… đã có tác động tích cực đối với phát triển thƣơng mại tỉnh An Giang, không chỉ là nơi tạo nguồn hàng hóa phục vụ cho sản xuất, chế biến mà còn là nguồn cung ứng hàng hóa lớn cho thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng xuất khẩu. Đây cũng là nhân tố có ảnh hƣởng tích cực tới sự phát triển thƣơng mại và góp phần gia tăng nhu cầu đối với dịch vụ logistics trên địa bàn Tỉnh. * Thực trạng sản xuất công nghiệp - Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh trong giai đoạn 2007 - 2016 có xu hƣớng tăng đều qua các năm, từ 14.093,5 tỷ đồng năm 2007 lên 42.683,8 tỷ đồng năm 2016, tƣơng ứng tăng hơn 3 lần. - Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn Tỉnh gồm: đá xây dựng (4,28 triệu m3); phi lê đông lạnh (139.188 tấn); quả và hạt ƣớp lạnh (8726 tấn); hạt điều khô (420 tấn); gạo đã xát và đánh bóng hạt hoặc hồ (2,115 triệu tấn); thức ăn gia súc (31.096 tấn); thức ăn cho nuôi trồn thủy sản (157.165 tấn); áo sơ mi (17,393 triệu cái); xi măng portland đen (333.226 tấn); điện thƣơng phẩm (2054 triệu KW); nƣớc uống đƣợc (60,39 triệu m3). - Số lƣợng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh An Giang hiện có một số khu công nghiệp (KCN) đang hoạt động, thu hút đầu tƣ. Theo Công văn số 576/TTg-KTN ngày 12/04/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc cho bổ sung các KCN của tỉnh An Giang tại danh mục các KCN dự kiến ƣu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ với các KCN Bình Long (150 ha), Bình Hòa (250 ha), Vàm Cống (200 ha), Hội An (100 ha). Hiện nay đã đƣa vào hoạt động 2 KCN là Bình Long và Bình Hòa, giải quyết việc làm cho khoảng 10.500 lao động, chủ yếu là lao động trong Tỉnh, với các ngành nghề da giày, may mặc, thủy sản, ... Ngoài ra, trên địa bàn Tỉnh hiện có một số cụm công nghiệp (CCN) đang hoạt động nhƣ: CCN Trung An, CCN Tân Mỹ Chánh, CCN Song Thuận, CCN An Thạnh, ... 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2