Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phẩn (NHTMCP) Việt Nam
lượt xem 3
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề án "Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phẩn (NHTMCP) Việt Nam" nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTMCP Việt Nam; Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm hạn chế RRTD cho hệ thống các NHTM Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phẩn (NHTMCP) Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài Chính- Ngân Hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Tài Chính- Ngân Hàng Mã số chuyên ngành: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ VĂN TUẤN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, số liệu bài viết, kỹ thuật xử lý mô hình trình bày trong nghiên cứu này là chân thực và chưa được nộp cho bất cứ công trình khoc học nào. Ngày 01 tháng 03 năm 2024 Tác giả Nguyễn Thị Thu
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Văn Tuấn, người đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Với những chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn và những lời động viên của Thầy đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin cám ơn các Quý Thầy,Cô thuộc Khoa Sau Đại Học đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học. Tôi xin chân thành cám ơn!
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ..................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................... vii TÓM TẮT ĐỀ ÁN ....................................................................................................viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.5. Phương pháp nghiêu cứu ....................................................................................... 3 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................... 4 1.7. Kết cấu của đề án .................................................................................................. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ......... 5 2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ................................. 5 2.1.1. Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng ................................................................... 5 2.1.1.1. Một số khái niệm về rủi ro tín dụng ........................................................ 5 2.1.1.2. Lý thuyết về rủi ro tín dụng theo chuẩn mực BASEL II ......................... 6 2.1.2. Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ......... 6 2.1.2.1. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay ...................................................... 7 2.1.2.2. Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên dư nợ cho vay ................................... 7 2.1.3. Các lý thuyết liên quan đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ........... 8 2.1.3.1. Lựa chọn bất lợi ...................................................................................... 8 2.1.3.2. Rủi ro đạo đức ........................................................................................ 9 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại ..... 10 2.1.4.1. Yếu tố bên trong ngân hàng .................................................................. 11 2.1.4.2. Yếu tố bên ngoài ngân hàng .................................................................. 13 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây liên quan đến các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại ........................................................................... 15
- iv 2.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ......................................................................... 15 2.2.2. Nghiên cứu ở trong nước ......................................................................... 19 2.2.3. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 24 3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 24 3.2. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 24 3.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 25 3.3.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 25 3.3.2. Biến phụ thuộc – Rủi ro tín dụng (CR) ......................................................... 26 3.3.3. Các biến độc lập và giả thuyết nghiên cứu ................................................... 26 3.3.3.1. Quy mô ngân hàng (SIZE) .................................................................... 27 3.3.3.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) .......................................... 28 3.3.3.3. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) ............................................................. 28 3.3.3.4. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) ......................................................... 29 3.3.3.5. Tăng trưởng tín dụng (LOANGR) ......................................................... 29 3.3.3.6. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) .......................................................... 30 3.3.3.7. Tăng trưởng kinh tế (GDP) ................................................................... 31 3.3.3.8. Tỷ lệ lạm phát (INF) ............................................................................. 32 3.3.3.9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ......................................................... 32 3.3.3.10. Lượng kiều hối (REMIT) .................................................................... 33 3.3.4. Mô tả các biến nghiên cứu ........................................................................... 34 3.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 35 3.4.1. Phân tích hồi quy ......................................................................................... 35 3.4.2. Các kiểm định của mô hình hồi quy ............................................................. 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 38 4.1. Tổng quan thực trạng về rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2022 ................................................................................................................. 38 4.2. Phân tích thống kê mô tả ..................................................................................... 42 4.3. Phân tích ma trận tương quan .............................................................................. 45 4.4. Kiểm định đa cộng tuyến .................................................................................... 46 4.5. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy theo mô hình Pooled OLS, REM, FEM ....... 46 4.6. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp......................................... 48 4.7. Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình REM ................................................. 48
- v 4.8. Khắc phục khuyết tật của mô hình hồi quy REM ................................................ 49 4.9. Thảo luận kết quả nghiên cứu.............................................................................. 50 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................... 57 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 57 5.2. Một số khuyến nghị ............................................................................................ 58 5.2.1. Đối với quy mô ngân hàng ........................................................................... 58 5.2.2. Đối với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ................................................. 59 5.2.3. Đối với tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi ........................... 59 5.2.4. Đối với tỷ lệ chi phí trên thu nhập ................................................................ 60 5.2.5. Chú trọng đến việc thu hút kiều hối.............................................................. 60 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo............................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. i PHỤ LỤC 01 .............................................................................................................. ix
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Cụm từ 1 CIR Tỷ lệ chi phí trên thu nhập 2 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 3 FEM Ước lượng tác động cố định 4 FGLS Ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi 5 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 6 INF Tỷ lệ lạm phát 7 LDR Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi 8 LLP Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên tổng dư nợ cho vay 9 LLR Tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay trên tổng dư nợ cho vay 10 LOANGR Tăng trưởng tín dụng 11 NHNN Ngân hàng Nhà nước 12 NHTM Ngân hàng thương mại 13 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 14 NIM Tỷ lệ thu nhập lãi thuần 15 NPL Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay 16 Pooled OLS Ước lượng hồi quy tối thiểu gộp 17 PPNC Phương pháp nghiên cứu 18 REM Ước lượng tác động ngẫu nhiên 19 REMIT Kiều hối 20 ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 21 RRTD Rủi ro tín dụng 22 SGMM mô hình GMM hệ thống 23 SIZE quy mô ngân hàng 24 TCTD Tổ chức tín dụng
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Tên Nội dung Trang Bảng 2.1 Tổng kết các kết quả của các nghiên cứu liên quan 21 Bảng 3.1 Tóm tắt biến và kỳ vọng dấu 34 Bảng 4.1 Rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2022 41 Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến 42 Bảng 4.3 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình 46 Bảng 4.4 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 46 Bảng 4.5 Các kết quả hồi quy của mô hình Pooled OLS, REM, FEM 47 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình 48 Bảng 4.7 Kết quả kiểm định tự tương quan 49 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi 49 Bảng 4.9 Kết quả hồi quy của mô hình theo phương pháp FGLS 50 Bảng 4.10 Kết quả hồi quy mô hình theo FGLS và giả thuyết kỳ vọng 51 Biểu đồ 4.1 Rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2012 40
- viii TÓM TẮT ĐỀ ÁN Từ khóa: Rủi ro tín dụng, nợ xấu, ngân hàng thương mại Đề tài nhằm mục đích phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù ngân hàng và vĩ mô đến rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam từ năm 2011-2022 và đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong bối cảnh kinh tế phức tạp. Đề tài sử dụng dữ liệu của 26 NHTM Việt Nam, kết hợp 4 phương pháp ước lượng Pooled OLS, REM, FEM và FGLS để phân tích mô hình gồm 6 biến đặc thù ngân hàng (SIZE, NIM, ROE, LDR, LOANGR, CIR) và 4 biến vĩ mô (GDP, INF, REMIT, FDI) nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài Kết quả thu thập được cho thấy các yếu tố có tác động thuận chiều đến RRTD là Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR), tăng trưởng tín dụng (LOANGR), tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) và các yếu tố tác động nghịch chiều đến RRTD là quy mô (SIZE), tỷ suất sinh lợi ROE, kiều hối (REMIT). Còn các yếu tố còn lại chưa thấy rõ tác động đến RRTD.
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Tại Việt Nam, các ngân hàng hoạt động chủ yếu theo kiểu truyền thống; trong đó, hoạt động tín dụng luôn giữ vai trò then chốt, chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên, hoạt động cấp tín dụng cũng ẩn chứa khá nhiều rủi ro với các mức độ tần suất khác nhau. Trong các loại rui ro của hoạt động cấp tín dụng, có thể nói, rủi ro tín dụng (RRTD) chiếm vị trí quan trọng bậc nhất, bởi tính phổ biến và hậu quả của nó. RRTD được xem là loại rủi ro hàng đầu đe doạ đến sự sinh tồn của hệ thống tài chính (Caruso và cộng sự, 2021). Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008- 2009 làm gia tăng các bất ổn kinh tế lên hệ thống tài chính toàn cầu, và đặt ra nghi ngờ đối với các cơ sở tín dụng của các ngân hàng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, các NHTM đã quan tâm nhiều hơn đến các khoản nợ xấu và RRTD vì nó đe doạ đến sự ổn định của ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản ngân hàng (Naili & Lahrichi, 2022). Theo các nghiên cứu gần đây, một lượng lớn các yếu tố nội tại và yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến RRTD của các NHTM đã được tìm thấy (Misman và cộng sự, 2020; Barra và cộng sự, 2021; Kabir và cộng sự, 2022; Alrfai và cộng sự, 2022; Naili và Lahrichi, 2022; Rizqa và cộng sự, 2023). Cụ thể, Barra và cộng sự (2021) đã chứng minh rằng các yếu tố đặc thù như: tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí trên tổng tài sản và tỷ lệ tiền gửi trên dư nợ cho vay,.. có ảnh hưởng đến RRTD của ngân hàng Ý. Bên cạnh đó, Misman và cộng sự (2020) đã phát hiện rằng, quy mô ngân hàng và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản cũng ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM tại khu vực Đông Nam Á. Hơn nữa, Alrfai và cộng sự (2022) khi kiểm tra các yếu tố quyết định đến RRTD tại các ngân hàng Jordan, đã tìm thấy rằng các yếu tố vĩ mô như: FDI, tăng trưởng GDP, kiều hối và nợ công đều ảnh hưởng đến RRTD của NHTM. Nghiên cứu của Rizqa và cộng sự (2023) đã đóng góp bằng chứng cho thấy các yếu tố quyết định RRTD tại ngân hàng ở Indonesia bao gồm: tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập, tỷ lệ cho vay trên tiền gửi và lạm phát. Với các tài liệu khoa học hiện có được nêu trên cho thấy các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến RRTD đến từ các nước đang phát triển đang rất được quan tâm trong thời gian gần đây. Và vì rủi ro tín dụng dường như liên quan đến sự phá sản của ngân hàng nên
- 2 số lượng các nghiên cứu khám phá các yếu tố quyết định rủi ro tín dụng đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (Yagli và cộng sự, 2023). Là một quốc đang phát triển, Việt Nam luôn đạt mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng gắn liền với xử lý nợ xấu lên hàng đầu và đã gặt hái được một số thành công nổi bật trong giai đoạn 2011-2021; tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam giảm đáng kể và duy trì dưới mức 3%, giảm từ 3,04% năm 2012 xuống còn 1,68% trong năm 2021. Tuy nhiên, việc xử lý dứt điểm nợ xấu, xây dựng hệ thống ngân hàng thực sự lành mạnh theo tiêu chuẩn quốc tế vẫn chưa thực sự được giải quyết, đặc biệt là trong năm 2022, với những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và biến động phức tạp của nền kinh tế vĩ mô, đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam gia tăng mạnh mẽ sau một thời gian dài được kiểm soát khá tốt, đạt mức 2,41% trong năm 2022. Tất cả những điều trên, cho thấy đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phẩn (NHTMCP) Việt Nam” được thực hiện là vô cùng cần thiết, nhằm mục tiêu kiểm chứng lại các yếu tố nội bộ - đặc thù và yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến RRTD của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn cập nhật nhất đến hiện tại, góp phần cung cấp kiến thức kiếm soát RRTD cho các nhà quản trị tại các ngân hàng kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả nhất, góp phần ổn định hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Thông qua xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTMCP Việt Nam nhằm đưa ra hàm ý quản trị hạn chế rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: - Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTMCP Việt Nam. - Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm hạn chế RRTD cho hệ thống các NHTM Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Đề án tiến hành giải đáp các câu hỏi sau, để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu: - Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến RRTD của các NHTMCP Việt Nam và mức độ ảnh hưởng như thế nào? - Có các hàm ý nào phù hợp để kiểm soát RRTD NHTMCP Việt Nam?
- 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đề án tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại các NHTMCP Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Tác giả lựa chọn mẫu nghiên cứu gồm 26 NHTMCP tại Việt Nam dựa trên cơ sở như sau: tính đến tính đến thời điểm 31/12/2022, Việt Nam có tổng cộng 31 NHTMCP, tác giả lựa chọn xem xét 26/31 NHTMCP là những ngân hàng có quy mô tương đối lớn, chiếm gần 80% tổng tài sản của hệ thống các NHTMCP tại Việt Nam (Báo cáo NHNN, 2023). - Phạm vi thời gian: Tác giả lựa chọn giai đoạn nghiên cứu trong vòng 12 từ năm 2011 đến 2022. Năm 2011 là năm hệ thống NHTM Việt Nam bắt đầu thực hiện chương trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng (TCTD) của Chính phủ ban hành và đến năm 2022 là năm có thể khai thác tối đa các dữ liệu các NHTM công bố. - Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tập trung xem xét các yếu tố đặc thù và kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến RRTD của NHTM dựa trên cở sở các nghiên cứu trước đây. 1.5. Phương pháp nghiêu cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu (PPNC) định lượng bao gồm: ước lượng hồi quy tối thiểu gộp (Pooled OLS), ước lượng tác động cố định (FEM) và ước lượng tác động ngẫu nhiên (REM) để xem xét ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc đại diện cho RRTD của các NHTMCP Việt Nam. Tiếp đến, tác giả tiến hành lựa chọn mô hình phù hợp trong 3 phương pháp ước lượng trên thông qua các kiểm định cụ thể như sau: tác giả sử dụng kiểm định F để lựa chọn giữa phương pháp Pooled OLS và FEM, kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian Multiplier để lựa chọn giữa phương pháp Pooled OLS và REM; và kiểm định Hausman để lựa chọn giữa phương pháp FEM và REM. Sau khi lựa chọn được mô hình phù hợp trong ba phương pháp cơ bản Pooled OLS, REM, FEM, đề án tiếp tục sử dụng các kiểm định Wooldridge, kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian Multiplier và kiểm định Wald nhằm kiểm định các khuyết tật như tự tương quan và phương sai sai số thay đổi của mô hình hồi quy được lựa chọn.
- 4 Cuối cùng, nếu các phương pháp được lựa chọn tồn tại vẫn còn tồn tại khuyết tật tự tương quan và phương sai sai số thay đổi. Tác giả sẽ sử dụng phương pháp FGLS để giải quyết các khuyết tật trên (nếu có). 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu - Về mặt khoa học: đề án bổ sung các kết quả thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM. - Về mặt thực tiễn: hỗ trợ các nhà quản trị NHTM đánh giá được mức độ RRTD, đồng thời tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến RRTD của các NHTM. Từ đó đề xuất các phương án giải pháp nhằm giúp hạn chế RRTD tại các NHTM Việt Nam. 1.7. Kết cấu của đề án Đề án được kết cấu thành 5 chương với những nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 của nghiên cứu đã giới thiệu tổng quan các vấn đề của bài nghiên cứu đặt ra. Từ những mục tiêu đó tác giả tiến hành thu thập và phân tích số liệu thực tế về tình hình hoạt động của các NHTMCP ở Việt Nam để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại các NHTMCP ở Việt Nam.
- 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại 2.1.1. Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng 2.1.1.1. Một số khái niệm về rủi ro tín dụng Theo Coyle (2000), "RRTD là tổn thất do khách hàng từ chối hoặc không có khả năng thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ. RRTD là rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt khi người đi vay (khách hàng) không thực hiện nghĩa vụ nợ đúng hạn hoặc khi đáo hạn. Rủi ro này có thể khiến cho ngân hàng dẫn đến phán sản nếu không dược quản lý phù hợp”. Theo Campbell (2007), “RRTD là rủi ro liên quan đến khoản vay do ngân hàng cấp, khoản vay này sẽ không được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ đúng hạn”. Theo Gande (2008), “tín dụng thường là quá trình vay và cho vay tiền. Các NHTM thường xuyên hoàn thiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng bằng cách cung cấp cho khách hàng một khoản nợ mới”. Có một số nguồn rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động động của ngân hàng, chẳng hạn như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường và rủi ro chính trị. Trong đó, RRTD là rủi ro cao nhất mà các ngân hàng phải đối mặt. Chen và Pan (2012) cho thấy RRTD là tỷ lệ biến động của các công cụ nợ hoặc các sản phẩm phái sinh do thay đổi về chất lượng tín dụng của người đi vay và các bên liên quan. Khoản vay ngân hàng là khoản nợ liên quan đến việc phân phối lại tài sản tài chính giữa người cho vay và người vay, thường đề cập đến việc người đi vay nhận một số tiền từ người cho vay và phải trả lại số tiền được gọi là tiền gốc. Ngoài ra, ngân hàng thường tính một khoản phí đối với người đi vay là lãi suất của khoản nợ. Theo Afriyie và Akotey (2012), tình hình RRTD của ngân hàng có thể trở nên tồi tệ hơn do thiếu năng lực thể chế, tư vấn tín dụng không hiệu quả, hội đồng quản trị kém, hệ số thanh khoản và tỷ lệ an toàn vốn thấp, cũng như thiếu sự giám sát thích hợp của ngân hàng trung ương. Theo Win (2018), “RRTD có thể được định nghĩa đơn giản là rủi ro mà người vay ngân hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình theo các điều kiện và điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng”. Ngoài ra, RRTD còn là một trong các mối đe doạ với độ tin cậy của các NHTM. Chi phí biên của nợ và vốn chủ sở hữu có thể tăng lên do RRTD gia tăng, điều này làm gia tăng
- 6 chi phí vốn của ngân hàng và do đó dẫn đến các hạn chế về khả năng thanh toán (Almekhlafi và cộng sự, 2016). Rủi ro tín dụng là việc ngân hàng cấp tín dụng cho một bên (công ty, cá nhân hoặc tổ chức tài chính khác) theo một thoả thuận hoặc hợp đồng tài chính, trong đó bên đi vay không đủ khả năng thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng tín dụng (Incekara & Cetinkaya, 2019). Theo đó, RRTD là rủi ro gây ra bởi sự thiếu chính xác trong việc tính toán khả năng vỡ nợ của đối tác. Ở cấp độ vi mô, Mpofu và Nikolaidoa (2018); Priyadi và cộng sự (2021) cho rằng, rủi ro tín dụng là rủi ro nghiêm trọng nhất mà các ngân hàng phải đối mặt trong hoạt động của mình. Một mặt, RRTD thường được định nghĩa ở cấp độ vi mô là là “rủi ro của khoản vay không được thanh toán (một phần hoặc toàn bộ) cho người cho vay” (Naili và Lahrichi, 2022). Mặt khác, hậu quả của nó có thể xảy ra ở cấp độ vĩ mô do tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng (Koju và cộng sự, 2020), tức là RRTD cao tác động đến sự ổn định kinh tế của một quốc gia (Priyadi và cộng sự, 2021). 2.1.1.2. Lý thuyết về rủi ro tín dụng theo chuẩn mực BASEL II tại ngân hàng thương mại Theo Uỷ ban Basel và giám sát ngân hàng (1999): “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là khả năng mà các khách hàng vay hoặc bên đối tác không thực hiện được nghĩa vụ của mình theo các điều kiện đã thảo thuận. Theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thoả thuận với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tóm lại, có thể hiểu đơn giản “Rủi ro tín dụng phát sinh trong cấp tín dụng của ngân hàng cho khách hàng, do khách hàng đã không tuân thủ theo đúng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã cam kết, biểu hiện qua việc không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả khoản nợ (bao gồm nợ gốc và lãi vay) theo đúng thời hạn đã ấn định hoặc không trả được nợ cho ngân hàng” 2.1.2. Một số chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Về mặt lý thuyết theo chuẩn mực của Basel II, đo lường RRTD thực chất là quá trình sử dụng các công cụ, kỹ thuật và phương pháp để xác định mức độ RRTD. Mục đích của
- 7 việc đo lường đánh giá RRTD là xác định mực độ RRTD từ đó ước lượng mức độ tổn thất do RRTD gây ra và có kế hoạch ứng phó kịp thời để hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Kết quả đo lường đánh giá RRTD tác động trực tiếp đến khả năng kiểm soát RRTD của ngân hàng. Vì vậy, việc đo lường đánh giá RRTD phải được thực hiện một cách chính xác và kịp thời ở cấp độ từng khoản tín dụng riêng lẻ và danh mục tín dụng. Về mặt thực nghiệm, theo Sobarsyah và cộng sự (2020), rủi ro tín dụng thường được đo lường thông qua hai thước đo bao gồm: tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên tổng dư nợ cho vay (LLP) và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (NPL). Việc sử dụng LLP và NPL đại diện cho rủi ro tín dụng đã được ghi nhận rộng rãi trong các tài liệu nghiên cứu về rủi ro tín dụng ngân hàng (Soedarmono & cộng sự, 2017; Antony & cộng sự, 2023). Khi hai chỉ tiêu LLP và NPL gia tăng đồng nghĩa rằng RRTD của các ngân hàng cũng gia tăng. Theo đó, NPL lại là thước đo rủi ro tín dụng quá khứ khi tổn thất cho vay đã xảy ra, còn LLP là thước đo cho rủi ro tín dụng có tầm nhìn hướng đến tương lai và thường phụ thuộc vào quyết định của nhà quản lý trong việc trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụngdự kiến do những thay đổi của các yếu tố đặc thù ngân hàng và quốc gia cụ thể. 2.1.2.1. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (Non performing loans - NPL) Các nhà khoa học chỉ ra rằng RRTD thường được đo lường bằng các khoản nợ xấu (Gila – Gourgoura và cộng sự, 2018). Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (NPL) so sánh quy mô nợ xấu với tổng quy mô tín dụng mà ngân hàng đã cho vay. Tỷ lệ nợ xấu cao hơn cho thấy các ngân hàng có nguy cơ mất khoản vay và các chi phí liên quan đến khoản vay cao hơn (Wu & cộng sự, 2022). Chỉ tiêu NPL đo lường tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay, được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu như: Naili và Lahrichi (2022), Alrfai và cộng sự (2022), Rizqua và cộng sự (2023); Yagli và cộng sự (2023); Rini và cộng sự (2023); Kornelia và cộng sự (2023);… 2.1.2.2. Tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay trên dư nợ cho vay (Loan loss provisions - LLP) Một thước đo khác của rủi ro tín dụng được sử dụng trong các nghiên cứu khoa học đó là dự phòng rủi ro cho vay. Về phương diện quản lý rủi ro, tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay (LLP) là một trong những chính sách thiết lập của ngân hàng để khắc phục RRTD có thể
- 8 xảy ra trong tương lai hay nói cách khác LLP được sử dụng như một công cụ để kiểm soát RRTD. Chỉ tiêu LLP được tính toàn bằng tỷ lệ chi phí dự phòng RRTD trên dư nợ cho vay, được dùng để đại diện cho RRTD trong các nghiên cứu như: Karoglou và cộng sự (2018); Sobarsyah, M. và cộng sự (2020); Antony và cộng sự (2023),… Tóm lại, mặc dù có nhiều thước đo cho RRTD. Tuy nhiên, áp dụng góc độ quản lý và để thuận tiện cho việc thu thập dữ liệu, tác giả sẽ sử dụng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (NPL) để đại diện cho thước đo rủi ro tín dụng trong nghiên cứu này. Quan điểm này được ủng hộ bởi nhiều nghiên cứu trước đây như Naili và Lahrichi (2022), Alrfai và cộng sự (2022), Rizqua và cộng sự (2023); Yagli và cộng sự (2023); Rini và cộng sự (2023); Kornelia và cộng sự (2023);… 2.1.3. Các lý thuyết liên quan đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Lý thuyết tài chính dựa trên giả định rằng thị trường hoàn hảo. Trong đó, thông tin đang lưu hành trên thị trường sẽ đến được với tất cả các nhà đầu tư mà không mất phí và ngay lập tức được phản ánh vào giá cả. Thị trường tín dụng cũng không ngoại lệ và thường chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự không hoàn hảo do sự hiện diện của các thông tin bất cân xứng. Người cho vay có thể thiếu thông tin cần thiết để định giá khoản vay; công việc này phải phản ánh mức độ rủi ro của người đi vay, nghĩa là xác xuất vỡ nợ của họ. Do đó, người cho vay sẽ phải đối mặt với chi phí để sàng lọc người nộp đơn an toàn khỏi những người nộp đơn rủi ro và giám sát hành động của người đi vay; do đó, người cho vay có thể yêu cầu các khoản phí bổ sung, nghĩa là người cho vay có thể thêm một khoản phần bù vào lãi suất, từ đó lãi suất cao có thể phản ánh chi phí cao các hoạt động này (Hoff và Stiglitz, 1990). Tuy nhiên, việc tăng lãi suất có thể có tác động ngược chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng, vì điều đó có thể khiến người đi vay rủi ro bất chấp lựa chọn vay vốn. Những người đi vay an toàn thực sự có thể từ bỏ vốn vay, vì bản thân nhận định xác suất không trả được nợ của mình thấp những phải gánh chịu lãi suất cho vay cao (Stiglitz và Weiss, 1981). Có hai khái niệm chính liên quan đến bất cân xứng thông tin trong thị trường tín dụng. Đó là “lựa chọn bất lợi” và “rủi ro đạo đức”. 2.1.3.1. Lựa chọn bất lợi Vấn đề lựa chọn bất lợi trên thị trường tín dụng nảy sinh khi người cho vay không biết đầy đủ thông tin chi tiết về người đi vay trước khi hợp đồng vay được ký kết giữa các
- 9 bên. Người cho vay thiếu thông tin đầy đủ về xếp hạng rủi ro và khả năng trả nợ của người đi vay dẫn đến lựa chọn bất lợi. Bởi vì người cho vay không đủ thông tin chi tiết về từng người yêu cầu cấp vốn, khi cân nhắc sự tồn tại của những người đi vay có ít khả năng trả nợ, người cho vay có thể tăng lãi suất hoặc siết chặt các điều kiện cho vay. Và trong trường hợp này, những người đi vay có khả năng trả nợ cao hơn sẽ rút lui khỏi thị trường, vì không thích các điều kiện vay như vậy. Do đó, xác suất cấp khoản vay cho người đi vay thực tế không đủ điều kiện trong mắt người cho vay, cụ thể là xác suất lựa chọn bất lợi sẽ tăng lên. Trong khu vực ngân hàng, lựa chọn bất lợi có thể xảy ra trước khi ký kết hợp đồng; theo đó, khách hàng sẵn sàng cung cấp dữ liệu và thông tin sai lệch để được các ngân hàng chấp nhận đơn xin tài trợ. Khi ngân hàng không kiểm tra chứng từ của khách hàng, ngân hàng có thể cung cấp tài trợ cho các khách hàng không đủ điều kiện. Các lựa chọn bất lợi mà các ngân hàng phải đối mặt, có thể là thông tin và dữ liệu được cung cấp cho các ngân hàngdưới dạng giả mạo, từ chứng minh nhân dân, địa chỉ văn phòng đến tài sản thế chấp. Một số khách hàng thậm chí còn thực hiện các thao tác chỉnh sửa, giả mạo tài khoản ngân hàngcủa mình nhằm đạt được mục đích vay vốn. Một số khách hàng khác tự tạo vỏ bọc là ngườicó nhân cách tốt và do đó xứng đáng được vay vốn. Các ngân hàng mắc sai lầm khi cung cấp tài trợ cho các khách hàng có dữ liệu sai lệch, do sự sơ suất của ngân hàng trong việc lựa chọn khách hàng. Các ngân hàng tự tin quá mức vào các thông tin do khách hàng cungcấp và không tuân theo nguyên tắc 6C trong phân tích tài chính. Lựa chọn bất lợi xảy ra vìcác ngân hàng không có đủ thông tin về danh tiếng và điều kiện tài chính thực sự của kháchhàng. Hạn chế này có thể xuất phát từ sự thiếu minh bạch giữa các ngân hàng. Các nhân viên ngân hàng cố ý chấp thuận yêu cầu tài trợ của một số khách hàng xấu (rủi ro vỡ nợ cao). Do mối quan hệ giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng, việc tài trợ có thể dễ dàngđược phê duyệt. Với các hành vi làm phát sinh vấn đề lựa chọn bất lợi, các ngân hàng có thể làm giảm chất lượng tài sản, gia tăng nợ xấu và rủi ro danh mục đầu tư trong tương lai (Rodoni và Yaman, 2018). 2.1.3.2. Rủi ro đạo đức Rủi ro đạo đức có thể được mô tả là việc sử dụng sai mục đích các khoản tiền tài trợ. Vì rủi ro đạo đức đề cập đến các tình huống người cho vay không thể giám sát hành động của người đi vay, tình huống này còn gọi là hành động ẩn giấu. Người đi vay có thể tham gia vào một dự án rủi ro mà người cho vay không chấp thuận, nhưng không có cách nào
- 10 để người cho vay ngăn chặn. Thực sự, những người đi vay sẽ có xu hướng tham gia các dự án có rủi ro cao trong thời gian gánh chịu lãi suất cho vay cao; điều này là do lợi nhuận của người đi vay chính là phần còn lại sau khi trừ nợ lãi và gốc; do đó, không có lý do gì để người đi vay không mạo hiểm đầu tư nhằm đạt được lợi nhuận cao hơn, trạng trải các chi phí phát sinh do lãi suất cho vay cao. Mặt khác, lợi nhuận của người cho vay là tiền lãi, được xác định trước bất kể hiệu quả sinh lời đối với dự án của người đi vay. Do đó, trong khi lợi nhuận kỳ vọng của người đi vay là một hàm đồng biến theo rủi ro của dự án, lợi nhuận kỳ vọng của người cho vay là một hàm nghịch biến theo rủi ro này (Stiglitz và cộng sự, 1981). Do đó, khi người đi vay thể hiện xu hướng chấp nhận rủi ro đạo đức, người cho vay sẽ không biết nguồn vốn mà mình tài trợ sẽ được sử dụng ở đâu và cố gắng loại bỏ rủi ro đó bằng cách tìm kiếm các khoản cho vay thế chấp bổ sung và gắn với các điều kiện cho vay. Trong khu vực ngân hàng, vấn đề rủi ro đạo đức có thể xảy ra khi khách hàng không trung thực trong việc thực hiện các kế hoạch, phương án đầu tư và sản xuất trước đó. Điều này là do khach hàng không cung cấp được các báo cáo phù hợp hoặc giữ bí mật một số khía cạnh hoạt động cho ngân hàng. Một số yếu tố khác gây ra rủi ro đạo được xuất phát từ việc các ngân hàng không thực hiện giám sát và theo dõi sự phát triển hoạt động kinh doanh của khách hàng. Mặc dù về nguyên tắc, ngân hàng không được can thiệp vâo hoạt động kinh doanh của khách hàng để đảm bảo rằng việc tài trợ là hiệu quả. Trong nghiên cứu của Rodoni và Yaman (2018), các tác giả kết luận rằng rủi ro đạo đức xảy ra là do sự cẩu thả của bộ phận quản lý các ngân hàng trong việc kiểm tra hồ sơ đăng ký tài trợ cho khách hàng. Việc giám sát định kỳ của các ngân hàng được thự hiện với mục đích nhằm theo dõi tình hình phát triển hoạt động kinh doanh của khách hàng trong từng thời kỳ. Các ngân hàng chỉ sẵn sàng cung cấp vốn vay cho khách hàng sau khi tiến hành lựa chọn khách hàng nghiêm ngặt. Điều này nhằm tránh rủi ro đạo đức khi khách hàng có thể sử dụng sai mục đích vay vốn, trì trệ trong việc điều hành kinh doanh; từ đó, ngăn chặn và hạn chế nguy cơ xảy ra nợ xấu, nợ quá hạn của khách hàng. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả rất quan trọng đối với nhiều đơn vị khác nhau như cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý ngân hàng và các nhà nghiên cứu điều tra về các yếu tố gây ra rủi ro tín dụng ở ngân hàng. Destiana (2018) cho rằng các yếu tố gây ra RRTD có thể do chính ngân hàng (yếu tố nội bộ), người đi vay (các khoản vay) và các yếu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững
48 p | 228 | 33
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 10
55 p | 15 | 6
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Bưu điện liên việt Sài Gòn
110 p | 7 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh quận 7
70 p | 8 | 5
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Xây dựng Cơ khí Thương mại Đại Hưng Thịnh
93 p | 5 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
105 p | 5 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 5 – Phòng giao dịch Thuận Kiều
69 p | 8 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Thực trạng phát hành thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đông TP.Hồ Chí Minh
72 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
102 p | 9 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Quản Trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Định
89 p | 13 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất
101 p | 6 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp tăng trưởng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Phú Nhuận
98 p | 10 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh 5 - Phòng Giao dịch Thuận Kiều
70 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Vĩnh Hưng Long An
72 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Phong Phú
81 p | 6 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức
82 p | 15 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Đắk Lắk
70 p | 6 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Tài chính Ngân hàng: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Phú Nhuận
117 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn