Ngày giảng<br />
<br />
Lớp/sĩ số<br />
<br />
Tiết 37-38<br />
<br />
Viết Bài làm văn số 3<br />
(Nghị Luận Văn học)<br />
<br />
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA<br />
<br />
- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình môn Ngữ<br />
văn lớp 11 từ tuần 7 -tuần 12:<br />
+ Kiểm tra kiến thức về văn bản văn học: Đọc – ghi nhớ tác phẩm văn học<br />
+ Kiểm tra việc vận dụng kiến thức để làm bài văn nghị luận văn học<br />
+ Kỹ năng làm bài văn nghị luận văn học<br />
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA<br />
<br />
- Tự luận<br />
- Học sinh làm bài ở lớp<br />
III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA<br />
Mức độ<br />
Nhận biết<br />
Chủ đề<br />
Nhận biết giá<br />
trị nội dung và<br />
Chủ đề 1<br />
Đọc hiểu văn nghệ thuật văn<br />
bản văn học<br />
bản<br />
<br />
Số câu: 01<br />
Số điểm: 3,0đ<br />
<br />
Vận dụng<br />
Vận dụng thấp<br />
Vận dụng cao<br />
Hiêu giá trị Vận dụng kiến<br />
nội dung và thức đã học để<br />
nghệ thuật viết đoạn văn.<br />
văn bản văn<br />
học.<br />
Vận<br />
dụng kiến<br />
thức về Ngữ<br />
cảnh để đọc<br />
hiểu<br />
văn<br />
bản<br />
Thông hiểu<br />
<br />
Số câu: 01<br />
Số điểm: 3,0đ<br />
<br />
Trình bày cảm nhận sâu sắc về 1<br />
đoạn văn trong bài ô Văn tế nghĩa sĩ<br />
Cần Giuộc ằ của Nguyễn Đình<br />
Chiểu<br />
<br />
Chủ đề 2<br />
Nghị luận<br />
văn học<br />
<br />
Số câu: 01<br />
Số điểm: 7,0đ<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
- 01 câu<br />
- 3.0 điểm<br />
- Tỉ lệ: 30%<br />
<br />
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN<br />
<br />
- 01 câu<br />
- 7.0 điểm<br />
- Tỉ lệ: 70%<br />
<br />
- 01 câu<br />
-7.0 điểm<br />
- tỉ lệ: 70%<br />
- 2 câu<br />
- 10 điểm<br />
- Tỉ lệ: 100%<br />
<br />
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ<br />
Họ và tên:...................................<br />
Lớp 11A.....<br />
Viết Bài làm văn số 3<br />
(Nghị luận văn học)<br />
Môn: ngữ văn - 11<br />
<br />
Thời gian: 90 phút<br />
Lời phê của cô giáo<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
Đề bài<br />
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)<br />
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:<br />
Vịnh khoa thi Hương<br />
(Trần Tế Xương)<br />
“Nhà nước ba năm mở một khoa,<br />
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.<br />
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,<br />
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.<br />
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,<br />
Váy lê quét đất mụ đầm ra.<br />
Nhân tài đất Bắc nào ai đó,<br />
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.<br />
Câu 1: (0,5đ)<br />
Xác định bối cảnh giao tiếp rộng và bối cảnh giao tiếp hẹp trong bài thơ “Vịnh<br />
khoa thi hương”?<br />
Câu 2: (0,5đ)<br />
Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có gì đặc biệt?<br />
Câu 3: (0,5đ)<br />
Nhận xét hình ảnh sĩ tử và quan trường?<br />
Câu 4: (0,5đ)<br />
Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật trong hai câu thơ 5,6? Nêu tác dụng?<br />
Câu 5: (1,0đ)<br />
Viết đoạn văn phân tích tâm trạng, thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết<br />
<br />
Phần II. Nghị luận văn học (7 điểm)<br />
Những cảm nhận sâu sắc của em về đoạn văn sau trong bài : Văn tế nghĩa sĩ Cần<br />
Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu :<br />
Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc thấy lại thêm<br />
buồn. Sống làm chi ở lính Mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì nghe càng thêm hổ.<br />
Thà thác mà đặng câu địch khái về theo tổ phụ cũng vinh, hơn còn mà chịu<br />
chữ đầu tây ở với man di rất khổ.<br />
BÀI LÀM<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
………..............................................................................................................<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
………..............................................................................................................<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
………..............................................................................................................<br />
<br />
V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM<br />
<br />
Câu 1. Đọc hiểu<br />
Câu 1: (0,5đ)<br />
- Bối cảnh giao tiếp rộng: xã hội VN cuối thế kỉ XIX<br />
- Bối cảnh giao tiếp hẹp: Kì thi năm Đinh Dậu (1897) toàn quyền Pháp Pôn-đu-me<br />
cùng vợ đến dự.<br />
Câu 2: (0,5)<br />
- Kì thi có sự xáo trộn thiếu nề nếp quy củ trường thi ở Nam Định thi lẫn với<br />
trường thi Hà Nội.<br />
- Nhà nước tổ chức chứ không phải triều đình.<br />
Câu 3: (0,5đ)<br />
- Sĩ tử lôi thôi, luộm thuộm, nhếch nhác.<br />
- Quan trường ậm ọe âm thanh ú ớ, nói không rõ tiếng, la lối hách dịch, vênh váo.<br />
Câu 4: (0,5đ)<br />
- Đối: lọng cắm rợp trời>< váy lê quét đất; quan sứ đến>< mụ đầm ra.<br />
- Tác dụng: tác giả châm biếm mạnh mẽ hình ảnh quan sứ được đón tiếp trọng thể,<br />
mụ đầm ăn mặc diêm dúa, điệu đáng. Tất cả đều phô trương hình, hình thức.<br />
Câu 5: (1,0đ): HS cần nêu được nội dung sau:<br />
- Hai câu kết tác giả thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh mất<br />
nước.<br />
- Thấy được tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của nhà thơ.<br />
Câu 2 : NLVH<br />
1.Yêu cầu về kỹ năng<br />
- Biết cách trình bày một bài làm văn nghị luận văn học.<br />
- Trình bày ngắn gọn, đủ ý, diễn đạt lưu loát.<br />
- Bố cục rõ ràng. Văn có cảm xúc.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức. Học sinh có thể có những cách trình bày khác nhau<br />
nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau:<br />
1. Hiểu và giải thích được nghĩa của những từ ngữ<br />
- Sống làm chi theo quân tả đạo: Câu hỏi nhưng khẳng định không bao giờ sống<br />
với giặc<br />
- Quăng vùa hương, xô bàn độc : Quăng đi bát hương, bàn thờ tổ tiên, gia tộc<br />
- Sống làm chi ở lính mã tà : Hỏi nhưng khẳng định : Không theo lính tây, không<br />
làm tay sai cho giặc<br />
- Uống rượu, ăn bánh mỳ nghe càng thêm hổ: sinh hoạt cùng với tây, nhưng lương<br />
tâm hổ thẹn, cắn dứt.<br />
- Thà thác mà đặng cau địch khái: Thà chết đi mà thể hiện sự khẳng khái, ý chí<br />
tinh thần giống nòi<br />
- Về theo tổ phụ cũng vinh: Chết về với tổ tiên cũng cảm thấy vinh dự<br />
- Hơn còn chịu chữ đầu tây...ở với man di rất khổ: Không chịu đầu hàng giặc,<br />
theo giặc ...là khổ nhục<br />
2. Hiểu ý nghĩa đoạn văn :<br />
- Lòng quyết tâm không theo giặc. Quan niệm rằng nếu đầu hàng giặc, theo giặc là<br />
tự chà đạp lên tổ tiên, nòi giống; hổ thẹn với lương tâm.<br />
- Thà chết về theo tổ tiên còn hơn chịu đầu hàng giặc , sống theo cuộc sống của<br />
Tây thì khổ nhục vô cùng.<br />
<br />
- Quan niệm sống đẹp của người nông dân nghĩa sĩ : chết vinh còn hơn sống nhục<br />
Phẩm chất cao đẹp, đạo lý sáng ngời của người nông dân Nam Bộ nói riêng,<br />
con người Việt Nam nói chung trong kháng chiến chống Pháp nửa đầu thế kỷ<br />
XIX.<br />
3. Mở rộng, liên hệ<br />
- Phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam trongchiến tranh từ ngàn xưa<br />
- Tiếp nối truyền thống đạo lý sáng ngời của dân tộc<br />
3. Thang điểm<br />
- Điểm 7: Đáp ứng tất cả các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi nhỏ về diễn<br />
đạt.<br />
- Điểm 5-6: Đáp ứng được 2/3 các yêu cầu trên. Bài viết còn mắc một số lỗi chính<br />
tả, diễn đạt.<br />
- Điểm 3-4: Đáp ứng được 1-2 nội dung yêu cầu trên. Bài mắc quá nhiều lỗi chính<br />
tả, diễn đạt.<br />
- Điểm 1-2: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài ý, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, ngữ<br />
pháp, chính tả.<br />
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.<br />
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA<br />
- Đảm bảo chuẩn kiến thức-kỹ năng; thống nhất đề kiểm tra trong khối 11<br />
c/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà<br />
- Soạn bài theo phân phối chương trình<br />
- Tự kiểm tra lại kiến thức làm bài, rút kinh nghiệm cho bài viết sau<br />
<br />