intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÁ NGỪ SỌC DƯA TẠI NHA TRANG

Chia sẻ: Quang Phi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:118

191
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngành thủy sản Việt Nam phát triển nhờ vào lợi thế có bờ biển dài khoảng 3.260 km và vùng biển rộng hơn 1 triệu km2 chứa nhiều nguồn lợi thủy sản phong phú đa dạng (FAO, 2005). Nguồn lợi chính là cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,1 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,4 triệu tấn/năm (FAO, 2004). Đánh bắt thủy sản được xem là chỗ dựa sinh kế cho hàng chục triệu người...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÁ NGỪ SỌC DƯA TẠI NHA TRANG

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG PHAN LÊ DIỄM HẰNG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÁ NGỪ SỌC DƯA TẠI NHA TRANG LUẬN VĂN THẠC SĨ Nha Trang, tháng 07 năm 2012 i
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG PHAN LÊ DIỄM HẰNG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÁ NGỪ SỌC DƯA TẠI NHA TRANG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH Nha Trang, tháng 07 năm 2012 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Phan Lê Diễm Hằng, học viên lớp Cao học Quản trị kinh doanh Khóa 2009, Trường Đại học Nha Trang xin cam đoan: Mọi tài liệu, số liệu dùng phân tích, tính toán và dẫn chứng trong luận văn thạc sĩ là chính xác, trung thực, hợp lệ và không vi phạm pháp luật. Tôi thực hiện nội dung luận văn này dưới sự hướng dẫn khoa học của Cô PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh. Nha Trang, ngày 20 tháng 07 năm 2012 Phan Lê Diễm Hằng iii
  4. LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, trong thời gian thực hiện đề tài tôi luôn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Thầy Cô, sự ủng hộ của gia đình và sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và cộng đồng những người sản xuất và kinh doanh sản phẩm cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang. Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh là người trực tiếp hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy Cô khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang đã tận tâm và nhiệt tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học cao học tại trường; và xin gửi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian, động viên tinh thần và giúp đỡ để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các chủ tàu, các ngư dân, các chủ nậu vựa, các anh chị của các công ty chế biến, những người bán sỉ và lẻ ở các chợ trên địa bàn thành phố Nha Trang đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin trong quá trình tôi thu thập số liệu và hình ảnh để hoàn thiện đề tài. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Phan Lê Diễm Hằng iv
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ix MỤC LỤC ....................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. x PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ x 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 5. Kết cấu đề tài ............................................................................................................... 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 5 1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh ................................................................................. 5 1.1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh ................................................................................. 5 1.1.2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter ........................................ 6 1.1.3. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter ...................................... 9 1.2. Lý thuyết về chuỗi giá trị........................................................................................ 12 1.2.1. Khái niệm chuỗi giá trị ........................................................................................ 12 1.2.2. Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng .......................................................................... 14 1.2.3. Tầm quan trọng của phân tích chuỗi giá trị ......................................................... 14 1.2.4. Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản toàn cầu ............................................................ 16 1.2.5. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản ..................................... 20 1.2.6. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị dựa vào ứng dụng mô hình SCP ............... 22 1.3. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................................... 25 1.3.1. Nghiên cứu nước ngoài ....................................................................................... 25 1.3.2. Nghiên cứu trong nước ........................................................................................ 27 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU .......................... 32 2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................................. 32 v
  6. 2.1.1. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp ........................................................................ 32 2.1.2. Thông tin dữ liệu ................................................................................................. 32 2.2. Phương pháp tính toán và xử lý dữ liệu ................................................................. 33 Chương 3: TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ KHÁNH HÒA ......................................................................... 35 3.1. Tình hình cung và cầu thủy sản thế giới ................................................................. 35 3.1.1. Nguồn cung thủy sản thế giới .............................................................................. 35 3.1.2. Nhu cầu tiêu dùng thế giới .................................................................................. 36 3.2. Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản Việt Nam .......................... 37 3.2.1. Tình hình cung nguyên liệu ................................................................................. 37 3.2.1.1. Hoạt động khai thác .......................................................................................... 37 3.2.1.2. Nuôi trồng thủy sản .......................................................................................... 38 3.2.2. Tình hình chế biến thủy sản................................................................................. 39 3.2.3 Tình hình tiêu thụ ................................................................................................. 41 3.3. Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản Khánh Hòa ........................ 42 3.3.1. Khai thác thủy sản ............................................................................................... 42 3.3.2. Nuôi trồng thủy sản ............................................................................................. 44 3.3.3. Tình hình chế biến thủy sản................................................................................. 45 3.3.4. Tình hình tiêu thụ ................................................................................................ 46 3.4. Giới thiệu cá ngừ sọc dưa ....................................................................................... 48 3.4.1. Cá ngừ ................................................................................................................. 48 3.4.2. Cá ngừ sọc dưa .................................................................................................... 48 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ SỌC DƯA TẠI NHA TRANG ....................................................................................................... 51 4.1. Phân tích cấu trúc thị trường .................................................................................. 51 4.1.1. Cấu trúc thị trường cá ngừ sọc dưa ..................................................................... 51 4.1.2. Đặc điểm những tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang 52 4.2. Tổ chức vận hành thị trường và tình hình cạnh tranh trong ngành 60 4.2.1. Phương thức giao dịch mua bán và thanh toán trên thị trường 60 4.2.2. Quy trình xác lập giá mua bán 61 4.2.3. Tiếp cận thông tin thị trường 63 vi
  7. 4.2.4. Hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm và thực hiện truy xuất nguồn gốc 65 4.2.5. Tình hình cạnh tranh trong ngành 67 4.2.5.1. Rào cản ngành và mức độ cạnh tranh 67 4.2.5.2. Mức độ khác biệt của sản phẩm ....................................................................... 70 4.2.6. Tác động của các qui định và chính sách đến các tác nhân trong chuỗi ............. 70 4.3. Kết quả thực hiện thị trường ................................................................................... 75 4.3.1. Phân tích chi phí và lợi nhuận biên cho mỗi tác nhân ......................................... 75 4.3.2. Phân tích cơ cấu giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang ............................................................................................ 79 4.3.2.1. Chuỗi cung ứng cho thị trường xuất khẩu ........................................................ 79 4.3.2.2. Chuỗi cung ứng cho thị trường nội địa ............................................................. 82 Chương 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................... 87 5.1. Thảo luận kết quả 87 5.2. Khuyến nghị ........................................................................................................... 89 5.3. Kết luận................................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 95 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 100 Phụ lục A: Bảng câu hỏi phỏng vấn công ty chế biến cá ngừ sọc dưa ........................100 Phụ lục B: Bảng câu hỏi phỏng vấn nậu vựa thu mua cá ngừ sọc dưa .......................101 Phụ lục C: Bảng câu hỏi phỏng vấn ngư dân khai thác nghề lưới rê (lưới cản)..........103 Phụ lục D: Bảng câu hỏi phỏng vấn người bán sỉ cá ngừ sọc dưa .............................. 106 Phụ lục E: Bảng câu hỏi phỏng vấn người bán lẻ cá ngừ sọc dưa .............................. 107 Phụ lục F: Tính toán khác về lợi ích và chi phí của các tác nhân ............................... 108 vii
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các nhân tố của mô hình SCP ...................................................................... 23 Bảng 1.2. Các nhân tố của SCP sử dụng trong nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa ....................................................................................................................................... 24 Bảng 2.1. Phương pháp tính toán tỷ lệ phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị .................................................................................................. 34 Bảng 3.1. Tiêu dùng thủy sản thế giới từ 2004-2009 .................................................... 37 Bảng 3.2. Tình hình xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa .................................................... 46 Bảng 4.1. Đặc điểm của các tàu được điều tra ............................................................. 52 Bảng 4.2. Các công ty chế biến sản phẩm cá ngừ sọc dưa ở Khánh Hòa ..................... 56 Bảng 4.3. Khả năng tiếp cận thông tin thị trường của mỗi tác nhân ............................. 64 Bảng 4.4. Nguồn cung cấp thông tin thị trường cho các tác nhân ................................ 64 Bảng 4.5. Đánh giá cạnh tranh ngành chế biến và xuất khẩu cá ngừ sọc dưa ở Nha Trang .............................................................................................................................. 69 Bảng 4.6. Chi phí và lợi nhuận biên của các tác nhân trong chuỗi ............................... 76 Bảng 4.7. Phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận biên trong chuỗi giá trị từ ngư dân đến công ty chế biến xuất khẩu ....................................................................... 80 Bảng 4.8. Phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận trong chuỗi từ ngư dân – nậu vựa – nhà nhập khẩu ............................................................................................... 82 Bảng 4.9. Phân phối giá trị tăng thêm và tỷ suất lợi nhuận trong kênh nội địa giữa các tác nhân ở kênh nội địa .................................................................................................. 84 viii
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh ................................................................. 6 Hình 1.2. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia ................................................................ 9 Hình 1.3. Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản điển hình .................................................... 16 Hình 1.4. Một số chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản ......................................................... 17 Hình 1.5. Phân phối giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị ở 4 quốc gia ............................ 18 Hình 1.6. Các dạng chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác biển. ............................ 19 Hình 1.7. Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác biển tổng quát ............................. 20 Hình 1.8. Sự tương tác qua lại giữa ba yếu tố trong mô hình SCP .............................. 22 Hình 3.1. Sản lượng thủy hải sản thế giới .................................................................... 35 Hình 3.2. Sản lượng lớn nhất của 10 loài thủy sản khai thác biển năm 2008 ............... 36 Hình 3.3. Sản lượng sản xuất thủy sản Việt Nam từ 1995-2010................................... 37 Hình 3.4. Xuất khẩu thủy sản từ 1993 – 2011. .............................................................. 41 Hình 3.5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam theo giá trị năm 2010 ........ 42 Hình 3.6. Sản lượng thủy sản và số tàu thuyền của Khánh Hòa giai đoạn 2001-2009.43 Hình 3.7. Năng suất khai thác của đội tàu tỉnh Khánh Hòa.. ........................................ 43 Hình 3.8. Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủy sản Khánh Hòa ............................... 47 Hình 3.9. Hình ảnh loài cá ngừ sọc dưa ........................................................................ 49 Hình 3.10. Sản lượng khai thác cá ngừ sọc dưa của thế giới. ....................................... 50 Hình 4.1. Chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang................................................... 51 Hình 4.2. Những hoạt động khai thác cá ngừ sọc dưa của nghề lưới rê ....................... 53 Hình 4.3. Các dạng sản phẩm cá ngừ sọc dưa ............................................................... 57 Hình 4.4. Hoạt động bán sỉ tại cảng cá .......................................................................... 58 Hình 4.5. Người bán lẻ tại chợ Vĩnh Hải ở Nha Trang ................................................. 59 Hình 4.6. Giá cá thu mua của các nậu vựa ................................................................... 62 Hình 4.7. Cơ cấu giá trị tạo ra của mỗi tác nhân trong chuỗi ........................................ 78 Hình 4.9. Phân phối lợi nhuận biên và giá trị tăng thêm giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị xuất khẩu ............................................................................................................. 81 Hình 4.10. Lợi nhuận biên trên tổng chi phí của các tác nhân trong kênh nội địa ........ 84 Hình 4.11. Phân phối lợi nhuận biên và giá trị tăng thêm ở kênh nội địa ..................... 84 Hình 5.1. Mô hình hợp tác dọc trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa ............................... 90 ix
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATPDEA: Andean Trade Promotion and Drug Eradication Act Bộ NN&PTNNT: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn CL: chất lượng Chi cục KT & BVNLTSKH: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa CV: Đơn vị công suất máy tàu (mã lực) EU: European Union EC: European commission FAO: Food and Agriculture Organization GDP: Gross domestic product GSO: General Statistical Ofiice HACCP: Hazard Analysis and Critical Control Points IO: Industrial Organization IUU: Illegal, unreported and unregulated fishing KHAFA: Hội nghề cá tỉnh Khánh Hòa NAFIQAD: Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản NGTKKH: Niên giám thống kê Khánh Hòa SCP: Structure – Conduct – Performance Sở NN & PTNTKH: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa SPS: Hiệp định vệ sinh kiểm dịch động thực vật TSCĐ: Tài sản cố định TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TNHHMTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên UNIDO: United Nations Industrial Development Organization VASEP: Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm x
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành thủy sản Việt Nam phát triển nhờ vào lợi thế có bờ biển dài khoảng 3.260 km và vùng biển rộng hơn 1 triệu km2 chứa nhiều nguồn lợi thủy sản phong phú đa dạng (FAO, 2005). Nguồn lợi chính là cá biển đã phát hiện hơn 2.000 loài khác nhau, trong đó trên 100 loài có giá trị kinh tế cao với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,1 triệu tấn, khả năng cho phép khai thác 1,4 triệu tấn/năm (FAO, 2004). Đánh bắt thủy sản được xem là chỗ dựa sinh kế cho hàng chục triệu người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng cư dân ven biển Việt Nam. Từ năm 1993, sau khi thuỷ sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọn (NQ05-NQ/HNTW), nghề đánh bắt thuỷ sản đã có những bước phát triển đáng kể. Trong giai đoạn 1995-2010, sản lượng thuỷ sản tăng bình quân khoảng 8%/năm, sản lượng khai thác tăng bình quân khoảng 5%/năm (GSO, 2005 và 2010). Đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và hơn 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá. Số lượng tàu thuyền cũng tăng đều đặn qua các năm, theo thống kê trong khoảng 15 năm (1995 – 2010), tàu cá Việt Nam tăng khoảng 4,7 lần về số lượng và 5,7 lần về công suất. Từ khi định hướng ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành chế biến thủy sản đã nhận được sự chú trọng đặc biệt của các cấp, các ngành và các địa phương. Chương trình chế biến và xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bắt đầu thực hiện từ năm 1998 là một chương trình tạo bước ngoặt trong thế kỷ 21 cho ngành chế biến thủy sản nước ta. Có thể nói, chế biến xuất khẩu thủy sản là động lực cho tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu trong khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đến nay, cả nước đã có tổng số hơn 470 cơ sở - doanh nghiệp chế biến thủy sản, trong đó có 248 cơ sở - doanh nghiệp (chiếm gần 53%) đã đạt tiêu chuẩn của thị trường EU - một thị trường khó tính vào bậc nhất thế giới (NQ09- NQ/TW). Hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt trên 140 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, có chỗ đứng vững chắc ở các thị trường lớn như Nhật Bản, EU và Bắc Mỹ. Năm 2009, thủy sản Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về giá trị kim ngạch xuất khẩu với 4,3 tỉ USD (FAO, 2011a) và đóng góp 4% GDP của cả nước - chiếm 19,8% trong cơ cấu GDP nông nghiệp và giải quyết việc làm cho trên 1 triệu lao động - chiếm 4% lực lượng lao động của cả nước (Nguyên Khải, 2011). 1
  12. Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo. Dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam (ALMRV, 2005) đánh giá vùng biển Khánh Hòa có khoảng 600 loài cá, trong đó có khoảng 50 loài có giá trị kinh tế cao. Loài cá nổi chiếm một tỷ trọng cao với khoảng 115.800 tấn và mức sản lượng khai thác bền vững khoảng 38.000 tấn/năm (ALMRV, 2005). Đây là những điều kiện rất tốt cho ngành thủy sản Khánh Hòa phát triển. Sản lượng thủy sản khai thác biển tăng bình quân 1,3%/năm từ năm 2001 đến 2009 và chiếm khoảng 73% - 88% tổng sản lượng thủy sản của cả tỉnh (Sở NN&PTNTKH, 2009a). Năm 2009, sản lượng khai thác của Khánh Hòa khoảng 72.301 tấn và tạo việc làm cho hơn 31.000 lao động (Sở NN&PTNTKH, 2009b). Số lượng tàu cá của toàn tỉnh tăng từ 4.812 chiếc lên 12.802 chiếc (15%/năm) trong giai đoạn 2001-2009 và công suất máy tăng khoảng 18%/năm (Chi cục KT&BVNLKH, 2009). Hiện nay, Khánh Hòa có khoảng 44 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và đứng thứ 4 cả nước với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt hơn 300 triệu USD. Mặc dù có nhiều lợi thế và đạt được những thành quả to lớn, nhưng ngành thủy sản Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Sự phát triển thiếu tính bền vững là nguy cơ lớn nhất đối với hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm thủy sản khai thác ở nước ta trong thời gian qua. Nguyên nhân thứ nhất là những bất cập và khó khăn liên quan đến chính sách quản lý, qui hoạch và tổ chức thực hiện quản lý, kiểm soát nghề cá đã dẫn đến sự phát triển quá mức đội tàu đánh bắt với cường lực khai thác lớn làm cho nguồn lợi biển ngày càng cạn kiệt và sản lượng khai thác ngày càng giảm (Pomeroy, 2010). Thứ hai là các yêu cầu khắt khe từ các nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ (Duy và ctv, 2012a). Chính những đòi hỏi cao của người tiêu dùng nên nhiều rào cản phi thuế quan liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật như quy định về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ... đã được đặt ra đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu trên thế giới (Trâm Anh và Thúy Vy, 2010). Thứ ba là giá cả không ổn định và thường phụ thuộc vào những biến động trên thị trường thế giới. Cuối cùng là vấn đề bất cân bằng lợi ích giữa các tác nhân và thiếu sự hợp tác chặt chẽ trong toàn chuỗi sản xuất và phân phối sản phẩm thủy sản (Trâm Anh, 2009; Duy và ctv, 2012a). Xuất phát từ vấn đề đặt ra ở trên, phân tích chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản là vấn đề được lựa chọn nghiên cứu của đề tài này. Do sự hạn chế về thời gian và tài chính, 2
  13. nghiên cứu chỉ tập trung cho trường hợp mặt hàng cá ngừ sọc dưa1 ở Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa khi phần lớn tàu đánh bắt xa bờ khai thác loài cá này chủ yếu tập trung ở thành phố Nha Trang (Chi cục KT&BVNLKH, 2009). Đây là mặt hàng thủy sản có giá trị kinh tế cao và có vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất và tiêu dùng sản phẩm thủy sản đánh bắt của thế giới. Theo thống kê của FAO (2011a), sản lượng đánh bắt và tiêu dùng cá ngừ sọc dưa xếp ở vị trí thứ 2 trong danh mục sản lượng cá biển khai thác được của thế giới với 2,6 triệu tấn trong năm 2009. Với sản lượng khai thác được quanh năm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, cá ngừ sọc dưa đem lại nguồn sinh kế chủ yếu cho cộng đồng ngư dân khai thác nguồn lợi biển ở Nha Trang, Khánh Hòa, cũng như nguồn thu nhập quan trọng cho những tác nhân khác tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm này. Tuy nhiên, chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đang tạo ra giá trị rất thấp và đang ở vị thế cạnh tranh yếu so với các nước phát triển (UNIDO, 2009). Nhận định này cũng không phải là trường hợp ngoại lệ cho chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản mặt hàng cá ngừ sọc dưa ở Nha Trang (Duy và ctv, 2012a). Thêm vào đó, những thách thức hiện hữu đang làm suy yếu vị thế cạnh tranh chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản này trên toàn chuỗi giá trị sản phẩn toàn cầu. Vì vậy, làm thế nào để tạo lập và nâng cao vị thế cạnh tranh lâu dài, có tính bền vững, cho chuỗi giá trị sản phẩm cá ngừ sọc dưa ở Nha Trang cũng như để tối đa hóa giá trị và lợi ích cho các đối tượng liên quan là câu hỏi không những cho các tác nhân trong chuỗi mà còn cho cả những nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn nghiên cứu về chuỗi giá trị và đề xuất phương pháp nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản khai thác biển cho nghiên cứu này. - Xác định cấu trúc chuỗi giá trị mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang - Đánh giá cách thức tổ chức, vận hành thị trường và tình hình cạnh tranh mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang. - Phân tích phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. - Đề xuất giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh cho toàn chuỗi giá trị mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang. 1 Tên tiếng Anh là Skipjack tuna và tên khoa học là Katsuwonus pelamis 3
  14. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa bao gồm: ngư dân, chủ nậu vựa, công ty chế biến, người bán sỉ và người bán lẻ. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản mặt hàng cá ngừ sọc dưa được thực hiện trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn tập trung vào trả lời các mục tiêu nghiên cứu trên. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu: - Tiếp cận phân tích theo chuỗi giá trị trên cơ sở áp dụng mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance) để nghiên cứu trường hợp chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại thị trường Nha Trang. - Ngoài ra, nghiên cứu vận dụng các mô hình cạnh tranh của Michael Porter để phân tích tình hình cạnh tranh trong ngành và đánh giá lợi thế cạnh tranh của ngành. Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các tác nhân trong chuỗi gồm công ty chế biến, chủ nậu vựa, người bán sỉ, người bán lẻ và ngư dân bằng việc sử dụng bảng câu hỏi. Số liệu điều tra cho 3 năm: 2009, 2010 và 2011. 5. Kết cấu đề tài Nội dung chính của đề tài nghiên cứu gồm 5 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Chương 3: Tổng quan về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản Việt Nam và Khánh Hòa Chương 4: Kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang Chương 5: Thảo luận kết quả và khuyến nghị. 4
  15. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh Porter (1980) cho rằng cạnh tranh là giành lấy thị phần trên thị trường và bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức trung bình mà doanh nghiệp đang có. Nhưng để giành thắng lợi trên thị trường các chủ thể kinh doanh cần có lợi thế cạnh tranh (Porter, 1985). Theo Porter (1985), lợi thế cạnh tranh là khả năng cung cấp giá trị cao hơn cho khách hàng so với đối thủ cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp. Vì vậy, lợi thế cạnh tranh giúp cho nhiều doanh nghiệp có được “quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh. Ở phạm vi không gian rộng hơn, trong lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Porter (1990), lợi thế cạnh tranh được hiểu là những nguồn lực, là những lợi thế của ngành, của quốc gia mà nhờ có chúng các doanh nghiệp kinh doanh trên thương trường quốc tế tạo ra một số ưu thế vượt trội hơn, ưu việt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nhưng ngược lại, sức cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào sức cạnh tranh của các ngành trong nền kinh tế và sức cạnh tranh của một ngành lại xuất phát từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Porter (1985) cũng cho rằng lợi thế cạnh tranh của ngành hay doanh nghiệp không chỉ nằm ở mỗi hoạt động, mà còn ở mối liên kết giữa các hoạt động với nhau. Vì vậy, xây dựng lợi thế cạnh tranh cần dựa trên sự liên kết hợp tác dọc giữa các tác nhân trong chuỗi tạo giá trị cho khách hàng. Porter (1990) khẳng định rằng sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó phụ thuộc vào 3 vấn đề cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả trong cụm ngành. Lý luận của Porter (1990) về lợi thế cạnh tranh quốc gia giải thích các hiện tượng thương mại quốc tế trên góc độ các doanh nghiệp trong ngành tham gia kinh doanh quốc tế và vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ cho các ngành có điều kiện thuận lợi để giành lợi thế cạnh tranh quốc gia chứ không phải cho một vài doanh nghiệp cụ thể. Do đó, lợi thế cạnh tranh một ngành hàng trên thị trường quốc tế không chỉ cần có sự liên kết hợp tác giữa các 5
  16. tác nhân trong chuỗi giá trị, mà còn cần sự hợp tác hỗ trợ của các bên có liên quan cũng như từ chính phủ. 1.1.2. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter2 Porter (1980) đã đề xuất mô hình năm lực lượng cạnh tranh để phân tích cạnh tranh của một ngành. Mô hình này được phát triển dựa trên mô hình cạnh tranh trong kinh tế học tổ chức (gọi tắt là IO – Industrial Organization). Tuy nhiên đơn vị phân tích trong lý thuyết IO là ngành. Porter (1980) đã phát triển tiếp theo mô hình IO bằng cách chuyển đơn vị phân tích vừa là doanh nghiệp vừa là ngành trong mô hình năm lực lượng cạnh tranh, trong đó cơ cấu ngành là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, mô hình này được sử dụng rộng rãi trong phân tích cạnh tranh của ngành cũng như của doanh nghiệp. Trong phạm vi nghiên cứu này, mô hình năm lực lượng cạnh tranh được sử dụng để phân tình hình cạnh tranh mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại thị trường Nha Trang, qua đó thấy được những áp lực cạnh tranh của mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị. Theo Porter (1980), một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi năm lực lượng cạnh tranh cơ bản, đó là (i) khách hàng, (ii) nhà cung cấp, (iii) các đối thủ cạnh tranh hiện tại, (iv) các đối thủ tiềm ẩn và (v) các sản phẩm/dịch vụ thay thế (Hình 1.1) CÁC ĐỐI THỦ TIỀM ẨN Nguy cơ đe dọa từ những đối thủ mới Quyền lực NHỮNG ĐỐI THỦ CẠNH Quyền lực đàm phán TRANH TRONG NGÀNH đàm phán NHÀ KHÁCH CUNG ỨNG HÀNG của nhà của người Cuộc cạnh tranh giữa các cung cấp mua đối thủ hiện tại Nguy cơ đe dọa từ sản phẩm/dịch vụ thay thế SẢN PHẨM/DỊCH VỤ THAY THẾ Hình 1.1. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh 2 Nội dung phần này tham khảo tại Porter (1980) 6
  17. Khách hàng: Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi tác nhân trong chuỗi giá trị. Khách hàng có thể bao gồm: người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối (bán buôn, bán lẻ), các nậu vựa, các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu, nhà nhập khẩu. Khách hàng thường tạo ra áp lực về giá cả hoặc những yêu cầu về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ. Khách hàng có thể điều khiển áp lực cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng của họ. Sức ép mặc cả của khách hàng đối với mỗi tác nhân trong ngành tùy thuộc vào (i) số lượng khách hàng, (ii) khối lượng sản phẩm mà khách hàng mua, (iii) mức độ khác biệt hóa về sản phẩm, (iv) khả năng hội nhập dọc ngược chiều của khách hàng và (v) khả năng nắm bắt thông tin thị trường về giá cả, tình hình cung cầu và cạnh tranh trên thị trường... Nhà cung cấp: Nhà cung cấp là những cá nhân hay tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào cho mỗi tác nhân trong chuỗi. Đối với công ty chế biến thủy sản xuất khẩu, nhà cung ứng nguyên liệu cá đầu vào có thể là ngư dân đánh bắt, các chủ nậu vựa, các nhà bán buôn… Việc các nhà cung cấp đảm bảo đầy đủ các yếu tố đầu vào về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, các điều kiện cung cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành, hay doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả. Quyền lực của nhà cung cấp phụ thuộc vào: (i) mức độ tập trung của nhà cung cấp thể hiện ở quy mô và số lượng các nhà cung cấp. Số lượng nhà cung cấp quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành nói chung và mỗi tác nhân nói riêng; (ii) số lượng sản phẩm mà họ cung ứng, (iii) mức độ khác biệt về sản phẩm cung ứng, (iv) sự sẵn có của sản phẩm thay thế, (v) chi phí chuyển đổi nhà cung cấp và (vi) khả năng hội nhập dọc thuận chiều của nhà cung cấp. Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Xem xét đối thủ cạnh tranh hiện tại là cơ sở để đánh giá mức độ cạnh tranh trong ngành. Cường độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong một ngành nói chung thường phụ thuộc vào các yếu tố: (i) số lượng và quy mô của các đối thủ hoạt động trong ngành; (ii) tốc độ tăng trưởng ngành; (iii) chi phí cố định và chi phí lưu kho; (iv) chi phí chuyển đổi; (v) mức độ khác biệt hóa sản phẩm; (vi) các rào cản gia nhập và rút lui khỏi ngành. 7
  18. Khi các đối thủ cạnh tranh lớn chiếm giữ một vị trí quan trọng trên thị trường và tính chất tập trung của ngành cao thì họ có khả năng thống lĩnh thị trường và có quyền lực trong đàm phán với hệ thống cung cấp hay tạo hệ thống phân phối tập trung.3 Khi chỉ có một số ít đối thủ nhưng chiếm giữ một thị phần lớn thì thị trường trở nên ít cạnh tranh, thị trường tiến gần đến tình trạng độc quyền. Trái lại, khi không có đối thủ nào có được thị phần quan trọng, thị trường sẽ bị phân tán, nhưng mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ gay gắt hơn và các đối thủ thường cố gắng gia tăng phần thị phần của mình. Vì vậy, thị trường ở các ngành này thường diễn ra các cuộc chiến cạnh tranh về giá cả. Đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ tiểm ẩn là những cá nhân hoặc tổ chức chưa tham gia vào ngành nhưng có khả năng cạnh tranh trong tương lai nếu họ quyết định gia nhập ngành và sẽ tác động đến mức độ cạnh tranh trong ngành. Đối thủ tiềm ẩn tạo ra áp lực cạnh tranh cho ngành mạnh hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố sau: (i) sức hấp dẫn của ngành, (ii) nguồn lực và năng lực của họ và (iii) các rào cản gia nhập ngành như: lợi thế theo quy mô, sự khác biệt của sản phẩm, các đòi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năng tiếp cận với kênh phân phối và những bất lợi về chi phí không liên quan đến quy mô. Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của khách hàng. Đối với sản phẩm thủy sản, khách hàng có khả năng lựa chọn thay thế giữa các loài thủy sản khác nhau hoặc các sản phẩm thực phẩm thay thế khác. Áp lực cạnh tranh của các sản phẩm thay thế phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó bao gồm chi phí chuyển đổi trong việc sử dụng sản phẩm, xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế của khách hàng, tương quan giữa giá cả và chất lượng của sản phẩm thay thế. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các sản phẩm thực phẩm mới với giá cả hợp lý và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì các sản phẩm thay thế sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp trong ngành. Tóm lại, trong môi trường cạnh tranh gay gắt của ngành xuất khẩu thủy sản như hiện nay, để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường thế giới đòi hỏi các 3 Nội dung thảo luận trong đoạn này tham khảo trong Gideon (1955) 8
  19. công ty chế biến thủy sản xuất khẩu cần tìm ra một lợi thế cạnh tranh đặc biệt, mang lại hiệu quả bền vững mà khó có đối thủ nào có thể thực hiện được. Xây dựng một chuỗi giá trị gắn kết bền vững giữa các tác nhân (các nhà cung ứng và khách hàng) được xem là giải pháp lâu dài cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và Nha Trang, Khánh Hòa nói riêng. 1.1.3. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter4 Porter (1990) cho rằng khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực của các ngành trong việc đổi mới và nâng cấp của quốc gia đó. Các công ty tạo ra được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là do áp lực và thách thức mà môi trường quốc gia đó tạo ra. Các công ty trong một ngành tạo lập được lợi thế cạnh tranh nhờ vào môi trường trong quốc gia đó tạo ra được áp lực cạnh tranh giữa những đối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nước, các nhà cung ứng nội địa năng động và những khách hàng trong nước có nhu cầu và đòi hỏi cao. Chính phủ Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh Điều kiện các Điều kiện cầu nhân tố sản xuất nội địa Các ngành hỗ trợ và liên quan Cơ hội Hình 1.2. Mô hình lợi thế cạnh tranh quốc gia Lý thuyết “lợi thế cạnh tranh quốc gia” của Porter (1990) giải thích tại sao một số công ty nhất định tại một số quốc gia cụ thể lại có khả năng cạnh tranh cao hơn các công ty của quốc gia khác khi tham gia kinh doanh quốc tế? Hay tại sao một ngành của quốc gia này có lợi thế cạnh tranh hơn quốc gia khác trên thị trường quốc tế? Porter (1990) cho rằng mỗi quốc gia tạo lập được lợi thế cạnh tranh cho ngành bằng cách thiết lập được bốn thuộc tính quan trọng để tạo ra hình thoi bền vững của lợi thế cạnh tranh quốc gia hay xây dựng được “sân chơi” gắn kết cho các doanh nghiệp trong một “cụm” ngành hoạt động. Bốn thuộc tính này là điều kiện các nhân tố sản xuất, điều 4 Nội dung này tham khảo tại Porter (1990) 9
  20. kiện cầu nội địa, các ngành hỗ trợ và liên quan, và chiến lược công ty, cơ cấu và sự cạnh tranh trong ngành (Hình 1.2). Điều kiện các nhân tố sản xuất: Porter (1990) cho rằng các nhân tố sản xuất không bao giờ giống nhau giữa các quốc gia nên sự sẵn có của các nhân tố sản xuất đầu vào đóng vai trò quan trọng trong lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Porter (1990) phân các nhân tố đầu vào thành hai nhóm: các nhân tố sản xuất cơ bản và các nhân tố sản xuất tiên tiến. Các nhân tố sản xuất cơ bản bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động, vốn và các điều kiện về khí hậu, vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng. Một số quốc gia xuất khẩu sẽ sử dụng nhiều các yếu tố đầu vào cơ bản mà họ có sẵn và tạo lập được lợi thế cạnh tranh ban đầu. Các nhân tố sản xuất tiên tiến là những yếu tố do mỗi quốc gia tạo ra trong quá trình phát triển kinh tế như nguồn lao động có kỹ năng cao hoặc các yếu tố chuyên môn hóa hóa. Các nhân tố tiên tiến có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững hơn so với các yếu tố cơ bản (Porter, 1990). Điều kiện về nhu cầu nội địa: Porter (1990) cho rằng tình trạng hoàn hảo của khách hàng và các kênh phân phối nội địa có một tác động tích cực đến việc tạo lợi thế cạnh tranh cho một ngành công nghiệp tại một quốc gia. Khi nhu cầu của khách hàng càng phức tạp, càng đặc thù và đòi khỏi khắt khe về sản phẩm hoặc dịch vụ thì càng thúc đẩy các công ty phải gia tăng cải tiến và đổi mới. Nếu khách hàng càng có những phản ảnh về sản phẩm, hệ thống phân phối.. thì các công ty trong ngành càng có điều kiện nhận dạng những điểm yếu của mình để khắc phục, đồng thời hiểu biết yêu cầu của khách hàng nhiều hơn và có thể xác định được nhu cầu mới trong tương lai tại thị trường nội địa cũng như nước ngoài. Bởi vì áp lực yêu cầu khắt khe của nhu cầu nội địa, thông qua cạnh tranh các doanh nghiệp trong ngành có khả năng xây dựng được năng lực cạnh tranh của mình trước khi tham gia kinh doanh quốc tế. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan: Năng lực cạnh tranh của các công ty trong nước được gia tăng nhờ vào tình trạng hoàn hảo của các nhà cung cấp nội địa (Porter, 1990). Một công ty có quan hệ cùng phối hợp hoạt động với những nhà cung cấp hàng đầu tại địa phương thì càng có điều kiện và cơ hội thực hiện các cải tiến của mình. Ví dụ một công ty chế biến thủy sản xuất khẩu có thể nâng cao được chất lượng sản phẩm của mình bởi vì nó có mối quan 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2