Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Sinh học lớp 11 năm 2012-2013 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
lượt xem 55
download
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Sinh học lớp 11 năm 2012-2013 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập, luyện tập nhằm nắm vững được những kiến thức cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi và tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Sinh học lớp 11 năm 2012-2013 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2012 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. a) Trong những lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây, lực nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao? b) Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm độc đáo gì? Đặc điểm này dẫn tới sự khác nhau về nhu cầu nước ở thực vật CAM và các nhóm thực vật khác như thế nào? Câu 2. a) Viết sơ đồ tóm tắt quá trình chuyển hóa nitrat trong đất (amoni => nitrit => nitrat) dưới tác dụng của vi sinh vật? b) Đất càng có pH axít thì hàm lượng chất dinh dư ỡng trong đất sẽ như thế nào? Giải thích. Nêu tên một số biện pháp làm tăng độ màu mỡ của đất khi đất có pH axít? Câu 3. Để tổng hợp một phân tử glucôzơ thì trong quang hợp ở thực vật C 3, C4 và thực vật CAM cần tới bao nhiêu phân tử ATP? Số lượng ATP khác nhau ở các nhóm thực vật này được dùng như thế nào? Câu 4. Sự tăng lên của nồng độ ion H+ hoặc thân nhiệt có ảnh hưởng như thế nào đến đường cong phân li của ôxi hêmôglobin (HbO2)? Liên hệ vấn đề này với sự tăng cường hoạt động thể lực của cơ thể. Câu 5. Quá trình nhũ tương hóa lipit của dịch mật trong ruột diễn ra như thế nào? Một người bị cắt túi mật thì quá trình tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Câu 6. Tại sao nồng độ CO2 trong máu tăng cao thì dẫn tới quá trình trao đổi O2 trong máu cũng lại tăng nhanh? Câu 7. Một người bị tiêu chảy nặng, lúc này mối quan hệ giữa độ quánh của máu và huyết áp diễn ra như thế nào? Trong trường hợp này, để đưa huyết áp về trạng thái bình thường thì bác sĩ thường chỉ định điều trị ngay cho bệnh nhân bằng cách nào? Giải thích. Câu 8. Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu dẫn đến huyết áp giảm. Hãy cho biết cơ chế sinh lí chủ yếu của cơ thể để làm tăng huyết áp trở lại. Câu 9. Cây Thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau, nông dân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩ thuật “thắp đèn” nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc áp dụng biện pháp trên. Câu 10. HCG tác động như thế nào lên chu kì kinh nguyệt và chu kì buồng trứng ở người phụ nữ? Dựa trên cơ sở nào mà khi dùng que thử thai nhanh trên thị trường hiện nay lại giúp phụ nữ chuẩn đoán được có thai sớm hay không?
- Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……….………..…….…….….….; Số báo danh………………. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 20122013 (Đáp án có 03 trang) ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT chuyên) I. LƯU Ý CHUNG: Hướng dẫn chấm chỉ trình bày một cách giải với những ý cơ bản phải có. Khi chấm bài học sinh làm theo cách khác nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn. II. ĐÁP ÁN: Câ Ý Nội dung trình bày Điể u m 1 1.0 điểm a 0.5 điểm Lực hút từ lá đóng vai trò chủ yếu vì lực hút từ lá cho phép các cây cao đến 0.25 hàng trăm mét vẫn hút được nước bình thường. Lực đẩy từ rễ chỉ được vài ba mét còn lực trung gian chỉ giữ cho nước được 0.25 liên tục trong mạch không bị kéo xuống bởi trọng lực. b 0.5 điểm Điểm độc đáo: Thực vật CAM thường sống ở vùng sa mạc hoặc bán sa mạc trong điều kiện thiếu nguồn nước. Ở nhóm thực vật này, hiện tượng đóng khí khổng vào ban ngày có tác dụng tiết kiệm nước dẫn tới quá trình cố định CO 2 0.25 chuyển vào ban đêm…………………....................................................…………. Sự khác nhau về nhu cầu nước ở các nhóm thực vật: C3 là cao, C4 bằng 1/2 C3, CAM thấp hơn 0.25 C4…………………………………………………………………. 2 1.0 điểm a 0.25 điểm Sơ đồ tóm tắt 2 giai đoạn Giai đoạn nitrit hóa do vi khuẩn Nitrosomonas: NH4+ + 3/2 O2 → NO2 + H2O + 2H+ + năng lượng....................................................……………......................… Giai đoạn nitrat hóa do vi khuẩn Nitrobacter: NO2 +1/2 O2 → NO3 + năng 0.25 lượng (hoặc viết là NO2 → NO3)………………………………........…………… b 0.75 điểm Khi đất có pH axít thì đất sẽ nghèo chất dinh d ưỡng vì các vi sinh vật chuyển 0.25 hoá nitơ không phát triển ở đất axit làm cho đất nghèo chất đạm. Khi đất axit thì các ion H + sẽ thay thế vị trí của các cation trên keo đất làm cho các cation khác bị rửa trôi hoặc lắng sâu xuống lớp đất phía dưới. Vì vậy đất nghèo chất dinh dưỡng. 0.25 * Tên biện pháp: Bón vôi vao đất và bổ sung các loại phân 0.25 bón………………..... 3 1.0 điểm
- * Số lượng phân tử ATP: 0.25 Ở thực vật C3, để hình thành 1 phân tử glucôzơ cần 18 ATP…………………… Ở thực vật C4 và CAM, để hình thành 1 phân tử glucozơ cần 24 0.25 ATP…………. * Số lượng ATP khác nhau được dùng: 18 ATP dùng trong chu trình 0.25 Canvin…….. Thực vật C4 và CAM còn cần thêm 6 ATP để hoạt hoá axit piruvic (AP) thành 0.25 phospho enol piruvat (PEP)……………………………………………………..… 4 1.0 điểm Sự tăng ion H+ và nhiệt độ máu làm đường cong phân li dịch về phía phải 0.5 nghĩa là làm tăng độ phân li của HbO2, giải phóng nhiều O2 hơn……………………… Sự tăng về ion H+ và nhiệt độ máu liên quan đến hoạt động của cơ thể: Cơ thể hoạt động mạnh sẽ sản sinh ra nhiều CO2 làm tăng ion H+ và tăng nhiệt độ 0.5 cơ thể > làm tăng nhu cầu oxi > tăng độ phân li HbO 2 giúp giải phóng năng lượng…………………………………………………………………………..….. 5 1.0 điểm * Quá trình nhũ tương hóa lipit: Những phân tử muối mật hoà tan trong những giọt mỡ với các nhóm tích điện quay ra ngoài hình thành nên một lớp bề mặt. 0.25 Khi tác động cơ học những giọt lớn sẽ tan ra thành những giọt nhỏ và chúng 0.25 không có khả năng kết hợp lại nữa bởi vì bề mặt tích điện bên ngoài của chúng sẽ đẩy nhau hình thành các giọt lipit nhỏ triglixerit (đường kính khoảng 1um) treo lơ lửng trong nước từ đó làm tăng diện tích tác động của lipaza. Lipaza phân huỷ triglyxerit để tạo ra axít béo và các phân tử glyxerit. * Một người bị cắt túi mật thì: 0.25 Mật được tiết ra ở gan và đổ thẳng vào đường ống tiêu hóa nên sẽ không điều chỉnh được lượng mật cần thiết trong quá trình tiêu hóa dẫn đến hiệu quả nhũ tương hóa lipit của mật giảm, làm giảm hiệu quả phân giải của enzim lipaza, lượng lipit bị phân giải giảm. Quá trình hấp thu mỡ và các chất khác như vitamin tan trong mỡ giảm, làm cơ thể có triệu chứng thiếu lipit hay một số vitamin tan trong mỡ. Tác động kích thích nhu động ruột giảm dẫn đến thức ăn bị ứ đọng lại trong 0.25 đường tiêu hóa dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu…………………………………... 6 1.0 điểm * CO2 tác động lên trung khu hô hấp thông qua hệ thống thụ thể hóa học (trên 0.25 cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh) mạnh hơn nhiều so với O 2 dẫn đến nhanh chóng làm tăng cường phản xạ hô hấp từ đó tăng cường trao đổi O2. * Đặc biệt lên thụ thể hoá học trung ương nằm sát trung khu hô hấp, mặc dù tác dụng trực tiếp của CO2 lên thụ thể hoá học trung ương là yếu nhưng tác dụng gián tiếp thông qua H+ (thụ thể này rất nhạy cảm với H+) lại rất mạnh thông qua việc CO2 khuếch tán từ máu vào dịch não tuỷ, CO 2 > H2CO3 > nồng 0.25 độ H+ trong dịch não tuỷ tăng. * Thông qua hiệu ứng Born: Phần lớn CO2 khuếch tán vào hồng cầu và kết hợp với H 2O tạo thành H2CO3 0.25
- (nhờ xúc tác của enzim cacbonic anhiđraza). H2CO3 phân li thành HCO3 và H+. Các ion H+ tạo ra bên trong hồng cầu kết hợp với hemôglôbin tạo ra axít hemôglôbinic. Phản ứng này sử dụng mất một số hemôglôbin ở bên trong hồng cầu kích thích cho oxyhemôglôbin tiếp tục phân ly. Vì vậy CO2 thông qua 0.25 tổng số lượng H+ tăng lên sẽ làm tăng lượng oxy giải phóng ra. 7 1.0 điểm * Mối quan hệ: Trong trường hợp bệnh nhân bị mất nước nhiều do tiêu chảy nặng. Lúc này lượng nước trong máu mất đi nhanh với lượng lớn làm cho thể 0.25 tích máu giảm mạnh, máu bị cô đặc lại làm cho độ quánh tăng nhưng do thể tích máu giảm mạnh trong thành mạch dẫn đến lực tác động của máu lên thành mạch giảm vì vậy huyết áp giảm. * Bác sĩ thường chỉ định truyền dịch (nước và chất điện giải) cho bệnh nhân 0.25 này do: Truyền nước giúp bổ sung lượng nước trong máu đã mất, giúp đưa thể tích 0.25 máu trở về trạng thái ban đầu. Trong nước có chất điện giải giúp bổ sung lượng chất điện giải trong huyết tương đã mất nhiều qua tiêu chảy, giúp đưa áp suất thẩm thấu của máu về 0.25 trạng thái bình thường và tái hấp thu nước…………………………………………….... 8 1.0 điểm Khi huyết áp giảm, thụ thể ở mạch máu báo tin về làm tăng cường hoạt 0.25 động thần kinh giao cảm………………………………………………………………… Thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, co mạch ngoại vi, co mạch dồn máu 0.25 từ các nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da) ……………………………….. Thần kinh giao cảm còn làm co mạch máu đến thận, giảm lượng máu qua 0.25 thận, giảm lọc ở cầu thận……………………………………………………………….. Huyết áp giảm còn gây tăng renin, angiotensin II, Angiotensin II gây tăng aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+ và nước đồng thời gây co 0.25 mạch làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận. Ngoài ra phản ứng đông máu làm giảm mất máu…………………………………………………….. 9 1.0 điểm Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang chu kì, ra hoa trong điều kiện ngày dài từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong điều kiện ngày ngắn (từ tháng 10 đến cuối tháng 1) muốn cho ra hoa thì phải xử lí kĩ thuật “thắp đèn” 0.25 để tạo ngày dài nhân tạo…………………………………………………………………. Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì, tồn tại ở 2 dạng + Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ Pđ (P660, bước sóng 660 nm), kích thích sự ra hoa cây ngày dài (quang chu kỳ dài). 0.25 + Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa P đx (P730, bước sóng 730 nm), kích thích sự ra 0.25 hoa cây ngày ngắn (quang chu kỳ ngắn). Hai dạng này có thể chuyển hoá cho nhau… Trong điều kiện ngày dài, Pđ được tạo ra đủ nên kích thích hình thành hoocmôn ra hoa ở cây ngày dài. Trong điều kiện ngày ngắn, lượng Pđ tạo ra
- không đủ để kích thích hình thành hoocmôn ra hoa. Kĩ thuật “thắp đèn” tạo 0.25 ngày dài nhân tạo làm Pđx→ Pđ, nên lượng Pđ đủ để kích thích sự ra hoa của cây thanh long……… 10 1.0 điểm * HCG có tác động gián tiếp lên sự biến đổi của chu kì kinh nguyệt và chu kì buồng trứng: Thông qua tác động duy trì và phát triển thể vàng, kích thích thể vàng tiết 0.25 progesteron. Progesteron tạo ra kìm hãm tuyến yên tiết FSH và LH, kích thích tuyến yên 0.25 tăng cường tiết kích nhũ tố (ProlactinPR). * Dựa trên cơ sở: HCG bắt đầu xuất hiện trong máu người phụ nữ từ ngày thứ 7 8 kể từ khi trứng được thụ tinh, nhau thai hình thành tiết ra hoocmôn HCG vào máu. Một 0.25 phần lượng HCG này sẽ được thải dần ra ngoài qua nước tiểu. Que thử thai nhanh hiện nay trên thị trường có chứa hợp chất nhằm phát hiện sự có mặt của HCG trong nước tiểu của người phụ nữ dù với nồng độ HCG 0.25 rất thấp. Vì vậy cho phép phát hiện sự có mặt của HCG trong máu người phụ nữ có thai từ rất sớm. Hết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
5 Đề thi chọn HSG cấp tỉnh Ngữ Văn 12 năm 2017-2018 có đáp án
20 p | 1217 | 87
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn tiếng Anh lớp 12 năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 2)
7 p | 323 | 46
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 12 THPT môn Ngữ Văn năm 2016-2017 (Vòng 1)
5 p | 663 | 40
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Tin lớp 12 năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 1)
2 p | 193 | 21
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 12 THPT môn Hóa học năm 2016-2017 (Vòng 2)
8 p | 309 | 16
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng
1 p | 324 | 13
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Vật lí lớp 12 năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 1)
2 p | 265 | 12
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Tin lớp 12 năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 2)
2 p | 113 | 11
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Lịch sử lớp 12 năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 1)
1 p | 165 | 11
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Sinh học lớp 12 năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 2)
2 p | 134 | 8
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 2)
1 p | 129 | 7
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Vật lí lớp 12 năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 2)
2 p | 108 | 7
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Hóa học lớp 12 năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 2)
2 p | 150 | 6
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 12 THPT môn Vật lí năm 2016-2017 (Vòng 1)
2 p | 119 | 6
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Địa lí lớp 12 năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 1)
2 p | 138 | 5
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 12 THPT môn Địa lí năm 2016-2017 (Vòng 1)
2 p | 155 | 5
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Hóa học lớp 12 năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 1)
2 p | 163 | 5
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2015-2016 - Sở GD&ĐT Sóc Trăng (Vòng 1)
1 p | 178 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn