ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM 2012<br />
<br />
ĐỀ<br />
<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 (NC)<br />
Thời gian:...<br />
<br />
Câu 1 (3 điểm):<br />
Suy nghĩ của anh/chị về chữ “thẹn” trong bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ<br />
Lão.<br />
Câu 2 (7 điểm):<br />
Phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) để thấy được “tâm sự xót<br />
thương, day dứt của Nguyễn Du đối với nỗi oan của những kiếp tài hoa và với chính<br />
mình”(Sách giáo khoa Ngữ văn nâng cao tập 1).<br />
------------- Hết ------------<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
Câu 1: Học sinh cần trình bày những ý sau:<br />
- Thẹn: là cảm xúc xấu hổ với người hoặc với mình khi chưa được bằng người khác<br />
hoặc chưa làm được điều mình trông đợi.<br />
- Trong bài thơ, “thẹn” chỉ cảm xúc của tác giả. Phạm Ngũ Lão xấu hổ khi nghe<br />
chuyện Vũ Hầu – tức Gia Cát Lượng, vị quân sư tài giỏi đã giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục<br />
Hán. Có lẽ tác giả thấy mình chưa lập được sự nghiệp lớn lao, chưa giúp đỡ được nhiểu<br />
cho vua, cho đất nước như Vũ Hầu. Vì thế mà tác giả thấy thẹn với người đời, với chủ<br />
tướng Trần Hưng Đạo với chính mình. Đây là cái thẹn của một nhân cách lớn. (1,5điểm)<br />
- Nói thẹn với Vũ Hầu chính là gián tiếp muốn lấy Vũ Hầu là tấm gương để nỗ lực<br />
noi theo. Vì thế, câu thơ có thể hiểu là lời thề suốt đời tận tụy, suốt đời phấn đấu vì chủ<br />
tướng. Đằng sau chữ “thẹn” là khát vọng lập công lớn lao, là lẽ sống cao đẹp của trai thời<br />
loạn. (1 điểm)<br />
- Từ xuất thân bình dân, Phạm Ngũ Lão đã lập được những chiến công lớn trong<br />
hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên và công cuộc bảo vệ biên giới phía Nam. Ông<br />
đã sống một cuộc đời không phải hổ thẹn với bất cứ ai bởi lẽ ông đã có những cảm xúc<br />
“thẹn” rất đáng quý, đáng trọng đến như vậy. (0.5 điểm)<br />
* Chú ý: Khuyến khích học sinh có những kiến giải riêng hợp lí.<br />
Câu 2: Học sinh cần làm sáng tỏ những ý sau:<br />
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nhận định.<br />
* Phân tích bài thơ:<br />
Về nội dung:<br />
- Hai câu đề: Tiếng thở dài của tác giả trước lẽ biến thiên “dâu bể” của cuộc đời và sự<br />
thổn thức của một tấm lòng nhân đạo: vạn vật đổi thay, Tiểu Thanh đã bị vùi lấp trong<br />
quên lãng nhưng nhà thơ đã nhớ và viếng nàng qua “nhất chỉ thư”.<br />
- Hai câu thực: Nỗi xót xa cho một kiếp tài hoa bạc mệnh gợi nhớ cuộc đời, số phận bi<br />
thương của Tiểu Thanh: tài hoa, nhan sắc hơn người nên bị đố kị, phải làm lẽ và bị đày ải<br />
đến chết vẫn không được buông tha.<br />
- Hai câu luận: Niềm cảm thông đối với những kiếp hồng nhan, những người tài hoa bạc<br />
mệnh: từ số phận của Tiểu Thanh, nhà thơ khái quát về quy luật nghiệt ngã “tài mệnh<br />
<br />
tương đố”, “hồng nhan bạc phận” và tự thấy mình cũng là kẻ “cùng hội cùng thuyền” với<br />
Tiểu Thanh, là nạn nhân của nỗi oan khiên lạ lung để bộc lộ mối đồng cảm sâu xa.<br />
- Hai câu kết: tiếng lòng khao khát tri âm: khóc Tiểu Thanh, Nguyễn Du đồng thời khóc<br />
cho chính mình, nhà thơ hướng về hậu thế bày tỏ nỗi khao khát tri âm của mọi kiếp người<br />
tài hoa mà phải chịu đau khổ trên đời.<br />
→ Bài thơ là tâm sự xót thương, day dứt của Nguyễn Du không chỉ đối với nỗi oan của<br />
những kiếp tài hoa mà còn đối với chính mình (giá trị nhân đạo và nhân bản sâu sắc).<br />
Về nghệ thuật:<br />
- Sử dụng tài tình phép đối, khả năng thống nhất những mặt đối lập trong từ ngữ, ngôn từ.<br />
- Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí…<br />
* Chú ý: khi làm bài, học sinh kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật,<br />
không diễn xuôi thơ. Đây là bài thơ mà nội dung có nhiều cách kiến giải khác nhau<br />
vì thế huyến khích học sinh có những phát hiện, suy ngẫm mới mẻ sâu sắc.<br />
Biểu điểm<br />
- Điểm 6-7: Bài viết nêu đầy đủ các ý trên. Diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, thể hiện<br />
những sáng tạo và những cảm xúc chân thành, không mắc lỗi chính tả.<br />
- Điểm 4-5: Căn bản đáp ứng những yêu cầu trên, kết cấu rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt,<br />
có thể còn một vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả.<br />
- Điểm 2-3: Diễn đạt hợp lí, nắm được sơ lược những yêu cầu trên, cách lập luận chưa<br />
sâu sắc, mắc nhiều lỗi chính tả.<br />
- Điểm 1: Hiểu thơ một cách sơ lược, diễn đạt lúng túng, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp,<br />
hình thức trình bày bài văn quá kém.<br />
- Điểm 0: Chưa hiểu đúng thơ, chưa viết trọn vẹn phần nào.<br />
<br />