SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP<br />
Trường THPT Thiên Hộ Dương<br />
<br />
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ I (Đề xuất)<br />
MÔN: NGỮ VĂN<br />
KHỐI: 10<br />
<br />
I. Ma trận<br />
Mức độ<br />
Các bộ<br />
phận<br />
Câu 1<br />
Câu 2<br />
Câu 3<br />
Tổng<br />
<br />
Các mức độ đánh giá<br />
Nhận biết<br />
<br />
Thông hiểu<br />
<br />
1,0<br />
1,0<br />
3,0<br />
5,0<br />
<br />
1,0<br />
1,0<br />
1,0<br />
3,0<br />
<br />
Vận dụng<br />
<br />
2,0<br />
2,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
2,0<br />
2,0<br />
6,0<br />
10,0<br />
<br />
II. Đề thi<br />
II.1. Phần chung dành cho tất cả các thí sinh.<br />
Câu 1. (2 điểm)<br />
Ca dao là gì ? Cho biết đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của ca dao ?<br />
Câu 2. (2 điểm)<br />
Cho ví dụ sau:<br />
“ Bàn tay ta làm nên tất cả<br />
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”<br />
a/ Xác định biện pháp tu từ được sử dụng ở ví dụ trên.<br />
b/ Cho biết ý nghĩa của biện pháp tu từ trên là gì?<br />
II.2 Phần riêng (Thí sinh được chọn một trong hai câu)<br />
Câu 3a. Dành cho chương trình cơ bản (6 điểm)<br />
Nhân vật bà lão hàng nước đã có một cuộc gặp gỡ kì lạ giữa bà với Tấm- đang<br />
nương thân trong quả thị. Bà đã giúp Tấm trở lại làm người và gặp lại nhà vua.<br />
Anh (chị) hãy đóng vai bà lão kể lại câu chuyện trên.<br />
Câu 3b. Dành cho chương trình nâng cao (6 điểm)<br />
Cảm nhận của anh (chị) về:<br />
Vẻ đẹp của người chiến sĩ thời Trần qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.<br />
<br />
HẾT<br />
<br />
II. Đáp án và thang điểm<br />
Đáp án<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
PHẦN I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (4 điểm )<br />
<br />
Câu 1<br />
(2,0)<br />
<br />
-Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm<br />
nhạc khi diễn xướng.<br />
-Đặc điểm:<br />
*Nội dung: nhằm diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm 0,5<br />
của nhân dân trong các mối quan hệ lứa đôi, gia đình, quê<br />
hương, đất nước,….<br />
*Nghệ thuật: lời ca dao ngắn, được viết theo thể lục bát, ngôn 0,5<br />
ngữ gần gũi với lời nói hắng ngày, giàu hình ảnh ẩn dụ, lối diễn<br />
đạt bắng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.<br />
<br />
Cho ví dụ sau:<br />
<br />
Câu 2<br />
(2,0 điểm)<br />
<br />
“ Bàn tay ta làm nên tất cả<br />
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.”<br />
a/ Biện pháp tu từ được sử dụng:<br />
+Hoán dụ (bàn tay ta).<br />
0,5<br />
+ Nói quá (có sức người sỏi đá cũng thành cơm).<br />
0,5<br />
b/ Ý nghĩa: nhấn mạnh sức lao động cùng ý chí quyết tâm của<br />
con người là sức mạnh giúp con người làm nên thành công 1,0<br />
trong cuộc sống.<br />
II. PHẦN RIÊNG- PHẦN TỰ CHỌN (6 điểm)<br />
<br />
CÂU 3a<br />
<br />
Nhân vật bà lão hàng nước đã có một cuộc gặp gỡ kì lạ<br />
giữa bà với Tấm- đang nương thân trong quả thị. Bà đã<br />
giúp Tấm trở lại làm người và gặp lại nhà vua.<br />
Anh (chị) hãy đóng vai bà lão kể lại câu chuyện<br />
trên.<br />
a. Yêu cầu về kĩ năng:<br />
-Biết cách làm văn tự sự - kể chuyện sáng tạo.<br />
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chinh tả,<br />
dùng từ, ngữ pháp.<br />
b. Yêu cầu về nội dung:<br />
Cần đáp ứng một số ý sau:<br />
- Giới thiệu chung về cốt truyện và dẫn dắt vào sự kiện: Bà lão<br />
gặp quả thị- nơi nương thân của Tấm. Bà giúp Tấm trở lại làm<br />
người và gặp lại nhà vua sống hạnh phúc.<br />
- Kể lại chuyện :<br />
+ Bà lão gặp quả thị.<br />
+ Bà phát hiện trong quả thị có một người con gái đang náu<br />
minh và hằng ngày ra khỏi quả thị giúp bà làm việc nhà.<br />
+ Bà cùng Tấm sống vui vẻ bên nhau.<br />
+ Tấm gặp lại nhà vua và đón bà cùng về hoàng cung sống<br />
hạnh phúc<br />
<br />
1,0<br />
<br />
4,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
CÂU 3b<br />
<br />
- Kết thúc câu chuyện và quan điểm của người kể chuyện<br />
*Chú ý lời thoại giữa hai nhân vật, hành động, cử chỉ, điệu bộ,<br />
thái độ...<br />
* Chú ý: Sử dụng ngôi xưng khi kể chuyện, sử dụng các<br />
phương thức miêu tả, biểu cảm với các yếu tố liên tưởng và<br />
tưởng tượng...<br />
Phát huy sự sáng tạo trong bài viết<br />
Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.<br />
a. Yêu cầu về kĩ năng:.<br />
-Biết cách làm nghị luận về một bài thơ.<br />
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chinh tả,<br />
dùng từ, ngữ pháp.<br />
b. Yêu cầu về nội dung:<br />
- MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm<br />
- TB: học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau,<br />
nhưng cần đảm bảo các ý chính sau:<br />
+ Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần hiện lên với tư thế hiện<br />
ngang mang tầm vóc của vũ trụ.<br />
+ Hình ảnh “ba quân” hiện lên với sức mạnh của đội quân đang<br />
sôi sục khí thế quyết chiến quyết thắng, sáng ngời hào khí<br />
Đông A.<br />
+ Mang hoài bảo lớn lao và khát vọng cao đẹp: lập công danh<br />
sự nghiệp để thỏa chí nam nhi, đem tài trí để tận trung báo quốc<br />
+ Cái “thẹn” của một lẽ sống cao đẹp của con người thời đại<br />
Đông A<br />
+ Hình ảnh thơ hoành tráng, tái hiện khí thế hào hùng của thời<br />
đại, ngôn ngữ cô động hàm xúc…<br />
- KB: khẳng định giá trị và ý nghĩa của tác phẩm<br />
* Lối diễn đạt mạch lạc, kết hợp nội dung với hình thức.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
3,0<br />
<br />
1,0<br />
1,0<br />
<br />