SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỒNG THÁP<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I<br />
Năm học: 2012-2013<br />
Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 11<br />
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
Ngày thi: 11/12/2012<br />
<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
(Đề gồm có 01 trang)<br />
Đơn vị ra đề: THPT cao Lãnh 1<br />
<br />
Câu 1: ( 4,0 điểm )<br />
Viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của anh, chị<br />
về câu nói: “Ở trên đời , mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của<br />
mình đủ lớn”.<br />
Câu 2: ( 6,0 điểm)<br />
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong “ Chữ người tử<br />
tù” của Nguyễn Tuân.<br />
( Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân , sách Ngữ văn 11- tập 1 )<br />
<br />
---------------- HẾT -----------------------<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỒNG THÁP<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
Năm học: 2012-2013<br />
Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 11<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT<br />
(Hướng dẫn chấm gồm có 03… trang)<br />
Đơn vị ra đề: THPT Cao Lãnh 1<br />
<br />
Câu<br />
Câu1<br />
(4,0<br />
điểm)<br />
<br />
Nội dung yêu cầu<br />
Viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ ) trình bày suy nghĩ của<br />
anh, chị về câu nói: “Ở trên đời , mọi chuyện đều không có gì<br />
khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.<br />
1. Yêu cầu về kĩ năng:<br />
Thí sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội , trình bày một<br />
vấn đề một cách hợp lí , dẫn chứng cụ thể , thuyết phục . Kết cấu<br />
chặt chẽ , bố cục rõ ràng . Văn viết tốt , không mắc lỗi chính tả ,<br />
dùng từ và ngữ pháp.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức:<br />
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau , nhưng hợp lí<br />
lẽ và dẫn chứng phải hợp lí , cơ bản phải đáp ứng được các yêu cầu<br />
sau:<br />
- Nêu được vấn đề cần nghị luận<br />
- Giải thích vấn đề:<br />
+ Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết ,<br />
khao khát , ước mong hướng tới , đạt được.<br />
+ Ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ cũng phải bắt đầu từ điều nhỏ bé<br />
và được nuôi dưỡng dần lên ; nếu con người biết vượt qua những<br />
cay đắng , thất bại để thực hiện điều mình mong muốn .<br />
- Phân tích – chứng minh :<br />
+ Biểu hiện:<br />
Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời đa dạng ; có ước mơ<br />
nhỏ, , ước mơ lớn; ước mơ bình dị , ước mơ cao cả…. . Không có<br />
ước mơ cuộc sống con người tẻ nhạt , vô nghĩa.<br />
Để đạt được ước mơ , con người trải qua bao khó khăn , gian<br />
khổ , hi sinh ( dẫn chứng thực tế: nhà tư tưởng lớn , nhà khoa học ,<br />
những người bình dân , người khuyết tật )<br />
Có những ước mơ nhỏ bé , bình thường cũng khó có thể đạt được<br />
( những em bé mắc bệnh hiểm nghèo , tật nguyền do chất độc màu<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Câu2<br />
(6,0<br />
điểm)<br />
<br />
da cam…)<br />
Ước mơ không thể đến với những người sống không lí tưởng ,<br />
thiếu ý chí , thiếu nghị lực , lười biếng , ăn bám .<br />
+ ý nghĩa:<br />
Ước mơ có thể đạt được , hoặc không đạt được nhưng con người<br />
cần tự tin , có ý chí , nghị lực , dám ước mơ mới đạt được điều mình<br />
mong muốn .<br />
Sống không ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt , vô nghĩa.<br />
- Bình luận : ( bài học nhận thức – hành động)<br />
+ Phê phán những người sống không có ước mơ vì sợ thất bại<br />
hoặc không đủ ý chí , nghị lực để nuôi dưỡng ước mơ.<br />
+ Bản thân xây dựng ước mơ , khát vọng bằng ý chí , nghị lực<br />
nuôi dưỡng ước mơ, biến ước mơ thành hiện thực.<br />
* Lưu ý:<br />
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt yêu cầu về kĩ năng và kiến<br />
thức.<br />
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí vẫn chấp nhận.<br />
Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong<br />
“Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn phân tích nhân vật.<br />
Kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,<br />
dùng từ, ngữ pháp.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau<br />
nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:<br />
A. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật Huấn Cao<br />
0,5<br />
B. Thân bài: Học sinh cần làm rõ các ý sau:<br />
- Vẻ đẹp tài hoa:<br />
+ Là người có tài viết chữ đẹp, là một tài năng hiếm có trong<br />
1,0<br />
nghệ thuật viết thư pháp.<br />
+ Cái tài của ông được nhiều người mến mộ.<br />
- Vẻ đẹp khí phách:<br />
+ Lẫm liệt, ngang tàng, không khuất phục ngục tù ( hình ảnh<br />
Huấn Cao lúc mới giải đến đề lao, thái độ của Huấn Cao đối với<br />
1,0<br />
ngục quan khi chưa hiểu viên quản ngục)<br />
+ Thái độ ung dung làm chủ ngục tù ( bình thản, ung dung ,<br />
đàng hoàng trong những ngày chờ án tử hình).<br />
- Vẻ đẹp thiên lương:<br />
+ Bản thân là người có tâm hồn trong sáng, cao đẹp ( không vì<br />
vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ; trong đời 1,0<br />
<br />
mới chỉ cho chữ ba người bạn thân)<br />
+ Hiểu được tấm lòng “ biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra sở thích<br />
cao quý của quản ngục, Huấn Cao đã nhận lời cho chữ.<br />
- Vẻ đẹp của Huấn Cao trong cảnh cho chữ:<br />
+ Hoàn cảnh cho chữ: trong căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm<br />
ướt, hôi hám cái đẹp được sáng tạo bất cứ nơi đâu.<br />
+ Tư thế người cho chữ:<br />
1,0<br />
Người nghệ sĩ tài hoa lại là một tử tù, cổ đeo gông, chân<br />
vướng xiềng sắp phải ra pháp trường.<br />
Sau khi cho chữ Huấn Cao còn cho Viên quản ngục lời<br />
khuyên tâm huyết<br />
Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao theo<br />
quan niệm thẩm mĩ của mình đó là sự thống nhất giữa cái tài, cái<br />
đẹp và cái thiên lương.<br />
- Nghệ thuật:<br />
+ Tạo tình huống các nhân vật bộc lộ tính cách<br />
1,0<br />
+ Khắc họa nhân vật mang dấu ấn chủ nghĩa lãng mạn<br />
+ Cách tạo không khí cổ xưa cho câu chuyện (giọng điệu nhân<br />
vật, cách xưng hô, lời dẫn chuyện, sử dụng nhiều từ Hán- Việt)<br />
C. Kết bài:<br />
- Đánh giá chung về nhân vật Huấn Cao, quan niệm về cái đẹp của 0,5<br />
Nguyễn Tuân.<br />
- Cảm nhận bản thân.<br />
Lưu ý:<br />
* Bài viết không có dẫn chứng nếu diễn đạt, trình bày tốt, tối đa<br />
được 3,0đ<br />
* GV căn cứ vào bài làm cụ thể của HS để đánh giá và chấm điểm<br />
một cách linh hoạt, khuyến khích những bài viết sáng tạo, độc đáo.<br />
……………………Hết………………….<br />
<br />
MA TRẬN- ĐỀ THI HỌC KÌ I NGỮ VĂN LỚP 11<br />
Cấp độ<br />
Chủ điểm<br />
Câu 1<br />
( NLXH)<br />
<br />
Biết<br />
<br />
Thông Hiểu<br />
Phân tích<br />
<br />
Vận dụng<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
2,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
4,0<br />
<br />
Câu 2<br />
(NLVH)<br />
<br />
3,0<br />
<br />
2,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
6,0<br />
<br />
Tổng cộng<br />
Số câu: 2<br />
Số điểm: 10<br />
<br />
5,0 - 50%<br />
<br />
3,0 – 30%<br />
<br />
2,0 – 20%<br />
<br />
10,0<br />
<br />