intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THCS & THPT Hoà Bình

Chia sẻ: Nguyễn Văn AA | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

53
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 của trường THCS & THPT Hoà Bình dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 1, với đề thi này các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THCS & THPT Hoà Bình

TRƯỜNG THCS-THPT HÒA BÌNH<br /> GV: NGUYỄN THỊ THÌ LINH<br /> SĐTDĐ: 0907256553<br /> ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2016 -2017<br /> MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 12<br /> <br /> I. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)<br /> Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:<br /> Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ.<br /> […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu<br /> cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng<br /> mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận<br /> một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị<br /> các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có<br /> một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách<br /> gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày<br /> đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một<br /> năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng<br /> rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.<br /> (Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử<br /> Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)<br /> Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 đểm)<br /> Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ<br /> nữa”? (0,5 đểm)<br /> Câu 3. Theo anh/chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn trích là gì?<br /> (1,0 đểm)<br /> Câu 4. Nêu thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích. (1,0 đểm)<br /> II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 đểm)<br /> Câu 1: (2,0 điểm)<br /> Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được<br /> nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực<br /> của con người có cuộc sống trí tuệ.”<br /> Câu 2: (5,0 điểm)<br /> Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sông Đà trong đoạn trích “Người lái đò sông Đà”<br /> của Nguyễn Tuân.<br /> .HẾT.<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM<br /> I. Hướng dẫn chung<br /> - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài<br /> làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.<br /> - Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận<br /> dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.<br /> - Việc chi tiết hóa điểm của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm<br /> của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chấm thi của trường.<br /> - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm<br /> tròn thành 1,00 điểm).<br /> II. Đáp án và thang điểm<br /> Phần<br /> I<br /> Đọc hiểu<br /> <br /> Câu<br /> <br /> (3,0 điểm)<br /> <br /> Nội dung yêu cầu<br /> *Yêu cầu về kỹ năng:<br /> - Thí sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản.<br /> - Diễn đạt rõ rang, không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp.<br /> <br /> Điểm<br /> <br /> *Yêu cầu kiến thức:<br /> 1<br /> <br /> Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận.<br /> <br /> 0,50<br /> <br /> 2<br /> <br /> Lí do: Vì không đọc sách thì đời sống tinh thần của con người<br /> nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền<br /> tảng.<br /> <br /> 0,50<br /> <br /> - Việc nhỏ là cuộc vận động đọc sách và gây dựng tủ sách<br /> trong mỗi gia đình, mỗi người có thể đọc vài chục dòng sách<br /> mỗi ngày đến một cuốn sách trong một năm.<br /> <br /> 0,50<br /> <br /> - Công cuộc lớn: đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu của<br /> mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội, phấn đấu đưa việc đọc<br /> sách trở thành văn hóa của quốc gia, dân tộc.<br /> <br /> 0,50<br /> <br /> 4<br /> <br /> Thông điệp: Từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của<br /> con người trong cuộc sống trí tuệ, không đọc sách sẽ có nhiều<br /> tác hại tác giả đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách và<br /> nâng cao ý thức đọc sách ở mọi người<br /> <br /> 1,00<br /> <br /> 1<br /> <br /> Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ<br /> của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc<br /> hiểu: “Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực<br /> của con người có cuộc sống trí tuệ.”<br /> *Yêu cầu chung:<br /> - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để viết bài văn<br /> nghị luận xã hôi.<br /> - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận thuyết phục,<br /> <br /> 3<br /> <br /> II<br /> Làm văn<br /> (7,0 điểm)<br /> <br /> diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp.<br /> - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể<br /> bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ, căn cứ<br /> xác đáng với thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp chuẩn<br /> mực đạo đức và pháp luật.<br /> *Yêu cầu kiến thức:<br /> a. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của việc đọc sách<br /> b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện<br /> sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết<br /> hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.<br /> - Giải thích: nhu cầu trí tuệ thường trực là nhu cầu thường<br /> xuyên, cần thiết mở rộng trí thức, tầm hiểu biết,…<br /> <br /> 0.25<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> - Bàn luận những tác dụng lớn lao của việc đọc sách:<br /> + Văn hóa đọc gắn liền với chữ viết, qua quá trình đọc con<br /> người sẽ suy nghĩ, phân tích, tổng hợp, tư duy, biến tri thức<br /> thành của mình và trở thành vốn kiến thức vận dụng vào cuộc<br /> sống.<br /> + Đọc sách giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết về đời sống, xã<br /> hội, con người và nhận thức chính mình. “Sách mở rộng ra<br /> trước mắt ta những chân trời mới”.<br /> <br /> 0,75<br /> <br /> + Việc đọc sách tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm và<br /> thái độ, góp phần hoàn thiện nhân cách và làm giàu đời sống<br /> tinh thần của con người. “Mỗi cuốn sách nhỏ là một bậc<br /> thang đưa ta tách khỏi phần Con để đến với thế giới Người”.<br /> - Phê phán thực trạng xuống cấp của văn hóa đọc trong thời<br /> đại ngày nay đặc biệt là đối với giới trẻ: Văn hóa đọc dần mai<br /> một không chỉ gây tổn thất cho việc truyền bá tri thức mà còn<br /> làm mất dần đi một nét đẹp có tính biểu hiện cao của văn hóa.<br /> <br /> 2<br /> <br /> - Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến, rút ra bài học nhận<br /> thức, hành động: những việc làm thiết thực của cá nhân và<br /> cộng đồng trong việc nâng cao, phổ biến văn hóa đọc.<br /> c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu<br /> sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.<br /> *Yêu cầu chung:<br /> - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để viết bài văn<br /> nghị luận văn học.<br /> - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận thuyết phục,<br /> diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dung từ, ngữ pháp.<br /> - Thí sinh có thể cảm nhân và phân tích, chứng minh theo<br /> nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát văn bản; kết hợp tốt<br /> các thao tác lập luận.<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> 0,25<br /> 0.25<br /> <br /> *Yêu cầu kiến thức:<br /> a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài,<br /> than bài, kết bài; mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai<br /> vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: hình tượng sông Đà trong<br /> đoạn trích “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.<br /> <br /> 0,5<br /> <br /> c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện<br /> sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết<br /> hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.<br /> *Nội dung:<br /> a. Hình tượng sông Đà hung bạo, dữ dội:<br /> <br /> 1,25<br /> <br /> - Hình tượng sông Đà hung bạo, dữ dội: được khám phá chủ<br /> yếu ở khúc thượng nguồn nhiều ghềnh lắm thác:<br /> + Những vách đá dựng thẳng đứng<br /> + Ghềnh đá dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô<br /> gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm..<br /> + Những hút nước giống như những cái giếng bê tông…Nước<br /> ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc…<br /> + Tiếng thác nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên…<br /> - Sông Đà chỉ thực sự bộc lộ đầy đủ tính cách hung bạo, dữ<br /> dội trong cuộc giao chiến với con người tại thạch trận:<br /> + Sông Đà bày thạch trận hiểm ác mai phục sẵn để quyết tiêu<br /> diệt bất cứ người lái đò nào đi qua. Đội quân thạch trận hùng<br /> hậu từ đá tướng đến đá tiền vệ, hậu vệ với những boongke<br /> chìm, pháo đài đá nổi<br /> + Chúng trổ đủ mưu ma chước quỷ để lừa người lái đò vào tập<br /> đoàn cửa tử với ba trùng vi đã bày sẵn<br /> + Khi dụ được thuyền tiến sâu vào thế trận, sông Đà giở đủ<br /> các chiến thuật: đánh khuýp quật vu hồi, đánh hồi lùng, đánh<br /> đòn tỉa, đòn âm vào chỗ hiểm; sóng nước hò la vang dậy để uy<br /> hiếp tinh thần đối phương…<br /> →Sông Đà được miêu tả với diện mạo và tâm địa một thứ kẻ<br /> thù số một của con người<br /> b. Hình tượng sông Đà trữ tình:<br /> - Vẻ đẹp này của sông Đà được tập trung miêu tả ở khúc hạ<br /> <br /> 1,00<br /> <br /> lưu, dòng sông chảy êm ả nơi thoáng rộng, bằng phẳng.<br /> - Nguyễn Tuân quan sát sông Đà từ điểm nhìn rất động để<br /> giúp người đọc nhận ra vẻ đẹp trữ tình của con sông:<br /> + Từ xa, trên cao, sông Đà như một giai nhân tuyệt sắc, duyên<br /> dáng, yêu kiều với dòng chảy tuôn dài, tuôn dài như một mái<br /> tóc trữ tình…<br /> + Theo dòng chảy của mùa, tác giả phát hiện màu nước sông<br /> Đà thay đổi theo mùa: mùa xuân dòng xanh ngọc bích… mùa<br /> thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da một người bầm đi vì<br /> rượu bữa<br /> + Ngắm con sông bằng cảm giác của một người đi rừng lâu<br /> ngày mong tìm chỗ thoáng, nhà văn phát hiện ra sông Đà như<br /> một cố nhân xa lâu thì nhớ, gặp lại thấy đằm đằm ấm ấm, vui<br /> như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm…<br /> + Ngồi thuyền đi trên mặt sông, tác giả lại đem đến cho người<br /> đọc cảm nhận sống Đà giống như một người tình nhân chưa<br /> quen biết. Sông Đà thật quyến rũ nên thơ, gợi cảm với cảnh<br /> bờ bãi lặng lẽ… hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như<br /> một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa, nương ngô đang nhú mấy lá<br /> ngô non, cỏ gianh đồi núi đang ra những nón búp, con hươu<br /> thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ dương, cá dầm xanh<br /> quẫy vọt lên mặt sống… Một bức tranh sông nước cổ kính,<br /> hoang sơ, huyền ảo, bình yên, trù phú<br /> *Nghệ thuật xây dựng hình tượng:<br /> <br /> 1,00<br /> <br /> Hình tượng sông Đà được xây dựng dựa trên:<br /> - Các thủ pháp đối lập, nhân hoá, so sánh<br /> - Những liên tưởng, tưởng tượng táo bạo, bất ngờ<br /> - Hệ thống ngôn từ giàu có, phong phú, thể hiện vốn sống, vốn<br /> kiến thức uyên bác của tác giả thuộc nhiều ngành: lịch sử, thơ<br /> ca, hội hoạ, quân sự, thể thao.<br /> d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu<br /> sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.<br /> e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng<br /> từ, đặt câu.<br /> .HẾT.<br /> <br /> 0.50<br /> 0.25<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2