intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Cao Lãnh 1

Chia sẻ: Nguyễn Văn AA | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

251
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời tham khảo Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 của trường THPT Cao Lãnh 1 có kèm đáp án giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Cao Lãnh 1

TRƯỜNG THPT CAOLÃNH 1<br /> TỔ VĂN<br /> GV: TRẦN THỊ BÉ<br /> ĐT: 0988917677<br /> <br /> KIỂM TRA HỌC KÌ I<br /> Năm học: 2016-2017<br /> Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 12<br /> Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)<br /> MA TRẬN ĐỀ<br /> <br /> Mức độ<br /> <br /> Vận dụng<br /> Nhận biết<br /> <br /> Chủ đề<br /> Câu I.<br /> Đọc hiểu văn<br /> bản<br /> <br /> Số câu<br /> Số điểm<br /> Tỉ lệ %<br /> Câu II.<br /> Nghị luận xã<br /> hội<br /> <br /> Thông hiểu<br /> <br /> Xác định<br /> nội dung<br /> văn<br /> bản.<br /> Xác định<br /> PCNN.<br /> 2<br /> 0.75<br /> 10%<br /> Biết tạo lập<br /> đoạn văn<br /> <br /> Đặt nhan đề<br /> cho văn bản.<br /> Xác định các<br /> BPTT<br /> <br /> Số câu<br /> Số điểm<br /> Tỉ lệ %<br /> Câu III. Nghị Biết về tác<br /> tác<br /> luận Văn học giả,<br /> phẩm, bố<br /> cục bài văn<br /> nghị luận.<br /> Số câu<br /> Số điểm<br /> 1,0<br /> Tỉ lệ %<br /> 10%<br /> Tổng số câu<br /> Tổng số điểm<br /> 3,0<br /> Tỉ lệ %<br /> 30%<br /> <br /> 2<br /> 0.75<br /> 10%<br /> Hiểu được<br /> truyền thống<br /> yêu nước của<br /> dân tộc<br /> <br /> Cấp độ thấp<br /> <br /> Cấp độ cao<br /> <br /> Cộng<br /> <br /> 4<br /> 3,0<br /> 30%<br /> Vận dụng kết<br /> hợp thao tác<br /> phân<br /> tích,<br /> chứng minh,<br /> bình luận để<br /> viết đoạn văn .<br /> <br /> 1,0<br /> 1,0<br /> 10%<br /> 10%<br /> Hiểu giá trị Vận dung kết Vận dụng kiến<br /> nội dung và hợp các thao thức để liên hệ,<br /> nghệ thuật tác lập luận.<br /> mở rộng...<br /> bài thơ.<br /> <br /> 2,0<br /> 20%<br /> <br /> 1,0<br /> 10%<br /> <br /> 1,0<br /> 10%<br /> <br /> 4,0<br /> 40%<br /> <br /> 2,0<br /> 20%<br /> <br /> 1,0<br /> 10%<br /> <br /> 1<br /> 2,0<br /> 20%<br /> <br /> 1<br /> 5,0<br /> 50%<br /> 4<br /> 10,0<br /> 100%<br /> <br /> TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 1<br /> TỔ VĂN<br /> <br /> KIỂM TRA HỌC KÌ I<br /> Năm học: 2016-2017<br /> Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 12<br /> Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)<br /> <br /> ĐỀ CHÍNH THỨC<br /> (Gồm có 01 trang)<br /> ---------------------------------I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)<br /> Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi<br /> “ Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước. Chân bước đi trên đất Bắc mà<br /> lòng vẫn hướng về Nam. Nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của<br /> bao em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc. Nhớ người đồng chí đưa tiễn<br /> bên sông, nhớ lá cờ nghĩa tung bay phấp phới. Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả trong lúc mơ ”. (Hoài<br /> Thanh)<br /> Câu 1: Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0.75 điểm)<br /> Câu 2: Xác định nội dung của văn bản trên? Đặt tiêu đề cho văn bản. (0.75 điểm).<br /> Câu 3: Xác định câu chủ đề của đoạn văn? Đoạn văn trên được viết theo phương pháp<br /> lập luận nào? (0.75 điểm).<br /> Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng<br /> của biện pháp tu từ đó? (0.75 điểm).<br /> II. PHẦN LÀM VĂN ( 7 ĐIỂM)<br /> Câu 1 : (2.0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ trình bày cảm nhận của<br /> bản thân về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.<br /> Câu 2: (5 điểm)<br /> Có ý kiến cho rằng “Sóng của Xuân Quỳnh mang vẻ đẹp của tình yêu truyền thống”.<br /> Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng “ Tình yêu trong sóng là tình yêu hiện đại”. Phân tích bài<br /> thơ Sóng của Xuân Quỳnh để làm rõ hai ý kiến trên.<br /> ------------- HẾT --------------------------<br /> <br /> TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 1<br /> HƯỚNG DẪN<br /> CHẤM CHÍNH THỨC<br /> (gồm có 03 trang)<br /> <br /> KIỂM TRA HỌC KÌ I<br /> Năm học: 2016- 2017<br /> Môn thi: Ngữ văn - Lớp 12<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM<br /> A. HƯỚNG DẪN CHUNG<br /> 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài<br /> làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên<br /> giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng<br /> tạo nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.<br /> 2. Việc chi tiết hoá điểm số của các câu (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng<br /> điểm của mỗi câu và được thống nhất trong tổ chấm thi của trường.<br /> 3. Sau khi cộng điểm toàn bài, giám khảo làm tròn điểm đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành<br /> 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm).<br /> B. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ<br /> I. PHẦN ĐỌC - HIỂU ( 3.0 ĐIỂM)<br /> 1. Yêu cầu về kỹ năng<br /> - Thí sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản;<br /> - Diễn đạt rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br /> 2. Yêu cầu về kiến thức<br /> Câu 1: (0.75 điểm)<br /> Đoạn văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.<br /> Câu 2: (0.75 điểm)<br /> - Ý 1: Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần phải xác định đúng<br /> nội dung chính của văn bản trên là: Tấm lòng nhớ nước , thương dân, tình cảm nặng sâu với<br /> đồng bào, với kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người bị giam cầm trong nhà lao của<br /> Tưởng Giới Thạch.<br /> - Ý 2: Thí sinh có thể đặt cho văn bản các nhan đề khác nhau như: Tấm lòng nhớ nước<br /> của Bác hoặc Tình nhà trong Bác…<br /> Câu 3: (0.75 điểm)<br /> - Câu chủ đề của đoạn văn là: Nhật kí trong tù canh cánh một tấm lòng nhớ nước.<br /> - Đoạn văn đuọc viết theo phương pháp : diễn dịch<br /> Câu 4: (0.75 điểm)<br /> Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn bản trên là: Điệp từ “nhớ” (7<br /> lần); Biện pháp tu từ liệt kê: Nhớ đồng bào, nhớ tiếng khóc, nhớ đồng chí….<br /> Tác dụng: Biện pháp điệp từ và liệt kê dduojc sử dụng nhằm nhấn mạnh tình yêu quê<br /> hương đất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.<br /> II. PHẦN LÀM VĂN (7 ĐIỂM)<br /> Câu 1: (2 điểm)<br /> 1. Yêu cầu về kỹ năng<br /> <br /> Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; luận điểm<br /> rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ<br /> pháp.<br /> 2. Yêu cầu về kiến thức<br /> Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài; cần<br /> làm rõ được các ý chính sau:<br /> * Nêu được vấn đề cần nghị luận: (0,25 điểm)<br /> Truyền thống yêu nước của dân tộc ta<br /> * Phân tích: (1.0 điểm)<br /> - Truyền thống yêu nước là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của dân tộc ta trong suốt quá<br /> trình dựng nước và giữ nước<br /> - Các biểu hiện của truyền thống yêu nước: Khi đất nước có giặc ngoại xâm phải có<br /> lòng căm thù giặc, đánh đuổi giặc xâm lược. Khi hòa bình : xây dựng đất nước, trung thành với<br /> lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam; phấn đấu học tập, nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ<br /> thuật dể đưa đất nước ngày càng phát triển sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới; Cần<br /> tỉnh táo trước âm mưu của kẻ thù….<br /> * Bình luận: (0,5 điểm)<br /> - Truyền thống yêu nước là truyền thống tốt đẹp bao đời nay của dân tộc. Chính vì thế,<br /> chúng ta cần gìn giữ, lưu truyền và phát huy mãi mãi.<br /> - Phê phán lối sống vô trách nhiệm; Chạy theo lợi ích cá nhân làm nguy hại đến an ninh<br /> đất nước,đề cao ý thức sống vì cộng đồng, …<br /> * Liên hệ bản thân: Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (0,25 điểm)<br /> (Lưu ý: Nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà hợp lý thì vẫn được chấp<br /> nhận;; không cho điểm những bài làm có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực).<br /> Câu 2: (5,0 điểm)<br /> 1. Yêu cầu chung<br /> Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn<br /> bản.Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết phải có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm<br /> thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ<br /> pháp.<br /> 2. Yêu cầu cụ thể:<br /> Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Xuân Quỳnh, bài thơ Sóng và những nét<br /> đặc sắc trong bài thơ, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ<br /> được các ý cơ bản sau:<br /> * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, và các ý kiến nhận định về bài thơ. (0.5 điểm)<br /> * Giải thích: (0.5 điểm)<br /> - Tình yêu truyền thống là tình yêu mang những cung bậc cảm xúc tình cảm có tính<br /> truyền thống muôn đời. Đó là niềm tin mãnh liệt trong tình yêu, nỗi nhớ da diết cháy bỏng, sự<br /> thuỷ chung đằm thắm nhưng cũng không tránh khỏi những cảm xúc lo âu.<br /> - Tình yêu hiện đại là tình yêu vượt ra khỏi sự chật hẹp, tù túng, đời thường để vươn tới<br /> tình yêu cao đẹp, nhân văn.<br /> * Chứng minh: (3.0 điểm)<br /> - Ý kiến thứ nhất: Sóng của Xuân Quỳnh mang vẻ đẹp của tình yêu truyền thống. Vẻ<br /> đẹp ấy là những cảm xúc trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu.<br /> <br /> + Khi yêu tâm hồn người phụ nữ đầy những phức tạp, khó hiểu. Lúc dữ dội, dịu êm, khi<br /> ồn ào, lặng lẽ<br /> “ Dữ dội và dịu êm<br /> Ồn ào và lặng lẽ”<br /> + Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ. Nỗi nhớ là một cung bậc trong tình cảm và cũng là<br /> gam màu chủ đạo trong tình yêu. Nỗi nhớ ấy xuyên suốt cả không gian lẫn thời gian đến nỗi “<br /> Ngày đêm không ngủ được” đến “ Cả trong mơ còn thức”.<br /> + Tình yêu gắn với sự thuỷ chung<br /> “ Dẫu xuôi về phương Bắc<br /> Dẫu ngượic về phương Nam<br /> Nơi nào em cũng nghĩ<br /> Hướng về anh một phương”.<br /> + Tình yêu gắn liền với niềm tin nhưng cũng đầy những dự cảm âu lo, khắc khoải.<br /> - Ý kiến thứ hai: Tình yêu trong sóng là tình yêu hiện đại<br /> + Người phụ nữ không cam chịu cuộc đời chật hẹp, bé nhỏ, tù túng mà muốn bứt<br /> phá ra những không gian rộng lớn để sống với tình yêu đích thực.<br /> “Sông không hiểu nổi mình<br /> Sóng tìm ra tận bể”<br /> + Mạnh dạn bày tỏ tình cảm, mạnh mẽ quyết định hạnh phúc, thậm chí mang trong mình<br /> khát vọng lớn lao muốn tình yêu bất tử.<br /> * Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn, âm điệu nhịp nhàng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ: Ẩn dụ,<br /> nhân hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ….<br /> * Đánh giá: (0.5 điểm)<br /> Cả hai ý kiến trên đều đúng. Tình yêu truyền thống và hiện đại không tách rời nhau mà<br /> hoà quyện vào nhau tạo nên nhiều nét đẹp nhân văn trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu.<br /> * Khẳng định lại vấn đề (0.5 điểm)<br /> HẾT./.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1