intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Châu Thành 2

Chia sẻ: Nguyễn Văn AA | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

112
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 của trường THPT Châu Thành 2 dành cho học sinh lớp 12, giúp các em củng cố kiến thức đã học ở trường và thi đạt kết quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Châu Thành 2

SỞ GDĐT TỈNH ĐỒNG THÁP<br /> TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH 2<br /> ĐỀ MINH HỌA<br /> (Đề gồm có 02 trang)<br /> Người soạn: Phan Đặng Trung<br /> (0984997966)<br /> <br /> KIỂM TRA HỌC KÌ I<br /> Năm học: 2016-2017<br /> Môn thi: NGỮ VĂN - Lớp 12<br /> Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)<br /> <br /> I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br /> Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:<br /> “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao,<br /> nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng<br /> ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.<br /> Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là<br /> cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa<br /> đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng<br /> được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.<br /> Nay thánh minh lại cho rằng, chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy, nhưng lời khen<br /> tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá để đặt ở cửa Huyền Quan, khiến<br /> cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Há chỉ là<br /> chuộng văn suông, ham tiếng hão mà thôi đâu.<br /> Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực<br /> như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp ?<br /> (Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia - Thân Nhân Trung,<br /> Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2010, tr.31,32)<br /> Câu 1. Phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên là gì ?<br /> Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn văn.<br /> Câu 3. Hãy ghi lại câu văn chỉ ra nguyên nhân nhà nước phong kiến triều Lê tiến hành cho<br /> khắc bia ghi tên tiến sĩ.<br /> Câu 4. Theo anh/chị câu hỏi ở đoạn cuối cùng có ý nghĩa gì ?<br /> II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br /> Câu 1 (2,0 điểm)<br /> “Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ”<br /> (Theo: Hạt giống tâm hồn - NXB Tổng hợp TP HCM, 2008)<br /> Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trên.<br /> Câu 2 (5,0 điểm)<br /> Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:<br /> Hỡi đồng bào cả nước,<br /> “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai<br /> có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu<br /> cầu hạnh phúc”.<br /> <br /> Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy<br /> có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền<br /> sống, quyền sung sướng và quyền tự do.<br /> Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:<br /> “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng<br /> về quyền lợi”.<br /> Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.<br /> (Trích Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, tập 1, NXB<br /> Giáo dục, 2011, tr.39)<br /> Phân tích nghệ thuật lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đoạn trích trên. Từ đó chỉ ra<br /> vai trò của phần mở đầu trong tác phẩm. -HẾTHƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017<br /> MÔN: NGỮ VĂN<br /> Phần<br /> I<br /> <br /> Câu/Ý<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> 3<br /> <br /> 4<br /> <br /> II<br /> 1<br /> <br /> Nội dung<br /> Đọc hiểu<br /> Phong cách ngôn ngữ nghị luận/ nghị luận<br /> Nội dung: vai trò của hiền tài đối với đất nước: người tài nhiều thì đất<br /> nước sẽ có tiềm năng phát triển và ngược lại. Người viết cũng khẳng<br /> định chính sách đãi ngộ người tài của nhà vua, sự đề cao người tài và lí<br /> do ghi tên tiến sĩ trên bia đá là để khích lệ người tài mang tài năng của<br /> bản thân ra giúp nước.<br /> Câu văn chỉ ra nguyên nhân nhà nước phong kiến triều Lê tiến hành<br /> cho khắc bia ghi tên tiến sĩ: Nay thánh minh lại cho rằng, chuyện hay<br /> việc tốt tuy có một thời lừng lẫy, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ<br /> lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá để đặt ở cửa Huyền Quan,<br /> khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết,<br /> gắng sức giúp vua.<br /> - Câu hỏi ở cuối đoạn: Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật<br /> nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì họ phải làm<br /> thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp ?<br /> - Câu văn có ý nhắc nhở và khích lệ hiền tài hãy gắng sức mà mang tài<br /> năng của mình để giúp đời, giúp nước cho xứng đáng với sự tôn vinh,<br /> trọng đãi của nhà vua.<br /> Làm văn<br /> “Có ba cách để tự làm giàu mình: mỉm cười, cho đi và tha thứ”<br /> Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về<br /> quan niệm trên.<br /> Yêu cầu về hình thức:<br /> - Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ.<br /> - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt<br /> câu,…<br /> Yêu cầu về nội dung:<br /> 1. Giải thích câu nói:<br /> - Tự làm giàu mình: tự nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn mình<br /> <br /> 2<br /> <br /> Mỉm cười: biểu hiện của niềm vui, sự lạc quan, yêu đời<br /> Cho đi: là biết quan tâm, chia sẻ với mọi người<br /> Tha thứ: là sự bao dung, độ lượng với lỗi lầm của người khác<br /> - Ý cả câu: Tâm hồn con người sẽ trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn nếu<br /> biết lạc quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người.<br /> 2. Phân tích, chứng minh:<br /> - Lạc quan, yêu đời giúp con người có sức mạnh để vượt lên những<br /> khó khăn, thử thách trong cuộc sống, có niềm tin về bản thân và hướng<br /> đến một khát vọng sống tốt đẹp.<br /> - Biết quan tâm, chia sẻ, con người đã chiến thắng sự vô cảm, ích kỷ để<br /> sống giàu trách nhiệm và yêu thương hơn.<br /> - Biết bao dung, độ lượng, con người sẽ trút bỏ đau khổ và thù hận để<br /> sống thanh thản hơn và mang lại niềm vui cho mọi người.<br /> - Ngoài sự lạc quan, sẻ chia, độ lượng con người còn có thể bồi đắp, và<br /> nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những ứng xử tốt đẹp khác.<br /> 3. Bình luận:<br /> - Câu nói đúng. Sự giàu có về tâm hồn có ý nghĩa quyết định sự hoàn<br /> thiện nhân cách của mỗi người.<br /> - Cần có ý thức gìn giữ và bồi đắp để đời sống tinh thần, tình cảm của<br /> bản thân không bị xói mòn và chai sạn bởi mặt trái của cuộc sống hiện<br /> đại.<br /> - Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ những thái độ sống tích cực, có<br /> ý nghĩa với mình và mọi người.<br /> 4. Bài học và liên hệ bản thân: Phải biết nuôi dưỡng và bồi đắp tâm<br /> hồn mình để tâm hồn trở nên trong sáng, giàu đẹp hơn bằng sự lạc<br /> quan, sẻ chia và độ lượng với mọi người<br /> Phân tích nghệ thuật lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong<br /> đoạn trích mở đầu Tuyên ngôn Độc lập. Từ đó chỉ ra vai trò của<br /> phần mở đầu trong tác phẩm<br /> Yêu cầu về hình thức:<br /> - Đảm bào cấu trúc bài văn nghị luận<br /> - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt<br /> câu,…<br /> Yêu cầu về nội dung:<br /> 1. Giới thiệu chung:<br /> - Thế giới: chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng đồng<br /> minh.<br /> - Trong nước: cách mạng tháng Tám thành công, cả nước nổi dậy<br /> giành chính quyền.<br /> - Hoàn cảnh khách quan:<br /> + Miền Bắc: Mỹ và Tưởng Giới Thạch muốn nhảy vào nước ta.<br /> + Miền Nam: quân Pháp núp sau quân Anh đang chuẩn bị chiếm lại<br /> nước ta.<br /> - Ngày 26/8/1945 Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, tại căn<br /> nhà 48 phố Hàng Ngang Người soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập.<br /> <br /> - 02/9/1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng Trường<br /> Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.<br /> - Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện pháp lí thiêng liêng.<br /> 2. Phân tích:<br /> - Nghệ thuật lập luận:<br /> + Trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 và Tuyên<br /> ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791, đã<br /> nâng cao, luận bàn khiến lời trích dẫn của Bác đạt hiệu quả nghệ thuật.<br /> + Việc trích dẫn thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc, nó gợi ra hình<br /> ảnh ba bản tuyên ngôn và ba dân tộc ngang hàng nhau.<br /> + Sự khéo léo trong lập luận: thể hiện sự trân trọng của Bác dành cho<br /> Pháp và Mĩ, vừa để khóa miệng bọn thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.<br /> + Sự kiên quyết trong lập luận: ngầm cảnh tỉnh thực dân và đế quốc<br /> đừng đi ngược lại những lời của tổ tiên họ.<br /> + Tư duy lí luận sáng tạo và sắc sảo: Từ quyền con người Bác suy ra<br /> quyền dân tộc.<br /> + Cuối phần một, Bác chốt lại bằng một lời khẳng định: “Đó là những<br /> lẽ phải không ai chối cãi được”. Đó là lời cảnh báo răn đe mang tính<br /> tuyệt đối hóa về quyền tự do và bình đẳng.<br /> - Đánh gia vai trò của phần mở đầu trong tác phẩm:<br /> + Đoạn mở đầu đã tạo ra cơ sở pháp lí vô cùng vững chắc cho Tuyên<br /> ngôn Độc lập và những lời tuyên bố về quyền độc lập tự do trong phần<br /> cuối của tác phẩm.<br /> + Đoạn mở đầu cho hệ thống lập luận chặt chẽ. Những nguyên lí được<br /> nêu ra đã trở thành cơ sở tư tưởng cho toàn bài.<br /> 3. Đánh giá:<br /> Đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Bác chứa đựng một tư tưởng<br /> lớn với nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đó là một đoạn mở đầu mẫu mực trong<br /> một bản Tuyên ngôn bất hủ.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2