intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu

Chia sẻ: Nguyễn Văn AA | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

110
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 của trường THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ 1, với đề thi này các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu

SỞ GD-ĐT ĐỒNG THÁP<br /> TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br /> NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU<br /> <br /> ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ THI HỌC KỲ I - NĂM 2017<br /> Môn: NGỮ VĂN<br /> Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề<br /> (Đề thi có 02 trang)<br /> <br /> Người soạn: Lê Trung Liệt<br /> Số ĐT: 0917123870<br /> I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br /> Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:<br /> Phát biểu tại Hội thảo Khoa học quốc gia về việc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng<br /> Việt”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Tiếng Việt rất giàu, rất đẹp. Những tác<br /> phẩm văn học, thơ ca lớn, những tuyên bố, báo cáo trong lĩnh vực khoa học, văn bản có tính<br /> pháp lý của Nhà nước thể hiện trình độ phát triển cao của tiếng Việt. Hiến pháp của nước<br /> Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt”.<br /> Bác Hồ đã có những lời dặn rất sâu sắc về cách nói, cách viết sao cho ngắn gọn, trong<br /> sáng, giản dị, dễ hiểu. Bác Hồ cũng đã dạy tiếng Việt là tài sản quý báu của dân tộc mà<br /> chúng ta phải giữ gìn. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói rất rõ ràng về trong và<br /> sáng của tiếng Việt.<br /> Theo Phó Thủ tướng, trong quá trình hội nhập phát triển nói chung, làm giàu tiếng<br /> Việt nói riêng, việc tiếp thu những thành tựu của văn minh nhân loại hay mượn tiếng nước<br /> ngoài để làm giàu thêm tiếng Việt là một yếu tố khách quan.<br /> Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay là ngoài xã hội, trên các diễn đàn, trong một số<br /> tài liệu, báo cáo, trên các ấn phẩm thông tin đại chúng, kể cả trong sách giáo khoa có nhiều<br /> biểu hiện thiếu chuẩn mực trong sử dụng tiếng Việt, quá dễ dãi trong phát triển, làm mới<br /> tiếng Việt. Hiện tượng lạm dụng, sử dụng ngôn từ, từ tiếng nước ngoài đang ngày càng<br /> nhiều. Đáng báo động là không có nhiều, không có đủ sự phân tích, nhắc nhở, phê phán<br /> những biểu hiện đó.<br /> (www.baoyenbai.com.vn, ngày 6/11/2016)<br /> Câu 1. Xác định nội dung chính của đoạn trích trên.<br /> Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào: “làm giàu tiếng Việt nói riêng, việc tiếp thu những<br /> thành tựu của văn minh nhân loại hay mượn tiếng nước ngoài để làm giàu thêm tiếng Việt<br /> là một yếu tố khách quan”.<br /> Câu 3. Theo anh/chị, vì sao “Bác Hồ cũng đã dạy tiếng Việt là tài sản quý báu của<br /> dân tộc mà chúng ta phải giữ gìn”?<br /> Câu 4. Từ đoạn trích trên, anh/chị rút ra thông điệp gì?<br /> II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br /> Câu 1 (2,0 điểm)<br /> Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến<br /> được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Hiện tượng lạm dụng, sử dụng ngôn từ, từ<br /> tiếng nước ngoài đang ngày càng nhiều”.<br /> Câu 2 (5,0 điểm)<br /> Bức tranh “Việt Bắc ra quân” là một bức tranh hùng tráng, tràn đầy khí thế chiến<br /> thắng.<br /> Anh /chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu để sáng<br /> tỏ lời nhận định trên:<br /> Những đường Việt Bắc của ta<br /> <br /> Ðêm đêm rầm rập như là đất rung<br /> Quân đi điệp điệp trùng trùng<br /> Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.<br /> Dân công đỏ đuốc từng đoàn<br /> Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.<br /> Nghìn đêm thăm thẳm sương dày<br /> Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.<br /> Tin vui chiến thắng trăm miền<br /> Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về<br /> Vui từ Ðồng Tháp, An Khê<br /> Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.<br /> -HẾT-<br /> <br /> SỞ GD-ĐT ĐỒNG THÁP<br /> TRƯỜNG THPT CHUYÊN<br /> NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU<br /> <br /> ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ HỌC KỲ I - NĂM 2017<br /> ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM<br /> Môn: NGỮ VĂN<br /> (Đáp án - Thang điểm gồm có 02 trang)<br /> <br /> Phần Câu<br /> Nội dung<br /> Điểm<br /> I<br /> ĐỌC - HIỂU<br /> 3,00<br /> Nội dung chính của đoạn trích: Bàn về việc giữ gìn sự trong<br /> 0,75<br /> 1<br /> sáng của tiếng Việt.<br /> Việc tiếp thu những thành tựu của văn minh nhân loại hay<br /> mượn tiếng nước ngoài để làm giàu thêm tiếng Việt là điều cần 0,75<br /> 2<br /> thiết.<br /> Bác Hồ cho rằng: “tiếng Việt là tài sản quý báu của dân tộc mà<br /> chúng ta phải giữ gìn”, vì:<br /> - Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, tiếng chính thống của dân tộc.<br /> 0,75<br /> 3<br /> - Tiếng Việt là kho tàng ngôn ngữ vô tận, quý giá được kết tinh<br /> tự ngàn đời của dân tộc.<br /> - Tiếng Việt góp phần thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc.<br /> Từ đoạn trích, thí sinh có thể đưa ra thông điệp: biết tự hào,<br /> trân trọng tiếng mẹ đẻ; ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát triển tiếng 0,75<br /> 4<br /> Việt.<br /> II<br /> LÀM VĂN<br /> 7,00<br /> 1<br /> Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Hiện 2,00<br /> tượng lạm dụng, sử dụng ngôn từ, từ tiếng nước ngoài đang<br /> ngày càng nhiều”.<br /> a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: đoạn có câu chủ đề, các<br /> 0,25<br /> câu tiếp theo triển khai được vấn đề.<br /> b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: hiện tượng lạm dụng, sử<br /> 0,25<br /> dụng ngôn từ, từ tiếng nước ngoài.<br /> c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các câu phù hợp: câu mở<br /> đoạn nêu vấn đề, các câu tiếp theo triển khai câu chủ đề, câu kết<br /> cần rút ra bài học nhận thức và hành động.<br /> Đoạn văn có thể có những ý sau:<br /> - Việc gìn giữ và làm giàu vốn từ ngữ tiếng Việt là rất cần thiết<br /> nhưng hiện nay nhiều người đang lạm dụng ngôn ngữ nước<br /> ngoài và sử dụng nó một cách tuỳ tiện.<br /> - Có rất nhiều nguyên nhân nhưng nổi bật nhất là xu hướng xính<br /> ngoại, thích “hiện đại”, thích được thể hiện cá tính của giới trẻ.<br /> 1,0<br /> - Việc lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài làm ảnh hưởng đến nhận<br /> thức và hành động của mỗi cá nhân trong cộng đồng; làm giảm<br /> sút lòng tự tôn dân tộc và dần mất đi bản sắc văn hóa của người<br /> Việt Nam.<br /> - Rút ra bài học nhận thức và hành động.<br /> d. Sáng tạo: diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ<br /> 0,25<br /> về vấn đề nghị luận.<br /> <br /> 2<br /> <br /> e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ,<br /> đặt câu.<br /> Phân tích đoạn thơ để chứng minh: bức tranh “Việt Bắc ra<br /> quân” là một bức tranh hùng tráng, tràn đầy khí thế chiến<br /> thắng.<br /> a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: có đủ các phần mở bài, thân<br /> bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được<br /> vấn đề; kết bài kết luận được vấn đề.<br /> b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: phân tích đoạn thơ trong<br /> bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu để sáng tỏ lời nhận định: Bức<br /> tranh “Việt Bắc ra quân” là một bức tranh hùng tráng, tràn đầy<br /> khí thế chiến thắng.<br /> c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; thể<br /> hiện sự cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập kết hợp<br /> chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.<br /> + Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm<br /> + Giải thích: bức tranh Việt Bắc ra trận là một bức tranh hào<br /> hùng, mạnh mẽ, gây ấn tượng đẹp với hào khí ngất trời của<br /> những con người mới xuất quân mà như đã cầm chắc chiến thắng<br /> trong tay.<br /> + Phân tích và chứng minh:<br /> - Những con đường, những ngả đường kháng chiến như chạm<br /> khắc, hiện hình, nổi sắc khí thế ra trận rầm rập của quân và dân<br /> ta.<br /> - Đoàn quân ra trận trải dài ra vô tận điệp điệp trùng trùng mang<br /> khát vọng tự do, khát vọng độc lập.<br /> - Hình ảnh những đoàn dân công đỏ đuốc đi trong đêm với bước<br /> chân nát đá như tự nó đã mang sức mạnh của tinh thần yêu nước,<br /> không có một thế lực nào có thể ngăn cản được.<br /> - Từ trong đêm dày thăm thẳm, nhờ đèn pha bật sáng, nhờ sức<br /> con người toả sáng, những người kháng chiến tưởng như thấy<br /> chiến thắng đã gần kề trước mặt.<br /> - Những tin thắng trận dồn dập đổ về Việt Bắc từ khắp các chiến<br /> trường trong cả nước, để rồi từ đó lại toả đi trăm ngả.<br /> - Nghệ thuật: so sánh, từ láy, nói quá, liệt kê,… góp phần làm<br /> tăng thêm bức tranh ra trận hào hùng, mạnh mẽ gây ấn tượng đẹp<br /> với hào khí ngất trời.<br /> + Đánh giá: Tố Hữu đã dựng lên bức tranh Việt Bắc ra quân thật<br /> đẹp, mang màu sắc sử thi. Bức tranh không chỉ làm sống dậy<br /> những ngày tháng hào hùng cùa quân dân ta trên căn cứ địa thần<br /> thánh mà còn đem đến cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng<br /> anh hùng. Đoạn thơ xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay<br /> nhất của bài thơ Việt Bắc.<br /> d. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc,<br /> mới mẻ về vấn đề nghị luận.<br /> e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ,<br /> đặt câu.<br /> ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10 ĐIỂM<br /> <br /> 0,25<br /> 5,00<br /> <br /> 0,25<br /> <br /> 0,50<br /> <br /> 0,25<br /> 0,50<br /> <br /> 2,50<br /> <br /> 0,50<br /> <br /> 0,25<br /> 0,25<br /> <br /> ----- HẾT-----<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2