TRƯỜNG THPT GIỔNG THỊ ĐAM<br />
NGƯỜI BIÊN SOẠN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG<br />
SỐ ĐIỆN THOẠI : 01678924545<br />
KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2016 - 2017<br />
Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12<br />
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian phát đề )<br />
•<br />
<br />
Phần Đọc – hiểu : ( 3.0 điểm )<br />
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:<br />
<br />
…. “ Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích<br />
chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng.<br />
Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải dựa trên cơ sở độc lập, tự<br />
chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển và nhất định không chấp nhận đánh đổi<br />
điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viễn vong, lệ thuộc nào<br />
đó”…<br />
( Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng )<br />
Câu 1 : Nội dung của đoạn trích là gì ? ( 0.5 điểm )<br />
Câu 2 : Anh / chị hiểu thế nào về câu nói : “ Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền<br />
và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng<br />
”.( 0.5 điểm )<br />
Câu 3 : Xác định biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích trên. Nêu<br />
ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó ? (1.0 điểm).<br />
Câu 4 : Trong “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh<br />
đã khẳng định “ Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định<br />
không chịu làm nô lệ ”.<br />
Anh / chị hãy tìm ra thông điệp chung của hai văn bản. Thông điệp đó đã thể hiện sâu<br />
sắc truyền thống cao quí nào trong đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc ? ( 1.0 điểm )<br />
•<br />
<br />
Phần làm văn : ( 7.0 điểm )<br />
Câu 1 ( 2,0 điểm )<br />
Anh / chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em<br />
về “ Sức mạnh của truyền thống yêu nước ” ?<br />
Câu 2 ( 5,0 điểm )<br />
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của dòng sông Hương trong mối quan hệ với lịch<br />
sử dân tộc ?<br />
<br />
TRƯỜNG THPT GIỔNG THỊ ĐAM<br />
NGƯỜI BIÊN SOẠN : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG<br />
SỐ ĐIỆN THOẠI : 01678924545<br />
<br />
KỲ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2016 - 2017<br />
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM<br />
Môn thi : Ngữ văn 12<br />
( Đáp án – Thang điểm có 0,3 trang )<br />
<br />
Phần<br />
<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
I<br />
<br />
4<br />
<br />
Nội dung<br />
ĐỌC – HIỂU<br />
Nội dung của đoạn trích là : khẳng định ý chí kiên quyết<br />
bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.<br />
“ Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính<br />
đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo<br />
là thiêng liêng ”. Tác giả nói như vậy vì : khẳng định quyết<br />
đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để bảo vệ<br />
tổ quốc.<br />
- Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích:<br />
phép lặp : chủ quyền, thiêng liêng, lãnh thổ<br />
- Tác dụng : khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của<br />
nước Việt Nam không một ai có thể xâm phạm.<br />
Trong “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” năm 1946<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “ Chúng ta thà hi sinh<br />
tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không<br />
chịu làm nô lệ ”.<br />
<br />
Điểm<br />
3.0<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
1.0<br />
<br />
- Thông điệp chung của hai văn bản : đều khẳng định ý chí<br />
bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước với bất cứ giá nào<br />
vì<br />
“ không có gì quí hơn độc lập, tự do”.<br />
- Thông điệp đó đã thể hiện sâu sắc truyền thống cao quí<br />
trong đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc : truyền thống<br />
yêu nước.<br />
<br />
II<br />
1<br />
<br />
LÀM VĂN<br />
Anh / chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ )<br />
trình bày suy nghĩ của em về “ Sức mạnh của truyền<br />
thống yêu nước ” ?<br />
Yêu cầu về hình thức :<br />
• Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 từ.<br />
<br />
7.0<br />
2.0<br />
<br />
2<br />
<br />
• Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả,<br />
dùng từ, đặt câu,…<br />
Yêu cầu về nội dung :<br />
• Giải thích<br />
- “Truyền thống” : là những phẩm chất giá trị được hình<br />
thành, phát triển, duy trì trong một thời gian dài của lịch sử<br />
cộng đồng.<br />
- “Truyền thống yêu nước” : những phẩm chất giá trị… được<br />
hình thành, phát triển, duy trì trong một thời gian dài thể hiện<br />
mối quan hệ tình cảm, nghĩa vụ tích cực của mỗi công dân<br />
đối với đất nước.<br />
- Truyền thống ấy thể hiện qua quá trình dựng nước và giữ<br />
nước oanh liệt hào hùng của nhân dân ta.<br />
• Bàn luận, mở rộng : Sức mạnh của truyền thống<br />
yêu nước<br />
- Truyền thống yêu nước là yếu tố tinh thần của quá khứ có<br />
khả năng tạo ra sức mạnh tinh thần hoặc vật chất cho mỗi con<br />
người của hiện tại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất<br />
nước.<br />
- Truyền thống yêu nước có khả năng : động viên nêu gương<br />
khơi gợi những phẩm chất giá trị tốt đẹp trong mỗi con người<br />
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.<br />
- Truyền thống yêu nước là lời nhắc nhở thiêng liêng,<br />
nghiêm khắc hậu thế trong việc nối tiếp, duy trì, phát huy,<br />
những phẩm chất, giá trị tốt đẹp được hình thành từ những<br />
thế hệ trước để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.<br />
- Truyền thống yêu nước còn giúp con người tự hào, niềm tin<br />
vào những phẩm chất, giá trị đang nối tiếp từ quá khứ, cung<br />
cấp những bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và<br />
bảo vệ đất nước.<br />
( Chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam<br />
qua những trang sử dựng nước và giữ nước oanh liệt hào<br />
hùng )<br />
• Bài học nhận thức và hành động:<br />
- Câu nói khẳng định sức mạnh của truyền thống yêu nước<br />
đối với người dân Việt Nam. Qua đó, bồi dưỡng cho mỗi<br />
chúng ta về tình yêu tổ quốc.<br />
- Liên hệ bản thân.<br />
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của dòng sông Hương<br />
trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc ?<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận : có đủ các phần mở bài,<br />
thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai<br />
được vấn đề gồm nhiều ý, đoạn văn, kết bài kết luận được<br />
vấn đề.<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp của dòng sông<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
5.0<br />
0.25<br />
<br />
0.5<br />
<br />
Hương trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc.<br />
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng 3.5<br />
tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn<br />
chứng.<br />
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm :<br />
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ tài hoa, mang đậm<br />
chất Huế, có nhiều thành tựu về thể kí.<br />
- Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là một tùy bút giàu chất trữ<br />
tình viết về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch sử của đất Cố<br />
Đô, rất tiêu biểu cho phong cách của ông.<br />
*Vẻ đẹp của dòng sông Hương trong mối quan hệ với lịch<br />
sử dân tộc:<br />
• Là một dòng sông anh hùng :<br />
- Từ xa xưa : là một dòng sông biên thùy xa xôi của đất nước<br />
thời các vua Hùng.<br />
- Thời trung đại :<br />
+ Dòng sông Linh Giang đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ<br />
biên giới phía nam tổ quốc Đại Việt.<br />
+ Vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng<br />
Nguyễn Huệ.<br />
-Thời chống Pháp :<br />
+ Sống hết lịch sử bi tráng với máu của các cuộc khởi nghĩa<br />
trong phong trào Cần Vương.<br />
+ Đi vào Cách mạng tháng Tám với những chiến công rung<br />
chuyển.<br />
-Thời chống Mĩ : góp mình vào chiến dịch Mùa xuân 1968<br />
Mậu Thân.<br />
• Sông Hương cùng với thành phố Huế cũng chịu<br />
nhiều<br />
đau thương mất mát:<br />
-Sông Hương là dòng sông có bề dày lịch sử như một người<br />
con gái anh hùng, khi Tổ quốc gọi nó tự biết hiến đời mình<br />
làm một chiến công. Sông Hương là dòng sông của sử thi viết<br />
giữa màu cỏ lá xanh biếc.<br />
-Sử thi mà trữ tình, bản hùng ca mà cũng là bản hùng ca dịu<br />
dàng, tươi mát. Đó là nét độc đáo của xứ Huế, của sông<br />
Hương được tác giả khám phá và khắc họa từ gốc độ lịch sử.<br />
* Đánh giá :<br />
- Dòng sông như một công trình nghệ thuật tuyệt vời của tạo<br />
hóa, một vẻ đẹp rất thơ, khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca,văn<br />
hóa, âm nhạc; gắn với những chiến công hiển hách của dân<br />
tộc, tạo nên bề dày lịch sử văn hóa Huế.<br />
- Bồi đắp tình cảm đối với quê hương, đất nước.<br />
d. Sáng tạo : có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu<br />
0.5<br />
sắc về vấn đề nghị luận.<br />
<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng<br />
từ, đặt câu.<br />
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10.00 điểm<br />
<br />
0.25<br />
<br />
Lưu ý chung :<br />
• Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần đánh giá tổng quát,<br />
tránh điếm ý cho điểm.<br />
• Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những<br />
yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm<br />
xúc.<br />
• Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể giống đáp án, có<br />
những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.<br />
• Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc<br />
phần thân bài ở hai câu làm văn chỉ viết một đoạn văn.<br />
• Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp, chính tả.<br />
<br />