intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Hồng Ngự 1

Chia sẻ: Nguyễn Văn AA | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

356
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm đánh giá lại thực lực học tập của các em học sinh trước khi tham dự kì thi học kỳ 1. Mời các em và giáo viên tham khảo Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 của trường THPT Hồng Ngự 1 dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Hồng Ngự 1

Trường THPT Hồng Ngự 1<br /> Nguyễn Thị Ngọc Thanh<br /> Số điện thoại: 0919232117<br /> ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I<br /> NĂM HỌC: 2016 - 2017<br /> MÔN: NGỮ VĂN<br /> I. PHẦN ĐỌC HIỂU<br /> Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:<br /> LỜI CHA DẶN<br /> Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha<br /> Những bài học một đời cay đắng<br /> Cha gửi cho con chút nắng<br /> Hãy giữ giữa lòng con<br /> Để khi con cất bước vào cuộc hành trình đầy gai và cạm bẫy<br /> Con sẽ bớt thấy đau và đỡ phải tủi hờn<br /> Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, con ạ<br /> Hãy để chị, để anh giành lấy phần họ muốn<br /> Con hãy chậm bước dù là người đến muộn<br /> Dù phần con chẳng ai nhớ để dành!<br /> Hãy vui lên trước điều nhân nghĩa<br /> Hãy buồn với chuyện bất nhân<br /> Và hãy tin vào điều có thật:<br /> Con người sống để yêu thương.<br /> (Theo Đất Việt)<br /> 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?<br /> 2. Nêu nội dung chính và ý nghĩa của văn bản.<br /> 3. Cách nói “chút nắng” trong câu “Cha gửi cho con chút nắng” có nghĩa gì?<br /> 4. Hãy chỉ ra biện pháp tư từ và tác dụng của biện pháp đó ở bốn câu thơ sau:<br /> <br /> Hãy vui lên trước điều nhân nghĩa<br /> Hãy buồn với chuyện bất nhân<br /> Và hãy tin vào điều có thật:<br /> Con người sống để yêu thương.<br /> II. PHẦN LÀM VĂN<br /> Câu1 (2đ) Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ bàn về hiện tượng “Đủ like sẽ làm” của giới<br /> trẻ ngày hôm nay.<br /> Câu 2 (5đ) “Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá<br /> bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách<br /> đá thành chẹt lòng SôngĐà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên<br /> kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này qua bờ kia. Ngồi trong khoang đò<br /> qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà<br /> ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.<br /> Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô<br /> gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò<br /> Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng<br /> thuyền ra.<br /> Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước<br /> giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu<br /> như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ<br /> đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh<br /> để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số nhấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường<br /> mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu,<br /> những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh<br /> ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút<br /> xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông<br /> đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới […].<br /> … Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to<br /> mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu<br /> khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang<br /> lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét<br /> với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã<br /> trắng xóa cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình<br /> như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc<br /> nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá<br /> nào trông cũng ngỗ ngược,hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.<br /> Mặt sông rung rít lên như tuyếc-bin thủy điện nơi đáy hầm đập”.<br /> <br /> (Trích Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục,<br /> 2014, tr. 186-188)<br /> Cảm nhận của anh/chị về con Sông Đà hung bạo ở miền Tây Bắc của Tổ quốc trong<br /> đoạn trích trên. Từ đó, bình luận về cách nhìn, cách miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn<br /> Tuân qua việc “tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên” Tây Bắc.<br /> ———————-HẾT———————-<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM<br /> ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I<br /> NĂM HỌC: 2016 - 2017<br /> MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12<br /> I. PHẦN ĐỌC HIỂU<br /> 1. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (0,5)<br /> 2.<br /> - Nội dung chính của văn bản: Đoạn thơ là những lời khuyên răn, dạy dỗ của người cha<br /> dành cho con khi con sắp bước vào đời. Ông dặn con mình phải sống nhân nghĩa dù có bị thiệt<br /> thòi về vật chất (0,5).<br /> - Lời dặn dò ấy có ý nghĩa tích cực trong việc định hướng nhân cách và hành vi của con<br /> cái. Đó cũng là mong ước của bậc làm cha mẹ, muốn con giàu nhân nghĩa hơn tiền bạc (0, 5)<br /> 3. Cách nói “chút nắng” trong câu “Cha gửi cho con chút nắng” có nghĩa là bản lĩnh, niềm tin<br /> để sống (0,5)<br /> 4.<br /> <br /> - Biện pháp điệp từ “hãy” (0,5)<br /> <br /> - Nhấn mạnh điều mong muốn của người cha và cũng là nghĩa vụ con phải thực hành để<br /> làm người (0,5)<br /> II. PHẦN LÀM VĂN<br /> Câu 1:<br /> Yêu cầu chung:<br /> <br /> Học sinh biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống<br /> Yêu cầu cụ thể:<br /> Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách tuy nhiên trong đoạn văn triển khai cần đáp ứng<br /> những ý chính sau:<br /> - Thực trạng nói là làm của giới trẻ đã và đang phổ biến rộng khắp (0,5)<br /> - Nguyên nhân là do giới trẻ muốn tự khẳng định mình, muốn chứng tỏ và muốn nổi tiếng,…<br /> (0,5)<br /> - Hậu quả nghiêm trọng khi giới trẻ không biết phân biệt đúng sai. Nhiều trường hợp có thể dẫn<br /> đến mất mạng nếu không kịp thời cứu. Ngoài ra nếu không ngăn chặn thì hiện tượng này sẽ<br /> ngày càng phổ biến dẫn một thế hệ suy đồi về nhân cách (0,5)<br /> - Cần phải có những biện pháp mạnh đối với những hành động khẳng định mình bằng những<br /> hành động nông cạn (0,5)<br /> Câu 2:<br /> Yêu cầu chung:<br /> – Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của học sinh, đòi hỏi học sinh phải huy<br /> động kiến thức về tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương<br /> của mình để làm bài.<br /> – Học sinh có thể phân tích và cảm nhận theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, có<br /> căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.<br /> Yêu cầu cụ thể:<br /> 1/ Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tùy bút Người lái đò Sông Đà, hình ảnh con<br /> Sông Đà hung bạo ở miền Tây Bắc của Tổ quốc. Từ đó, thấy được cách nhìn, cách miêu tả<br /> thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Tuân qua việc “tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên” Tây Bắc.<br /> 0,5đ<br /> 2/ Phân tích 3,5đ<br /> Nội dung:<br /> – Cảnh đá hai bên bờ sông:<br /> + Độ cao của cảnh đá hai bên bờ sông; sự lạnh lẽo, âm u của những khúc sông có đá dựng vách<br /> thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.<br /> <br /> + Sự nhỏ hẹp của dòng chảy vách đá chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Ở những chỗ này,<br /> lưu tốc của dòng chảy rất lớn, nhất là vào mùa nước lũ,…<br /> – Ghềnh sông:<br /> + Nhân hóa con sông như một kẻ chuyên đi đòi nợ dữ dằn cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt<br /> năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào…<br /> + Mặt ghềnh sông như sôi lên, cuộn chảy dữ dội nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn<br /> cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà<br /> nào tóm được qua đấy. Quãng sông này tạo nên mối đe dọa thật sự đối với bất cứ người lái đò<br /> nào đi qua chỗ đấy,…<br /> – Hút nước:<br /> + Những cái hút nước Sông Đà giống như những cái giếng bê tông thả xuống sông chuẩn bị<br /> làm móng cầu.<br /> + Cường lực ghê gớm của những cái hút nước thể hiện qua các từ và cụm từ: thở, kêu, sặc, ặc<br /> ặc lên, rót dầu sôi vào,…<br /> – Thác nước: Nhà văn đã nhân hóa con sông, biến nó thành một sinh thể dữ dằn, gào thét trong<br /> những âm thanh ghê sợ: lúc nghe như là oán trách, lúc lại như là van xin, khi thì khiêu khích,<br /> giọng gằn mà chế nhạo, có lúc nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn<br /> giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa,…<br /> – Đá: Mỗi hòn đá là một tên lính thủy hung tợn, tên nào trông cũng ngỗ ngược, nhăn nhúm, sẵn<br /> sàng giao chiến,…<br /> Nghệ thuật:<br /> – Liên tưởng độc đáo, so sánh thú vị, nhân hóa con sông có những nét tính cách giống con<br /> người.<br /> – Thủ pháp điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc kết hợp với các thanh trắc liên tiếp đã tạo nên âm<br /> hưởng dữ dội, nhịp điệu khẩn trương, dồn dập nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió…<br /> – Tả và kể một cách hiện thực và giàu hình ảnh, liên tưởng và tưởng tượng bất ngờ, sử dụng<br /> hàng loạt so sánh, nhà văn đã tô đậm mức độ khủng khiếp của những hút nước,…<br /> 3/ Đánh giá chung: 0,5đ<br /> Dưới ngòi bút của người nghệ sĩ ngôn từ Nguyễn Tuân, sự hùng vĩ và hung bạo của Đà giang<br /> đã hiện ra ở nhiều dạng vẻ khác nhau. Tất cả đã toát ra một sự hoang dại, một thiên nhiên kì vĩ.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2