Trường THPT Hồng Ngự 3<br />
Giáo viên: Trần Thị Ngọc Bích<br />
Số điện thoại: 0906793422<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ I, NĂM 2016-2017.<br />
TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
MÔN: NGỮ VĂN<br />
( Đề gồm 2 trang)<br />
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian phát đề)<br />
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:<br />
“ Đã thấy xuân về với gió đông<br />
Với trên màu má gái chưa chồng<br />
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm<br />
Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.<br />
<br />
Từng đàn con trẻ chạy xun xoe<br />
Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe<br />
Lá nõn nhành non ai tráng bạc<br />
Gió về từng trận gió bay đi<br />
<br />
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng<br />
Lúa thì con gái mượt như nhung<br />
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng<br />
Ngọt ngào hương bay, bướm vẽ vòng.<br />
<br />
Trên đường cát mịn một đôi cô<br />
Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa<br />
Gậy trúc giắt bà già tóc bạc<br />
Lần lần tràng hạt niệm nam mô.”<br />
( Xuân về của Nguyễn Bính, theo Thi nhân Việt Nam- Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB<br />
văn học 2003)<br />
Câu 1: Chỉ ra những từ láy có trong bài thơ trên ?(1.0đ)<br />
Câu 2: Trong khổ thơ thứ nhất, nhà thơ Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về bằng<br />
những tín hiệu nào? Tín hiệu đó có gì đặc biệt ? (1.0đ)<br />
Câu 3: Xác định một biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ ba của bài thơ.(0.5đ)<br />
<br />
Câu 4: Khi xuân về, thiên nhiên và con người được tác giả cảm nhận qua những chi tiết,<br />
hình ảnh tiêu biểu nào? (0,5đ)<br />
II. PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm)<br />
Câu 1: ( 2.0 điểm)<br />
“ Quy định giờ vào học là 7h, nhưng phải đến 7h15, 7h20 sinh viên mới lần lượt kéo nhau<br />
vào lớp. Chương trình, sự kiện của trường viết rõ ràng 19h30 khai mạc, vậy mà phải 8g30<br />
MC mới ra chào khán giả, vì nếu ra sớm hơn...thì sẽ chẳng có mấy khán giả để chào.<br />
Không chỉ còn là thói quen đơn giản, giờ cao su dường như đã trở thành căn bệnh nan y với<br />
giới trẻ hiện nay.”<br />
( Giờ cao su- Bệnh khó chữa của giới trẻ, Theo báo Sống trẻ- Nguồn internet)<br />
Viết một đoạn văn ngắn 200 từ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về căn bệnh khó chữa của<br />
giới trẻ ngày nay.<br />
Câu 2: (5.0điểm)<br />
“ Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về<br />
văn hóa lịch sử rất phong phú.” ( Ngữ văn 12- Tập 1)<br />
Anh( chị) hãy phân tích bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường<br />
để làm rõ nhận định trên.Hết.<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ I<br />
MÔN: NGỮ VĂN; NĂM 2016-2017<br />
Phần<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Nội dung chính<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
I. Phần<br />
đọc hiểu<br />
<br />
1<br />
<br />
Những từ láy có trong bài thơ trên: xun xoe, Ngọt ngào, Thong thả,<br />
Lần lần.<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
2<br />
<br />
Nguyễn Bính đã cảm nhận mùa xuân về bằng những tín hiệu:<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
gió đông( tín hiệu thiên nhiên); màu má gái chưa chồng(tín hiệu của<br />
con người)<br />
Tín hiệu có tính đặc biệt: Nguyễn Bính tinh tế cảm nhận được sự<br />
thay đổi của con người khi mùa xuân về, đó là tín hiệu đặc biệt nhất<br />
so với những nhà thơ khác.<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
3<br />
<br />
Biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ ba của bài thơ: Liệt kê. (<br />
mưa tạnh, trời quang, nắng mới hoe,/ Lá nõn, nhành non)<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
4<br />
<br />
Khi xuân về, thiên nhiên và con người được tác giả cảm nhận qua<br />
những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu:<br />
<br />
1.0đ<br />
<br />
+ Thiên nhiên: Mưa tạnh trời quang nắng mới hoe/ Lá nõn nhành<br />
non/ Lúa thì con gái mượt như nhung/ Đầy vườn hoa bưởi hoa cam<br />
rụng...<br />
+ Con người: Cô hàng xóm/ Ngước mắt nhìn giời/ một đôi cô<br />
Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa/ bà già tóc bạc.<br />
II. Làm<br />
văn<br />
<br />
Câu 1:<br />
<br />
*Yêu cầu về kĩ năng:<br />
<br />
2.0đ<br />
<br />
- HS thực hành đúng cách lựa chọn trình bày đoạn văn rõ ràng, lí lẽ,<br />
dẫn chứng phù hợp, thuyết phục.<br />
- Hành văn mạch lạc, ít lỗi chính tả, ngữ pháp...<br />
* Yêu cầu về kiến thức:<br />
Thí sinh có thể trình bày ý kiến của mình theo nhiều hướng nhưng cần<br />
đảm bảo một số ý cơ bản sau: Giải thích: Giờ cao su: là cách nói thể<br />
hiện căn bệnh không tôn trọng thời gian, giãn thời gian so với giờ quy<br />
định, giờ hẹn trước. Bệnh giờ cao su đang ngày càng trở nên phổ biến<br />
trong xã hội ngày nay. Đoạn trích nêu lên một thói quen xấu của giới<br />
trẻ ngày nay. Đó là thói quen không tôn trọng giờ giấc, coi thường móc<br />
thời gian đã hẹn. Phân tích thực trạng, nguyên nhân, giải pháp, bình<br />
luận..<br />
Câu 2:<br />
<br />
*Yêu cầu về kĩ năng:<br />
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Tổ chức được các đoạn văn liên kết<br />
<br />
1,0đ<br />
<br />
chặt chẽ với nhau làm sáng tỏ vấn đề. Khái quát được vấn đề thể hiện<br />
ấn tượng cảm xúc của cá nhân.<br />
- Xác định đúng vấn đề nghị luận:<br />
- Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, hình thành<br />
bài văn hoàn chỉnh.<br />
- Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo( viết câu, sử<br />
dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,..) văn viết giàu cảm xúc;<br />
thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng<br />
sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
* Yêu cầu về kiến thức:<br />
<br />
3,5đ<br />
<br />
- Giới thiệu chung:<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
+ Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường<br />
+ Tác phẩm: “ai đã đặt tên cho dòng sông?”<br />
- Chất trí tuệ của một cái tôi uyên bác:<br />
<br />
1,0đ<br />
<br />
+ Vẻ đẹp của sông Hương từ góc nhìn địa lí: Hành trình sông Hương ở<br />
thượng nguồn: Là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường<br />
Sơn, mang một vẻ đẹp mạnh mẽ...; Ở đồng bằng:Sông Hương trở nên<br />
dịu dàng, uốn mình theo những đường cong thật mềm...Đó là vẻ đẹp<br />
mang màu sắc triết lí, cổ thi khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng<br />
chuông chùa Thiên Mụ; Giữa lòng thành phố Huế: Sông Hương trở<br />
nên tĩnh lặng, trôi thật chậm, in bóng cầu Tràng Tiền xa trông nhỏ<br />
nhắn như “ những vành trăng non”...<br />
+ Sông Hương và thiên nhiên Huế- Con người Huế: Theo dòng chảy<br />
sông Hương, ta bắt gặp những bức tranh thiên nhiên nhiên đẹp mượt<br />
mà, được tái hiện theo không gian và thời gian, biến ảo...Thiên nhiên<br />
luôn gắn với con người, đó là tính cách của con người xứ Huế mềm<br />
mại, chí tình mãi mãi với quê hương xứ sở.<br />
- Chất thơ của ngòi bút tài hoa:<br />
+ Chất thơ toát lên từ những hình ảnh đẹp, từ độ nhòe mờ của hình<br />
tượng nghệ thuật: Những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà, những<br />
ánh lửa thuyền chài của linh hồn mô tê xưa cũ....<br />
+ Chất thơ còn lấp lánh ở chỗ tác giả điểm xuyêt ca dao, lời thơ Tản<br />
Đà, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan.<br />
+ Chất thơ còn tỏa ra từ nhan đề bài kí gợi mãi những âm vang trầm<br />
lắng của dòng sông: Ai đã đặt tên cho dòng sông?<br />
- Vẻ đẹp sông Hương từ góc nhìn văn hóa: Tác giả gắn sông Hương<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
với âm nhạc cổ điển Huế: Sông Hương đã thành một người tài nữ đánh<br />
đàn lúc đêm khuya...toàn bộ nền nhạc cổ điển hình thành trên mặt<br />
nước của dòng sông này....Đây là cách liên tưởng độc đáo, tài hoa<br />
mang đến cho người đọc một sự bồi hồi xao xuyến.<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
- Vẻ đẹp sông Hương nhìn từ góc nhìn lịch sử: Nhà văn đã ngược<br />
về quá khứ để khẳng định vai trò của sông Hương trong lịch sử dân<br />
tộc. Dòng sông ấy là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời kì Đại Việt.<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
- Khẳng định vấn đề:<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
+ Hoàng Phủ Ngọc Tường xứng đáng là thi sĩ của thiên nhiên, một<br />
cuốn từ điển sống về Huế, một cây bút giàu lòng yêu nước và inh thần<br />
dân tộc.<br />
+ Ai đã đặt tên cho dòng sông? Không chỉ là một trong những tác<br />
phẩm hay nhất viết về sông Hương mà còn là bút kí đặc sắc vào bậc<br />
nhất của hiện đại.<br />
<br />