SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT LAI VUNG 1<br />
TỔ NGỮ VĂN<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KÌ 1<br />
Năm học: 2016 - 2017<br />
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 12<br />
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
01226921129<br />
<br />
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:<br />
Trong lĩnh vực tai nạn giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa, không hề phân biệt<br />
được người tốt và kẻ xấu khi đưa ngang lưỡi hái vào mạng sống của ai đó. Nhất là khi thần<br />
chết đồng hành cùng những “sát thủ” trên đường phố […]. Rõ ràng, ngoài những hạn chế<br />
khách quan thì ý thức còn hết sức non kém của một số người dân Việt Nam khi tham gia<br />
giao thông đang là nguyên nhân quan trọng cướp đi sinh mạng của nhiều người.<br />
Tiếc thay đó hầu hết lại là những trai tráng. Theo thống kê của UNICEF năm 2004, hầu<br />
hết các ca tử vong ở tuổi từ 15-19 đều là những người đi xe máy! Đó là sự tổn thương quá<br />
lớn cho lực lượng lao động của đất nước. Lực lượng ấy lẽ ra phải bắt đầu gánh trách nhiệm<br />
công dân và gia đình, làm ra của cải và đem lại sự phồn vinh cho gia đình và xã hội.<br />
Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc và gặt hái được nhiều qua hội nhập, nếu chúng ta tự<br />
hào rằng Việt Nam mến khách, thì mỗi người hãy tự điều chỉnh mình, trước hết là tự cứu<br />
mình và cứu người, đem lại sự an toàn ra đãi mình và đãi khách bằng sự cẩn trọng khi tham<br />
gia giao thông. Chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưỡi<br />
hái tử thần” không còn nghênh ngang trên đường phố!<br />
( Võ Thị Hảo, báo điện tử Vietnamnet)<br />
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?<br />
Câu 2: Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?<br />
Câu 3: Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Chúng ta cần<br />
một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưỡi hái tử thần” không còn nghênh<br />
ngang trên đường phố!”.<br />
Câu 4: Theo anh/ chị, vì sao những vụ tai nạn giao thông chủ yếu là giới trẻ, những người<br />
đi xe máy?<br />
II. LÀM VĂN<br />
Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/<br />
chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông?<br />
Câu 2 (5,0 điểm): Về bài thơ Đàn ghi ta của Lorca, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ đã xây dựng<br />
thành công hình tượng người nghệ sĩ Lorca”, có ý kiến khác thì khẳng định: “Bài thơ là tiếng<br />
lòng tri âm của Thanh Thảo với người thầy vĩ đại của mình”.<br />
Từ cảm nhận của mình về hình tượng người nghệ sĩ Lorca trong bài thơ, hãy bình luận những<br />
ý kiến trên.<br />
<br />
Hết.<br />
<br />
SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT LAI VUNG 1<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC KÌ 1<br />
Năm học: 2016 - 2017<br />
Môn: NGỮ VĂN - Lớp 12<br />
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM<br />
Phần<br />
I.<br />
<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
II.<br />
1<br />
<br />
Nội dung<br />
ĐỌC HIỂU<br />
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.<br />
Nội dung của văn bản: Thực trạng tai nạn giao thông ở nước<br />
ta đang là một vấn nạn bởi ý thức của người tham gia giao<br />
thông quá kém; qua đó kêu gọi mọi người cần có ý thức và cẩn<br />
trọng khi tham gia giao thông.<br />
Biện pháp tu từ có trong câu văn “Chúng ta cần một chương<br />
trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưỡi hái tử thần”<br />
không còn nghênh ngang trên đường phố!”.<br />
- Ẩn dụ: những lưỡi hái tử thần chỉ tai nạn giao thông là mối<br />
nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của người tham gia giao<br />
thông.<br />
- Hiệu quả: Thể hiện sự nguy hiểm của việc không có ý thức<br />
đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông nhất là bộ phận giới<br />
trẻ hiện nay.<br />
Các vụ tai nạn giao thông chủ yếu là thuộc bộ phận giới trẻ,<br />
người đi xe máy bởi vì:<br />
- Giới trẻ hiện nay không thích đi xe đạp, thích thể hiện bản<br />
lĩnh so với bạn bè, chạy nhanh, chạy ẩu để thể hiện đẳng cấp<br />
tay lái của mình, chưa đủ tuổi vẫn lái xe máy,…<br />
- Các vụ tai nạn giao thông thường liên quan đến người đi xe<br />
máy: Mật độ xe máy nước ta quá cao, ý thức giao thông quá<br />
kém, có những loại xe không cần sát hạch bằng lái xe (xe 50<br />
phân khối) nên xe máy là phương tiện phổ biến,…<br />
LÀM VĂN<br />
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy<br />
nghĩ của anh/ chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ<br />
trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông?<br />
* Đảm bảo hình thức một đoạn văn<br />
- Cần nâng cao ý thức tham gia giao thông ở giới trẻ bằng<br />
cách thông qua các chương trình tuyên truyền về an toàn giao<br />
giao, luật giao thông đường bộ, luật hình sự về việc gây tai<br />
nạn giao thông,…<br />
- Ngăn cản các hành vi: uống rượu bia, tổ chức đua xe trái<br />
phép ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.<br />
- Phối hợp với lực lượng công an giao thông để góp phần<br />
giảm thiểu tai nạn giao thông.<br />
- Xây dựng văn hóa giao thông cho bản thân và mọi người<br />
xung quanh.<br />
Đề: Về bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”, có ý kiến cho rằng:<br />
<br />
Điểm<br />
3,0<br />
0,75<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,75<br />
<br />
7,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,5<br />
<br />
2<br />
<br />
“Bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng người nghệ sĩ<br />
Lorca”, có ý kiến khác thì khẳng định: “Bài thơ là tiếng lòng tri<br />
âm của Thanh Thảo với người thầy vĩ đại của mình”.<br />
Từ cảm nhận của mình về hình tượng người nghệ sĩ Lorca<br />
trong bài thơ, hãy bình luận những ý kiến trên.<br />
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận.<br />
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, thân bài, Kết luận. Phần<br />
mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài<br />
biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết với nhau cùng làm<br />
sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện<br />
được nhận thức của cá nhân.<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận<br />
- Đàn ghita của Lorca trong tập “Khối vuông rubic” (1985) là<br />
bài thơ tiêu biểu của Thanh Thảo. Bài thơ là tiếng nói tri âm của<br />
Thanh Thảo đối với người nghệ sĩ Tây Ban Nha Gar-xi-a Lor-ca.<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng<br />
tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn<br />
chứng để làm nổi bật<br />
+ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:<br />
- Thanh Thảo là gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ<br />
trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước, là nhà thơ tiêu biểu của thơ ca<br />
hiện đại Việt Nam nửa sau thế kỉ XX, ông có nhiều tìm tòi đổi<br />
mới về hình thức thể hiện, đặc biệt có cảm hứng với cuộc đời của<br />
những con người nổi tiếng nhưng có số phận éo le, trớ trêu,<br />
nghiệt ngã.<br />
- Đàn ghita của Lorca in trong tập “Khối vuông rubic”<br />
(1985) là thi phẩm tiêu biểu của Thanh Thảo sau 1975 với nhiều<br />
nỗ lực cách tân trong hình thức nghệ thuật. Bài thơ là tiếng nói tri<br />
âm của Thanh Thảo đối với người nghệ sĩ Tây Ban Nha Gar-xi-a<br />
Lor-ca.<br />
+ Giải thích ý kiến:<br />
- “Bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng người nghệ sĩ<br />
Lorca”: Ý kiến khẳng định hình tượng trung tâm của bài thơ đã<br />
được Thanh Thảo khắc họa thành công, đó là người nghệ sĩ Tây<br />
Ban Nha – P.G. Lorca với tài năng vĩ đại và số phận oan khuất.<br />
- “Bài thơ là tiếng lòng tri âm của Thanh Thảo với người<br />
thầy vĩ đại của mình”: Ý kiến khẳng định bài thơ là cách mà<br />
Thanh Thảo bộc lộ niềm ngưỡng mộ, sự thấu hiểu và tri âm sâu<br />
sắc với Lorca – người mà Thanh Thảo từng tôn vinh là “người<br />
thầy vĩ đại” của mình.<br />
+ Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ ý kiến:<br />
++ “Bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng người nghệ<br />
sĩ Lorca”<br />
- Lorca – người nghệ sĩ tự do và cô đơn: hình ảnh người nghệ<br />
sĩ Lorca được xây dựng trên phông nền văn hóa đặc trưng của<br />
đất nước Tây Ban Nha với âm thanh tiếng đàn ghita, loài hoa tử<br />
đinh hương thơm ngát, những trận đấu bò tót dữ dội và kiêu<br />
hùng, văn hóa gốc du mục của những con người yêu tự do …<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,75<br />
<br />
nhưng vẫn hết sức cô đơn (vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa<br />
mỏi mòn, đi lang thang về miền đơn độc…).<br />
- Lorca – người nghệ sĩ có số phận oan khuất: hình ảnh Lorca<br />
trong giây phút bị điệu về bãi bắn tựa như một du ca của thảo<br />
nguyên Gredana bát ngát, đồng thời cũng kinh hoàng khi cái chết<br />
ập đến quá bất ngờ và oan ức. Trong giây phút bi phẫn nhất cuộc<br />
đời, người nghệ sĩ vẫn gắn với cây đàn ghita – vật bất li thân với<br />
những âm thanh tiếng đàn kết đọng thành hình, thành sắc, thành<br />
khối, rồi vỡ òa ra trong ròng ròng máu chảy. Đó là nỗi oan khuất<br />
cũng như sự bi đát trong số phận người nghệ sĩ Lorca.<br />
- Lorca – người nghệ sĩ bất tử cùng với nền nghệ thuật của<br />
mình: tiếng đàn được so sánh như “cỏ mọc hoang” và không ai<br />
có thể chôn cất nó cũng như nền nghệ thuật của Lorca. Lorca bơi<br />
qua dòng sông định mệnh trên chiếc ghita màu bạc trong tưởng<br />
tượng của Thanh Thảo, thực chất là đi vào cõi bất tử;<br />
++ Bài thơ là tiếng lòng tri âm của Thanh Thảo với người thầy<br />
vĩ đại của mình.<br />
- Tiếng nói thấu hiểu, cảm thông, xót thương cho người nghệ<br />
sĩ tài năng có số phận oan khuất.<br />
- Tiếng nói cảm phục, ngợi ca trước tài năng, bản lĩnh phi<br />
thường, những sáng tạo nghệ thuật vĩ đại của Lorca.<br />
- Tiếng nói khẳng định sức sống bất diệt của Lorca và nền<br />
nghệ thuật của ông<br />
+ Nghệ thuật:<br />
- Thể thơ tự do, không dấu ngắt câu, không viết hoa đầu<br />
dòng đã tạo cho bài thơ có hình thức một bản đàn với khúc dạo<br />
đầu, khúc hòa tấu, khúc cao trào và khúc vĩ thanh.<br />
- Dấu ấn thơ tượng trưng, siêu thực trong ngôn ngữ và hình<br />
ảnh thể hiện những tìm tòi, đổi mới trong thơ của Thanh Thảo<br />
sau 1975.<br />
- Sử dụng thành công nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác<br />
với trường liên tưởng rộng, phóng túng<br />
+ Đánh giá :<br />
- Hai ý kiến đề cập đến những phương diện nội dung khác<br />
nhau của bài thơ “Đàn ghita của Lorca”. Ý kiến thứ nhất đề cập<br />
đến hình tượng trung tâm của bài thơ là người nghệ sĩ Lorca. Ý<br />
kiến thứ hai đề cập đến hình tượng tác giả trong bài thơ và tiếng<br />
nói tri âm đối với Lorca của Thanh Thảo.<br />
- Hai ý kiến trên tưởng chừng đối lập nhưng lại thống nhất,<br />
bổ sung cho nhau tạo nên giá trị nội dung, tư tưởng của bài thơ<br />
“Đàn ghita của Lorca”, thể hiện tài năng và tấm lòng của nhà thơ<br />
Thanh Thảo.<br />
d. Sáng tạo<br />
Học sinh có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo ( viết câu, sử<br />
dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…), văn viết<br />
nhiều cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan<br />
điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực<br />
đạo đức và pháp luật.<br />
<br />
0,75<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,25<br />
<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
Học sinh đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
Điểm toàn bài: I + II = 10,00 điểm.<br />
Hết<br />
<br />
0,25<br />
<br />