TRƯỜNG THPT LAI VUNG 3<br />
GV: Lê Thị Hồng Nương – ĐT:0962.269.036<br />
<br />
ĐỀ THI HỌC KỲ 1 MÔN NGỮ VĂN 12<br />
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT<br />
<br />
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:<br />
“Có một người nông dân thường xuyên phải gánh nước từ suối về nhà. Suốt hai năm ông<br />
dùng hai chiếc bình gánh nước, trong đó có một chiếc bình bị nứt. Từ vết nứt của nó, nước cứ<br />
bị rỉ ra. Vì thế, cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, một chiếc bình luôn đầy nước; chiếc<br />
kia thì chỉ mang về có một nửa bình nước.<br />
Dĩ nhiên, cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó và không bao giờ bỏ lỡ cơ hội<br />
nào để tỏ ý coi thường, chê trách chiếc bình nứt. Còn chiếc bình nứt luôn buồn tủi, xấu hổ về<br />
khuyết điểm của mình. Nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc phải làm. Trong hai<br />
năm, nó phải chịu đựng sự giày vò, đau khổ với ý nghĩ mình là kẻ thất bại và vô tích sự.<br />
Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng bày tỏ với người gánh nước:<br />
- Con rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông về thời gian đã qua.<br />
Người gánh nước hỏi lại cái bình:<br />
- Sao con phải xin lỗi? Mà con xin lỗi về chuyện gì?<br />
Cái bình nứt đáp lại:<br />
- Suốt hai năm qua, do vết nứt của con mà nước luôn bị rò rỉ trên đường về nhà. Ông đã<br />
phải làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại không hoàn toàn như ông mong đợi.<br />
Người gánh nước mỉm cười:<br />
- Không phải vậy đâu! Ngày mai, trên đường ra suối con hãy quan sát kĩ hai bên đường rồi<br />
nói ta nghe xem có gì khác lạ nhé.<br />
Hôm sau, chiếc bình nứt nhìn con đường từ nhà ra suối và thấy hai bên đường quang cảnh<br />
khác hẳn nhau. Một bên, cỏ mọc xanh mát và có rất nhiều bông hoa đồng nội đủ màu đang<br />
khoe sắc. Bên kia chỉ toàn đất cát và vài khóm cỏ dại héo khô. Không đợi nó cất tiếng hỏi,<br />
người gánh nước đã nói:<br />
- Con có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên vệ đường, chỉ ở phía bên con mang<br />
nước về nhà không? Nước từ vết nứt của con đã tưới cho đất, nuôi dưỡng cỏ hoa. Vợ và con<br />
gái ta đã rất vui vẻ, hạnh phúc khi hái những bông hoa kia mang về tô điểm cho căn bếp, cho<br />
ngôi nhà của chúng ta. Ngắm những bình hoa ấy ta quên nỗi mệt nhọc sau một ngày dài vất vả.<br />
Không có vết nứt của con, gia đình ta sẽ không có được những niềm vui ấm áp đó.<br />
Chiếc bình nứt bừng tỉnh. Nó biết rằng, từ hôm nay, mỗi ngày mới trên con đường này sẽ<br />
luôn đến cùng niềm vui, hạnh phúc”. (Theo Internet)<br />
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản? Văn bản trên viết về chiếc bình nứt nhưng mục đích<br />
là để nói chuyện gì? (1,0 điểm)<br />
Câu 2: Nỗi xấu hổ, day dứt của chiếc bình nứt gợi liên tưởng đến tâm trạng nào của con<br />
người? (0,5 điểm)<br />
Câu 3: Nêu nhận xét của anh/chị về cách ứng xử của người nông dân với chiếc bình nứt? (0,5<br />
điểm)<br />
Câu 4: Những bài học gì mà anh/chị rút ra qua câu chuyện? (1,0 điểm)<br />
II. PHẦN LÀM VĂN: (7,0 điểm)<br />
Câu 1: (2,0 điểm)<br />
<br />
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau:<br />
“Một người khi đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều<br />
thứ quý giá khác nữa”.<br />
Câu 2: (5,0 điểm)<br />
Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh Lor-ca qua đoạn thơ sau:<br />
“những tiếng đàn bọt nước<br />
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt<br />
li-la li-la li-la<br />
đi lang thang về miền đơn độc<br />
với vầng trăng chếnh choáng<br />
trên yên ngựa mỏi mòn<br />
Tây Ban Nha<br />
hát nghêu ngao<br />
bỗng kinh hoàng<br />
áo choàng bê bết đỏ<br />
Lor-ca bị điệu về bãi bắn<br />
chàng đi như người mộng du”<br />
(Đàn ghi-ta của Lor-ca, Thanh Thảo<br />
Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục)<br />
---------Hết---------<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỒNG THÁP<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I<br />
Năm học: 2016-2017<br />
Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12<br />
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian làm bài)<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
A. HƯỚNG DẪN CHUNG<br />
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học<br />
sinh, tránh việc đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh<br />
hoạt trong quá trình chấm; khuyến khích những bài viết giàu cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với<br />
chuẩn mực đạo đức và pháp luật.<br />
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải bảo đảm không sai<br />
lệch với tổng điểm của mỗi câu và phải được thống nhất trong tổ chấm thi.<br />
B. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ<br />
Phần<br />
<br />
I. Đọc hiểu<br />
(3,0 điểm)<br />
<br />
II.Làm văn<br />
<br />
Câu<br />
1.<br />
Nghị luận<br />
xã hội (2,0<br />
điểm)<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Nội dung yêu cầu<br />
- Yêu cầu về kỹ năng:<br />
+ Học sinh có kỹ năng đọc hiểu văn bản<br />
+ Diễn đạt rõ rang, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ<br />
pháp.<br />
- Yêu cầu về kiến thức:<br />
- Phương thức biểu đạt của văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm<br />
Câu 1<br />
- Văn bản trên viết về chiếc bình nứt nhưng mục đích nhằm<br />
nói chuyện con người, cụ thể là cách ứng xử của con người.<br />
Nỗi xấu hổ, day dứt của chiếc bình nứt gợi liên tưởng đến<br />
Câu 2<br />
tâm trạng của con người khi đối diện với những khiếm<br />
khuyết của bản thân.<br />
Cách ứng xử của người nông dân vừa bao dung, nhân hậu<br />
Câu 3<br />
vừa từng trải, sâu sắc. Ông đã biến vết nứt của chiếc bình –<br />
vốn khiếm khuyết, hạn chế thành hữu dụng.<br />
Qua câu chuyện, thí sinh bày tỏ được suy nghĩ chân thành,<br />
Câu 4<br />
sâu sắc: cần cảm thông và nâng đỡ, tạo điều kiện cho những<br />
người kém may mắn tự tin vào bản thân họ; giúp họ biến<br />
những hạn chế, khiếm khuyết thành điểm mạnh…<br />
“Một người khi đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn<br />
đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa”<br />
* Về hình thức:<br />
- Viết đúng một đoạn văn (khoảng 200 chữ)<br />
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu..<br />
* Về nội dung:<br />
- Giải thích: Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin<br />
vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó<br />
còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0, 25<br />
<br />
Câu 2.<br />
Nghị luận<br />
văn học<br />
(5,0 điểm)<br />
<br />
các mối quan hệ của cuộc sống. Khi đánh mất niểm tin vào chính mình<br />
ta sẽ đánh mất tất cả.<br />
- Phân tích, chứng minh:<br />
+ Niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin:<br />
nó không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng<br />
vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công.<br />
+ Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì<br />
con người sẽ không có ý chí, nghị lực và bản lĩnh để vượt qua, không<br />
khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh<br />
mất chính mình.<br />
+ Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và<br />
trưởng thành.<br />
- Bàn luận: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất<br />
bại lần đầu nhưng không làm chủ được mình, không tin vào mình thì<br />
khó có thể thành công; một người không có niểm tin với mình sẽ không<br />
có chính kiến và phải thực hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người<br />
khác thì dẫn đến tình trạng “đẽo cày giữa đường”, “lắm thầy thối ma”…<br />
- Bài học: Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của<br />
con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi<br />
người quý trọng. Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn<br />
đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự<br />
phụ sẽ thất bại…<br />
*Yêu cầu chung:<br />
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận văn học<br />
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục cân đối, diễn đạt lưu loát; không<br />
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
- Thí sinh có thể cảm nhận và phân tích theo nhiều cách khác nhau,<br />
nhưng phải bám sát văn bản, kết hợp tốt các thao tác lập luận.<br />
*Yêu cầu cụ thể:<br />
- Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết<br />
bài.<br />
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.<br />
- Số phận mỏng manh, ngắn ngủi của người nghệ sĩ, người chiến sĩ Lorca trong xã hội Tây Ban Nha được dự báo qua tiếng đàn: tiếng đàn bọt<br />
nước<br />
- Lor-ca trên hành trình đấu tranh cho công lí và cho nghệ thuật chân<br />
chính:<br />
+ Các hình ảnh: áo choàng đỏ gắt, áo choàng bê bết đỏ… Lor-ca hiện<br />
lên như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị độc tài;<br />
một nghệ sĩ với khát vọng cách tân nghệ thuật trước nền nghệ thuật già<br />
nua..<br />
+ Đi lang thang về miền đơn độc, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa<br />
mỏi mòn, hát nghêu ngao… Phong cách người nghệ sĩ dân gian tự do,<br />
cô đơn trong hành trình đơn độc đấu tranh chống các thế lực bạo tàn.<br />
- Cái chết bi thảm của Lor-ca:<br />
+ Hình ảnh “áo choàng bê bết đỏ” gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái<br />
chết Lor-ca.<br />
+ “chàng đi như người mộng du”: Thái độ bình thản, không bận lòng<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
0,5<br />
<br />
1.5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
với bất cứ điều gì, kể cả cái chết đang cận kề.<br />
- Nghệ thuật: Bằng thể thơ tự do, Thanh Thảo đã phá vỡ những ràng 1,0<br />
buộc của thi pháp truyền thống, bài thơ không một dấu câu, hình ảnh<br />
thơ mang tính tượng trưng, giàu sức gợi; Các biện pháp hoán dụ (áo<br />
choàng), đối lập (Lor-ca >< nền chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha;<br />
khát vọng tự do, yêu đời >< hiện thực phũ phàng)…<br />
- Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ 0,25<br />
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
0,25<br />
<br />