TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 1<br />
Nguyễn Thị Ngọc Thanh<br />
Số điện thoại: 0949220016<br />
<br />
THI HỌC KÌ I KHỐI 12-NĂM HỌC 2016-2017<br />
Môn thi: Ngữ Văn<br />
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Phần I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):<br />
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:<br />
... Bao giờ cho tới mùa thu<br />
trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm<br />
bao giờ cho tới tháng năm<br />
mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao<br />
<br />
Ngân hà chảy ngược lên cao<br />
quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm<br />
bờ ao đom đóm chập chờn<br />
trong leo lẻo những vui buồn xa xôi<br />
<br />
Mẹ ru cái lẽ ở đời<br />
sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn<br />
bà ru mẹ mẹ ru con<br />
liệu mai sau các con còn nhớ chăng<br />
(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Theo Thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn, 2010)<br />
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (0.5 điểm)<br />
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong bốn dòng đầu của đoạn thơ trên<br />
.Nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ đó? (1.0 điểm)<br />
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên. (0.5 điểm)<br />
<br />
Câu 4. Thông điệp của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Mẹ ru cái lẽ ở đời – sữa nuôi phần<br />
xác hát nuôi phần hồn là gì? (1.0 điểm)<br />
Phần II: LÀM VĂN (7.0 điểm)<br />
Câu 1 (2.0 điểm)<br />
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề “Đạo<br />
đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”.<br />
Câu 2 (5.0 điểm)<br />
Cảm nhận của anh/chị về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị qua tác phẩm Vợ chồng A<br />
Phủ của Tô Hoài<br />
<br />
------Hết------<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
Câu<br />
<br />
Nội dung yêu cầu<br />
<br />
Đọc hiểu<br />
<br />
- Yêu cầu về kĩ năng:<br />
<br />
(3.0 điểm)<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
+ Đọc hiểu văn bản<br />
+ Diễn đạt rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp<br />
- Yêu cầu về kiến thức:<br />
<br />
Câu 1<br />
<br />
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu<br />
cảm/biểu cảm.<br />
<br />
0.5<br />
<br />
Câu 2<br />
<br />
Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ cho tới…),<br />
nhân hóa (trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).<br />
<br />
1.0<br />
<br />
Câu 3<br />
<br />
Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác<br />
giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui<br />
bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru<br />
của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.<br />
<br />
0.5<br />
<br />
Câu 4<br />
<br />
Nêu thông điệp của tác giả thể hiện trong hai dòng thơ: Lời ru của<br />
mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về<br />
cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru<br />
của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là<br />
công lao to lớn của mẹ.<br />
<br />
1.0<br />
<br />
Làm văn<br />
Câu 1<br />
(2.0 điểm)<br />
<br />
- Yêu cầu về kĩ năng:<br />
+ Biết cách viết đúng một đoạn văn<br />
+ Không mắc lỗi dùng từ, viết câu và chính tả<br />
- Yêu cầu về kiến thức:<br />
Trên cơ sở nắm được nội dung, yêu cầu đặt ra của đề bài, thí sinh có<br />
thể trình bày, lí giải vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp<br />
lí, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:<br />
* Nêu được vấn đề cần nghị luận (câu chủ đề của đoạn văn)<br />
*Nội dung:<br />
- Giải thích:<br />
+ Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bên ngoài<br />
nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong.<br />
<br />
0.25<br />
1.5<br />
<br />
- Những biểu hiện của bệnh đạo đức giả<br />
+ Dùng những lời nói hay ho, đẹp đẽ bên ngoài để che đậy<br />
ý nghĩ đen tối và tình cảm thấp hèn bên trong.<br />
+ Dùng những hành động có vẻ tích cực để ngụy trang cho những<br />
động cơ xấu xa, đê tiện.<br />
- Tác hại của bệnh đạo đức giả:<br />
+ Đối với mỗi người: Vì sống giả dối nên tự đánh mất dần nhân<br />
cách, đánh mất niềm tin, sự quý trọng của mỗi người dành cho mình.<br />
+ Đối với xã hội: Làm lẫn lộn những giá trị đạo đức, khiến cho thật<br />
giả bất phân; làm suy đồi phong hóa xã hội và gây nhiều hậu quả khôn<br />
lường.<br />
- Bài học nhận thức và hành động<br />
+ Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trao dồi nhân cách, bồi đắp<br />
những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực.<br />
+ Kiên quyết lên án, vạch trần và ngăn chặn thói đạo đức giả.<br />
* Bố cục, trình bày đoạn, dùng từ, viết câu, chính tả…<br />
0.25<br />
Câu 2<br />
(5.0 điểm)<br />
<br />
- Yêu cầu về kĩ năng:<br />
+ Biết cách làm bài nghị luận văn học về một tác phẩm văn xuôi, vận<br />
dụng tốt các thao tác lập luận.<br />
+ Không mắc lỗi dùng từ, viết câu và chính tả.<br />
+ Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.<br />
- Yêu cầu về kiến thức:<br />
+ Trên cơ sở hiểu biết về nhà văn Tô Hoài, tác phẩm Vợ chồng A<br />
Phủ, thí sinh nêu cảm nhận của mình về sức sống tiềm tàng của nhân<br />
vật Mị.<br />
+ Thí sinh thể hiện sự cảm nhận của mình theo nhiều cách khác nhau<br />
nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:<br />
* Nêu vấn đề cần nghị luận<br />
<br />
0.5<br />
<br />
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và nội dung đề yêu cầu<br />
* Nội dung:<br />
<br />
- Lúc mới về nhà thống lí: thái độ phản kháng mãnh liệt, không chấp<br />
<br />
3.0<br />
<br />
nhận kiếp sống tủi nhục:<br />
+ Khóc hàng tháng trời<br />
+ Hái lá ngón đinh tự tử<br />
- Đêm tình mùa xuân:<br />
+ Hơi men và tiếng sáo: đánh thức lòng ham yêu ham sống của Mị<br />
giữa cảnh mùa xuân tươi đẹp của núi rừng:<br />
+ Ý thức được bản thân và cuộc sống hiện tại<br />
+ Khát vọng muốn hoà nhập vào không khí tươi vui của lễ hội (hành<br />
động: thắp đèn, quấn tóc, lấy váy hoa)<br />
+ Khát vọng sống bị đàn áp một cách tàn bạo (bị trói đứng)<br />
- Đêm đông cứu A Phủ:<br />
+ Lúc đầu: vô cảm, không hề xúc động, xót thương<br />
+ Dòng nước mắt A Phủ tác động đến Mị:<br />
● Thương mình dẫn đến thương người<br />
● Căm thù bọn thống lí tàn bạo<br />
● Cắt dây trói giải thoát A Phủ và giải thoát chính mình<br />
+ Mị thắng cường quyền (cắt dây trói), thoát khỏi ách thống trị thần<br />
quyền (bỏ trốn)<br />
*Nghệ thuật:<br />
<br />
1.0<br />
<br />
- Khắc họa nhân vật sống động và chân thực.<br />
- Miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, đặc sắc<br />
- Nghệ thuật kể chuyện: uyển chuyển, linh hoạt<br />
- Ngôn ngữ: giản dị, phong phú, đầy sáng tạo, mang bản sắc riêng…<br />
*Đánh giá:<br />
Sức sống tiềm tàng trong con người được hồi sinh là ngọn lửa không<br />
thể dập tắt. Nó tất yếu chuyển thành hành động phản kháng táo bạo,<br />
chống lại mọi sự chà đạp để cứu cuộc đời mình.<br />
<br />
0.5<br />
<br />