TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 1<br />
Trương Thị Thùy Trang<br />
Số điện thoại: 0932934844<br />
<br />
THI HỌC KÌ I KHỐI 12-NĂM HỌC 2016-2017<br />
Môn thi: Ngữ Văn<br />
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Phần I : Đọc hiểu (3,0 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và trả lời các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:<br />
Phan Anh là sao Việt hiếm hoi biết dùng trang cá nhân của mình để kêu gọi cộng<br />
đồng chung tay vào những việc nhân văn, có ý nghĩa. Đây được xem là 'chuyện lạ' giữa<br />
showbiz tràn ngập những ngôi sao chỉ biết khoe thân, khoe của trên facebook.<br />
Trong một lần trả lời phỏng vấn, MC này đã chia sẻ về quan điểm sống của mình<br />
như sau: "Tôi cố gắng trở thành một người tốt, sống có tâm và có tình. Đó là 3 chữ T cần<br />
thiết. Còn trong các mối quan hệ xã hội nói chung thì tôi chọn 2 chữ T: tử tế”.<br />
Có lẽ chính vì quan điểm sống hết sức nhân văn trên mà Phan Anh là nghệ sĩ hiếm<br />
hoi ở Việt Nam gây dựng được uy tín cá nhân với cộng động. Những phát ngôn và hành<br />
động của anh hầu hết đều nhận được sự ủng hộ tích cực của xã hội.<br />
Chứng kiến hình ảnh xúc động về người dân miền Trung trong cơn bão lũ cuối<br />
tuần qua, MC Phan Anh đã lập tức bỏ ra 500 triệu đồng ủng hộ. Anh cũng kêu gọi cộng<br />
đồng hãy chung tay cùng mình để sẻ chia bớt những khó khăn, nhọc nhằn sau cơn lũ với<br />
người dân miền Trung.<br />
Sức mạnh lời kêu gọi của MC Phan Anh có hiệu ứng bất ngờ. Sau gần 1 ngày anh<br />
phát ra thông báo chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung, tài khoản của MC này đã thu<br />
về gần 8 tỉ đồng. Tính đến trưa 18/10 thì con số đã vượt qua 10 tỉ.<br />
(Nguồn<br />
http://vietnamnet.vn/vn/giai-tri/the-gioi-sao/ly-giai-suc-hut-khung-khiep-cuamc-phan-anh-334679.html 19/10/2016)<br />
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.(0.5 điểm)<br />
Câu 2. Tại sao nói MC Phan Anh có quan điểm sống hết sức nhân văn ?(0.5 điểm)<br />
Câu 3. Trái ngược với phát ngôn và hành động của MC Phan Anh là hiện tượng gì xảy ra<br />
trong đời sống được nhắc đến trong văn bản? Nêu hậu quả của hiện tượng đó? (1.0 điểm)<br />
Câu 4. Văn bản gửi gắm thông điệp gì? (1.0 điểm)<br />
<br />
Phần II: Làm văn ( 7 điểm)<br />
1. Câu I (2,0 điểm):<br />
Qua suy nghĩ và hành động của MC Phan Anh từ phần Đọc hiểu trên, anh (chị)<br />
hãy viết một đoạn văn trình suy nghĩ của mình về ý kiến của nhà thơ Tố Hữu : “ Sống là<br />
cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.<br />
2. Câu II (5,0 điểm):<br />
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của sông Đà trong tùy<br />
bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân)<br />
<br />
- Hết-<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
Phần<br />
<br />
Câu /<br />
Ý<br />
<br />
I<br />
<br />
Nội dung<br />
Đọc hiểu<br />
<br />
Điểm<br />
3<br />
<br />
1<br />
<br />
Phong cách ngôn ngữ của văn bản: PCNN báo chí<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2<br />
<br />
MC Phan Anh có quan điểm sống nhân văn:<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Bản thân cố gắng trở thành người tốt, sống có tâm và có tình.<br />
- Trong các mối quan hệ xã hội thì chọn hai chữ: tử tế.<br />
3<br />
<br />
- Trái ngược lại với hành động của MC Phan Anh là: trên<br />
<br />
1,0<br />
<br />
showbiz chỉ tràn ngập những ngôi sao chỉ biết khoe thân, khoe<br />
của…<br />
- Hậu quả: họ chỉ biết chạy theo lợi ích cá nhân, sống khoe<br />
khoang, ích kỷ, vô cảm trước mọi sự việc.<br />
4<br />
<br />
Văn bản trên muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp: tất cả mọi<br />
<br />
1,0<br />
<br />
người phải biết chung tay chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ đến những<br />
mảnh đời khó khăn bất hạnh trong cuộc sống.<br />
II<br />
<br />
Làm<br />
văn<br />
<br />
Qua suy nghĩ và hành động của MC Phan Anh, trình suy nghĩ<br />
<br />
2<br />
<br />
của mình về ý kiến của nhà thơ Tố Hữu : “ Sống là cho, đâu chỉ<br />
nhận riêng mình”.<br />
- Yêu cầu về kĩ năng:<br />
+ Biết cách viết đúng một đoạn văn<br />
+ Không mắc lỗi dùng từ, viết câu và chính tả<br />
- Yêu cầu về kiến thức:<br />
Trên cơ sở nắm được nội dung, yêu cầu đặt ra của đề bài, thí<br />
sinh có thể trình bày, lí giải vấn đề theo nhiều cách khác nhau<br />
nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:<br />
<br />
* Nêu được vấn đề cần nghị luận (câu chủ đề của đoạn văn)<br />
<br />
0,25<br />
<br />
* Yêu cầu về nội dung:<br />
1. Giải thích:<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Từ việc giải thích khái niệm cho và nhận, thí sinh nêu<br />
khái quát nội dung ý kiến<br />
- “sống là cho”, ý muốn nói chúng ta sống không phải xuất<br />
phát từ lợi ích của bản thân, của cá nhân, làm mọi việc vì cá nhân,<br />
và chỉ vì chính mình.<br />
- “đâu chỉ nhận riêng mình” là muốn thể hiện lối sống biết<br />
san sẻ, biết giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau. Chúng ta đang sống<br />
trong xã hội, cần phải biết trao đi yêu thương để nhận về mình<br />
nhiều yêu thương hơn nữa.<br />
2. Phân tích:<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Cần phải biết sống cho người khác, lo lắng cho cuộc sống<br />
của người khác. Đấy mới là cuộc sống có ý nghĩa và mang đậm<br />
tính nhân văn sâu sắc…<br />
- Chúng ta đang sống trong xã hội, cần phải biết trao đi yêu<br />
thương để nhận về mình nhiều yêu thương hơn nữa.<br />
- Lối sống luôn trao đi tình yêu, trao đi tin tưởng và có thể<br />
sẵn sàng gánh bớt nhọc nhằn, cùng cực cho người khác là cuộc<br />
sống đầy vị tha, đậm tính nhân văn nhất.<br />
3. Bình luận, bài học nhận thức:<br />
- Trên thực tế có rất nhiều người giữ khư khư cho mình lối<br />
sống ích kỉ, chỉ biết quan tâm đến lợi ích của mình, cái gì có lợi<br />
cho bản thân mình mới làm, không thì ỉ lại.<br />
- Lối sống này dần dần sẽ tạo nên thói quen, và chính họ đang<br />
tạo nên khoảng cách xa lánh giữa mình với cộng đồng. Điều này<br />
thực sự đáng buồn và đáng lên án biết bao.<br />
- Sống cần biết cho đi không toan tính, không vụ lợi, không<br />
<br />
0,5<br />
<br />
đặt lên để xuống thì sau này chúng ta sẽ nhận về mình rất nhiều<br />
niềm vui và hạnh phúc mà bản thân không ngờ tới. Đó cũng chính<br />
là biểu hiện của luật nhân quả mà cha ông ta thường nói.<br />
- “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” đã nhắc nhở chúng ta<br />
rằng cần phải trân trọng cuộc sống, phải biết trao đi yêu thương để<br />
nhận lại yêu thương.<br />
* Bố cục, trình bày đoạn, dùng từ, viết câu, chính tả…<br />
2<br />
<br />
Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp hung bạo và trữ tình của<br />
<br />
0,25<br />
5<br />
<br />
sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân)<br />
2.1<br />
<br />
Giới thiệu chung:<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa và uyên bác. Ông<br />
có sở trường về viết tuỳ bút.<br />
- “Người lái đò sông Đà” là một trong 15 bài tuỳ bút<br />
được in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân được viết<br />
vào năm 1960, sau nhiều lần nhà văn đến Tây Bắc.<br />
- Có thể nói: bàì tuỳ bút đã miêu tả hình ảnh của sông<br />
Đà, một con sông hung bạo hiểm ác và cũng rất đỗi thơ mộng trữ<br />
tình bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo.<br />
2.2<br />
<br />
Phân tích<br />
a/ Sông Đà được hiện lên là một dòng sông hung bạo<br />
và hiểm ác:<br />
- Sự hiểm trở của dòng sông được nhà văn ghi lại<br />
với: “hai bên đá dựng thành vách”, lòng sông “chẹt lại như một<br />
cái yết hầu” ,những thác nước gầm réo muôn đời “Tiếng nước thác<br />
nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu<br />
khích, giọng gằn mà chế nhạo…”, sóng nước reo hò làm thanh<br />
viện cho đá “mặt nước hò la vang dậy quanh mình ùa vào mà bẻ<br />
gãy cán chèo…”, tiếng ghềnh thác sông Đà nghe thật ghê rợn<br />
“nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè<br />
<br />
4<br />
1,75<br />
<br />