TRƯỜNG THPT LẤP VÒ 3<br />
TỔ NGỮ VĂN<br />
<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HỌC KỲ I KHỐI 12<br />
MÔN NGỮ VĂN<br />
Thời gian làm bài: 120 phút<br />
<br />
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0đ)<br />
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:<br />
“Việt Nam đứng trong top 10 quốc gia có người dùng truy cập mạng xã hội<br />
Facebook trên thế giới, theo khảo sát mới vừa công bố của GlobalWebIndex trên tạp<br />
chí Economist. Tại sao với một quốc gia mà mọi thông tin trên Internet chưa hoàn toàn<br />
được mở cửa với người dùng như Việt Nam, thì nhu cầu sử dụng mạng xã hội lại cao<br />
như vậy? Cụ thể người dân làm gì ở trên mạng xã hội?<br />
Câu trả lời, nếu đơn giản nhất sẽ là: chia sẻ thông tin, đời sống cá nhân và kết<br />
nối cộng đồng. Nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ trí thức bắt đầu biết<br />
cách sử dụng mạng xã hội như một phương tiện truyền thông riêng để chia sẻ hình<br />
ảnh, góc nhìn đời sống, truyền tải thông tin và đưa ra thông điệp xã hội với tư cách<br />
những công dân thực thụ. Nhiều người sử dụng mạng xã hội như một phương tiện<br />
quảng bá trong kinh doanh hay xây dựng hình ảnh cá nhân, từ đó tác động đến đại<br />
chúng một cách hiệu quả. Nhiều dự án từ thiện cộng đồng, tiếng nói dân sự xã hội<br />
được tập hợp, bắt đầu từ trên mạng xã hội… Mức độ người Việt Nam “nghiện<br />
Facebook” có lẽ nhiều hơn dữ liệu mà GlobalWebIndex thu thập được. Điều đó phản<br />
ánh một nhu cầu truyền thông, nhu cầu về tiếng nói cá nhân trong xã hội. Ngay trong<br />
mục đích chia sẻ sở thích, đời sống như xem phim, đọc sách, nuôi con, du lịch… trên<br />
mạng xã hội, cũng đã cho thấy người dùng mong muốn xác lập sự hiện hữu của họ<br />
trong cái thế giới mà vai trò, vị thế và tiếng nói cá nhân không phải bao giờ cũng được<br />
thừa nhận một cách đầy đủ. Tuy nhiên, cũng như trong đời sống văn minh, với một<br />
không gian văn hóa mà mỗi người tìm thấy sự chủ động, tự do và biết tôn trọng những<br />
tiếng nói khác biệt, thì nên lạc quan và hiểu rằng, văn hóa hành xử hay chất lượng<br />
những chia sẻ rồi sẽ được hình thành nơi mỗi người sống trên mạng xã hội qua thời<br />
gian.<br />
(Theo Nguyễn Vĩnh Nguyên, Vì sao người Việt nghiện facebook)<br />
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản<br />
trên( 0.5đ)<br />
Câu 2: Theo anh/ chị nội dung chính của văn bản trên là gì? (1.0 đ)<br />
Câu 3: Theo tác giả, vì sao người Việt Nam có nhu cầu cao trong việc sử dụng<br />
mạng xã hội? (0.5đ)<br />
Câu 4: Theo anh/chị việc sử dụng mạng xã hội Facebook có tác động như thế<br />
nào đến đời sống của thanh thiếu niên Việt Nam. Trả lời ngắn gọn trong khoảng 5 đến<br />
7 dòng. (1,0đ)<br />
II. PHẦN LÀM VĂN<br />
<br />
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày quan điểm riêng của anh/chị<br />
về ý nghĩa của việc đọc sách đối với lớp trẻ hiện nay. (2.0đ)<br />
Câu 2: Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của đoạn văn sau:<br />
“Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí<br />
đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một<br />
nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh<br />
đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương<br />
đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ<br />
tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một<br />
chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ<br />
ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò.<br />
Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của<br />
con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi<br />
sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng<br />
cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt<br />
nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa<br />
quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá<br />
thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang trôi những con<br />
đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên. (Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà<br />
– Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.191 – 192)<br />
---Hết--HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
<br />
PHẦN<br />
<br />
CÂU<br />
<br />
I<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
ĐIỂM<br />
<br />
ĐỌC HIỂU<br />
<br />
3.0<br />
<br />
Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận<br />
<br />
0.25<br />
<br />
Văn bản trên thể hiện phương thức biểu đạt nghị luận<br />
<br />
0.25<br />
<br />
2<br />
<br />
Đề cập đến vấn đề “nghiện facebook” của người Việt Nam<br />
<br />
1.0<br />
<br />
3<br />
<br />
Theo tác giả, người Việt Nam có nhu cầu cao trong việc sử dụng mạng<br />
xã hội vì: họ có nhu cầu chia sẻ thông tin, đời sống cá nhân và kết nối<br />
cộng đồng; chia sẻ hình ảnh, góc nhìn đời sống, truyền tải thông tin và<br />
đưa ra thông điệp xã hội với tư cách những công dân thực thụ; nhiều<br />
người sử dụng mạng xã hội như một phương tiện quảng bá trong kinh<br />
doanh hay xây dựng hình ảnh cá nhân, từ đó tác động đến đại chúng<br />
<br />
0.5<br />
<br />
1<br />
<br />
một cách hiệu quả. Nhiều dự án từ thiện cộng đồng, tiếng nói dân sự xã<br />
hội được tập hợp, bắt đầu từ trên mạng xã hội…<br />
4<br />
<br />
Thí sinh có thể nêu những nguyên nhân/mục đích mình sử dụng mạng<br />
xã hội, những việc thường làm trên mạng xã hội và tác động của việc sử<br />
dụng mạng xã hội đến đời sống cá nhân (tích cực / tiêu cực..)<br />
<br />
1.0<br />
<br />
(Giám khảo linh hoạt cho điểm)<br />
II<br />
<br />
LÀM VĂN<br />
1<br />
<br />
Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về: ý nghĩa của việc đọc<br />
sách đối với lớp trẻ hiện nay<br />
a. Đảm bảo cấu trúc, hình thức đoạn văn<br />
<br />
2.0<br />
0.5<br />
<br />
b. Nêu ý nghĩa của việc đọc sách theo quan điểm cá nhân phải đảm bảo<br />
tính đúng đắn, hợp lý.<br />
<br />
1.0<br />
<br />
c. Sáng tạo<br />
<br />
0.25<br />
<br />
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề<br />
nghị luận.<br />
c. Chính tả, dung từ, đặt câu.<br />
<br />
0.25<br />
<br />
Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
2<br />
<br />
Vẻ đẹp của đoạn văn trích trong tùy bút Người lái đò sông Đà của<br />
Nguyễn Tuân.<br />
<br />
5.0<br />
<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận<br />
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân<br />
bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.<br />
<br />
0.5<br />
<br />
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận<br />
<br />
0.5<br />
<br />
Vẻ đẹp của sông Đà vùng Tây Bắc trong một đoạn trích của tùy bút<br />
Người lái đò sông Đà.<br />
<br />
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác<br />
lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.<br />
- Nội dung của đoạn văn nói về vẻ thơ mộng của sông Đà<br />
+ Thác ghềnh lúc này chỉ còn lại trong nỗi nhớ. Thuyền được trôi êm:<br />
câu văn mở đầu đoạn hoàn toàn là thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng,<br />
mơ màng; ý lặng tờ nhắc lại trùng điệp tạo chất thơ.<br />
+ Thiên nhiên hài hòa mang vẻ trong trẻo nguyên sơ, kì thú: Cỏ gianh<br />
đồi núi đang ra những búp non, đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh<br />
đẫm sương<br />
+ So sánh bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm cổ<br />
tích tuổi xưa mở ra những liên tưởng về sự bát ngát, lãng mạn, hư hư<br />
thực thực của dòng sông.<br />
+ Người với cảnh có sự tương giao, hư thực đan xen: Tiếng còi, con<br />
hươu ngộ ngẩng đầu nhìn và hỏi ông khách sông Đà.<br />
+ Cảnh làm cho vị tình nhân non nước sông Đà xúc động trong thực và<br />
mơ.<br />
– Nghệ thuật của ngòi bút lãng mạn tài hoa, tinh tế: Nhà văn hiến<br />
cho độc giả hình ảnh sống động, ấn tượng sâu sắc:<br />
+ Lấy động tả tĩnh: Cá quẫy đủ khiến ta giật mình.<br />
+ Cái tĩnh hàm chứa sự bất ngờ bởi sự biến hóa liên tiếp: thuyền thả<br />
trôi, con hươu thơ ngộ vểnh tai, áng cỏ sương, tiếng còi sương, đàn cá<br />
dầm xanh quẫy vọt. Cảnh và vật đều ở trạng thái động, không chịu ép<br />
mình và đều mang hơi thở vận động của cuộc sống nhiều chiều<br />
– Nhà văn đã trải lòng mình với dòng sông, hóa thân vào nó để lắng<br />
nghe nhịp sống cuộc đời mới, để nhớ, để thương cho dòng sông, cho<br />
<br />
3.5<br />
<br />
quê hương đất nước:<br />
+ Thưởng ngoạn vẻ đẹp sông Đà,lòng ông dậy lên cảm giác liên tưởng<br />
về lịch sử, về tình cảm đối với cố nhân.: nhắc tới đời Lí đời Trần.<br />
+ Trước vẻ đẹp hoang dại nhà văn suy nghĩ về về tiếng còi tàu, cuộc<br />
sống hiện đại.<br />
+ Trải lòng, hóa thân vào dòng sông trong đắm đuối của tình non sông<br />
đất nước: Nhớ thương hòn đá thác, lắng nghe giọng nói, trôi những con<br />
đò mình nở<br />
* Đánh giá chung<br />
– Qua đoạn trích thấy cảnh vật và con người gắn quyện với nhau chặt<br />
chẽ; thấy những đặc sắc của văn Nguyễn Tuân<br />
– Quý trọng tài năng và tấm lòng của con người suốt đời đi tìm cái đẹp,<br />
làm giàu có đời sống tinh thần của tất cả độc giả chúng ta.<br />
d. Sáng tạo<br />
<br />
0.25<br />
<br />
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề<br />
nghị luận.<br />
c. Chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
Đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
<br />
0.25<br />
<br />