SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP<br />
<br />
ĐỀ THI MINH HỌA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2016 – 2017<br />
<br />
TRƯỜNG THPT PHÚ ĐIỀN<br />
<br />
MÔN THI: NGỮ VĂN<br />
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
I.ĐỌC HIỂU ( 3 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4<br />
Cuộc đời của tôi là một chuổi nếu như. Từ nhỏ, tôi chỉ muốn làm một ông chủ trại<br />
như bố tôi, và không chịu học nếu như mẹ tôi không bắt tôi sống ở Luân Đôn. Tôi sẽ trượt<br />
trong kì thi đại học y, nếu như tôi không phải là một thanh niên giỏi bơi lội, có thể đại diện<br />
cho nhà trường trong những kỳ thi Olympic thể thao của sinh viên. Tôi sẽ suốt đời làm một<br />
thầy thuốc nông thôn, nếu như giáo sư Wright không chọn tôi làm phụ tá cho ông tại phòng<br />
thí nghiệm riêng, nơi tôi tìm ra Pênêxilin. Phát minh này tôi dự tính phải 15 – 20 năm mới<br />
triển khai được trong thực tế, nếu như chiến tranh thế giới không xảy ra, thương vong nhiều<br />
đến mức các loại thuốc chưa kiểm tra cũng được phép sử dụng, thì Pênêxilin chưa chứng<br />
minh được công hiệu của mình và bản thân tôi chưa được giải Nôben.<br />
Hóa học ngày nay – 3/1993<br />
Câu 1: Xác định cách thức diễn đạt ( lối diễn đạt) của văn bản? ( 0.5 điểm)<br />
Câu 2: Chỉ ra thao tác lập luận chính trong văn bản? (0.5 điểm)<br />
Câu 3: Tại sao tác giả lại khẳng định cuộc đời của tác giả là một chuổi nếu như?<br />
<br />
( 1.0 điểm)<br />
<br />
Câu 4: Anh/ chị rút ra thông điệp gì từ văn bản? ( 1.0 điểm)<br />
II. LÀM VĂN ( 7 điểm)<br />
Câu 1: ( 2 điểm) Nghị luận xã hội<br />
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về cơ hội trong<br />
cuộc sống.<br />
Câu 2: ( 5 điểm) Nghị luận văn học<br />
Hãy làm sáng tỏ nhận định “Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn trích Đất Nước<br />
được sử dụng vừa quen thuộc vừa mới lạ” thông qua việc cảm nhận đoạn thơ sau:<br />
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi<br />
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể<br />
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn<br />
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc<br />
Tóc mẹ thì bới sau đầu<br />
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn<br />
Cái kèo, cái cột thành tên<br />
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng<br />
Đất Nước có từ ngày đó”.<br />
( Trích “ Đất Nước” – Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ Văn 12 )<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3 ĐIỂM)<br />
Câu<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
1<br />
<br />
Cách thức diễn đạt: Diễn dịch<br />
<br />
0.5<br />
<br />
2<br />
<br />
Thao tác lập luận: Chứng minh<br />
<br />
0.5<br />
<br />
3<br />
<br />
Tại sao tác giả lại khẳng định cuộc đời của tác giả là một chuổi nếu<br />
như?<br />
<br />
1.0<br />
<br />
Vì cuộc đời của tác giả là do hoàn cảnh sống, những cơ hội<br />
mang lại. Tác giả đã dùng hết tài năng để tận dụng cơ hội đó tạo nên<br />
thành tựu phục vụ cho cuộc sống con người. Cuộc sống chính là cơ<br />
hội, điều quan trọng ở mỗi người là có biết tận dụng cơ hội đó tạo nên<br />
thành công.<br />
4<br />
<br />
Anh/ chị rút ra thông điệp gì từ văn bản?<br />
<br />
1.0<br />
<br />
Qua văn bản, tác giả muốn gửi đến thông điệp rằng mỗi tình<br />
huống trong cuộc sống là cơ hội để con người phát huy tài năng, tận<br />
dụng cơ hội học tập và sáng tạo lập nên những thành tích phục vụ cho<br />
cuộc sống con người. Bản thân tôi hiểu rằng, nắm bắt cơ hội và nỗ<br />
lực phấn đấu học tập lao động là điều quan trọng tạo nên thành công<br />
trong cuộc sống.<br />
<br />
Phần II: Làm văn ( 7 điểm)<br />
Câu 1<br />
<br />
Nghị luận xã hội<br />
Yêu cầu chung<br />
-Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn văn nghị luận xã hội, đòi hỏi<br />
thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo<br />
lập văn bản,..<br />
-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí<br />
lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng<br />
phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo<br />
đức xã hội.<br />
- Đúng hình thức một đoạn văn.<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
Yêu cầu cụ thể<br />
Mặc dù là một đoạn văn nhưng vẫn phải đảm bảo các ý sau:<br />
Cơ hội là sự xuất hiện những khả năng cho phép người ta làm<br />
một cái gì đó. Cơ hội là thời điểm hội tụ một số điều kiện thuận lợi.<br />
Cơ hội là những gì chúng ta có thể nắm bắt được nhằm làm thay đổi<br />
cuộc sống của chúng ta theo chiều hướng tích cực.<br />
Ví dụ như cơ hội làm ăn, cơ hội học tập trao đổi, cơ hội phát<br />
huy tài năng...<br />
Trong cuộc sống, con người có nhiều cơ hội để nắm bắt nhằm<br />
thực hiện một kế hoạch, một mục đích làm cho cuộc sống tốt đẹp<br />
hơn.<br />
Tuy nhiên, không phải ai cũng phát hiện cơ hội và nắm bắt cơ<br />
hội tốt. (Ví dụ).<br />
Đặc biệt, không nhất thiết con người phải chờ cơ hội đến mà<br />
phải tự tạo nên cơ hội. (ví dụ)<br />
Bản thân tôi luôn hiểu rằng việc nắm bắt cơ hội và tạo ra cơ<br />
hội để thực hiện những dự định, hoài bão trong tương lai là điều vô<br />
cùng quan trọng. (lí giải)<br />
<br />
Câu 2<br />
<br />
0.25<br />
<br />
Nghị luận văn học<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
Yêu cầu chung<br />
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí<br />
sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ<br />
năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.<br />
-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau<br />
nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản<br />
tác phẩm.<br />
- Thí sinh chỉ đạt điểm tối đa khi có cách viết sáng tạo, bài làm sạch<br />
đẹp rõ ràng, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,…<br />
Yêu cầu cụ thể<br />
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):<br />
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết<br />
luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
0.5<br />
0.25<br />
<br />
bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng<br />
làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện<br />
được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.<br />
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận,<br />
nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân<br />
bài chỉ có 1 đoạn văn.<br />
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn<br />
hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.<br />
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm):<br />
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận – Vẻ đẹp của hình<br />
tượng người chiến sĩ cách mạng Việt Nam thời kháng chiến.<br />
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung<br />
chung.<br />
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn<br />
đề khác.<br />
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận<br />
điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử<br />
dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó<br />
phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và<br />
đưa dẫn chứng:<br />
- Điểm 3,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định<br />
hướng sau:<br />
Mở bài: Nêu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận ( trích dẫn được<br />
nguyên văn lời nhận định và giới hạn đoạn thơ)<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Thân bài: Lần lượt triển khai các bước sau<br />
a.<br />
<br />
Khái quát tác giả, tác phẩm,…<br />
<br />
0,25<br />
<br />
b.<br />
<br />
Giải thích nhận định: Nhà thơ đã vận dụng thành công chất liệu văn 0.25<br />
hóa dân gian. Những chất liệu ấy vừa quen thuộc (gần gũi với cuộc<br />
sống của mỗi con người Việt Nam) vừa mới lạ (với những sáng tạo<br />
mới mẻ, hấp dẫn)<br />
<br />
c.<br />
<br />
Cảm nhận, phân tích, chứng minh làm rõ nhận định:<br />
- Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng, phong phú, tất cả đều 1.0<br />
gần gũi, quen thuộc với mỗi con người Việt Nam<br />
+ Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vật dụng quen<br />
thuộc (miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo xay, giã,<br />
giần, sàng, hòn than, con cúi,...).<br />
+ Có ca dao, dân ca, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích.<br />
- Cách vận dụng độc đáo, sáng tạo:<br />
<br />
1.25<br />
<br />
+ Vận dụng ca dao, tục ngữ nhưng dẫn dắt khéo léo, khi lấy nguyên<br />
vẹn toàn bài khi chỉ mượn ý mượn tứ để khẳng định, tôn vinh những<br />
nét đẹp trong sinh hoạt và tâm hồn con người Việt Nam. Đó là sự<br />
chăm chỉ chịu thương, chịu khó; là tấm lòng thủy chung son sắt trong<br />
tình yêu; là sự duyên dáng, ý nhị trong từng lời ăn tiếng nói...<br />
Ví dụ:<br />
"Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" lấy ý từ bài ca dao<br />
"Tay nâng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên<br />
nhau" hay "Muối ba năm muối hãy còn mặn, gừng chín tháng gừng<br />
hãy còn cay/ Đôi ta tình nặng nghĩa dày/ Có xa nhau đi nữa cũng ba<br />
vạn sáu ngàn ngày mới xa"<br />
"Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng"<br />
+ "Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm" lấy<br />
ý từ bài ca dao "Khăn thương nhớ ai/ Khăn rơi xuống đất..."<br />
+ Liệt kê hàng loạt những câu chuyện từ xa xưa trong truyền thuyết,<br />
cổ tích dân tộc để làm nổi bật vẻ đẹp trù phú của đất nước, những<br />
truyền thống quý báu của nhân dân ta đồng thời khẳng định vai trò to<br />
lớn của nhân dân trong việc "làm ra Đất Nước"<br />
Ví dụ: Truyến thống đoàn kết, tinh thần cảnh giác cao độ trước kẻ<br />
thù "dân mình biết trồng tre mà đánh giặc"<br />
Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã<br />
tạo nên một không gian nghệ thuật riêng của đoạn trích, vừa<br />
bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay<br />
bổng, mơ mộng. Hơn nữa, có thể nói chất dân gian đã thấm<br />
sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm<br />
trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này.<br />
d.<br />
<br />
Đánh giá chung: Nhận định được nêu ra trong bài là một cơ sở quan 0.25<br />
trọng để khám phá, tìm hiểu tác phẩm nói chung và đoạn thơ nói<br />
riêng. Quan đoan trích, ta thấy được tư tưởng sâu sắc, mới mẻ của<br />
Nguyễn Khoa Điềm. Đoạn thơ kết tinh tư tưởng yêu nước, niềm tự<br />
hào dân tộc của nhà thơ, cũng là đóng góp lớn của ông đối với thơ ca<br />
dân tộc. Đoạn thơ khẳng định tài năng sáng tạo, sự am hiểu tường tận<br />
<br />