Trường THPT Tân Phú Trung<br />
Biên soạn: Nguyễn Chí Dũng<br />
ĐT: 0988360302<br />
<br />
ĐỀ ĐỀ XUẤT THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 - 2017<br />
MÔN: VĂN 12<br />
Thời gian làm bài: 120 phút<br />
<br />
I. Phần đọc hiểu (3,0đ)<br />
Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu phía dưới:<br />
Nhà bác học qua sông<br />
Một hôm, có một nhà bác học ngồi trên một con thuyền qua sông. Ngồi không, cảm thấy<br />
buồn chán, nhà bác học bèn nói chuyện với người chèo thuyền. Ông ta ngẩng cao đầu, kiêu<br />
ngạo hỏi:<br />
- Anh có nghiên cứu triết học không? Đó là thứ học vấn cần thiết nhất trên thế giới đấy!<br />
Im lặng hồi lâu, người chèo thuyền trả lời một cách ngượng ngập:<br />
- Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền, không có thời gian nghiên cứu triết học.<br />
- Như vậy là anh đã lãng phí mất nửa cuộc đời rồi – nhà bác học nói. Nói xong ông ta<br />
quay mặt ra ngoài, ngắm nhìn sông nước, không nói chuyện với người chèo thuyền nữa.<br />
Nào ngờ, một lúc sau, trời nổi giông bão, con thuyền đã xa bờ, chao đảo trong sóng gió,<br />
lúc nào cũng như sắp bị chìm.<br />
Bỗng nhiên, một cơn gió lớn thổi đến, con thuyền nhỏ bị lật, cả nhà bác học và người<br />
chèo thuyền đều bị rơi xuống nước.<br />
- Ông có biết bơi không? – Người lái thuyền hét lớn, hỏi nhà bác học.<br />
Lúc này, nhà bác học đã bị chìm đến cổ, lập cập trả lời:<br />
- Không biết!<br />
- Vậy thì ông đã lãng phí cả cuộc đời mình rồi! – người chèo thuyền nói.<br />
(200 bài học đạo lí – NXB Văn hóa – Thông tin, 2011)<br />
Câu 1. Câu chuyện có ý nghĩa gì? (0,5đ)<br />
Câu 2. Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong câu chuyện trên? (0,5đ)<br />
Câu 3. Thái độ của nhà bác học gợi cho em suy nghĩ gì về cách nhìn đối với người thấp<br />
hơn mình? (1,0đ)<br />
Câu 4. Anh/chị hãy viết thêm đoạn kết của câu chuyện bằng một đoạn văn (khoảng 10<br />
câu). (1,0đ)<br />
II. Phần Làm văn (7,0đ)<br />
Câu 1: (2,0đ)<br />
“ Người tự ti thật đáng thương, kẻ tự đại còn đáng thương hại hơn”.<br />
Anh/chị viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến<br />
trên.<br />
Câu 2: (5,0đ)<br />
Có những cảnh vật, tâm trạng trong bài thơ tuy buồn nhưng rất đẹp. Hãy cảm nhận điều ấy<br />
qua đoạn thơ sau:<br />
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy<br />
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ<br />
Có nhớ dáng người trên độc mộc<br />
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”<br />
(Tây Tiến, Quang Dũng, Ngữ Văn 1, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)<br />
-Hết-<br />
<br />
SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT TÂN PHÚ TRUNG<br />
<br />
ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA HỌC KÌ I<br />
MÔN NGỮ VĂN 12<br />
NĂM HỌC 2016 – 2017<br />
Thời gian làm bài: 120 phút<br />
<br />
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN<br />
I. Phần đọc hiểu (3,0đ)<br />
Câu 1. (0,5đ)<br />
- Câu chuyện muốn nói đến hậu quả của việc thiếu kỹ năng sống cùng thói kiêu ngạo, coi<br />
thường người khác.<br />
- Câu chuyện nhắc nhở mỗi người nên khiêm tốn khi đánh giá bản thân và đừng bao giờ<br />
đánh giá thấp người khác.<br />
Câu 2. Phương thức miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong câu chuyện trên. (0,5đ)<br />
Câu 3. Thí sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng sống của mình để bàn về thái độ của nhà bác<br />
học khi nhìn nhận người khác. (1,0đ)<br />
Câu 4. Thí sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học để phát biểu suy nghĩ của mình về<br />
kết thúc của câu chuyện. (1,0đ)<br />
II. Phần Làm văn (7,0đ)<br />
Câu 1: (2,0đ)<br />
Trên cơ sở những hiểu biết về các vấn đề xã hội và thực tế đời sống, đề bài yêu cầu thí<br />
sinh bày tỏ quan điểm, thái độ của mình trước hai tính cách đối lập nhau nhưng đều là những<br />
biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống.<br />
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây:<br />
* Giải thích:<br />
- Tự ti: Tự cho là mình hèn kém, thiếu tự tin.<br />
- Tự đại: Tự cho là mình hơn người, coi thường người khác.<br />
- Nội dung ý kiến: Người tụ cho mình là hèn kém, từ đó thiếu tự tin trong cuộc sống<br />
thật đáng thương; nhưng kẻ luôn cho mình là hơn, từ đó coi thường người khác còn đáng<br />
thương hại hơn.<br />
* Bàn luận:<br />
- Tại sao người tự ti lại đáng thương?<br />
+ Tự ti là thiếu tự tin. Người thiếu tự tin dễ thoái chí, nản lòng, giảm sút ý chí, không<br />
dám đảm nhận trách nhiệm. Người tự ti sẽ mất hết sự hăng hái, tin tưởng, hi vọng trong cuộc<br />
sống.<br />
+ Người tự ti vì không tin vào khả năng của mình, luôn cảm thấy mình hèn kém nên<br />
thường dựa dẫm vào người khác, vì thế mà rất đáng thương. Ở đây không chỉ là thương hại mà<br />
còn ngầm ý phê phán.<br />
- Tại sao kẻ tự đại lại còn đáng thương hại hơn?<br />
+ Kẻ tự đại luôn cho là mình hơn người, vì thế không có ý thức cầu tiến, học hỏi người<br />
khác, thậm chí có thái độ coi thường người khác.<br />
+ Kẻ tự đại luôn cho mình là đúng, không thấy sai sót của bản thân, nhất là không chịu<br />
tiếp thu ý kiến của người khác.<br />
<br />
+ Những kẻ tự đại sẽ thất bại trong cuộc sống và không được mọi người tôn trọng, quý<br />
mến.<br />
* Bài học nhận thức và hành động:<br />
Cần phân biệt tự ti với khiêm tốn, tự đại với tự tin để từ đó có ý thức tu dưỡng, điều<br />
chỉnh hành vi ứng xử của bản thân cho phù hợp với đạo đức xã hội.<br />
Câu 2: (5,0đ)<br />
a. Yêu cầu chung<br />
- Về kỹ năng: Có kỹ năng cảm nhận cái hay, cái đẹp của thơ qua thể thơ, ngôn ngữ, tình<br />
cảm, tâm trạng của nhà thơ. Từ đó, biết cách viết một bài nghị luận văn học có kết cấu đầy đủ,<br />
rõ ràng, mạch lạc. Bài viết phải có những cảm nhận tinh tế, văn viết lưu loát, cảm xúc chân<br />
thành.<br />
- Về kiến thức: Có những hiểu biết cơ bản về hoàn cảnh sáng tác và vị trí của đoạn trích.<br />
Học sinh phải nắm rõ đặc trưng phong cách thơ của Quang Dũng cũng như những hiểu biết cơn<br />
bản về thể thơ bảy chữ.<br />
b. Yêu cầu cụ thể<br />
- Về tác giả, hoàn cảnh sáng tác:<br />
+ Quang Dũng là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Thơ của ông vừa<br />
hồn hậu, vừa lãng mạn, tài hoa. Bài thơ Tây Tiến được sáng tác giữa cảnh rừng núi Tây Bắc<br />
hoang sơ, hùng vĩ mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua với một cảm hứng vừa lãng mạn, vừa bi<br />
tráng.<br />
+ Cả đoạn thơ là cảm hứng về núi rừng Tây Bắc với một tình cảm thiêng liêng, sâu nặng,<br />
gắn bó không rời. Đó cũng chính là tình yêu quê hương, đất nước.<br />
- Hình ảnh Tây Bắc qua đoạn thơ của Quang Dũng:<br />
+ Một vùng sông nước mênh mông, mờ ảo xa xăm đầy sức ám ảnh. Nó là tâm hồn, là kỷ<br />
niệm, là những hoài niệm luôn ẩn chứa trong tâm hồn. Thời gian, địa điểm vừa mờ ảo (chiều<br />
sương ấy, nẻo bến bờ), vừa gần gũi (Châu Mộc, dòng sông).<br />
+ Hình ảnh con người vừa huyễn hoặc (hồn lau) vừa rất cụ thể (dáng người) gợi một tâm<br />
trạng, một tình cảm sâu nặng. Thiên nhiên và con người vừa mờ ảo, vừa rõ ràng, vừa xa xăm,<br />
vừa gần gũi. Nó chính là hoài niệm luôn sống trong lòng người.<br />
+ Thể thơ bảy chữ gợi một cảm giác Đường thi sâu lắng, kết hợp với một âm hưởng mien<br />
man bất tận. Nó gợi lên một nhân vật trữ tình đầy lãng mạn, một tâm thế tuổi trẻ dấn thân giũa<br />
rừng sâu, núi thẳm.<br />
<br />