SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT THIÊN HỘ DƯƠNG<br />
GV: Nguyễn Thị Ngọc Xuân<br />
(01262723588)<br />
(Đề gồm có 02 trang)<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I<br />
Năm học: 2016 - 2017<br />
Đề thi : NGỮ VĂN - Lớp 12<br />
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:<br />
Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống<br />
trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi<br />
không còn có nhu cầu đó nữa thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi<br />
đi và cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc,<br />
lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ<br />
muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta,<br />
bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách<br />
trong thanh niên cả nước và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có<br />
một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc, mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20<br />
dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một<br />
năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ<br />
đấy, nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công việc lớn.<br />
(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, Tạp chí điện tử tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)<br />
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.<br />
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về<br />
cuộc sống trí tuệ nữa”?<br />
Câu 3: Theo anh/chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập trong đoạn văn<br />
là gì?<br />
Câu 4: Qua đoạn trích tác giả gửi gắm thông điệp gì?<br />
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)<br />
Câu 1. (2 điểm): Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ<br />
của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Đọc sách là sinh<br />
hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ.”<br />
Câu 2. (5,0 điểm)<br />
«Ta về mình có nhớ ta<br />
Ta về ta nhớ những hoa cùng người<br />
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi<br />
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng<br />
Ngày xuân mơ nở trắng rừng<br />
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang<br />
Ve kêu rừng phách đổ vàng<br />
1<br />
<br />
Nhớ cô em gái hái măng một mình<br />
Rừng thu trăng rọi hòa bình<br />
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”<br />
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB GD, 2008)<br />
Có ý kiến nhận xét đoạn thơ trên: “Đó là một bức tranh tứ bình tuyệt đẹp về<br />
thiên nhiên và con người Việt Bắc”. Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ<br />
nhận xét này./.<br />
............................ Hết .............................<br />
<br />
2<br />
<br />
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT THIÊN HỘ DƯƠNG<br />
Tổ Ngữ Văn<br />
<br />
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I<br />
Năm học: 2016 - 2017<br />
Đáp án : NGỮ VĂN - Lớp 12<br />
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
(Đáp án gồm có 04 trang )<br />
<br />
Phần Câu<br />
<br />
Đáp án<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
1<br />
<br />
Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận/ nghị luận<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2<br />
<br />
Lí do: vì không đọc sách thì đời sống tinh thần con người<br />
nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền<br />
tảng.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
3<br />
<br />
- “Việc nhỏ” là vận động đọc sách và gây dựng tủ sách trong<br />
mỗi gia đình, mỗi người có thể đọc từ vài chục dòng mỗi ngày<br />
đến một cuốn sách trong năm.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- “Công cuộc lớn” đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu<br />
của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội, phấn đấu đưa việc<br />
đọc sách trở thành văn hóa của quốc gia, dân tộc.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
4<br />
<br />
Thông điệp: từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của con<br />
người có cuộc sống trí tuệ, không đọc sách sẽ có nhiều tác hại,<br />
tác giả đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách và nâng cao ý<br />
thức đọc sách ở mọi người.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1<br />
<br />
“Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con<br />
người có cuộc sống trí tuệ”.<br />
<br />
Đọc<br />
hiểu<br />
<br />
- Yêu cầu về hình thức: viết đúng một đoạn văn nghị luận<br />
khoảng 200 chữ, yêu cầu trình bày mạch lạc, rõ ràng, không 0,25<br />
mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.<br />
<br />
Làm<br />
văn<br />
<br />
- Yêu cầu về nội dung: học sinh có thể trình bày bằng nhiều<br />
cách khác nhau nhưng cần đạt được các ý sau:<br />
+ Giải thích: “nhu cầu trí tuệ thường trực” là nhu cầu thường 0,25<br />
xuyên, cần thiết mở rộng tri thức, tầm hiểu biết,..<br />
+ Phân tích những tác dụng lớn lao của việc đọc sách:<br />
<br />
1,0<br />
<br />
++ Văn hóa đọc gắn liền với chữ viết, qua quá trình đọc con<br />
người sẽ suy nghĩ, phân tích, tổng hợp, tư duy, biến tri thức<br />
thành của mình và trở thành vốn kiến thức vận dụng vào cuộc<br />
sống.<br />
++ Đọc sách giúp nâng cao kiến thức về đời sống, xã hội con<br />
người và nhận thức của chính mình “Sách mở rộng ra trước<br />
3<br />
<br />
mắt ta những chân trời mới”.<br />
++ Việc đọc sách tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, thái độ và<br />
tình cảm, góp phần hoàn thiện nhân cách và làm giàu đời sống<br />
tinh thần của con người. “Mỗi cuốn sách nhỏ là một bậc thang<br />
đưa ta tách khỏi phần Con để đến với thế giới Người”.<br />
+ Bình luận<br />
<br />
0,5<br />
<br />
++ Phê phán sự xuống cấp của văn hóa đọc trong thời đại<br />
ngày nay, đặc biệt là đối với giới trẻ: văn hóa đọc dần mai một<br />
không chỉ gây tổn thất cho sự truyền bá mà còn làm mất dần đi<br />
mốt nét đẹp có tính biểu hiện cao của văn hóa.<br />
++ Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến, rút ra bài học nhận<br />
thức, hành động: những việc làm thiết thực của cá nhân và<br />
cộng đồng trong việc nâng cao, phổ biến văn hóa đọc.<br />
2<br />
<br />
Phân tích bức tranh tứ bình trong đoạn thơ của bài Việt<br />
Bắc – Tố Hữu.<br />
1. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn<br />
học: phân tích thơ. Kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt lưu loát, 0.5<br />
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Tố<br />
Hữu và bài thơ Việt Bắc, học sinh có nhiều cách phân tích<br />
khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:<br />
* Mở bài: Nêu được vấn đề cần nghị luận<br />
<br />
0.5<br />
<br />
* Thân bài:<br />
<br />
4.0<br />
<br />
+ Giải thích ngắn gọn khái niệm “tranh tứ bình” trong lời<br />
nhận xét của đề bài: là loại tranh gồm 4 bức thường nói về vẻ<br />
đẹp thiên nhiên theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. (Bên cạnh<br />
đó còn có “tứ quý”, “tứ linh”). Đoạn thơ của Tố Hữu là một<br />
bức tranh tứ bình về cảnh thiên nhiên 4 mùa.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
+ Phân tích: Xác định vị trí đoạn thơ để thấy được nội dung:<br />
nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi. 10 câu thơ như một bài thơ<br />
độc lập, có hai câu mở đầu và tám câu còn lại chia thành bốn<br />
cặp (câu lục nói về cảnh vật, câu bát nói về con người).<br />
<br />
2.5<br />
<br />
++ Bức tứ bình thiên nhiên: mùa đông - sắc đỏ của hoa chuối;<br />
mùa xuân - sắc trắng thanh khiết của hoa mơ; mùa hạ - âm<br />
thanh của tiếng ve và sắc vàng của rừng phách; mùa thu - ánh<br />
trăng hòa bình.<br />
=> Bức tứ bình thiên nhiên đẹp, đa dạng với cả âm thanh và<br />
màu sắc, vui tươi rộn rã, trong sáng. Một vẻ đẹp vừa đặc trưng<br />
vừa hiện thực.<br />
++ Bức tứ bình con người: bốn câu bát dù không là bức tranh<br />
4<br />
<br />
thiên nhiên nhưng cũng có thể xem đây là bức tứ bình về con<br />
người. Đó là những người lao động khỏe khoắn với công việc<br />
thường ngày (đi nương rẫy, người chuốt giang đan nón, cô em<br />
hái măng, con người cất lên tiếng hát thủy chung, tình nghĩa).<br />
=> Những con người đã đồng cam cộng khổ với người cán bộ<br />
cách mạng trong suốt những năm dài kháng chiến.<br />
+ Nghệ thuật dựng tứ bình của Tố Hữu:<br />
++ Sử dụng điêu luyện thể thơ lục bát truyền thống của dân<br />
tộc.<br />
++ Sử dụng tài tình cặp đại từ xưng hô “mình - ta”.<br />
++ Nghệ thuật đối xứng, đan cài hai câu thơ lục và bát, hai<br />
bức tranh thiên nhiên và con người trong bức tứ bình rất điêu<br />
luyện.<br />
+ Bình luận:<br />
++ Lời nhận xét hoàn toàn đúng, khẳng định cái tài của Tố<br />
Hữu, chỉ bằng mười câu thơ đã vẽ lên một bức tranh đẹp về<br />
thiên nhiên và con người Việt Bắc trong kháng chiến.<br />
<br />
1.0<br />
<br />
++ Bức tranh tứ bình bằng thơ thể hiện phong cách thơ giàu<br />
tính dân tộc của Tố Hữu.<br />
++ Nghệ thuật tứ bình của Tố Hữu vừa cổ điển vừa có nét mới<br />
mẻ hiện đại, thể hiện sự kế thừa và cách tân của nhà thơ.<br />
* Kết bài: khẳng định giá trị của bài thơ, vẻ đẹp của đoạn thơ<br />
và sự đoàn kết của toàn dân tộc trong những năm tháng kháng<br />
Pháp hào hùng, vẻ vang.<br />
<br />
0.5<br />
<br />
* Lưu ý: Giáo viên có thể điều chỉnh biểu điểm cho phù hợp với tình hình thực tế bài<br />
làm của học sinh, miễn là không làm thay đổi tổng điểm của từng câu.<br />
<br />
5<br />
<br />