TRƯỜNG THPT TP CAO LÃNH<br />
Người ra đề: Nguyễn Giang San<br />
SĐT:01234994408<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề gồm có 01 trang)<br />
<br />
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HỌC KÌ I<br />
Năm học: 2016 - 2017<br />
Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 12<br />
Ngày thi:<br />
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)<br />
<br />
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :<br />
Một lần đi thăm thầy giáo lớn tuổi, trong lúc tranh luận về quan điểm sống, một sinh viên<br />
đã nói:<br />
– Sở dĩ có sự khác biệt là vì thế hệ các thầy sống trong những điều cũ kĩ của một thế giới<br />
lạc hậu, ngày nay chúng em được tiếp xúc với những thành tựu khoa học tiên tiến, thế hệ các<br />
thầy đâu có máy tính, không có Internet, vệ tinh viễn thông và các thiết bị thông tin hiện đại<br />
như bây giờ…<br />
Người thầy giáo trả lời:<br />
– Những phương tiện hiện đại giúp chúng ta nhưng không làm thay đổi chúng ta. Còn điều<br />
em nói là đúng. Thời trẻ, những người như chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng<br />
chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng.<br />
Cậu sinh viên chợt cúi đầu, im lặng.<br />
(Theo Hạt giống tâm hồn, tập 5, NXB Tổng hợp TP.HCM).<br />
Câu 1: Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?<br />
Câu 2: Theo cậu sinh viên, điều gì làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ của cậu<br />
và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi?<br />
Câu 3: Người thầy giáo muốn nói gì với cậu sinh viên qua câu: “Thời trẻ, những người như<br />
chúng tôi không có những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra chúng và đào<br />
tạo những con người thừa kế và áp dụng chúng”.<br />
Câu 4: Nêu một bài học mà anh/chị cho là thấm thía sau khi đọc văn bản trên.<br />
II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)<br />
Câu 1: (2.0 điểm)<br />
Ngạn ngữ Nga có câu: “Lòng nhân ái mang một sức mạnh lớn lao làm cho cuộc sống<br />
nhân loại trở nên tốt lành”.<br />
Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về câu<br />
ngạn ngữ trên.<br />
Câu 2: (5.0 điểm)<br />
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc”của Tố Hữu:<br />
“Thương nhau chia củ sắn lùi<br />
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.<br />
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng<br />
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô<br />
Nhớ sao lớp học i tờ<br />
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan<br />
Nhớ sao ngày tháng cơ quan<br />
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo<br />
<br />
Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều<br />
Chày đêm nện cối đều đều suối xa.”<br />
(Trích” Việt Bắc”,Tố Hữu ,Ngữ văn 12 tập 1, NXB GD 2008)<br />
HẾT.<br />
<br />
SỞ GD-ĐT ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT TP CAO LÃNH<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
CHÍNH THỨC<br />
(gồm có 03 trang)<br />
<br />
Phần<br />
<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
<br />
I<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
1<br />
<br />
II<br />
<br />
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HỌC KÌ I<br />
Năm học: 2016 - 2017<br />
Môn kiểm tra: NGỮ VĂN – Lớp 12<br />
Ngày kiểm tra: 27.10.2016<br />
<br />
Nội dung<br />
ĐỌC HIỂU<br />
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự.<br />
Điều làm nên sự khác biệt về quan điểm sống giữa thế hệ<br />
của cậu sinh viên và thế hệ của người thầy giáo lớn tuổi: là<br />
do thời đại, hoàn cảnh sống.<br />
Qua câu: “Thời trẻ, những người như chúng tôi không có<br />
những thứ em vừa kể nhưng chúng tôi đã phát minh ra<br />
chúng và đào tạo những con người thừa kế và áp dụng<br />
chúng”, người thầy giáo muốn cậu sinh viên hiểu: Mặc dù<br />
thế hệ những người thầy giáo đã sống trong thời đại có thể<br />
là thời của những điều cũ kĩ, của một thế giới lạc hậu,<br />
nhưng họ đã kiến tạo nên thế giới văn minh, hiện đại mà<br />
cậu sinh viên đang sống.<br />
HS nêu được bài học cho bản thân. Nội dung bài học phải<br />
gắn với chủ đề của văn bản<br />
Ngạn ngữ Nga có câu: “Lòng nhân ái mang một sức<br />
mạnh lớn lao làm cho cuộc sống nhân loại trở nên tốt<br />
lành”.<br />
Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 200 chữ)<br />
bày tỏ suy nghĩ của mình về câu ngạn ngữ trên.<br />
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng<br />
đoạn văn cần đảm bảo cấu trúc của một đoạn nghị luận.<br />
Nội dung thể hiện được những ý cơ bản:<br />
* Giải thích: Từ việc giải thích Lòng nhân ái và thế giới tốt<br />
lành, khái quát về nội dung ý kiến.<br />
+ Nhân ái: tình yêu thương giữa con người với con người.<br />
+ Lòng nhân ái: Cách con người trao cho nhau những tình<br />
cảm tốt đẹp mà không hề vụ lợi, không mong đáp trả.<br />
+ Thế giới tốt lành: một môi trường sống hạnh phúc, con<br />
người sống với nhau bằng tình yêu thương, không có sự đố<br />
<br />
Điểm<br />
3,0<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
1.0<br />
<br />
2.0<br />
<br />
kị<br />
=> Nội dung ý kiến: Sống bằng tình yêu thương giúp cho<br />
con người cản nhận được sự ấm áp và hạnh phúc.<br />
* Bàn luận:<br />
+ Khẳng định ý kiến đúng hay sai, hợp lí hay không.<br />
+ Bày tỏ thái độ, suy nghĩ: Lòng nhân ái sẽ giúp con<br />
người sống bao dung, quan hệ xã hội tốt hơn, biết cách<br />
nhường nhịn và tha thứ.<br />
* Bài học nhận thức - hành động, rút ra bài học cho bản<br />
thân<br />
<br />
2<br />
<br />
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc”của Tố Hữu:<br />
“Thương nhau chia củ sắn lùi<br />
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.<br />
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng<br />
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô<br />
Nhớ sao lớp học i tờ<br />
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan<br />
Nhớ sao ngày tháng cơ quan<br />
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo<br />
Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều<br />
Chày đêm nện cối đều đều suối xa.”<br />
* Yêu cầu chung:<br />
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài<br />
văn nghị luận văn học.<br />
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện năng<br />
lực cảm thụ văn học tốt; lập luận thuyết phục, diễn đạt<br />
mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.<br />
- Thí sinh có thể cảm nhận và phân tích theo nhiều cách<br />
khác nhau nhưng phải bám sát văn bản, kết hợp tốt các<br />
thao tác lập luận.<br />
* Yêu cầu cụ thể:<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận<br />
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu<br />
được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết<br />
luận được vấn đề.<br />
Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu với bài thơ Việt<br />
<br />
5.0<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Bắc, thí sinh phân tích, nêu những cảm nhận của mình về<br />
đoạn thơ.<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận<br />
dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ<br />
và dẫn chứng.<br />
* Giới thiệu về tác giả và đoạn thơ<br />
- Tố Hữu là ngọn cờ đầu của thơ ca Cách mạng. Thơ ông<br />
cũng song hành với những chặng đường cách mạng Việt<br />
Nam.<br />
- Hòa bình được lập lại, cách mạng chuyển sang giai đoạn<br />
mới, Trung ương Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội. Bài<br />
thơ “Việt Bắc” là khúc hát ân tình thủy chung, thể hiện<br />
tình cảm của nhà thơ đối với quê hương cách mạng.<br />
+ Đoạn trích thể hiện tình cảm gắn bó nghĩa tình giữa cán<br />
bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc.<br />
* Cảm nhận đoạn thơ<br />
- Hai câu đầu:<br />
+ Hình ảnh chân thực về đời sống kháng chiến gian<br />
nan, cực khổ:<br />
• chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa ,chăn sui đắp<br />
cùng<br />
hình ảnh quen thuộc trong thơ ca kháng chiến (<br />
Đồng chí, Nhớ…)<br />
nghĩa tình sâu nặng, cảm động.<br />
- Hai câu tiếp theo là hình ảnh người mẹ, kết tinh hình ảnh<br />
con người và cuộc sống kháng chiến:<br />
+ Con người Việt Bắc lam lũ, tần tảo, chịu thương<br />
chịu khó, nhưng tấm lòng hi sinh thầm lặng, chắt chiu tất<br />
cả cho cách mạng, vì cán bộ:<br />
Nắng cháy lưng – địu con lên rẫy bẻ từng<br />
bắp ngô<br />
• Như hình ảnh bà mẹ Tây Nguyên trong “ Khúc<br />
hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Mẹ thương akay,<br />
mẹ thương bộ đội (Nguyễn Khoa Điềm).<br />
Hình tượng người mẹ là biểu tượng đẹp đẽ nhất cho<br />
quê hương, là nhân dân với bao ân tình.<br />
- Sáu câu còn lại:<br />
+ Nhớ về Việt Bắc là nhớ về cuộc sống, sinh hoạt<br />
kháng chiến một thời không thể nào quên.<br />
điệp từ nhớ: điệp trùng nỗi nhớ dạt dào.<br />
<br />
0,50<br />
3.5<br />
<br />