SỞ GD – ĐT ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT TRÀM CHIM<br />
TỔ VĂN<br />
<br />
ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI HỌC KÌ I<br />
Môn: NGỮ VĂN 12<br />
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
Đề thi gồm có 02 trang<br />
<br />
Giáo viên soạn đề :<br />
- GV Đặng Kim Ngô. Sđtt :0918131878<br />
- GV Nguyễn Thị NiNi, sđtt :01258772482<br />
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:<br />
“… Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn minh<br />
mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người đọc những hiểu<br />
biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc<br />
xa xôi.<br />
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận với<br />
những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất nước khác<br />
nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp ta hiểu biết về đời<br />
sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về kinh tế, lịch sử, văn<br />
hóa, những truyền thống, những khát vọng.<br />
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong<br />
tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi buồn, hạnh phúc<br />
và đau khổ, những khát vọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp người đọc phát hiện ra<br />
chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như<br />
thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân<br />
loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con<br />
người và phải làm gì để sống cho đúng và đi tới một cuộc đời thật sự.<br />
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận xét mà<br />
cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ<br />
có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc sách, cố gắng đọc sách<br />
càng nhiều càng tốt”.<br />
(Bàn về việc đọc sách – Nguồn Internet)<br />
Câu 1. Tác giả chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào trong văn bản trên? ( 0,5 điểm)<br />
Câu 2. Hãy xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng. (1,0 điểm)<br />
Câu 3. Hãy giải thích vì sao M. Gorki lại cho rằng “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ<br />
có kiến thức mới là con đường sống” ? (0,5 điểm)<br />
Câu 4. Anh/chị hãy nêu ít nhất 02 tác dụng khác của việc đọc sách (không trùng lặp với<br />
quan điểm của tác giả). Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (1,0 điểm)<br />
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1: ( 2,0 điểm)<br />
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh(chị) về lời dạy của Bác:<br />
”Điều gì phải, thì cố làm cho kì được, dù là một việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù<br />
là một điều trái nhỏ”.<br />
Câu 2: (5,0 điểm)<br />
Anh( chị ) hãy phân tích những cảm nhận mới mẻ về đất nước và lời nhắn nhủ tâm tình<br />
của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ sau:<br />
Trong anh và em hôm nay<br />
Đều có một phần Đất Nước<br />
<br />
Khi hai đứa cầm tay<br />
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm<br />
Khi chúng ta cầm tay mọi người<br />
Đất Nước vẹn tròn, to lớn<br />
Mai này con ta lớn lên<br />
Con sẽ mang Đất Nước đi xa<br />
Đến những tháng ngày mơ mộng<br />
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình<br />
Phải biết gắn bó và san sẻ<br />
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở<br />
Làm nên Đất Nước muôn đời…<br />
(Trích Đất Nước - trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một,<br />
Nxb. Giáo dục, tr.119- 120)<br />
<br />
---HẾT---<br />
<br />
SỞ GD – ĐT ĐỒNG THÁP<br />
TRƯỜNG THPT TRÀM CHIM<br />
TỔ VĂN<br />
<br />
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM<br />
ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI HỌC KÌ I<br />
<br />
Môn: NGỮ VĂN<br />
(Đáp án - Thang điểm gồm có 02 trang)<br />
<br />
Phần Câu<br />
Nội dung<br />
I<br />
ĐỌC - HIỂU<br />
1<br />
Nghị luận/ phương thức nghị luận.<br />
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên là điệp từ, lặp<br />
cấu trúc câu, liệt kê. (0,5 đ)<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
II<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
- Tác dụng: làm nổi bật những điểm nhìn của tác giả về vai trò và tác<br />
dụng của sách trong cuộc sống.(0,5 đ)<br />
M. Gorki cho rằng “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có<br />
kiến thức mới là con đường sống” . Vì:<br />
Sách là trí khôn của loài người; giúp người đọc khám phá ra vũ trụ;<br />
hiểu biết về đời sống con người; giúp ta hiểu biết về đời sống bên trong<br />
tâm hồn của con người; mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng.<br />
<br />
Nêu ít nhất 02 tác dụng của việc đọc sách theo quan điểm riêng của<br />
bản thân, không nhắc lại những tác dụng mà tác giả đã nêu trong<br />
đoạn trích. (Có thể là: đọc sách giúp ta trở nên phong phú về vốn từ,<br />
tăng cường khả năng giao tiếp, rèn luyện trí nhớ, năng lực sáng<br />
tạo...)<br />
<br />
Điểm<br />
3.0<br />
0,5<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
LÀM VĂN<br />
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh(chị) về<br />
lời dạy của Bác: ”Điều gì phải, thì cố làm cho kì được, dù là một<br />
việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”.<br />
Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận, liên kết chặt chẽ, mạch lạc, có<br />
sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các<br />
ý chính sau:<br />
- Điều phải :là những điều đúng với lẽ phải, đúng với pháp luật, tốt<br />
với xã hội , mọi người xung quanh, Tổ quốc, dân tộc.Tuyệt đối không<br />
có thái độ coi thường những điều nhỏ.<br />
- Điều trái có hại cho bản thân và mọi người xung quanh. Những<br />
điều không phải sẽ ảnh hưởng xấu đến bản thân, trở thành thói quen<br />
khó thay đổi hành vi …(Ví dụ cụ thể).<br />
- Việc làm phản ánh đạo đức của con người, làm điều phải thể hiện<br />
nhân cách thái độ đúng đắn, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với<br />
mọi người, cộng đồng xã hội. Nhiều việc nhỏ hợp lại sẽ thành việc<br />
lớn, việc có ý nghĩa (Ví dụ cụ thể).<br />
- Tác dụng của lời dạy đối với bản thân: nhận thức, soi đường,<br />
…thái độ đối với những việc làm sai trái diễn ra xung quanh: nhà<br />
trường, trong cuộc sống, ngoài xã hội …<br />
<br />
7,0<br />
<br />
Phân tích những cảm nhận mới mẻ về đất nước và lời nhắn nhủ tâm<br />
<br />
5,0<br />
<br />
2,0<br />
0,5<br />
1,5<br />
<br />
tình của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ “ Đất Nước” trích từ<br />
trường ca Mặt đường khát vọng.<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận<br />
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề; thân<br />
bài triển khai được vấn đề; kết bài kết luận được vấn đề.<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận<br />
<br />
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nội dung<br />
đoạn trích.<br />
- Nêu được cảm nhận về nội dung của đoạn trích.<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; thể hiện<br />
sự cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt<br />
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng<br />
- Cảm nhận mới mẽ về đất nước<br />
+ Đất Nước hóa thân trong mỗi chúng ta.<br />
+ Đất Nước gần gũi và gắn bó thân thiết với chúng ta.<br />
+ Đất nước đã hóa thân vào mỗi người.<br />
+ Đất Nước là sự kết tinh của tình đoàn kết và thương yêu.<br />
+ Đất Nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình<br />
yêu Tổ Quốc, cá nhân với cộng đồng.<br />
+ Niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của Đất nước: Đất<br />
nước sẽ tốt đẹp hơn, những tháng ngày mơ mộng ở hiện tại sẽ trở<br />
thành hiện thực ở ngày mai.<br />
- Trách nhiệm với Đất Nước<br />
+ Cảm xúc dâng lên đến cao trào, giọng thơ tâm tình, ngọt ngào<br />
say đắm: nhà thơ giãi bày, san sẻ cảm nhận về “Đất Nước là máu<br />
xương của mình”, là mồ hôi xương máu của ông cha.<br />
+ Điệp ngữ “phải biết” như mệnh lệnh khiến cho giọng thơ trở nên<br />
mạnh mẽ, biểu hiện mối quan hệ giữa đất nước với ý thức trách<br />
nhiệm của mỗi thành viên trong cộng đồng.<br />
+ Tác giả kêu gọi ý thức trách nhiệm của chúng ta là phải gìn giữ<br />
bồi đắp ” gắn bó, san sẻ, hóa thân cho dáng hình xứ sở” cho đất<br />
nước bền vững muôn đời.<br />
- Nghệ thuật: Giọng điệu của đoạn thơ là giọng tâm tình, tha thiết,<br />
trầm lắng, chất chính luận hài hòa với chất trữ tình,..<br />
- Đánh giá chung:<br />
+ Cách cảm nhận sâu sắc mới mẻ của tác giả về Đất Nước.<br />
+ Thể hiện ý thức của giới trẻ ở các đô thị miền Nam thời kháng<br />
chiến chống Mỹ. Đoạn thơ gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách<br />
nhiệm đối với Đất Nước ở thế hệ mai sau. . .<br />
d. Sáng tạo<br />
Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn<br />
đề nghị luận.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10 ĐIỂM<br />
--- HẾT ---<br />
<br />
0,25<br />
0,50<br />
0,25<br />
0,25<br />
3,75<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
<br />