intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xây dựng được quy trình và hệ phương pháp đánh giá mức độ thiệt hại do NBD đến các loại ĐNN tại khu vực ven biển tỉnh Nam Định. Áp dụng quy trình và hệ phương pháp để xác định giá trị thiệt hại trong sử dụng ĐNN do NBD tại khu vực ven biển tỉnh Nam Định. Đề xuất các giải pháp ứng phó, sử dụng hiệu quả tài nguyên ĐNN trong bối cảnh BĐKH.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học môi trường: Đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Vũ Văn Doanh ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành: Môi trường đất và nước Mã số: 62.44.03.03 TÓM TẮT DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG Hà Nội - 2017 1
  2. Công trình được hoàn thành tại: Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Doãn Hà Phong PGS.TS. Vũ Quyết Thắng Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .............................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...................... vào hồi giờ ngày tháng năm 20 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo tính toán của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), nếu mực nước biển dâng 100cm thì khoảng 16,8% diện tích Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có nguy cơ bị ngập. Nam Định là một trong hai tỉnh (cùng với Thái Bình) có nguy cơ ngập cao nhất với khoảng 58,0% diện tích toàn tỉnh. Đối với khu vực đồng bằng ven biển như tỉnh Nam Định, mực NBD ảnh hưởng lớn đến tình hình sử dụng đất ven biển, đặc biệt đối với đất nông nghiệp (ĐNN). Theo ước tính, nếu NBD 100cm, trên 60% diện tích các huyện ven biển như Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng có nguy cơ bị ngập (Bộ TNMT, 2016) Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đánh giá thiệt hại kinh tế - xã hội của BĐKH, đặc biệt là NBD đã được thực hiện trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các tác động mang tính chất định tính chưa nghiên cứu đánh giá mức độ tác động cụ thể đến sử dụng đất do NBD ở nước ta trên phạm vi lớn. Từ những lý do kể trên việc lựa chọn đề tài “Đánh giá thiệt hại kinh tế của NBD đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định” là rất cần thiết. 2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu Mục tiêu: i) Xây dựng được quy trình và hệ phương pháp đánh giá mức độ thiệt hại do NBD đến các loại ĐNN tại khu vực ven biển tỉnh Nam Định. ii) Áp dụng quy trình và hệ phương pháp để xác định giá trị thiệt hại trong sử dụng ĐNN do NBD tại khu vực ven biển tỉnh Nam Định. iii) Đề xuất các giải pháp ứng phó, sử dụng hiệu quả tài nguyên ĐNN trong bối cảnh BĐKH. Nội dung nghiên cứu: i) Tổng quan về BĐKH, NBD ở Việt Nam và tỉnh Nam Định; ii) Nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và sử dụng ĐNN tại Nam Định; iii) Xây dựng được hệ thống bản đồ nguy 1
  4. cơ ngập, bản đồ tác động của NBD đến các loại ĐNN tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định; iv) Nghiên cứu xây dựng quy trình và ứng dụng hệ phương pháp lượng giá giá trị kinh tế tính toán thiệt hại để đánh giá ảnh hưởng của NBD tới các loại ĐNN tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định; v) Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH nói chung và NBD nói riêng đến việc sử dụng ĐNN của các huyện ven biển tỉnh Nam Định để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh BĐKH. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các loại đất nông nghiệp, gồm đất trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, làm muối và rừng ngập mặn (RNM), chịu tác động của NBD tại 4 huyện ven biển. Ngoài ra hệ thống đê biển và công trình thủy nông chống xâm nhập mặn cũng là đối tượng chịu tác động của NBD. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: Tính toán thiệt hại của các đối tượng bị tác động được quy đổi giá trị về cùng một thời điểm năm 2010 cho các năm 2020 đến 2050. Phạm vi không gian: 4 huyện ven biển tỉnh Nam Định gồm: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và huyện Xuân Trường. 4. Phương pháp thực hiện Để giải quyết các nội dung trên, luận án lựa chọn kịch bản kịch bản phát thải KNK phù hợp với địa phương từ kịch bản BĐKH, NBD cho Việt Nam của Bộ TNMT năm 2016. Sử dụng phương pháp bản đồ để xây dựng bản đồ nguy cơ ngập và bản đồ tác động của NBD tới các loại ĐNN tại 4 huyện của tỉnh Nam Định gồm Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường. Từ bản đồ tác động do NBD tới ĐNN xác định được các loại ĐNN và diện tích bị tác động. Luận án cũng sử dụng các phương pháp lượng giá giá trị kinh tế để tính toán giá trị bị thiệt hại của ĐNN do tác động của NBD. Cuối cùng luận án tham vấn nhà quản lý, cộng đồng để đề xuất các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng trước tác động của NBD. 2
  5. 5. Những điểm mới của luận án: i) Xây dựng được quy trình và hệ phương pháp có cơ sở khoa học và thực tiến để xác định mức độ ảnh hưởng của nguy cơ ngập lụt do NBD đối với ĐNN dựa trên điều kiện tự nhiên và hoạt động của người dân ở 2 khu vực trong và ngoài hệ thống đê; ii) Lần đầu tính toán, đánh giá được thiệt hại kinh tế do tác động của NBD đến đất sử dụng ĐNN tại tỉnh Nam Định; iii) Đề xuất được các giải pháp giảm thiểu tác động của NBD đến hiệu quả sử dụng ĐNN một cách chủ động trong điều kiện BĐKH (tập trung chủ yếu vào 4 nhóm ĐNN ven biển và điều kiện cơ sở hạ tầng). 6. Ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của luận án (1). Cung cấp cơ sở khoa học và phương pháp luận đánh giá thiệt hại kinh tế do NBD đến các loại ĐNN khác nhau; (2). Xây dựng được quy trình và áp dụng thử nghiệm các phương pháp lượng giá giá trị kinh tế để xác định mức độ thiệt hại đến ĐNN do NBD; (3). Đề xuất các giải có cơ sở khoa học và phù hợp với điều kiện địa phương, hỗ trợ ra quyết định về sử dụng hiệu quả ĐNN có tính đến yếu tố BĐKH trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Nam Định, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tại Việt Nam; (4). Cung cấp quy trình, hệ phương pháp khoa học xác định mức độ ảnh hưởng của nguy cơ ngập lụt do NBD đến ĐNN phù hợp với các địa phương có điều kiện tự nhiên tương đồng với tỉnh Nam Định. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NBD 1.1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan Biến đổi khí hậu; Nước biển dâng; Thiên tai; Rủi ro thiên tai; Thiệt hại do thiên tai; Tổng giá trị kinh tế; Tổn thất và thiệt hại; Mức thiệt hại; ĐNN; Thích ứng với BĐKH dựa vào hệ sinh thái.... 1.1.2. Biểu hiện của BĐKH, NBD tại Việt Nam Về mực nước biển tại các trạm hải văn của Việt Nam có xu hướng tăng rõ rệt với mức tăng khoảng 2,45mm/năm. Tính trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam, mực nước biển tăng khoảng 3,50±0,7mm/năm. 1.1.3. Biểu hiện biến đổi khí hậu, NBD tại Nam Định 3
  6. a. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Nam Định tăng lên 0,13 C/thập kỷ. 0 b. Lượng mưa: Tại trạm Nam Định, lượng mưa năm trong thời kỳ 1960 -2014 giảm trung bình 5,3mm/năm. e. Mực nước biển: Mực nước tại khu vực Nam Định tăng với tốc độ trung bình 1,95mm/năm. Theo số liệu vệ tinh trong giai đoạn 1993-2013 tăng với tốc độ trung bình là 2,9mm/năm. f. Kịch bản NBD cho Nam Định: Với kịch bản nồng độ KNK trung bình cao (RCP6.0), vào giữa thế kỷ 21, ở khu vực này, mực NBD trong khoảng từ 14-32cm, đến cuối thế kỷ 21, mực NBD trong khoảng từ 36- 79cm. 1.1.4. Điều kiện địa hình, địa chất liên quan đến NBD tại khu vực Nam Định Một số nghiên cứu về địa chất chỉ ra mối liên quan giữa mực dâng nước biển với vận động kiến tạo địa chất. Quan điểm chung của các nhà địa chất cho rằng ảnh hưởng của vai trò sụt lún tân kiến tạo đến quá trình sạt lở tại bờ biển Nam Định là tương đối nhỏ và chưa rõ ràng so với nguyên nhân ngoại sinh. 1.2. TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NBD DO BĐKH ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.2.1. Tác động qua lại giữa NBD và sử dụng ĐNN 1.2.1.1. Tác động của NBD đến sử dụng đất NBD có ảnh hưởng lớn đến sử dụng ĐNN và đất phi nông nghiệp. Theo Viện KHKTTVBĐKH (2010) cho thấy, sự tăng lên của mực nước biển tại khu vực ĐBSH làm diện tích RNM bị thu hẹp, tăng khó khăn cho nghề làm muối và nuôi trồng thủy sản, đe dọa các công trình... 1.2.1.2. Tác động của việc sử dụng đất đến NBD Theo Tổng cục Quản lý đất đai (2014), lượng phát thải KNK do sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng là một trong những nguyên nhân tác động tới BĐKH, NBD toàn cầu . 1.2.2. Cách tiếp cận và các đối tượng bị tác động của NBD Đánh giá tác động của NBD là việc xác định các ảnh hưởng của 4
  7. NBD đến môi trường và các hoạt động kinh tế xã hội. Có nhiều cách tiếp cận trong đánh giá tác động của BĐKH nói chung và NBD nói riêng. 1.2.3. Các phương pháp đánh giá tác động của NBD Báo cáo đánh giá lần thứ 3 của IPCC (TAR) đã nêu ra 4 dạng phương pháp. Viện KHKTTVBĐKH (2011) đã khuyến cáo 4 nhóm phương pháp đánh giá tác động của BĐKH, NBD đến các ngành và lĩnh vực khác nhau. Trong khuôn khổ của luận án này, việc đánh giá tác động của NBD trong tương lai cho tỉnh Nam Định được thực hiện theo các kịch bản BĐKH và NBD của Việt Nam với phương pháp chủ đạo là lượng giá giá trị kinh tế. 1.2.4. Nghiên cứu tác động của NBD do BĐKH trên thế giới Trong thời gian gần đây ngày càng nhiều các nghiên cứu về tác động của NBD tới nhiều lĩnh vực đặc biệt khi Cơ chế quốc tế Warsaw về tổn thất và thiệt hại được thành lập từ năm 2013 và gần đây là Hiệp định Paris về BĐKH được thông qua (2015). Hầu hết các nghiên cứu về tác động của NBD tới tài nguyên đất đều cố gắng định lượng bằng những con số thiệt hại với phương pháp sử dụng chủ yếu là ước tính mức độ thiệt hại chung theo tỷ lệ phần trăm(%) so với GDP của quốc gia. Bên cạnh đó một số nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) để đánh giá tác động với các kịch bản khác nhau. 1.2.5. Nghiên cứu tác động của NBD do BĐKH ở Việt Nam a) Nghiên cứu ngoài nước về Việt Nam Nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về tác động của NBD tới dải ven bờ thực hiện giai đoạn 1994-1996 là dự án “Đánh giá tổn thương và định hướng quản lý tổng hợp dải ven bờ biển Việt Nam”. Bên cạnh các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tác động của NBD như: Tom G. (1996); Adger, W.Neil (1999); Carew-Reid (2007); ADB (2009), nghiên cứu trong nước về tác động của NBD ngày càng tăng lên. Từ các nghiên cứu ngoài nước thấy rằng, nghiên cứu ảnh hưởng của NBD đến Việt Nam đã định lượng được mức độ thiệt hai, tuy nhiên phạm vi quy 5
  8. quy mô quá rộng, kịch bản NBD chưa sát với điều kiện nước ta, phương án sử dụng và biến động về đất chưa được tính tới trong các nghiên cứu. b) Nghiên cứu điển hình liên quan ở nước ta và khu vực Nam Định Tổng hợp các nghiên cứu đã được thực hiện trên địa bàn tỉnh Nam Định có thể thấy 2 nhóm chính sau: Nhóm thứ nhất là nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng và giá trị của các dạng tài nguyên và hệ sinh thái quan trọng, nhạy cảm ở Nam Định như: tài nguyên đất, rừng ngập mặn, đất ngập nước. Nhóm nghiên cứu thứ 2 là nghiên cứu về các tác động của BĐKH, xâm nhập mặn tới các nhóm đối tượng cụ thể khác nhau. 1.3. PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ 1.3.1. Các yếu tố cấu thành tổng giá trị kinh tế (TEV) Theo Bolt et al (2005) và Pearce (l990) gồm 2 nhóm giá trị: a. Giá trị sử dụng: là giá trị hoặc lợi ích thu được từ việc sử dụng trực tiếp tài nguyên và môi trường. Giá trị sử dụng được chia làm ba loại: Giá trị sử dụng trực tiếp; Giá trị sử dụng gián tiếp; Giá trị lựa chọn. b. Giá trị không sử dụng: được chia làm hai loại: Giá trị tồn tại; Giá trị lưu truyền. 1.3.2. Phương pháp lượng giá tổng giá trị kinh tế Theo các nhà kinh tế môi trường, có 3 nhóm phương pháp thường sử dụng: Nhóm 1: Phương pháp dựa vào thị trường thực; Nhóm 2: Phương pháp dựa vào thị trường thay thế; Nhóm 3: Phương pháp dựa vào thị trường giả định. Ngoài 3 nhóm chính kể trên còn có một số phương pháp chuyển giao lợi ích, phân tích chi phí - lợi ích. 1.3.3. Hiện trạng lượng giá giá trị kinh tế ở Việt Nam Ở nước ta, lượng giá kinh tế HST lần đầu tiên được Nguyễn Hoàng Trí và nnk thực hiện trên đối tượng là HST RNM (1996). Việc lượng hóa giá trị kinh tế của các HST ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được quan tâm hơn của các nhà khoa học, của cơ quan quản lý nhà nước. 1.4. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 6
  9. 1.4.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Nam Định 1.4.1.1. Vị trí địa lý 1.4.1.2. Địa hình 1.4.1.3. Thủy văn và thủy nông 1.4.1.4. Tài nguyên đất Theo kết quả điều tra, khảo sát từ báo cáo điều chỉnh quy hoạch năm 2015, đất ở Nam Định gồm 5 nhóm, 13 loại đất (đơn vị chú dẫn bản đồ đất) với 135.582 ha tương đương 82,8% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Về thổ nhưỡng, đất Nam Định chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng đất cổ ở phía Bắc và vùng đất trẻ ở phía Nam. 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.4.2.1. Dân số: 1.850 nghìn người (chiếm 2,1% dân số cả nước) đứng thứ 3 khu vực đồng bằng sông Hồng (20.702 nghìn người) và đứng thứ 8 trong toàn quốc. 1.4.2.2.Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Về tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng trong thời gian qua tại Nam Định là khá nhanh nhưng so với khu vực Đồng bằng sông Hồng thì mức tăng này vẫn chỉ ở mức trung bình. 1.4.3. Các đối tượng có khả năng bị tác động bởi nước biển dâng ở khu vực Nam Định 1.4.3.1. Các đối tượng có khả năng bị tác động bởi NBD khu vực ngoài đê a) Hoạt động nuôi trồng thủy sản b) Hoạt động làm muối c) Rừng ngập mặn 1.4.3.2. Các đối tượng có khả năng bị tác động bởi NBD ở khu vực đê và trong đê a) Thiệt hại về cơ sở hạ tầng b) Các loại đất nông nghiệp CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án, luận án đã sử dụng tổng hợp 6 phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: 7
  10. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp, phương pháp Delphi, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, phương pháp chồng ghép bản đồ, lượng giá thiệt hại kinh tế và phân tích chi phí lợi ích mở rộng, chi tiết được trình bày dưới đây: 2.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU, SỐ LIỆU THỨ CẤP Với 3 mảng tài liệu chính gồm: BĐKH, NBD; sử dụng ĐNN; lượng giá thiệt hại kinh tế 2.2. PHƯƠNG PHÁP DELPHI Trong nghiên cứu này phương pháp Delphi được thực hiện với 3 nội dung chính như sau: - Lựa chọn kịch bản BĐKH, NBD cho tỉnh Nam Định và xác định khu vực bị tác động mạnh bởi NBD tại tỉnh Nam Định; - Xác định các loại ĐNN và các đối tượng có khả năng bị tác động bởi NBD tại các khu vực bị tác động mạnh ở Nam Định; - Xác định mức thiệt hại cho 2 khu vực trong và ngoài hệ thống đê khi tác động của NBD. 2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC TẾ Nghiên cứu đã tổ chức 4 đợt điều tra khảo sát thực tế với 2 nội dung chính như sau: 2.3.1. Điều tra khảo sát thực tế hiệu chỉnh bản đồ 2.3.2. Điều tra khảo sát mức độ tác động của NBD đến ĐNN và các giải pháp thích ứng với BĐKH và NBD tại địa phương 2.4. PHƯƠNG PHÁP CHỒNG CHẬP BẢN ĐỒ Trong nghiên cứu này được ứng dụng để xây dựng bản đồ tác động của NBD tới ĐNN với 3 phương án sử dụng đất tại 4 mốc thời gian nghiên cứu ứng với mực NBD lần lượt là 12, 18, 24 và 32cm vào các năm từ 2020 đến 2050. 2.5. PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ Để đánh giá tác động của NBD đến sử dụng ĐNN tại tỉnh Nam Định một cách định lượng, luận án sử dụng tổng hợp công thức liên quan tới lượng giá giá trị kinh tế của các hệ sinh thái như đã trình bày tại chương 1 như: tổng giá trị kinh tế (TEV) của Bolt và 3 nhóm phương 8
  11. pháp chính mà Babbier đã đề xuất từ năm 1997. Trong đó, việc ước tính thiệt hại được tính toán cho 2 nhóm giá trị bao gồm giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng cho các loại ĐNN: đất nuôi trồng thủy sản, đất RNM, đất làm muối, đất trồng lúa và cùng một số điều kiện cơ sở hạ tầng khác như hệ thống thủy lợi, hệ thống đê biển. 2.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH MỞ RỘNG Luận án điều tra khảo sát thực tế 4 mô hình nuôi tại huyện Nghĩa Hưng để phân tích chi phí - lợi ích đơn giản mở rộng với kinh phí dành cho việc bảo vệ môi trường chiếm một tỷ lệ nhất định trong tổng doanh thu của các hình thức nuôi (2 trường hợp, kinh phí dành cho môi trường là 5 và 10% tổng doanh thu). Từ đó lựa chọn mô hình nuôi trồng thủy sản vừa tối ưu thích ứng với BĐKH vừa đảm bảo về mặt kinh tế. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO NBD ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Quy trình đánh giá thiệt hại do NBD đến sử dụng ĐNN gồm 8 bước - Lựa chọn kịch bản NBD phù hợp cho khu vực nghiên cứu; - Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do NBD cho các năm 2020 đến 2050; - Xây dựng bản đồ tác động của NBD đến các loại ĐNN theo 3 phương án sử dụng đất; - Hiệu chỉnh bản đồ tác động của NBD tới ĐNN cho 2 khu vực trong và ngoài đê; - Xác định diện tích các loại ĐNN và các yếu tố về cơ sở hạ tầng bị tác động cùng các giá trị sử dụng; - Tính toán giá trị thiệt hại theo 2 khu vực trong và ngoài đê; - Biểu diễn kết quả tính toán thiệt hại trên bản đồ tác động do NBD; - Đề xuất các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của NBD. 9
  12. Tham vấn chuyên gia, Lựa chọn kịch bản nước biển PP Delphi dâng phù hợp Mô hình DEM, số liệu Nội địa hình… phân tích Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập không gian nội suy theo cho các năm 2020 đến 2050 Dung PP “cây quyết định” nghiên Bản đồ hiện trạng 2010, Xây dựng bản đồ tác động của cứu 2015, QH 2020 NBD đến ĐNN theo 3 phương án 1,2,3 PP chập bản đồ sử dụng đất Hiệu chỉnh bản đồ tác động của Điều tra khảo sát NBD tới ĐNN cho 2 khu vực thực địa trong và ngoài đê PP Điều tra khảo sát, PP Xác định diện tích 4 loại ĐNN bị Delphi, tham vấn tác động cùng các giá trị Nội cộng đồng sử dụng dung Số liệu thống kê, công nghiên trình nghiên cứu.., các Tính toán giá trị thiệt hại theo 2 PP lượng giá khu vực trong và ngoài đê cứu 4 Sử dụng PP bản đồ, Biểu diễn kết quả tính toán thiệt xử lý số liệu hại trên bản đồ tác động của NBD Nội Tham vấn chuyên gia, dung cộng đồng, khảo Đề xuất giải pháp thích ứng, giảm nghiên sát thực tế nhẹ tác động của NBD cứu 5 Hình 3.1. Quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại kinh tế do NBD đến các loại đất nông nghiệp 10
  13. Nội dung quy trình tổng hợp đánh giá thiệt hại kinh tế do NBD đến các loại ĐNN tại tỉnh Nam Định với 2 quy trình quan trọng sau: Hình 3.2. Quy trình xây dựng bản đồ nguy cơ ngập và bản đồ tác động do NBD đến ĐNN Điểm khác biệt trong phương pháp xây dựng bản đồ tác động do NBD đến các loại ĐNN cho khu vực Nam Định so với phương pháp xây dựng bản đồ nguy cơ ngập theo kịch bản của Bộ TNMT là có thêm bước điều tra thực địa hiệu chỉnh bản đồ nguy cơ ngập để xây dựng bản đồ nguy cơ ngập phù hợp với thực tế nhất. Đây là điểm mới của phương pháp xây dựng bản đồ tác động do NBD đến các loại ĐNN cho tỉnh Nam Định của luận án để xác định chính xác diện tích các loại đất có nguy cơ bị tác động tại khu vực trong đê. Dựa trên tài liệu hướng dẫn của IPCC (2001) và kết quả tham vấn các chuyên gia, nghiên cứu đã xây dựng quy trình đánh giá thiệt hại 11
  14. do tác động do NBD cho 4 huyện bị tác động của NBD đến sử dụng ĐNN được trình bày cụ thể ở hình 3.3 dưới đây: Bản đồ tác động do NBD tới sử dụng ĐNNN Xác định các đối tượng bị tác động của nước biển dâng cho 2 BĐ khu vực trong và ngoài đê biển HT ĐT 2010 khảo 2015 sát và Sử dụng PP chập bản đồ xác định diện tích đất QH nông nghiệp bị tác động 2020 Lựa chọn hệ số chiết khấu (r) đưa giá trị tính cùng một thời điểm năm 2010 ĐT Tính toán các thiệt hại kinh tế do nước biển dâng tới 4 loại đất khảo nông nghiệp, hệ thống đê, cống ngăn mặn sát Biểu diễn kết quả tính toán thiệt hại kinh tế trên bản đồ Hình 3.3 Quy trình đánh giá thiệt hại kinh tế của NBD đến các loại ĐNN Quy trình đánh giá thiệt hại gồm 6 bước chính, Trong quy trình tính toán thiệt hại nội dung quan trọng nhất là tính toán giá trị trung bình của đối tượng bị tác động và xác định mức độ thiệt hại. 3.2. HỆ THỐNG BẢN ĐỒ NGUY CƠ NGẬP VÀ BẢN ĐỒ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN SỬ DỤNG ĐNN 3.2.1. Xu hướng biến động sử dụng ĐNN tại huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy và Xuân Trường từ 2010 đến 2020 12
  15. Xu hướng biến động sử dụng ĐNN nói chung của 4 huyện là giảm dần diện tích đất trồng lúa và đất làm muối, trong khi đó diện tích đất nuôi trồng thủy sản và RNM có xu hướng tăng. Đây chính là xu thế hiện nay ở hầu hết các địa phương trong cả nước: các loại đất canh tác có giá trị kinh tế không cao sẽ chuyển dịch sang loại hình đất canh tác mang lại giá trị kinh tế cao hơn. 3.2.2. Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD theo các kịch bản đến các loại đất nông nghiệp Luận án sử dụng 3 bản đồ gồm hiện trạng 2010, hiện trạng 2015 và quy hoạch đến năm 2020 với giả thiết như 3 phương án sử dụng đất tại 4 thời điểm từ 2020 đến 2050, luận án đã xây dựng được 12 bản đồ tác động do NBD đến ĐNN tại 4 huyện theo các nội dung sau: 3.2.2.1. Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD đến các loại ĐNN theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định đến năm 2020 3.2.2.2. Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD đến các loại ĐNN theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nam Định năm 2015 3.2.2.3. Bản đồ tác động của nguy cơ ngập do NBD đến các loại ĐNN theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nam Định năm 2010 Từ 12 bản đồ tác động do NBD đến các loại ĐNN luận án xây dựng được 3 bảng số liệu về diện tích ĐNN bị tác động cho biết tỷ lệ ngập, và 3 bảng số liệu phân tách 2 khu vực ngập trong và ngoài hệ thống đê. Dưới đây là một số bảng tính và bản đồ điển hình bảng 3.1; 3.2 và hình 3.4. 13
  16. Hình 3.3. Bản đồ tác động của NBD đến các loại ĐNN vào năm 2050 theo bản đồ QHSD đất 2020 - Diện tích 4 loại ĐNN gồm: đất trồng lúa, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất RNM bị tác động bởi NBD tại 4 huyện ngày càng gia tăng theo thời gian, tỷ lệ diện tích ngập 4 loại đất so với diện tích đất tự nhiên của 4 huyện dao động từ 1,3 tới 10,7%; - Diện tích đất trồng lúa là đối tượng bị tác động nhiều nhất bởi NBD, - Theo 3 phương án sử dụng đất có khả năng xảy ra trong tương lai, kịch bản sử dụng đất theo bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và hiện trạng 2015 là kịch bản có diện tích 4 loại ĐNN bị tác ít hơn so với kịch bản sử dụng đất theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010. 14
  17. Bảng 3.1 Diện tích các loại ĐNN bị tác động bởi NBD từ 2020 đến 2050 với mức ngập lần lượt 12, 18, 24 và 32cm theo bản đồ QH sử dụng đất 2020 Diện tích đất tự nhiên quy Diện tích QH Diện tích các loại ĐNN bị tác động bởi NBD Tỷ lệ diện tích các loại ĐNN bị tác động Huyện Loại đất hoạch năm 2020 (ha) theo thời gian (ha) bởi NBD theo thời gian (%) 2020 (ha) 2020 2030 2040 2050 2020 2030 2040 2050 (12cm) (18cm) (24cm) (32cm) (12cm) (18cm) (24cm) (32cm) Đất trồng lúa 8599,4 599,1 1031,5 1483,3 2160,0 7,0 12,0 17,2 25,1 Nghĩa Đất NTTS 4639,3 104,1 135,9 170,6 219,0 2,2 2,9 3,7 4,7 26.488,8 Hưng Đất làm muối 31,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Đất rừng NM 2213,7 58,9 66,2 73,4 82,6 2,7 3,0 3,3 3,7 Tổng cộng 15483,4 762,1 1233,6 1727,3 2461,6 Tỷ lệ 4 loại ĐNN bị tác động so với diện tích đất tự nhiên (%) 2,9 4,7 6,5 9,3 Đất trồng lúa 8014,4 494,6 792,3 1126,6 1633,2 6,2 9,9 14,1 20,4 Đất NTTS 3090,6 22,5 48,6 82,7 128,5 0,7 1,6 2,7 4,2 Hải Hậu 22.814,1 Đất làm muối 213,7 22,9 45,3 75,5 124,3 10,7 21,2 35,3 58,2 Đất rừng NM 84,5 0,6 3,2 5,1 7,6 0,7 3,8 6,0 9,0 Tổng cộng 11403,2 540,6 889,5 1289,8 1893,6 Tỷ lệ 4 loại ĐNN bị tác động so với diện tích đất tự nhiên (%) 2,4 3,9 5,7 8,3 Đất trồng lúa 6561,0 290,5 694,4 1054,6 1508,4 4,4 10,6 16,1 23,0 Giao Đất NTTS 5647,7 44,8 108,3 161,8 230,7 0,8 1,9 2,9 4,1 Thủy 24.464,1 Đất làm muối 305,3 3,7 23,5 62,3 126,7 1,2 7,7 20,4 41,5 Đất rừng NM 2178,4 22,1 61,5 104,1 176,1 1,0 2,8 4,8 8,1 Tổng cộng 14692,4 361,11 887,7 1382,8 2042,0 Tỷ lệ 4 loại ĐNN bị tác động so với diện tích đất tự nhiên (%) 1,5 3,6 5,7 8,3 Đất trồng lúa 4608,8 138,7 277,2 412,3 577,4 3,0 6,0 8,9 12,5 Xuân Đất NTTS 1196,2 7,5 11,0 14,0 16,1 0,6 0,9 1,2 1,3 11.609,5 Trường Đất làm muối 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Đất rừng NM 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Tổng cộng 50805,0 146,2 288,2 426,3 593,5 Tỷ lệ 4 loại ĐNN bị tác động so với diện tích đất tự nhiên (%) 1,3 2,5 3,7 5,1 15
  18. Bảng 3.2. Diện tích ĐNN bị tác động bởi NBD tại 2 khu vực trong và ngoài đê từ năm 2020 – 2050 theo bản đồ quy hoạch 2020 DT Diện tích ngập ngoài đê ảnh Diện tích ngập trong đê ảnh QH hưởng tới từng loại đất (ha) hưởng tới từng loại đất (ha) Huyện Loại đất 2020 2020 2030 2040 2050 2020 2030 2040 2050 (ha) 12cm 18cm 24cm 32cm 12cm 18cm 24cm 32cm Đất trồng lúa 8599,4 0,0 0,0 0,0 0,0 599,0 1031,5 1483,3 2160,0 Nghĩa Đất NTTS 4639,3 6,2 6,5 7,1 7,5 97,9 129,5 163,4 211,5 Hưng 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Đất làm muối 31,0 Đất rừng NM 2213,7 51,1 57,7 64,3 72,8 7,8 8,5 9,1 9,8 Đất trồng lúa 8014,4 0,0 0,0 0,0 0,0 494,6 792,3 1126,6 1633,2 Hải Đất NTTS 3090,6 7,9 18,7 31,0 49,5 14,7 29,9 51,7 78,9 Hậu 2,7 5,2 7,8 13,1 20,2 40,1 67,6 111,2 Đất làm muối 213,7 Đất rừng NM 84,5 0,2 0,3 0,3 0,6 0,4 2,9 4,8 7,0 Đất trồng lúa 6561,0 0,0 0,0 0,0 0,0 290,5 694,4 1054,6 1508,4 Giao Đất NTTS 5647,7 41,6 90,7 124,4 161,1 3,3 17,6 37,3 69,6 Thủy 2,2 8,9 13,4 23,0 1,4 14,6 48,9 103,7 Đất làm muối 305,3 Đất rừng NM 2178,4 21,4 59,8 100,8 169,1 0,7 1,7 3,3 7,0 Đất trồng lúa 4608,8 0,0 0,0 0,0 0,0 138,7 277,2 412,3 577,4 Xuân Đất NTTS 1196,2 0,0 0,0 0,0 0,0 7,5 11,0 14,0 16,1 Trường 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 Đất làm muối 0,0 Đất rừng NM 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 3.3. LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI KINH TẾ DO TÁC ĐỘNG DO NBD TỚI SỬ DỤNG ĐNN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH 3.3.1. Xác định giá trị trung bình của các đối tượng bị tác động do NBD tại tỉnh Nam Định Từ quy trình đã được trình bày tại hình 3.3 ở mục 3.1, để đánh giá thiệt hại kinh tế do tác động của NBD đến các loại ĐNN cần phải xác định: các đối tượng bị tác động, giá trị trung bình của các đối tượng và hệ số thiệt hại cho 2 khu vực. - Xác đinh đối tượng và giá trị kinh tế trung bình Từ bản đồ tác động của NBD tới sử dụng ĐNN tham vấn ý kiến chuyên gia, công đồng, kết hợp điều tra khảo sát thực tế luận án đã xác định được các đối tượng bị tác động bởi NBD cho 4 huyện ở 2 khu vực 16
  19. trong và ngoài đê. Sử dụng số liệu Niên giám, các nghiên cứu đã thực hiện, luận án đã tính toán được giá trị trung bình của các đối tượng bị tác động do NBD tại các huyện theo bảng 3.3 dưới đây: - Lựa chọn hệ số thiệt hại cho 2 khu vực trong và ngoài đê + Khu vực ngoài đê với 2 mức thiệt hại có khả năng xảy ra là thiệt hại hoàn toàn với hệ số là 1 và mức thứ 2 là thiệt hại rất nặng với hệ số 0,7 + Khu vực trong đê nặng và thiệt hại một phần với hệ số lần lượt là 0,5 và 0,3. (Riêng với HST RNM mức thiệt cho giai đoạn 2020 -2030 là hệ số 0,2, giai đoạn 2040-2050 hệ số là 0,4). Bảng 3.3 Tính toán giá trị trung bình của các đối tượng bị thiệt hại tại năm 2010 do tác động của NBD Khu Đối tượng bị tác động Giá trị trung bình tính theo năm 2010 vực (triệu đồng) Khu vực ngoài đê - Đất nuôi trồng thủy sản Giá trị trung bình trên 1 ha là 105,5 triệu - Rừng ngập mặn Tổng giá trị: 300 (triệu) Nghĩa Khu vực trong hệ thống đê biển Hưng - Duy tu và nâng cấp hệ 12, 18, 24 và 32cm là 1.089,6; 1.634,4; thống đê từ 2020-2050 2.179,2 ; 2.905,6 triệu cho 1km chiều dài. - Xây dựng cảnh báo mặn 200 triệu/cống cảnh báo mặn - Giá trị đất lúa bị tác động 12820x4x10-3 =51,3(triệu/ha) - Đất nuôi trồng thủy sản Giá trị trung bình trên 1 ha 105,5 triệu - Đất muối Giá trị đất làm muối 39 (triệu/ha) Khu vực ngoài đê - Đất nuôi trồng thuỷ sản Giá trị trung bình trên 1 ha 76,8 triệu - Rừng ngập mặn =20,2 (triệu) Hải Khu vực trong hệ thống đê biển Hậu - Duy tu và nâng cấp hệ Mực NBD 12, 18, 24 và 32cm 1.089,6; thống đê biển từ 2020 - 1.634,4; 2.179,2 ; 2.905,6 triệu cho 1km 2050. chiều dài. - Xây dựng cảnh báo mặn 200 triệu/cống cảnh báo mặn - Giá trị đất lúa bị tác động 50,9 (triệu/ha) - Đất muối bị tác động 39 (triệu/ha) - Đất nuôi trồng thuỷ sản Giá trị trung bình trên 1 ha 76,8 triệu 1 Khu vực ngoài đê Giao - Đất nuôi trồng thủy sản 87,2 triệu Thủy - Rừng ngập mặn 2819,7 (triệu) 2 Khu vực trong hệ thống đê biển - Duy tu và nâng cấp hệ Mực NBD có giá trị 12, 18, 24 và 32cm là thống đê biển từ 2020 - 2050 1.089,6; 1.634,4; 2.179,2 ; 2.905,6 triệu Giao cho 1km chiều dài. 17
  20. Khu Đối tượng bị tác động Giá trị trung bình tính theo năm 2010 vực (triệu đồng) Thủy - Xây dựng cảnh báo mặn 200 triệu/cống cảnh báo mặn - Nuôi trồng thủy sản 87,2 triệu - Giá trị đất lúa bị tác động 51,6 (triệu/ha) - Đất muối bị tác động 39 (triệu/ha) Khu vực ngoài đê Không có hệ thống đê biển Không có giá trị tính Xuân Khu vực trong hệ thống đê biển Trường - Xây dựng cảnh báo mặn 200 triệu/cống cảnh báo mặn - Đất lúa bị tác động 49,9 (triệu/ha) - Đất nuôi trồng thuỷ sản Giá trị trung bình trên 1 ha 58,7triệu/ha 3.3.2. Tính toán thiệt hại kinh tế do tác động của NBD đến 4 huyện vào 2020 đến 2050 theo các phương án sử dụng đất Tương ứng với hệ thống bản đồ tác động của NBD tới sử dụng ĐNN, luận án cũng xây dựng được 12 bảng tính với 3 phương án sử dụng đất, tại 4 mốc thời gian. 3.3.2.1. Tính toán thiệt hại kinh tế do tác động của NBD theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 3.3.2.2. Tính toán thiệt hại kinh tế do tác động của NBD theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 3.3.2.3. Tính toán thiệt hại kinh tế do tác động của NBD theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 Từ kết quả các bảng tính giá trị thiệt hại cho thấy, tổng giá trị thiệt hại ở 4 huyện có quan hệ mật thiết với diện tích các loại ĐNN bị tác động do NBD. Theo bản đồ hiện trạng năm 2010 có giá trị bị thiệt hại lớn nhất: năm 2020 tương ứng với mức thiệt hại hoàn toàn khu vực ngoài đê và thiệt hại nặng khu vực trong đê kết quả chỉ ra rằng tổng giá trị thiệt hại của 4 huyện chiếm 0,8% GDP của tỉnh và tiếp tục tăng vào năm 2030 là 1,3%; 2% năm 2040 và 2,8% vào năm 2050. Ngược lại, với mức thiệt hại ngoài đê là rất nặng và khu vực trong đê là một phần thì giá trị thiệt hại đã giảm như sau: năm 2020 0,7% ; 2030 1,1%; 2040 1,7% và 2,4% tương ứng 2050. Điều này chứng tỏ việc quy hoạch và dịch chuyển trong sử dụng đất của các huyện ven biển nhìn chung đang dần thích ứng với BĐKH. Tương tự theo phương án sử dụng đất của bản 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2