ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
<br />
Triệu Tiến Sang<br />
<br />
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TÁCH CHIẾT, PHÂN TÍCH ADN<br />
VÀ TẾ BÀO PHÔI THAI TỰ DO TRONG MÁU NGOẠI VI CỦA<br />
MẸ ĐỂ CHẨN ĐOÁN TRƢỚC SINH<br />
<br />
Chuyên ngành: Di truyền học<br />
Mã số: 62 42 70 01<br />
<br />
DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br />
<br />
Hà Nội, 2014<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br />
Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN và<br />
Học viện Quân y<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Khoa<br />
PGS.TS. Đinh Đoàn Long<br />
Phản biện 1:..................................................<br />
Phản biện 2:..................................................<br />
Phản biện 3:..................................................<br />
<br />
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sĩ<br />
họp tại: Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
<br />
năm 2015<br />
<br />
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Trung tâm thông tin –Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
Dị tật bẩm sinh đã và đang là một vấn đề lớn không chỉ đối với ngành sản khoa mà<br />
còn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới tỷ lệ dị<br />
tật bẩm sinh chiếm khoảng 1,73%. Ở Việt Nam, các nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ dị tật<br />
bẩm sinh 2,4% đến 3,6%. Hiện nay, việc điều trị các dị tật bẩm sinh vẫn còn hết sức khó<br />
khăn và phức tạp. Các DTBS hiện nay đa số đều không thể chữa khỏi đƣợc hoặc kết quả<br />
điều trị rất hạn chế, thai nhi sau khi sinh ra kém phát triển cả về thể lực và trí lực, giảm<br />
khả năng lao động hay tự chăm sóc, kém hoà nhập với xã hội. Chính vì vậy việc chẩn<br />
đoán trƣớc sinh để có biện pháp tƣ vấn, dự phòng và can thiệp vẫn là biện pháp hàng đầu,<br />
hết sức cần thiết và cấp thiết nhằm làm giảm tỷ lệ dị tật bẩm sinh. Việc nghiên cứu ứng<br />
dụng các phƣơng pháp chẩn đoán trƣớc sinh các dị tật bẩm sinh đã đƣợc tiến hành từ lâu.<br />
Đã có nhiều phƣơng pháp khả thi đƣợc công bố và ứng dụng trong thực tiễn nhƣ: siêu âm<br />
sản khoa, test sàng lọc bộ ba (triple test)…. là những phƣơng pháp không mang tính can<br />
thiệp nhƣng chẩn đoán muộn và có độ đặc hiệu thấp. Bên cạnh đó, các phƣơng pháp nhƣ:<br />
chọc hút nƣớc ối, sinh thiết gai rau, lấy máu cuống rốn… có độ đặc hiệu cao thông qua<br />
phân tích vật liệu di truyền thai nhi, nhƣng mang tính can thiệp, gây tỷ lệ tai biến đáng kể<br />
cho thai nhi và thai phụ nhƣ sẩy thai, rò ối, thai chết lƣu, đẻ non, ….<br />
Năm 1969, Walknowska và cộng sự đã phát hiện ra sự có mặt của tế bào phôi thai<br />
tự do trong máu ngoai vi của ngƣời mẹ. Năm 1997, Lo và cộng sự đã phát hiện DNA tự<br />
do của thai nhi (free fetal DNA: ADN phôi thai tự do) trong huyết tƣơng mẹ đây là một<br />
bƣớc đột phá trong lĩnh vực chẩn đoán trƣớc sinh. Đây là phát hiện vô cùng quan trọng<br />
mở ra một hƣớng mới đầy triển vọng trong chẩn đoán trƣớc sinh bằng biện pháp không<br />
can thiệp.Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu quy trình tách<br />
chiết, phân tích ADN và tế bào phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ để chẩn đoán<br />
trước sinh” nhằm mục đích tách đƣợc ADN phôi thai tự do và tế bào phôi thai tự do trong<br />
máu ngoại vi của mẹ ứng dụng để chẩn đoán trƣớc sinh bằng phƣơng pháp không can<br />
thiệp.<br />
<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
<br />
<br />
<br />
Xây dựng đƣợc quy trình tách chiết ADN phôi thi tự do trong máu ngoại vi của mẹ.<br />
<br />
Xây dựng đƣợc quy trình tách chiết và phân lập tế bào phôi thai tự do trong máu<br />
ngoại vi của mẹ.<br />
Ứng dụng ADN phôi thai chẩn đoán bất đồng nhóm máu Rh và tế bào phôi thai<br />
chẩn đoán hội chứng Trisomy 21, XXY.<br />
<br />
<br />
Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu của đề tài<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài<br />
Các mẫu máu ngoại vi của các phụ nữ mang thai bị dị tật và mang thai không bị dị<br />
tật.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu của đề tài<br />
<br />
<br />
Hoàn thiện quy trình tách chiết ADN phôi thai trong máu mẹ.<br />
<br />
Nghiên cứu sự biến đổi hàm lƣợng ADN phôi thai tự do trong máu theo thai kỳ và<br />
thời gian tồn tại của chúng sau khi sinh.<br />
<br />
<br />
Xây dựng quy trình phân lập tế bào phôi thai trong máu mẹ.<br />
<br />
<br />
<br />
Kiểm tra, đánh giá ADN phôi thai trong máu mẹ.<br />
<br />
<br />
<br />
Kiểm tra, đánh giá tế bào phôi thai trong máu mẹ<br />
<br />
Ứng dụng sàng lọc và chẩn đoán di truyền trƣớc sinh: tăng sản thƣợng thận, teo cơ<br />
Duchenne, bất đồng nhóm máu, hội chứng trisomy 21, XXY<br />
<br />
<br />
Địa điểm thực hiện của đề tài<br />
<br />
Các nghiên cứu đƣợc thực hiện chủ yếu tại Phòng Công nghệ gen và Di truyền tế<br />
bào – Trung tâm Sinh Y dƣợc học – Học viện Quân y<br />
<br />
<br />
Đóng góp mới của đề tài<br />
<br />
Đánh giá đƣợc nồng độ ADN phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ ứng dụng<br />
chẩn đoán trƣớc sinh ở thời điểm thích hợp nhất trong thời gian phát triển của thai kỳ.<br />
Xây dựng đƣợc quy trình phân lập tế bào phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ,<br />
ứng dụng cho chẩn đoán các dị tật bẩm sinh.<br />
Góp phần sàng lọc và chẩn đoán các bệnh di truyền trƣớc sinh bằng biện pháp không<br />
can thiệp.<br />
<br />
<br />
Ứng dụng thực tiễn của đề tài<br />
<br />
Lý luận: Góp phần làm sáng tỏ sự tồn tại ADN và tế bào phôi thai tự do trong máu<br />
ngoại vi của mẹ ứng dụng sàng lọc và chẩn đoán trƣớc sinh các bệnh di truyền.<br />
Hoàn thiện đƣợc các quy trình tách chiết ADN tự do và phân lập tế bào phôi thai tự<br />
do trong máu ngoại vi của mẹ.<br />
Thực tiễn: Góp phần giảm thiểu các trƣờng hợp sinh con bị bệnh di truyền, DTBS,<br />
giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.<br />
<br />
<br />
Bố cục của luận án<br />
<br />
Luận án gồm 157 trang bao gồm: Phần đặt vấn đề (3 trang); Tổng quan tài liệu (39<br />
trang); Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu (21 trang); Kết quả và thảo luận (56 trang);<br />
Kết luận và kiến nghị (1 trang), Các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận<br />
án (2 trang), Tài liệu tham khảo (29 trang),với 251 tài liệu gồm 2 thứ tiếng tiếng Việt (37<br />
tài liệu) và tiếng Anh (214 tài liệu). Luận án có 26 bảng, 43 hình.<br />
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
<br />
<br />
Phƣơng pháp chẩn đoán không can thiệp<br />
<br />
Phƣơng pháp không can thiệp là phƣơng pháp chẩn đoán dựa vào phân tích vật<br />
liệu di truyền của thai nhi nhƣng không từ các mẫu can thiệp vào tử cung buồng ối mà từ<br />
vật liệu di truyền thai nhi có trong máu ngoại vi của ngƣời mẹ.<br />
Ngày nay, việc chẩn đoán sớm các dị tật trƣớc sinh là một vấn đề rất quan trọng.<br />
Nó góp phần quan trọng cho việc giảm bớt gánh nặng cho xã hội, giảm bớt sự bất hạnh<br />
của các gia đình có những đứa trẻ khuyết tật đó. Những gia đình mà bố mẹ mang các di<br />
chứng của chất độc màu da cam, những gia đình tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại hay<br />
những gia đình gặp khó khăn do việc sinh con muộn, đó là những gia đình mang tần suất<br />
sinh con mắc các dị tật cao. Những thai nhi thì ngày một lớn lên, thai nhi càng lớn thì các<br />
tai biến do đình chỉ thai ngày càng cao. Do vậy việc lựa chọn các phƣơng thức và các kỹ<br />
thuật dùng cho việc chuẩn đoán sớm rất có ý nghĩa trong việc chẩn đoán trƣớc sinh. Có 2<br />
phƣơng thức chẩn đoán sớm trƣớc sinh qua máu mẹ:<br />
-Phân tích di truyền ADN phôi thai tự do lƣu hành trong máu mẹ<br />
-Phân tích di truyền tế bào phôi thai lƣu hành trong máu mẹ<br />
<br />
<br />
Sàng lọc và chẩn đoán di truyền qua ADN phôi thai tự do trong máu mẹ<br />
<br />
Sự phát hiện DNA tự do của thai nhi (free fetal DNA: ADN phôi thai tự do) trong<br />
huyết tƣơng mẹ là một bƣớc đột phá trong lĩnh vực chẩn đoán trƣớc sinh (Lo và cộng sự,<br />
1997. Các ứng dụng lâm sàng của DNA phôi thai đã đƣợc tiến hành gần 10 năm sau khi<br />
giải mã bộ gen của Rhesus D (Zhong và cộng sự, 2000; Lo YMD và cộng sự, 1993), những<br />
rối loạn gen đơn (Chiu và cộng sự, 2008)và chẩn đoán giới tính của bào thai (Costa và cộng<br />
sự, 2001; Edwards và cộng sự, 1966; Grosset L và cộng sự, 1974;). Ƣu điểm nữa là việc<br />
định lƣợng DNA phôi thai, nhờ đó cho phép nghiên cứu DNA thai nhi trong các điều kiện<br />
bệnh lý và lâm sàng khác nhau trong quá trình mang thai (Costa và cộng sự, 2001; Lo và<br />
cộng sự, 1998) và sự tăng hàm lƣợng DNA phôi thai cũng đƣợc tìm thấy khi thai nhi có<br />
biểu hiện bất thƣờng, chậm phát triển thai nhi, sinh sớm, bệnh Down, tiền sản giật vv (Lo<br />
và cộng sự, 1999; Sekizawa và cộng sự, 2000; Troeger và cộng sự., 1999)..<br />
Các nghiên cứu ADN phôi thai tự do trong huyết tƣơng mẹ (nguồn gốc, vận<br />
chuyển từ mẹ sang bào thai, hàm lƣợng trong quá trình mang thai, sự biến mất hoàn toàn<br />
sau sinh) đã đƣợc đề cập đến trong một số tài liệu. Tuy nhiên, nguồn gốc xuất hiện ADN<br />
phôi thai tự do vẫn còn là một vấn đề chƣa rõ trong nhiều năm. Gần đây, nhiều công trình<br />
đã xác định đƣợc chúng có nguồn gốc từ tế bào apoptosis của thai. Rất nhiều các loại mô<br />
khác nhau nhƣ các tế bào biểu mô, tế bào gan của bào thai đã đƣợc giả định nhƣ nguồn<br />
gốc sơ khai của ADN phôi thai tự do và việc phân huỷ các tế bào của`` thai nhi trong<br />
huyết tƣơng mẹ có do đó giải phóng DNA bào thai. Việc truyền trực tiếp DNA thai nhi<br />
qua màng ối hoặc các DNA thai nhi tự do trong huyết tƣơng cũng đƣợc đề cập đến<br />
(Kolialexi và cộng sự 2004; Sekizawa và cộng sự, 2000; Illanes và cộng sự, 2005; Kondo<br />
và cộng sự, 2002).<br />
<br />
<br />
Sàng lọc và chẩn đoán di truyền qua tế bào phôi thai trong máu ngoại vi của<br />
mẹ<br />
<br />
Tới nay, sau nhiều nghiên cứu đã khẳng định sự có mặt của tế bào phôi thai trong<br />
máu ngoại vi của mẹ. Từ tuần thứ 8 của thai kì, đã phát hiện đƣợc các tế bào của thai<br />
gồm: Trophoblast (tế bào lá nuôi phôi), bạch cầu lympho, hồng cầu nhân, tế bào gốc, song<br />
số lƣợng các tế bào này rất thấp.<br />
<br />