intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 27 LUYỆN TẬP CHƯƠNG IV

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

352
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

MỤC TIÊU 1. Củng cố kiến thức: - Phân loại phản ứng hoá học. - Nhiệt của phản ứng hoá học, phản ứng thu nhiệt, phản ứng toả nhiệt. - Phản ứng oxi hoá khử, chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử. 2. Rèn kĩ năng: Lập phương trình phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng e.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 27 LUYỆN TẬP CHƯƠNG IV

  1. Giáo án hóa học lớp 10 nâng cao - Bài 27 LUYỆN TẬP CHƯƠNG IV (Sách giáo khoa Hoá học 10 nâng cao) I. MỤC TIÊU 1. Củng cố kiến thức: - Phân loại phản ứng hoá học. - Nhiệt của phản ứng hoá học, phản ứng thu nhiệt, phản ứng toả nhiệt. - Phản ứng oxi hoá khử, chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử. 2. Rèn kĩ năng: Lập phương trình phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng e. II. CHUẨN BỊ - Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập - Phương pháp dạy học: Lấy HS làm trung tâm. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
  2. A. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG. 1. Phản ứng oxi hoá - khử Hoạt động 1: GV: Đưa ra phiếu học tập số 1 gồm có 2 câu hỏi: a) Thế nào là phản ứng oxi hoá khử, chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử ? b) Các bước tiến hành lập phản ứng oxi hoá khử ? Yêu cầu học sinh trả lời: a) Phản ứng oxi hoá khử là phản ứng trong đó có sự di chuyển e giữa các chất trong phản ứng. + Chất oxi hoá là chất nhận e. + Chất khử là chất cho e. + Sự oxi hoá là quá trình mất e. + Sự khử là quá trình thu e. b) Có 4 bước lập phản ứng oxi hoá khử . + Xác định số oxi hoá. + Viết quá trình cho nhận e. + Đặt các hệ số vào quá trình cho, nhận.
  3. + Đặt hệ số vào phương trình. 2. Phân loại phản ứng hoá học Hoạt động 1: GV: Dùng phiếu học tập số 2 gồm có 3 câu hỏi: a) Có thể phân loại phản ứng hoá học theo mấy loại? Cho thí dụ. Em có nhận xét gì về sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố trong các phản ứng đó ? b) Thế nào là phản ứng nhiệt hoá học, phản ứng thu nhiệt, phản ứng toả nhiệt ? c) Có thể biểu diễn phương trình nhiệt hoá học như thế nào? Yêu cầu học sinh trả lời: a) Chia phản ứng hoá học thành 2 loại: + Phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá. + Phản ứng không có sự thay đổi oxi hoá.
  4. b) Lượng nhiệt kèm theo mỗi phản ứng hoá học được gọi là nhiệt phản ứng . + Phản ứng hoá học giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt được gọi là phản ứng toả nhiệt. + Phản ứng hoá học hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt được gọi là phản ứng thu nhiệt. c) Phương trình phản ứng có ghi thêm giá trị H và trạng thái các chất được gọi là phương trình nhiệt hoá học. 3. Bài tập Hoạt động 3: GV: Dùng các bài tập trong SGK trang 109 - 110. HS: Giải các bài toán về phân loại phản ứng hoá học. Bài tập 1: Hãy nêu thí dụ về phản ứng phân huỷ tạo ra. a) Hai đơn chất b) Hai hợp chất c) Một đơn chất và một hợp chất
  5. Hãy cho biết số oxi hoá của các nguyên tố trong mỗi phản ứng có thay đổi không? Dựa vào bài tập này, GV củng cố rằng: Phản ứng phân huỷ có thể là phản ứng oxi hoá khử hoặc không phải là phản ứng oxi hoá khử. Bài tập 2: Hãy nêu thí dụ về phản ứng tạo ra muối. a) Từ hai đơnchất. b) Từ hai hợp chất. c) Từ một đơn chất và một hợp chất. Hãy cho biết số oxi hoá của các nguyên tố trong mỗi phản ứng có thay đổi không? GV: Cho HS làm rồi rút ra kết luận. " Trong phản ứng hoá hợp có thể là phản ứng oxi hoá khử,có thể không phải là phản ứng oxi hoá khử". Bài tập 3: Lập các phản ứng oxi hoá khử cho dưới đây: H2SO4  I2 + NaCl a) NaClO + KI + + K2SO4 + H2O
  6. b) Cr2O3 + KNO3 + KOH  K2CrO4 + KNO2 + H2O. c) Al + Fe3O4  Al2O3 + Fe d) FeS2 + O2  Fe2O3 + SO2 Mg + HNO3  Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O GV: Cho HS lên bảng làm (có thể gọi 2 đến 3 HS) hoặc có thể cho HS làm vào phiếu học tập rồi củng cố lại các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá khử. Bài tập 4: Cho Kali iotua tác dụng với kali pemanganat trong dung dịch axit sunfuric người ta thu được 1,2g mangan (II) sunfat. a) Tính số gam iôt tạo thành. b) Tính khối lượng kali iotua tham gia phản ứng. GV: Cho HS làm nếu khó thì hướng dẫn. Phương trình phản ứng: 10 KI + 2KMnO4 + 2H2SO4  5I2 + 6K2SO4 + 2MnSO4 + 8 H2O (1) 1,2 nMnSO 4 = (mol) 151
  7. 5 5 1,2 Theo (1): nI 2 = nMnSO 4 = x = 0,02 (mol) 2 2 151  mI 2 = 0,02 x 254 = 5,08 (gam) Theo (1): nKI = nI 2 = 2.0 X 02 = 0,04 (mol)  mKI = 0,04 x 166 = 6,6 (gam) GV: Kết luận bài này cho HS biết cách tính theo số mol. Hoạt động 4: + Củng cổ bài bằng cách nhấn mạnh các kết luận có trong bài tập ở phần trên. + HS về nhà làm nốt các bài tập còn lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0