Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 1 (Sách Chân trời sáng tạo)
lượt xem 8
download
Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 1 (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh trình bày được lại một số khái niệm đã học: trạng thái cân bằng, chất điện li, thuyết của Bronsted-Lowry về acid-base, chất chỉ thị, nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ, điểm tương tương; viết được biểu thức tính pH; vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng để giải thích ảnh hưởng của một số yếu tố đến cân bằng hóa học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 1 (Sách Chân trời sáng tạo)
- Trường THPT Lý Họ và tên giáo viên Thường Kiệt - Hòa Chu Lan Trinh Thành Tổ: Hóa Sinh BÀI 1 :NHẬP MÔN HÓA HỌC Tuần: Tiết: Ngày soạn: Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU Năng lực hóa học - Trình bày được lại một số khái niệm đã học: trạng thái cân bằng, chất điện li, thuyết của Bronsted-Lowry về acid-base, chất chỉ thị, nguyên tắc của phương pháp chuẩn độ, điểm tương tương, …. - Viết được biểu thức tính pH. - Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng để giải thích ảnh hưởng của một số yếu tố đến cân bằng hóa học. Về năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về đối tượng nghiên cứu của hóa học. Hoạt động nhóm hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Về phẩm chất - Trách nhiệm: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng bản thân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên - Phiếu học tập - Hình ảnh liên quan đến bài học. Học sinh - Ôn tập hệ thống lại các kiến thức đã học. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - Giới thiệu nội dung ôn tập. Chia nhóm b. Nội dung: c. Sản phẩm - Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. GV cử đại diện lớp làm thư ký Nhận nhiệm vụ tổng hợp kết quả Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Theo dõi và hỗ trợ cho HS Bình chọn, đề cử nhóm trưởng, thư ký Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu nhóm trưởng báo cáo số lượng và tên Báo cáo sản phẩm thư ký của nhóm mình vào nội dung phiếu đã phát. Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét câu trả lời của học sinh và giới thiệu Lắng nghe và đặt câu hỏi. các hoạt động sẽ thực hiện trong buổi ôn tập 2. Hoạt động 2: ÔN LUYỆN CÁC KIẾN THỨC VỀ CHỦ ĐỀ CÂN BẰNG HÓA HỌC. 2.1. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - Nêu được các khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến chủ đề đã học. b. Nội dung - Dựa trên các hình ảnh gợi ý, em hãy liên tưởng và dự đoán các từ, cụm từ cần thiết. Nội dung từ và các cụm từ có liên quan đến các khái niệm, thuật ngữ thuộc chủ đề "CÂN BẰNG HÓA HỌC". (hình ảnh chỉ tạo sự liên tưởng về mặt từ vựng) - Các đội bốc thăm ngẫu nhiên để chọn câu hỏi. - Thời gian suy nghĩ mỗi lượt chơi là 45 giây. - Đội chơi đoán đúng từ và cụm từ: được 3 điểm. Nếu đội đó có thành viên nhắc lại được khái niệm của cụm từ liên quan được 2 điểm. - Đội chơi đến lượt mà không trả lời được thì chủ động mời các đội khác hỗ trợ. Đội hỗ trợ trả lời đúng mỗi câu được 1 điểm. Chỉ được mời hỗ trợ 1 lần. - Các hình ảnh được giới thiệu trong bài lần lượt là 1 2 3
- 4 5 6 c. Sản phẩm: TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Câu 1: Trạng thái cân bằng. trạng thái cân bằng (của phản ứng thuận nghịch là trạng thái mà tại đó tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. Trong biểu thức hằng số cân bằng K C, không xuất hiện trạng thái khí Câu 2: Sự chuyển dịch. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự dịch chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác. Câu 3: Điện ly mạnh. Chất điện ly mạnh là chất khi tan trong nước các phân tử hòa tan đều phân li thành ion Câu 4: Cho, nhận. Acid là chất cho proton. Base là chất nhận proton. Acid và base có thể là phân tử hoặc ion Câu 5: Chỉ thị. Chất chỉ thị acid base là chất có màu sắc biến đổi theo giá trị pH của dung dịch Câu 6: Điểm tương đương. Điểm tương đương (khi chuẩn độ) là thời điểm mà hai chất tác dụng vừa đủ với nhau. Phương pháp chuẩn độ được sử dụng để xác định nồng độ dung dịch acid/base bằng dung dịch base/acid đã biết nồng độ. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Bốc thăm ngẫu nhiên bằng phiếu hoặc bằng công cụ tích hợp Wheels of name để gọi tên nhóm trả Nhận nhiệm vụ lời. Nhóm nào được chọn trước sẽ trả lời trước. Thứ tự trả lời theo slide. Ví dụ nhóm 5 được gọi đầu tiên thì nhóm 5 sẽ trả lời câu 1. Nhóm cử đại
- diện trả lời. Trong 45 giây người đại diện sẽ đọc lên các từ mà mình đoán. Nếu nói sai vẫn được phép sửa trong thời gian cho phép. Nếu sau 45 giây không trả lời được thì được mời nhóm khác hỗ trợ. Nếu người đại diện đoán được từ hoặc cụm từ mà không nêu được định nghĩa thì được phép nhận trợ giúp từ các thành viên khác trong nhóm. Nếu cả nhóm không nêu được định nghĩa có liên quan thì GV có thể nhắc lại nhưng không tính điểm. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh ghi chú lại các từ khóa là các khái Theo dõi và hỗ trợ cho nhóm HS niệm, thuật ngữ được đề cập đến vào vở ghi bài. Công bố kết quả điểm sau mỗi lượt chơi Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hết thời gian suy nghĩ, HS trả lời câu hỏi. HS trả lời câu hỏi. Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác và bổ sung Nhận xét và cho điểm các nhóm. câu trả lời nếu được mời. Sau mỗi câu đều cho điểm. Thư ký riêng của nhóm và thư ký chung của cả lớp ghi chú điểm sau khi GV công bố. Kiến thức trọng tâm Các khái niệm và thuật ngữ có liên quan, được đề cập đến trong phần 2.1.c 2.2. Hoạt động: CHẠY ĐÀ (ÔN TẬP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CÂN BẰNG VÀ BIỂU THỨC TÍNH pH DUNG DỊCH) a. Mục tiêu - Viết được biểu thức tính pH. - Vận dụng được nguyên lí chuyển dịch cân bằng để giải thích ảnh hưởng của một số yếu tố đến cân bằng hóa học. - Rèn luyện năng lực giao tiếp và hợp tác, phẩm chất có trách nhiệm khi làm việc nhóm. b. Nội dung Luật chơi: Trong thời gian 10 phút. Các thành viên trong một đội chia sẻ kiến thức, cách làm, cùng giúp nhau hoàn thành các yêu cầu có trong phiếu học tập 2. Thành viên trong cùng đội thống nhất cách làm và ghi chép câu trả lời vào vở hoặc phiếu Hết thời gian qui định, các đội nộp lại phương án trả lời. GV gọi ngẫu nhiên các thành viên trong đội trình bày lại cách làm của các bài tập trong PHT2. Tính điểm trên phiếu trả lời học tập: 3 điểm Điểm đại diện nhóm: 2 điểm c. Sản phẩm: TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Tác động Xu hướng dịch chuyển Chiều a) Tăng nhiệt độ hệ phản CB dịch chuyển theo chiều thu nhiệt chiều nghịch
- ứng b) Tăng nồng độ SO2 CB dịch chuyển theo chiều giảm [SO2] chiều thuận c) Giảm áp suất hệ phản ứng CB dịch chuyển theo chiều tăng số mol khí chiều nghịch d) Dùng dung dịch H2SO4 98% CB dịch chuyển theo chiều tăng [SO3] chiều thuận hấp thụ SO3 sinh ra Câu 2: Khi tổng hợp NH3 từ N2 và H2 thì thấy nồng độ tại trạng thái cân bằng của N2, H2 và NH3 lần lượt là 0,02M; 2M và 0,6M. Tính hằng số cân bằng Kc của phản ứng. Câu 3: Pha 50 ml dung dịch HCl 0,1M vào 150 ml nước. Tính pH dung dich thu được. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Phát phiếu học tập và yêu cầu HS hoàn thành Nhận nhiệm vụ trong thời gian qui định Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Thảo luận và ghi câu trả lời vào PHT hoặc vở ghi Theo dõi và hỗ trợ cho HS khi cần thiết bài học của cá nhân Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Yêu cầu đại diện nhóm - thư ký báo cáo kết quả Báo cáo sản phẩm thảo luận của nhóm PHT số 2 Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét sản phẩm của nhóm khác Nhận xét và chốt kiến thức Kiến thức trọng tâm + pH=-lg[H ]; [H+]=[HCl]+2[H2SO4]+[HNO3] Nguyên lý chuyển dịch cân bằng: Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động đó. 3. Hoạt động: CẤT CÁNH a. Mục tiêu - Củng cố và ôn luyện các kiến thức đã học ở mức độ vận dụng. b. Nội dung - Các nhóm giải tán, HS về lại vị trí bình thường - Hoạt động 3 là hoạt động tính điểm cá nhân - Mỗi câu hỏi nhận tối đa 3 học sinh làm nhanh và đúng. - Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 3 phút - Nếu hết thời gian suy nghĩ, không có học sinh nộp bài thì GV sẽ hướng dẫn. c. Sản phẩm
- Bài 1. Cho vào binh kín 1 mol H2 và 1 mol I2 sau đó thực hiện phản ứng ở 4500C theo phương trình hóa học sau Ở trạng thái cân bằng có 1,56 mol HI tạo thành. Tính KC của phản ứng Bài 2. Tính pH dung dịch thu được sau khi cho 200 ml dung dịch NaOH 0,5M tác dụng với 400 ml dung dịch HCl 0,3M. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhận nhiệm vụ GV chiếu nội dung bài tập theo thứ tư Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Đọc nội dung bài tập. Theo dõi HS Trình bày câu trả lời vào vở Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS trả lời đúng trình bày lại cách giải trên bảng Trình bày lại cách giải trên bảng và sẽ thành cố vấn cho các bạn khác nếu bạn chưa hiểu bài. Bước 4: Kết luận và nhận định Nhận xét đáp án, cho điểm, góp ý cách trình bày Lắng nghe và ghi chú nếu cần. bài tự luận Nhận xét hoạt động chung của cả lớp. Khen thưởng cho đội có hoạt động tích cực, thành tích tốt. Kiến thức trọng tâm + pH=-lg[H ]; Biểu thức tính KC pH dung dịch sau phản ứng khi cho một dung dịch acid mạnh tác dụng với một dung dịch base mạnh (có xảy ra phản ứng). IV. CÔNG CỤ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ BẢNG KIỂM 1. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM - dành cho GV (GV đánh dấu X vào nội dung mà nhóm thực hiện được)
- Nhóm Hoạt động Trả lời đúng Thành viên có (ghi theo tên nhóm Đoán đúng từ tích cực định nghĩa hỗ trợ lẫn nhau trưởng) 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. BẢNG KIỂM 2. ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Tiêu chí đánh giá Có Không Hào hứng nhận nhiệm vụ được giao Thực hiện đủ nhiệm vụ theo đúng tiến độ yêu cầu Cố gắng hoàn thành tốt nhất sản phẩm theo phân công Giúp đỡ các học sinh khác khi cần thiết Lắng nghe ý kiến trái chiều và phản biện khi cần Thái độ thiện chí, sẵn sàng thỏa hiệp THANG ĐO 1. TỰ ĐÁNH GIÁ Đánh dấu X vào cột mức độ phù hợp với sự đóng góp của bản thân cho nhóm. Mức độ 0 1 2 3 Mô tả sự Gây cản trở hoạt Không có đóng Có những đóng Có những đóng đóng góp động của nhóm góp cho nhóm góp nhỏ cho góp quan trọng theo mức độ nhóm cho nhóm Tự đánh giá
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Axit - bazo - muối
12 p | 23 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Axit nitric - muối nitrat
20 p | 15 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 41+42 - Anken
13 p | 22 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề: Hợp chất của cacbon
21 p | 19 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 12+13: Amoniac và muối amoni
10 p | 22 | 4
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 64+65: Axit cacboxylic
14 p | 22 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 6+7: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
14 p | 23 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 16: Photpho
9 p | 17 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề - Sự điện li
9 p | 21 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 11: Nitơ
11 p | 16 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 29+30: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
14 p | 14 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 23: Cacbon
8 p | 18 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 25: Silic và hợp chất của silic
10 p | 26 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 49+50: Ankin
12 p | 20 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11: Chủ đề - Axit photphoric và muối photphat
9 p | 24 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Tiết 37+38 - Ankan
13 p | 9 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 11: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p | 19 | 3
-
Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 1: Khái niệm về cân bằng hóa học (Sách Chân trời sáng tạo)
7 p | 17 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn