intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 3 (Sách Chân trời sáng tạo)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

32
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 3 (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh hệ thống hóa được các kiến thức liên quan đến các bài học số 8 - Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ, 9 - Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ, 10 - Công thức phân tử hợp chất hữu cơ, 11 - Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ; nêu được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hóa học lớp 11: Ôn tập chương 3 (Sách Chân trời sáng tạo)

  1. Ngày soạn: Tuần: Thời gian thực hiện:.......tiết (Tiết ...... ...... ) ÔN TẬP CHƯƠNG 3: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ I. MỤC TIÊU 1. Năng lực hóa họ - Học sinh hệ thống hóa được các kiến thức liên quan đến các bài học số 8 (Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ), 9 (Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ), 10 (Công thức phân tử hợp chất hữu cơ), 11 (Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ), cụ thể: - Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và dẫn xuất); Nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản; Sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức cơ bản. - Trình bày được nguyên tắc và cách tiến hành các phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh và sơ lược về sắc kí cột; Thực hiện được các thí nghiệm về chưng cất thường, chiết; Vận dụng được các phương pháp: chưng cất thường, chiết, kết tinh để tách biệt và tinh chế một số hợp chất hữu cơ trong cuộc sống. - Nêu được khái niệm về công thức phân tử hợp chất hữu cơ; Sử dụng được kết quả phổ khối lượng (MS) để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ; Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối. - Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hoá học trong hoá học hữu cơ; Giải thích được hiện tượng đồng phân trong hoá học hữu cơ; Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng; Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn); Nêu được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: chủ động, tích cực trong các hoạt động nhóm. - Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. 3. Phẩm chất - Yêu thích môn học, hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Lập được kế hoạch hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên (GV): Dụng cụ để chiếu các hình trong bài lên màn ảnh
  2. 2. Đối với học sinh (HS): Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh thông qua việc xem một số hình ảnh, video liên quan đến các bài học số 8, 9, 10, 11. b. Nội dung: GV chiếu hình ảnh, video. c. Sản phẩm học tập: HS quan sát, phát hiện những nội dung bài học được thể hiện qua các hình ảnh, video đó. d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Quan sát các hình ảnh và video, em hãy nêu những nội dung kiến thức liên quan. - HS trao đổi theo cặp đôi và phát biểu trước lớp - GV yêu cầu HS: các nhóm học sinh (4 nhóm) bốc thăm thứ tự thuyết trình về việc hệ thống hóa kiến thức liên quan đến các bài học số 8, 9, 10, 11 (mỗi nhóm hệ thống hóa 1 bài học). B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ; Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocarbon và dẫn xuất); Nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản; Sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức cơ bản. b. Nội dung: HS trong nhóm phụ trách hệ thống hóa kiến thức SGK, thêm tư liệu tham khảo. c. Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình powerpoint hoặc giấy A0.
  3. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ + GV yêu cầu HS tự hệ thống kiến thức và vận dụng các nội dung 1. Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ liên quan đến bài 8 (Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ): giao - Hợp chất của carbon là hợp chất hữu cơ, trừ một nhiệm vụ từ trước. số hợp chất như các oxide của carbon, muối + GV theo dõi tiến trình hoạt động nhóm để hoàn thiện sản phẩm carbonate, các carbide,... thuyết trình của nhóm HS. - Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên + GV tìm hiểu khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ trong quá trình HS cứu các hợp chất hữu cơ. phân công nhiệm vụ, tiến hành, hoàn thiện sản phẩm thuyết trình. 2. Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Đặc điểm liên kết: thường là các liên kết cộng + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. hóa trị. + HS phân công thực hiện nhiệm vụ; yêu cầu sự hỗ trợ của GV khi - Tính chất vật lí: thường có nhiệt độ nóng chảy và có vướng mắc. nhiệt độ sôi thấp, không tan hoặc ít tan trong nước, Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận tan nhiều trong dung môi hữu cơ. + Đại diện nhóm HS trình bày sản phẩm. - Tính chất hóa học: đa số các hợp chất hữu cơ dễ + Các nhóm HS khác nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi. cháy, thường kém bền với nhiệt nên dễ bị phân hủy + Nhóm phụ trách trả lời các câu hỏi. bởi nhiệt. Phản ứng của các chất hữu cơ thường Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập xảy ra chậm, không hoàn toàn và không theo một + Các nhóm đánh giá mức điểm của sản phẩm thuyết trình và phần hướng nhất định nên tạo thành hỗn hợp sản phẩm. trả lời câu hỏi. 3. Phân loại các hợp chất hữu cơ + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung Gồm hydrocarbon và dẫn xuất của hydrocarbon. mới. - Hydrocarbon là những hợp chất hữu cơ chỉ được tạo thành từ hai nguyên tố carbon và hydrogen. - Dẫn xuất của hydrocarbon là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử ngoài nguyên tố carbon còn có các nguyên tố như oxygen, nitrogen, sulfur, halogen,... 4. Nhóm chức - Nhóm chức là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử gây ra những tính chất đặc trưng của hợp chất hữu cơ. - Một số nhóm chức cơ bản: alcohol, phenol; ether; amine bậc I, II, III; aldehyde; ketone; carboxylic acid; ester. 5. Dự đoán một số nhóm chức cơ bản dựa vào bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) Dựa vào phổ hồng ngoại, có thể xác định sự có mặt của một số nhóm chức cơ bản trong phân tử hợp chất hữu cơ. Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức về phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ a. Mục tiêu: Trình bày được nguyên tắc và cách tiến hành các phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh và sơ lược về sắc kí cột; Thực hiện được các thí nghiệm về chưng cất thường, chiết; Vận dụng được các phương pháp: chưng cất thường, chiết, kết tinh để tách biệt và tinh chế một số hợp chất hữu cơ trong cuộc sống. b. Nội dung: HS trong nhóm phụ trách hệ thống hóa kiến thức SGK, thêm tư liệu tham khảo. c. Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình powerpoint hoặc giấy A0. d. Tổ chức thực hiện:
  4. HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập II. Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu + GV yêu cầu HS tự hệ thống kiến thức và vận dụng các nội dung cơ liên quan đến bài 9 (Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu 1. Phương pháp chưng cất cơ): giao nhiệm vụ từ trước. - Phương pháp chưng cất thường dùng để tách các + GV theo dõi tiến trình hoạt động nhóm để hoàn thiện sản phẩm chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau. thuyết trình của nhóm HS. - Nguyên tắc: tách và tinh chế chất lỏng dựa trên + GV tìm hiểu khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ trong quá trình HS sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong phân công nhiệm vụ, tiến hành, hoàn thiện sản phẩm thuyết trình. hỗn hợp ở áp suất nhất định. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Cách tiến hành: Đun nóng hỗn hợp chất lỏng, + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. chất nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ chuyển thành + HS phân công thực hiện nhiệm vụ; yêu cầu sự hỗ trợ của GV khi hơi sớm hơn và nhiều hơn. Sau đó làm lạnh, hơi có vướng mắc. ngưng tụ thành dạng lỏng chứa chủ yếu chất có Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận nhiệt độ sôi thấp hơn. + Đại diện nhóm HS trình bày sản phẩm. - Các phương pháp chưng cất: chưng cất phân + Các nhóm HS khác nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi. đoạn, chưng cất lôi cuốn hơi nước, chưng cất dưới + Nhóm phụ trách trả lời các câu hỏi. áp suất thấp,... Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 2. Phương pháp chiết + Các nhóm đánh giá mức điểm của sản phẩm thuyết trình và phần - Phương pháp chiết được dùng để tách các chất có trả lời câu hỏi. độ hòa tan khác nhau trong các môi trường không + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung tan vào nhau. mới. - Nguyên tắc: tách và tinh chế các chất từ hỗn hợp dựa trên độ hòa tan khác nhau của các chất đó trong hai môi trường không hòa tan vào nhau. - Cách tiến hành: + Chiết lỏng – lỏng: 4 bước + Chiết lỏng – rắn: 4 bước 3. Phương pháp kết tinh - Phương pháp kết tinh là phương pháp tách và tinh chế chất từ hỗn hợp chất rắn dựa trên độ tan khác nhau của các chất trong dung môi và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ. - Nguyên tắc: tách và tinh chế chất rắn dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan theo nhiệt độ. - Cách tiến hành: Hòa tan hỗn hợp chứa chất cần tinh chế vào dung môi thích hợp ở nhiệt độ cao → lọc nóng → làm lạnh từ từ → lọc, rửa, làm khô, kết tinh lại nhiều lần. 4. Phương pháp sắc kí cột - dùng để tách, tinh chế chất trong hỗn hợp dựa trên sự khác biệt về tốc độ di chuyển của các chất trong pha động khi tiếp xúc trực tiếp với một pha tĩnh do sự khác nhau khả năng hấp phụ trên pha tĩnh. Hoạt động 3: Hệ thống hóa kiến thức về công thức phân tử hợp chất hữu cơ a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm về công thức phân tử hợp chất hữu cơ; Sử dụng được kết quả phổ khối lượng (MS) để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ; Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối. b. Nội dung: HS trong nhóm phụ trách hệ thống hóa kiến thức SGK, thêm tư liệu tham khảo. c. Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình powerpoint hoặc giấy A0.
  5. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ + GV yêu cầu HS tự hệ thống kiến thức và vận dụng các nội dung 1. Xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ liên quan đến bài 10 (Công thức phân tử hợp chất hữu cơ): giao - Phổ khối lượng có thể cho thông tin về phân tử nhiệm vụ từ trước. khối của hợp chất hữu cơ thông qua mảnh ion phân + GV theo dõi tiến trình hoạt động nhóm để hoàn thiện sản phẩm tử thường ứng với tín hiệu có giá trị m/z lớn nhất. thuyết trình của nhóm HS. 2. Công thức phân tử hợp chất hữu cơ + GV tìm hiểu khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ trong quá trình HS - Cho biết số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân công nhiệm vụ, tiến hành, hoàn thiện sản phẩm thuyết trình. phân tử. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ từ dữ liệu + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. phân tích nguyên tố và phân tử khối. + HS phân công thực hiện nhiệm vụ; yêu cầu sự hỗ trợ của GV khi có vướng mắc. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm HS trình bày sản phẩm. + Các nhóm HS khác nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi. + Nhóm phụ trách trả lời các câu hỏi. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + Các nhóm đánh giá mức điểm của sản phẩm thuyết trình và phần trả lời câu hỏi. + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 4: Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ a. Mục tiêu: Trình bày được nội dung thuyết cấu tạo hoá học trong hoá học hữu cơ; Giải thích được hiện tượng đồng phân trong hoá học hữu cơ; Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng; Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu gọn); Nêu được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể của các hợp chất hữu cơ. b. Nội dung: HS trong nhóm phụ trách hệ thống hóa kiến thức SGK, thêm tư liệu tham khảo. c. Sản phẩm học tập: Bài thuyết trình powerpoint hoặc giấy A0. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập IV. Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ + GV yêu cầu HS tự hệ thống kiến thức và vận dụng các nội dung 1. Thuyết cấu tạo hóa học liên quan đến bài 11 (Cấu tạo hoá học hợp chất hữu cơ): giao - Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử nhiệm vụ từ trước. liên kết với nhau theo đúng hóa trị và thứ tự liên + GV theo dõi tiến trình hoạt động nhóm để hoàn thiện sản phẩm kết. thuyết trình của nhóm HS. - Trong phân tử hợp chất hữu cơ, carbon có hóa trị + GV tìm hiểu khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ trong quá trình HS 4 và các nguyên tử carbon có thể liên kết với phân công nhiệm vụ, tiến hành, hoàn thiện sản phẩm thuyết trình. nguyên tử của nguyên tố khác hoặc liên kết với Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập nhau tạo thành những dạng mạch carbon khác + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. nhau. + HS phân công thực hiện nhiệm vụ; yêu cầu sự hỗ trợ của GV khi - Tính chất của các hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào có vướng mắc. thành phần phân tử (bản chất, số lượng nguyên tử) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết giữa các nguyên + Đại diện nhóm HS trình bày sản phẩm. tử).
  6. + Các nhóm HS khác nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi. 2. Đồng đẳng, đồng phân + Nhóm phụ trách trả lời các câu hỏi. - Những hợp chất hữu cơ được gọi là đồng đẳng Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập khi chúng có thành phần phân tử hơn kém nhau + Các nhóm đánh giá mức điểm của sản phẩm thuyết trình và phần một hoặc nhiều nhóm CH2 và có tính chất hóa học trả lời câu hỏi. tương tự nhau. + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung - Chất đồng phân là những hợp chất khác nhau mới. nhưng có cùng công thức phân tử. Nguyên nhân gây nên hiện tượng đồng phân trong hóa học hữu cơ là do sự thay đổi trật tự liên kết, cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hoặc vị trí không gian của các nguyên tử, nhóm nguyên tử.
  7. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Tạo điều kiện để HS làm quen dần với việc tìm tòi thông tin trong sách, sưu tầm tư liệu, rèn luyện phương pháp tự học, nâng cao năng lực giao tiếp, thuyết trình. b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, tìm hiểu thông tin quá sách báo, internet, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Trình bày của HS, bài làm của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức để học sinh có thể trưng bày một số hình ảnh, video liên quan đến các bài học số 8, 9, 10, 11, mô hình về cấu tạo phân tử của một số hợp chất hữu cơ. GV giao đề bài ôn tập để HS luyện tập củng cố, khắc sâu kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI a. Mục tiêu: b. Nội dung: c. Sản phẩm học tập: d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Phương pháp Ghi Hình thức đánh giá Công cụ đánh giá đánh giá chú - Thu hút được sự tham gia tích - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác - Báo cáo thực hiện cực của người học nhau của người học công việc. - Gắn với thực tế - Hấp dẫn, sinh động - Phiếu học tập - Tạo cơ hội thực hành cho người - Thu hút được sự tham gia tích cực của người - Hệ thống câu hỏi và học học bài tập - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Trao đổi, thảo luận V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....) * Chuẩn bị ở nhà - Hoàn thành bài tập ở nhà - Chuẩn bị cho bài học tiếp theo: Bài 12: Alkane
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2