intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Sinh học 7 bài 42: Thực hành quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu

Chia sẻ: Nguyễn Văn Tài | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

464
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Sinh học 7 bài 42: Thực hành quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Sinh học 7 bài 42: Thực hành quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Sinh học 7 bài 42: Thực hành quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu

  1. Giáo án Sinh học 7 Bài 42 - THỰC HÀNH QUAN SÁT MẪU MỔ, BỘ XƯƠNG CHIM BỒ CÂU 1. Mục tiêu a.Kiến thức: Nhận biết một số đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống bay lượn. Xác định được các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết và sinh sản trên mẫu mổ chim bồ câu. b.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát trình bày trên tranh, trên mẫu, so sánh, phân tích, làm việc theo nhóm. c.Thái độ: Giáo dục ý thức tìm hiểu kiến thức, thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ. 2. Chuẩn bị: a. GV: - Mẫu mổ chim bồ câu đã gỡ nội quan - Bộ xương và cấu tạo trong của chim - Tranh bộ xương và cấu tạo trong của chim b. HS: - Nghiên cứu nội dung bài mới. - Chuẩn bị mẫu chim theo nhóm (nếu có). 3.Tiến trình bài dạy a.Kiểm tra bài cũ: (5’) * Câu hỏi: ? Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn? * Đáp án: - Thân: Hình thoi → Giảm sức cản không khí khi bay - Chi trước: Cánh chim → Quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh. - Chi sau: Có 3 ngón trước, 1 ngón sau → Giúp chim bám chặt vào cành cây và
  2. Giáo án Sinh học 7 khi hạ cánh. - Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng → Làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên một diện tích rộng. - Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ. - Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → Làm đầu chim nhẹ. - Cổ: Dài, khớp đầu với thân → Phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông. * Nêu vấn đề: (1’) - Cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với sự bay ntn? N/cứu bài → b.Dạy bài mới: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Đặc điểm bộ xương của chim thích nghi với sự bay ntn? Có gì khác với thằn 12’ lằn? → I. Quan sát bộ xương chim bồ câu: - Yêu cầu HS quan sát bộ xương đối chiếu với hình 42.1 SGK → Nhận biết - Quan sát bộ xương chim, đọc chú thích các thành phần của bộ xương (1’) hình 42.1 → Xác định các thành phần của bộ xương. - Treo tranh câm: Gọi 1 em ghi chú thích, lớp nhận xét, bổ sung. ? Tìm đặc điểm bộ xương chim bồ câu - Bộ xương gồm 3 phần (tương tự thằn giống thằn lằn? lằn ? Tìm đặc điểm bộ xương chim bồ câu khác thằn lằn? Ý nghĩa của những đặc - Khác: Giúp chim thích nghi với sự bay điểm khác đó trong đời sống của chim
  3. Giáo án Sinh học 7 bồ câu ? thể hiện ở: + Chi trước → cánh + Xương mỏ ác phát triển là nơi bám của cơ ngực – cơ vận động cánh + Xương đai hông gắn với đốt sống lưng → Tạo thành khối vững chắc. - Gọi 1 HS trình bày trên tranh: + Bộ xương xốp, nhẹ ... ? Nêu các đặc điểm bộ xương thích nghi với sự bay? - Đốt sống cổ khớp kiểu yên ngựa → Cử động linh hoạt, rõ nhất ở động tác rỉa lông. - Cách sắp xếp của X.chi sau, X.đùi rỗng không chứa tuỷ mà chứa túi khí → Chim thích nghi với sự bay. * Các nội quan khác có đặc điểm cấu II. Quan sát các nội quan trên mẫu mổ tạo ntn? → 20’ - Yêu cầu HS quan sát H.42.2 SGK → - Quan sát hình, đọc chú thích → ghi nhớ xác định vị trí các hệ cơ quan, thành phần vị trí các hệ cơ quan. cấu tạo, vị trí các bộ phận(1’) - Đại diện ghi chú các bộ phận lên tranh ? Gọi đại diện ghi chú các bộ phận lên câm. Lớp nhận xét, bổ sung. tranh câm. Lớp nhận xét, bổ sung - Cho HS quan sát mẫu mổ → Nhận biết các hệ cơ quan và thành phần cấu tạo của từng hệ → Thảo luận nhóm hoàn thành bảng Tr.139 SGK (5’) - Nhận biết các hệ cơ quan trên mẫu
  4. Giáo án Sinh học 7 mổ. Thảo luận nhóm → hoàn chỉnh - Kẻ bảng gọi đại diện nhóm lên chữa bảng. bài, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng → các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Nhận xét, chốt lại bằng đáp án đúng, cho điểm nhóm có kết quả tốt. Các hệ cơ quan Thành phần cấu tạo - Hệ tiêu hoá - Ống tiêu hoá và tuyến tiêu hoá - Hệ hô hấp - Khí quản, phổi, túi khí - Hệ tuần hoàn - Tim, hệ mạch - Hệ bài tiết - Thận, xoang huyệt - Qua bảng cho HS thảo luận: + Các hệ cơ quan ở chim bồ câu có gì - Các nhóm thảo luận → nêu được: khác so với thằn lằn? + Tiêu hoá: thực quản có diều, dạ dày gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến. + Hô hấp: Có túi khí thông với phổi... c. Củng cố - Luyện tập (5’) - Gọi 2 HS: 1 em trình bày trên mẫu mổ, 1 em xác định trên tranh vẽ (vị trí các hệ cơ quan của chim bồ câu). - GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm. - Kết quả bảng tr.139 SGK sẽ là kết quả tường trình, trên cơ sở đó GV cho điểm.
  5. Giáo án Sinh học 7 - Cho các nhóm thu dọn vệ sinh. d.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’) - Vẽ H.42.2 vào vở, hoàn thiện bài thu hoạch (nếu chưa xong). - Nghiên cứu tiết 45: Kẻ bảng Tr. 142 SGK vào vở bài tập. Xem lại bài cấu tạo trong của bò sát.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2