Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước thải của công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI
lượt xem 9
download
Đề tài tìm hiểu khái quát chung về Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI; đánh giá chất lượng nước thải của Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI; đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước; đề xuất biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước thải của công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- NGUYỄN THỊ ANH Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN VVMI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015-2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM -------------- NGUYỄN THỊ ANH Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN VVMI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Phả Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học đi đôi với hành, thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong các trường chuyên nghiệp, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thành về kiến thức, lý luận, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa quản lý tài nguyên em được phân công về thực tập tại Chi nhánh Công ty cổ phần EJC tai Thái Nguyên với đề tài nghiên cứu:”Đánh giá chất lượng nước thải của công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI”. Kết thúc thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiệp cũng là hoàn thành khóa học, nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo đã truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian thực tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên tại Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo TS.Trần Thị Phả đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Mặc dù bản thân em có nhiều cố gắng xong do trình độ và thời gian có hạn, nên khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè động viên để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm2019 Sinh viên Nguyễn Thị Anh
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Điều kiện lấy mẫu tại hiện trường .................................................. 28 Bảng 3.3 Phương pháp phân tích .................................................................... 29 Bảng 4.1: Thực trạng nhu cầu sử dụng nước của Công ty CP ........................ 35 xi măng La Hiên .............................................................................................. 35 Bảng 4.2: Thực trạng biện pháp quản lý các chất thải của Công ty ............... 37 Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải .................................. 38 trước và sau khi xử lý ...................................................................................... 38 Bảng 4.4 Bảng kết quả phân tích chất lượng nước ......................................... 44 tại hạ lưu suối tiếp nhận nước thải của Công ty .............................................. 44
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Vị trí lẫy mẫu qua trắc môi trường ................................................. 27 Hình 4.1 Vị trí địa lý công ty .......................................................................... 31 Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải phát sinh ................................... 33 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc Coliform trước và sau xử lý của công ty ............................................................................................................. 39 Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc Sunfua trước và sau xử lý của công ty ............................................................................................................. 40 Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc BOD trước và sau xử lý của công ty ...................................................................................................................... 40 Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc COD trước và sau xử lý của công ty ...................................................................................................................... 41 Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc TSS trước và sau xử lý của công ty ...................................................................................................................... 41 Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc tổng dầu mỡ, PO4, NO3, NH4 trước và sau xử lý của công ty ........................................................................ 42 Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc COD tại nguồn tiếp nhận của Công ty ............................................................................................................ 45 Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc BOD tại nguồn tiếp nhận của Công ty ............................................................................................................ 46 Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc TSS tại nguồn tiếp nhận của Công ty ............................................................................................................ 46 Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc coliform tại nguồn tiếp nhận của Công ty...................................................................................................... 47 Hình 4.13 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc NH4, NO3 tại nguồn tiếp nhận của Công ty...................................................................................................... 48
- iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt BOD Nhu cầu oxy sinh hóa BTC Bộ tài chính BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường COD Nhu cầu oxy hóa học DO Nồng độ oxy hòa tan ĐTM Đánh giá tác động môi trường KDC Khu dân cư NĐ-CP Nghị định-Chính phủ QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ-BKHCN Quyết định-Bộ khoa học và công nghệ QĐ-BTNMT Quyết định-Bộ tài nguyên và môi trường TNMT Tài nguyên môi trường TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân
- v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... iv MỤC LỤC ................................................................................................................. v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................................... 3 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 3 2.1.2 Tài nguyên nước và vai trò của nước đối với đời sống và phát triển kinh tế-xã hội ................................................................................................................................ 5 2.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm nước ............................................................................ 6 2.2. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................... 8 2.3 Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 10 2.3.1 Những nghiên cứu điển hình về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và Việt nam .................................................................................................................... 10 2.3.2 Một số hệ thống thoát nước và công trình xử lý nước thải tiên tiến trên thế giới............................................................................................................................. 19 2.4 Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến sức khoẻ con người và........................... 23 nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước ...................................... 23 2.4.1 Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến sức khoẻ con người ............................ 23 2.4.2 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước .......................................................... 24 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 26 3.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 26 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 26 3.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 26
- vi 3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 26 3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.............................................................. 26 3.4.2 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu .............................. 27 3.4.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 29 3.4.4 phương pháp so sánh ........................................................................................ 30 3.4.5 Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu và viết báo cáo ...................................... 30 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 31 4.1 Khái quát về Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI ..................................... 31 4.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tựu nhiên kinh tế - xã hội ............................................. 31 4.1.2 Hệ thống thu gom nước thải phát sinh.Thực trạng nhu cầu sử dụng nước của Công ty ...................................................................................................................... 33 4.2 Đánh giá chất lượng nước thải của Công ty Cổ phần xi măng La Hiên VVMI . 38 4.3 Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước ................................................... 43 4.3.1 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thuỷ văn của nguồn nước tiếp nhận ........................................................................................................... 43 4.3.2 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nước của nguồn nước ................................................................................................................ 43 4.3.3. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thủy sinh .............. 48 4.3.4 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế xã hội khác ..................................................................................................................... 50 4.4 Đề xuất biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước ......................................... 50 4. 4. 1. Các giải pháp liên quan đến thể chế chính sách ............................................ 50 4. 4. 2. Giải pháp giảm thiểu nước thải ..................................................................... 50 4. 4. 3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục ................................................................... 52 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................... 53 5.1 Kết luận ............................................................................................................... 53 5.2 Đề nghị ................................................................................................................ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 56
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Mỗi chúng ta đều nhận thức được, nước là tài sản chung của nhân loại, là một trong bốn nhân tố tạo nên môi trường, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự sống của con người và sinh vật. Không có nước thì sự sống của muôn loại trên hành tinh không thể tồn tại được. Con người khai thác từ các nguồn từ các nguồn tự nhiên và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như phục vụ ăn uống sinh hoạt của chính con người, nước dùng cho các mục đích hoạt động nông nghiệp, cho sản xuất, cho sản xuất công nghiệp, cho các hoạt động giao thông, cho rất nhiều các hình thức dịch vụ. Nước sử dụng cho những mục đích trên lại được thải lại vào chính nguồn nước nơi mà con người đã khai thác cho mục đích sử dụng của mình. Tất cả những hoạt động đó do thiếu quản lý hay hiểu biết đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ở nhiều lúc, nhiều nơi đã trở nên trầm trọng. Việc ô nhiễm nguồn nước sạch đã ảnh hưởng trực tiếp đời sông và sức khỏe của các dân tộc, cả hiện tại và tương lai. Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm nước do nguồn nước có xu hướng gia tăng, đặc biệt là những khu công nghiệp, công ty, xí nghiệp. Ô nhiễm nguồn nước không những ảnh hưởng tới chất lượng sống của người dân xung quanh mà còn ẩn chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người. Công ty cổ phần xi măng La Hiên thành lập cách đây gần 23 năm. Công tác quản lý từng bước được hoàn thiện phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty và cơ chế đổi mới của nhà nước, công ty được cấp chứng chỉ hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Để đạt được các tiêu chuẩn trên cũng như dần nâng cao sản phẩm thì sự hoạt động của công ty cũng có ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đó có môi trường nước. Trước khi xả thải ra môi trường thì nồng độ các chất thải trong nước vượt qúa tiêu chuẩn cho pháp
- 2 nên trước khi xả thải ra môi trường công ty đã phải dùng dây chuyền làm sạch nước sao cho đủ tiêu chuẩn cho phép để thải ra môi trường. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí khoa Quản lý tài nguyên, trường ĐH Nông Lâm và Công ty cổ phần EJC Thái Nguyên , dưới sự hướng dẫn của cô giáo T.S Trần Thị Phả, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:“Đánh giá chất lượng nước thải của công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Khái quát chung về Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI Đánh giá chất lượng nước thải của Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước Đề xuất biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học : Giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với cách thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn và rèn luyện kĩ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm thực tế. - Ý nghĩa trong thực tiễn : + Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty trước hoạt động sản xuất đến môi trường, từ đó có hoạt động tích cực trong việc xử lý nước thải + Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi trường , bảo về sức khỏe của người dân khu vực quanh công ty
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản Khái niệm về môi trường: Với tính chất là một thuật ngữ pháp lý. Môi trường được định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số:55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014:” Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” Khái niệm về ô nhiễm môi trường Cũng căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số:55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014:Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.[1] Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây ra nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã [2] Khái niệm đánh giá chất lượng nước Theo Escap(1994) chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, chỉ tiêu đó là: - Các thông số lý học ví dụ như: + Nhiệt độ: nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong nguồn nước tự nhiên.sự thay đổi về nhiệt kéo theo thay đổi chất lượng nước, tốc độ, dạng phân hủy của các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan. + pH: là chỉ số thể hiện độ axit hay bazo của nước, là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển vi sinh vật trong
- 4 nước.Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình đông tụ hóa học, sát trùng làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. - Các thông số hóa học như: + BOD: là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn về nhiệt độ và thời gian. + COD: là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước. + NO2: là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa Nito trong nước thải. + Các yếu tố kim loại nặng: các kim loại nặng là những yếu tố mà tỉ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5: Asen, Cadimi, Fe, Mn, ... ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sự sinh trưởng của động, thực vật nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn. - Các thông số sinh học: + Colifom là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ ô nhiễm về mặt sinh học của nguồn nước Khái niệm về nước thải: Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và IOS 6107/1-1980: “Nước thải là nước đã được thải ra sau khi sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.[11] Khái niệm nước thải Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [12] Khái niệm nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải tiến hành cho vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần
- 5 cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố:loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên [3]. 2.1.2 Tài nguyên nước và vai trò của nước đối với đời sống và phát triển kinh tế-xã hội Nước là một dạng tài nguyên đặc biệt, là một trong các nhân tố quyết định sự sống trên trái đất. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại emepdocles(490-430 TCN) cho rằng có bốn yếu tố khởi nguyên cấu tạo nên mọi vật là khí trời, nước, lửa và đất. Các nền văn minh lớn của nhân loại cũng đều nảy nở ở trên các dòng sông lớn-Văn minh Lưỡng Hà ở Tây á, văn minh Hoàng Hà ở trung quốc, văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil, văn minh soong Hằng ở Ấn Độ, văn minh sông Hồng ở Việt Nam…Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2000 lít cho nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và khoảng 70% trọng lượng cơ thể của con người. Lượng nước con người sử dung trong 1 năm khoảng 35000km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động công nghiệp Đối với sự sống của con người và thiên nhiên, nước tham gia thường xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống. Phần lớn các phản ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể đều có dung môi là nước. Nhờ có tính chất này mà nước trở thành tác nhân mang sự sống đến cho trái đất. Đối với cơ thể sống, thiếu nước là một hiểm họa, thiếu ăn con người có thể sống được vài tuần, còn thiếu nước con người không thể sống được trong vài ngày. Nhu cầu sinh lý của con người một ngày cần 1, 83 lít nước vào cơ thể và có thể nhiều hơn tùy theo cường độ lao động và tính chất của môi trường xung quanh.
- 6 Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước, 1 tấn chất bột cần 1000 tấn nước…Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Mỗi ngành công nghiệp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt là sinh vật trên hành tinh này sẽ ngừng hoạt động và không tồn tại. Trong sản xuất nông nghiệp, dân gian ta có câu”Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy tầm quan trọng hàng đầu của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là 2 yếu tố quyết định hàng đầu, là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới. Ngoài chức năng tham gia trực tiếp vào đời sống và sản xuất, nước còn mang nhiều chức năng khác như:là môi trường sống của các loài sinh vật thủy sinh-đó là nguồn tài nguyên khổng lồ cho con người, là chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện chu trình tuần hoàn các vật chất trong tự nhiên, duy trì cân bằng sinh thái, chức năng đệm và điều hòa các chất độc hại…Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước[4]. 2.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm nước Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước như dựa vào nguồn gốc ô nhiễm, gồm: ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt. Dựa vào môi trường ô nhiễm, gồm: ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Dựa vào tính chất của ô nhiễm, gồm: ô nhiễm vật lý, hóa học hay sinh học.
- 7 Ô nhiễm vật lý Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phenol. . . làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá. Ô nhiễm hóa học Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp. Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới. Các loại nông dược sử dụng cho nông nghiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm hóa học. Ô nhiễm sinh học Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy. . .
- 8 Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh.[5] 2.2. Cơ sở pháp lý - Luật Tài nguyên nước 1998 ngày 20/05/1998 và quy định 197/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc thực hiện luật Tài nguyên nước; - Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá chất lượng môi trường chiến lược, cam kết bảo vệ môi trường; - Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; - Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật bảo vệ môi trường; - Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 quy định về quản lý chất thải và phế liệu; - Quyết định 73/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; - Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Luật bảo bệ môi trường; Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 08/2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 09/2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 14/2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;
- 9 - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. - Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá chất lượng môi trường chiến lược, cam kết bảo vệ môi trường; - Thông tư số 43/2015/TT-BTNTM ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ chỉ thị môi trưởng và quản lý số liệu quan trắc môi trường; - Thông tư số 11/2015/TT-BTNTM ngày 31 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành(QCVN 01-MT: 2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên); - Thông tư số 12/2015/TT-BTNTM ngày 31 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành(QCVN 12-MT: 2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiêp giấy và bột giấy); - Thông tư số 13/2015/TT-BTNTM ngày 31 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành(QCVN 13-MT: 2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm); - Thông tư số 19/2015/TT-BTNTM quy định chi tiết về việc thẩm định điều kiện hoạt động quan trắc môi trường và mẫu giấy chúng nhận đã được Bộ trưởng ký ban hành vào ngày 23 tháng 4 năm 2015; - Thông tư số 22/2015/TT-BTNTM ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định vè bảo vệ môi trường trong sử
- 10 dụng dung dịch khoan, quản lý chất thải và quan trắc môi trường đối với các hoạt động dầu khí trên biển; - Thông tư số 27/2015/TT-BTNTM ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. 2.3 Cơ sở thực tiễn 2.3.1 Những nghiên cứu điển hình về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và Việt nam 2.3.1.1 Những nghiên cứu điển hình về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới Nước là một phần thiết yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng liên quan đến nguồn nước trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân chính là do suy giảm hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến độ phát triển kỹ nghệ. Ở Anh Quốc: đầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Pari còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5000km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy Công ty thuốc Sandoz ở Bale năm 1986) thêm vào các nguồn ô nhiễm thương xuyên. Năm 1932 - 1968, một thảm họa nước biển nhiễm độc xảy ra tại Nhật Bản do nhà máy hóa chất Chisso xả trực tiếp nước thải chứa thủy ngân chưa
- 11 qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui. Theo Med. org. jp, chất thải đã tích tụ sinh học trong hải sản ở khu vực biển này, khiến người dân và súc vật địa phương ăn vào bị nhiễm độc thủy ngân. Chứng bệnh do nhiễm độc thủy ngân ở đây được gọi là bệnh Minamata.[6] Tại Mỹ Năm 2010, sự cố nổ giàn khoan của hãng dầu khí BP, ngoài khơi bờ biển Louisiana, Mỹ, gây ra vụ tràn dầu Deepwater Horizon, theo New York Times. Thảm họa xảy ra khi giàn khoan di động nước sâu Horizon khoan dầu thô ở độ sâu 1. 500 m tại khu vực mỏ dầu khí Macondo Prospect. Khí thoát ra từ giếng dầu có áp suất rất cao, phát nổ khiến 11 người chết và 17 người khác bị thương. Giàn khoan bốc cháy và chìm xuống biển, gần 5 triệu thùng dầu tràn vào khu vực rộng lớn của vịnh Mexico, phá hủy các hệ sinh thái, ảnh hưởng đến ngành ngư nghiệp và du lịch của các quốc gia trong vùng. Đây là sự cố môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Vụ tràn dầu gây ảnh hưởng tới hơn 400 loài sinh vật sống tại vùng biển này. 5 năm sau thảm họa, theo Cơ quan Khí tượng Thủy văn Mỹ (NOAA), nồng độ dầu thô đo trong cá ở vùng Vịnh vẫn cao hơn mức bình thường, gây dị tật tim bẩm sinh ở cá, khiến chúng chết sớm. Theo NOAA, tác động lâu dài của vụ tràn dầu tới môi trường "nhiều hơn chúng ta tưởng". "Trong số 32 con cá heo được quan sát, nhiều con nhẹ cân, thiếu máu, mắc bệnh phổi và bệnh gan. Nồng độ hormone giúp giảm căng thẳng và điều tiết trao đổi chất cũng giảm một nửa". Cũng tại sông White, Mỹ, theo Herald Bulletin, tháng 12/1999, một vụ ô nhiễm xảy ra trên sông White, bang Indiana, Mỹ hủy hại đời sống thủy sinh kéo dài hơn 90km và giết chết 4, 6 triệu con cá, tương đương 187 tấn. Ngày 28/12, cơ quan môi trường địa phương cho biết họ truy ra nguồn gây ô nhiễm là nhà máy sản xuất đèn ôtô của tập đoàn Guide tại Anderson [6] Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2018 được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc lựa chọn là “Nước với Thiên nhiên” với mong muốn tìm kiếm
- 12 các giải pháp dựa vào tự nhiên để giải quyết, ứng phó kịp thời với những thách thức về nguồn nước. Một nghiên cứu quan trọng vừa được công bố cho thấy ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây chết người hàng đầu, hơn cả chiến tranh, bạo lực, thiên tai, đói nghèo và bệnh tật. Theo một nghiên cứu quy mô lớn được công bố trên tạp chí y tế The Lancet, trên toàn thế giới, cứ 6 ca chết yểu thì có 1 ca là do bệnh tiếp xúc với chất độc hại. Chi phí tài chính cho các vấn đề phúc lợi liên quan đến ô nhiễm cũng rất lớn, vào khoảng 4,6 nghìn tỷ USD mỗi năm, tương đương 6,2% nền kinh tế toàn cầu. "Đã có nhiều nghiên cứu về ô nhiễm, nhưng chúng chưa từng nhận được nguồn lực hay sự quan tâm như những nghiên cứu về AIDS hay biến đổi khí hậu", AP dẫn lời tác giả chính của nghiên cứu, nhà dịch tễ học Philip Landrigan của Trường Y Icahn thuộc bệnh viện Mount Sinai, New York. "Ô nhiễm là vấn đề rất lớn mà mọi người thường không để tâm bởi họ chỉ nhìn vào những khía cạnh nhỏ lẻ của nó", Landrigan nói. Theo các chuyên gia, số lượng 9 triệu ca tử vong sớm do ô nhiễm năm 2015 chỉ mang tính ước lệ, trên thực tế số người chết do ô nhiễm chắc chắn lớn hơn. Con số 9 triệu chưa chính thức này đã cao gấp 1,5 lần số người chết vì hút thuốc, gấp ba lần tổng số người chết vì AIDS, lao và sốt rét cộng lại, gấp 6 lần số người chết do tai nạn đường bộ, và 15 lần số người thiệt mạng trong chiến tranh hoặc các hình thức bạo lực khác, theo số liệu của tổ chức Đánh giá gánh nặng bệnh tật toàn cầu (Global Burden Disease). Theo kết quả nghiên cứu, người dân ở châu Á và châu Phi bị tác động nhiều nhất từ ô nhiễm môi trường, trong khi ở cấp quốc gia thì Ấn Độ đứng đầu danh sách [13] Các khu vực như châu Phi hạ Sahara thậm chí còn chưa thiết lập hệ thống theo dõi ô nhiễm không khí. Người ta không chú ý đến ô nhiễm đất, và
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 486 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 413 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 572 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 408 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 487 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 393 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 378 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 272 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 176 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương
73 p | 144 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 171 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 152 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 161 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 146 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 9 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 7 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 9 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 6 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn