Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại Farm Lochhof 26, Mösbach - Achern, Germany
lượt xem 7
download
Đề tài nghiên cứu tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nông nghiệp trên phạm vi khu vực Farm Lochhof 26, Mösbach - Achern, Germany và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường một cách khoa học và bền vững, kết hợp với việc bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại Farm Lochhof 26, Mösbach - Achern, Germany
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN PHƯƠNG HOA Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI NÔNG NGHIỆP TẠI FARM LOCHHOF 26, MÖSBACH - ACHERN, GERMAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên – 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN PHƯƠNG HOA Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI NÔNG NGHIỆP TẠI FARM LOCHHOF 26, MÖSBACH - ACHERN, GERMAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 – KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : TS TRẦN HẢI ĐĂNG Thái Nguyên – 2019
- i LỜI CẢM ƠN Thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”, thực hiện tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên sau giai đoạn học tập, nghiên cứu tại trường có điều kiện củng cố và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đây là giai đoạn không thể thiếu được đối với mỗi sinh viên của trường đại học nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên nói riêng. Với lòng kính trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo T.S TRẦN HẢI ĐĂNG đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Môi trường, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa đã truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong qúa trình học tập và rèn luyện tại trường, luôn luôn tận tâm và nhiệt huyết truyền đạt, dìu dắt để em có nền tảng tri thức vững chắc. Và em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trung tâm đào tạo và phát triển Quốc tế trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em có cơ hội đi thực tập tốt nghiệp tại đất nước Đức để em được trải nghiệm, học hỏi và tiếp thu những công nghệ tiên tiến, những kỹ năng thực tiễn bổ ích, trau dồi kiến thức và phát triển kinh nghiệm của bản thân. Do thời gian có hạn, năng lực còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp của em không thể tránh khỏi những thiết sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 29 tháng 01 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Phương Hoa
- ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 BVMT Bảo vệ Môi trường 2 BVTV Bảo vệ thực vật 3 CBS Cục thống kê Trung ương 4 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế 5 WB Ngân hàng Thế Giới
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2 1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4 2.1.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................... 4 2.1.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải nông nghiệp ................... 5 2.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 8 2.2. Hiện trạng rác thải trên Thế giới và Đức ................................................... 9 2.1.1. Hiện trạng rác thải trên Thế Giới ............................................................ 9 2.2.2. Hiện trạng rác thải ở Đức ...................................................................... 10 2.3. Biện pháp xử lý rác thải tại Đức .............................................................. 14 2.3.1.Phương pháp chôn lấp ............................................................................ 14 2.3.2. Phương pháp thiêu đốt .......................................................................... 15 2.3.3. Phương pháp ủ sinh học ........................................................................ 16 2.3.4. Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ ép kiện. .................................. 16 2.3.5. Phương pháp xử lý rác bằng công nghệ Hydromex.............................. 17 2.3.6. Phương pháp xử lý bằng công nghệ Seraphin. ..................................... 17 2.3.7. Xuất khẩu rác ........................................................................................ 18
- iv PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 19 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 19 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 20 3.4.1. Phương pháp kế thừa............................................................................. 20 3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát ............................................................. 20 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và viết báo cáo ........................... 21 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 22 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ....................................................... 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 22 4.2. Hiện trạng phát sinh rác thải nông nghiệp ............................................... 26 4.2.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải ............................................................... 26 4.2.2. Khối lượng rác thải phát sinh ................................................................ 27 4.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông nghiệp .............. 29 4.3.1. Hiện trạng thu gom và vận chuyển rác thải .......................................... 29 4.3.2. Hiện trạng xử lý rác thải........................................................................ 30 4.4. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp cải thiện việc quản lý rác thải nông nghiệp trên khu vực ......................................................................................... 33 4.4.1. Một số tồn tại trong quản lý rác thải tại farm ....................................... 33 4.4.2. Đề xuất giải phá cải thiện việc quản lý rác thải nông nghiệp ............... 34 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 37 5.1. Kết luận .................................................................................................... 37 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 39 PHỤ LỤC
- v DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Khí hậu trung bình 6 tháng cuối năm 2018 .................................... 24 Bảng 4.2: Khối lượng rác thải phân theo trang thiết bị phục vụ nông nghiệp 27 Bảng 4.3: Khối lượng rác thải nguy hại .......................................................... 27 Bảng 4.4: Lượng rác thải nông nghiệp phát sinh trong năm 2018 ................. 28 Bảng 4.5: Khối lượng rác thải thu gom và xử lý của trong qua các năm ....... 30 Bảng 4.6: Khối lượng rác thải thu gom và xử lý của trong trong năm 2018 ...... 31
- vi DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Bản đồ Đức ..................................................................................... 22 Hình 4.2: Khu vực Mösbach ........................................................................... 23 Hình 4.3: Biểu đồ phần trăm phát sinh chất thải nông nghiệp phát sinh ........ 28 Hình 4.4. Hộp chứa hóa chất bảo vệ thực vật ................................................. 29 Hình 4.5 Sơ đồ thu gom và vận chuyển rác thải ............................................. 30 Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện lượng rác thải được xử lý so với lượng rác thải phát sinh qua các năm ....................................................................... 31 Hình 4.7. Biểu đồ thể hiện lượng rác thải được xử lý so với lượng rác thải phát sinh các tháng trong năm 2018 ................................................. 32 Hình 4.8: Rác sau khi xử lý tại bãi tập kết và đưa đến nhà máy xử lý ........... 33
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, chất lượng cuộc sống nâng lên rõ rệt nhưng đồng thời cùng với sự phát triển của con người, kinh tế, xã hội,… là sự suy giảm về môi trường nghiêm trọng. Đức là một quốc gia phát triển với nền kinh tế chủ đạo là công nghiệp và dịch vụ, bên cạnh đó nông nghiệp cũng đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Đức có nền nông nghiệp hiện đại, là quốc gia dẫn đầu về nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong khoa học tự nhiên, kỹ thuật, và khoa học y tế, chúng cũng là một trong các lĩnh vực phát triển nhất tại Đức. Đức xếp hạng hai trong số các quốc gia sáng tạo nhất theo Chỉ số sáng tạo Bloomberg 2019. Không những chỉ có về nông nghiệp hiện đại, khoa học phát triển mà vấn đề môi trường ở Đức cũng được trú trọng và tiên phong, đặc biệt là công nghệ tiết kiệm, tái sử dụng nước, xử lý và tuần hoàn tái sử dụng nước từ nguồn nước thải công nghiệp, công nghệ tái chế rác và xử lý rác cũng rất hiện đại và tiên tiến,…Những kinh nghiệm quý giá này đáng để ta học tập, áp dụng. Trong công tác bảo vệ môi trường Đức phải nhắc tới một mảng rất quan trọng đó là việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải nông nghiệp. Rác thải nói chung hiện nay đang là một vấn đề rất cấp thiết được đặt ra. Việc xử lý rác thải ở Đức là một nền công nghệ hiện đại, phát triển đáng để các quốc gia học tập. Chính vì xuất phát từ thực tế trên tôi đã tham gia chương trình thực tập sinh tại Đức trong thời gian 6 tháng để tìm hiểu, học hỏi, tiếp thu và thực hiện nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng công tác thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp tại Farm Lochhof 26, Mösbach - Achern, Germany”. Từ đó học hỏi và áp dụng mô hình này vào thực trạng môi trường Việt Nam nói
- 2 chung và xử lý rác thải nông nghiệp nói riêng để đạt được những thành tựu to lớn, áp dụng rộng rãi, tiếp tục phát triển môi trường Việt Nam trong sạch và an toàn. 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Điều tra, đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nông nghiệp trên phạm vi khu vực Farm Lochhof 26, Mösbach - Achern, Germany và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường một cách khoa học và bền vững, kết hợp với việc bảo vệ môi trường góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội của khu vực Mösbach - Achern, Germany. - Thực trạng phát sinh rác thải nông nghiệp tại Farm Lochhof 26, Mösbach - Achern, Germany. - Hiện trạng công tác vận chuyển, thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp. - Đánh giá chung và đề xuất biện pháp. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Trong học tập và nghiên cứu khoa học - Đề tài sẽ là cầu nối giữa kiến thức học tập và thực tế, là cơ hội tiếp cận với thực tế và phương pháp quản lý môi trường ở Đức nói riêng và của nước ngoài nói chung để hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề. - Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu tham khảo. - Đề tài là cơ sở để lựa chọn, áp dụng các biện pháp quản lý rác thải nói chung và rác thải nông nghiệp nói riêng sao cho phù hợp, có chọn lọc ở Việt Nam mang lại hiệu quả cao.
- 3 * Trong thực tiễn: - Đánh giá được lượng rác thải nông nghiệp phát sinh, tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác trên phạm vi khu vực Mösbach - Achern - Đề xuất những biện pháp có tính khả thi nhằm tăng cường lượng rác thải nông nghiệp được thu gom, xử lý.
- 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Các khái niệm liên quan Rác: Là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người (Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2016)[5]. - Chất thải: Là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông. Chất thải là kim loại, hóa chất và từ các loại vật liệu khác (Nguyễn Xuân Nguyên, 2015)[3]. - Chất thải rắn: Là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. - Rác thải nông nghiệp: là loại rác thải được thải ra từ hoạt động nông nghiệp như các loại chai lọ thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, các loại túi nilon hoặc gói thuốc sau khi được sử dụng… Với chất thải nông nghiệp nguy hại là các hóa phẩm nông nghiệp không nhãn mác, các chai lọ bằng nhựa, thủy tinh hay kim loại hoặc những gói thuốc thậm chí cả những lọ thuốc bảo vệ thực vật vẫn chưa được sử dụng hết đã và đang được vứt bỏ không đúng cách đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng (Trương Thành Nam, 2014)[2].
- 5 - Tái chế chất thải: thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất của sản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra những sản phẩm mới. - Tái sử dụng chất thải: thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học. * Phế liệu: là sản phẩm, vật liệu bị loại trừ ra khỏi quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác[4]. *Quản lý rác thải nông nghiệp: là hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư, xây dựng cơ sở quản lý rác thải, thu gom, lưu trữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý rác thải nông nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường[4]. * Thu gom rác thải: là hoạt động tập hợp, phân loại, lưu giữ tạm thời rác thải tại nhiều điểm thu gom và cơ sở được cơ quan thẩm quyền chấp thuận. * Vận chuyển rác thải: là quá trình chuyên chở rác thải nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. * Xử lý rác thải: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong rác thải. 2.1.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần chất thải nông nghiệp 2.1.2.1.Nguồn gốc phát sinh Khối lượng rác thải nông nghiệp hiện nay tại Đức ngày càng tăng do các tác động của hoạt động sản xuất nông nghiệp, sự phát triển kinh tế - xã hội mà nhu cầu sử dụng tiêu dùng trong các thành phố và các vùng nông thôn đã có những thay đổi. Trong đó các nguồn phát sinh chất thải chủ yếu gồm: - Từ các khu dân cư (một hộ, nhiều hộ, khu vực, vùng…)
- 6 - Từ các nhà máy, packing (phụ phẩm, thải phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp,…) - Từ nông nghiệp ngoài farm (Vỏ bao, chai thuốc BVTV, cây, sản phẩm nông sản…) -Từ thương mại, dịch vụ (các cửa hàng, chợ…) - Từ các cơ quan, trường học (thông qua hoạt động tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp) Qua đánh giá tìm hiểu về nguồn phát sinh chất thải giúp cho chúng ta có những hiểu biết nhất định để từ đó có thể ứng dụng được các biện pháp khoa học kỹ thuật giúp giảm thiểu các tác động xấu của chất thải nông nghiệp tới môi trường sống. 2.1.2.2. Phân loại - Chất thải nông nghiệp bao gồm các vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật. - Chất thải nguy hại nông nghiệp là các hóa phẩm nông nghiệp không nhãn mác, các chai nhựa, thủy tinh hay kim loại hoặc những gói thuốc hay cả những lọ thuốc bảo vệ thực vật chưa sử dụng hết đã và đang được vứt bỏ không đúng cách đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. - Phân loại rác nông nghiệp theo thành phần 2.1.2.3. Tính chất Tính chất lý - hoá học của chất thải nông nghiệp khác nhau tuỳ thuộc vào từng khu vực, vùng miền, các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông thường thành phần của chất thải bao gồm các hợp phần sau: Chất thải thực phẩm, giấy, carton, chất dẻo, cao su, sản phẩm vườn, gỗ, thuỷ tinh, nhựa, kim loại, bụi, tro, gạch...
- 7 2.1.2.4 Ảnh hưởng của chất thải nông nghiệp tới môi trường và sức khỏe của cộng đồng Ảnh hưởng tới môi trường nước Chất thải nông nghiệp, đặc biệt là chất thải hữu cơ sẽ dễ dàng bị phân hủy trong môi trường nước. Tại các bãi rác nước rác sẽ được tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Các chất gây ô nhiễm môi tường tiềm tàng có trong nước rác gồm có: COD, N-NH3, BOD5, TOC (Carbon hữu cơ tổng cộng)…và lượng lớn các vi sinh vật, ngoài ra còn có các kim loại nặng khác gây ảnh hưởng lớn tới môi trường nước nếu như không được xử lý. Ảnh hưởng đến môi trường đất Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây, rau…) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35℃ và độ ẩm từ 70-80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm khác có tác động xấu tới môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. Ảnh hưởng đến môi trường không khí Trong đất các chất thải hữu cơ sẽ được các vi sinh vật phân hủy trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản như nước, CO2, CH4…Với một lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ làm cho các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hay không ô nhiễm nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở lên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất
- 8 ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống tầng nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này. Đối với rác không phân hủy được như cao su, nhựa…nếu không có giải pháp xử lý thích hợp thì chúng sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người - Thành phần trong chất thải rắn nông nghiệp rất phức tạp, trong đó có chứa các mầm bệnh từ dịch bệnh nông sản, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, các chất thải hữu cơ,… tạo điều kiện tốt cho ruồi, muỗi, chuột… sinh sản, lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, kí sinh trùng… tồn tại trong rác thải có thể gây bệnh cho người như: bệnh sốt rét, bệnh ngoài ra, thương hàn, tiêu chảy, giun sán… - Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người vận chuyển rác, nhất là khi gặp phải các chất thải nông nghiệp nguy hại như: Thuốc BVTV, trừ sâu… - Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực như gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người. Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng sẽ là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị. [4] 2.1.3 Cơ sở pháp lý - Quy chế kiểm soát chất thải Nông nghiệp số 377/2013, ngày 9 tháng 12 năm 2013. - Sổ tay (NEH), Phần 651, Sổ tay hiện trường quản lý chất thải nông nghiệp (AWMFH). - Quy chế Quản lý Chất thải Nông nghiệp (AWCR) tháng 7 năm 2015.
- 9 - Dịch vụ Bảo tồn Tài nguyên Thiên nhiên tháng 10 năm 2013. 2.2. Hiện trạng rác thải trên Thế giới và Đức 2.1.1. Hiện trạng rác thải trên Thế Giới Mỗi ngày, cả thế giới thải ra hơn 3,5 triệu tấn rác. Đây là một con số khá lớn và theo các nhà khoa học môi trường, con số này sẽ tăng gấp nhiều lần trong thời gian tới. Theo ước tính, vào cuối thế kỷ 21, lượng rác được thải ra mỗi ngày có thể lên đến 11 triệu tấn. Theo báo cáo tổng kết Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố vào ngày 21/9, mức rác thải toàn cầu đang tịnh tiến đến ngưỡng 3,4 tỉ tấn vào năm 2050, tăng mạnh so với con số khoảng 2 tỉ tấn vào năm 2016. Đáng chú ý, mức tăng rác thải nhiều nhất tập trung tại châu Á và châu Phi cận Sahara và phần lớn nguồn gốc rác thải là từ thành thị. WB cho biết, chất thải rắn nếu không được thu lượm và xử lý đúng quy cách sẽ góp phần gây ra lũ lụt, ô nhiễm môi trường và những vấn đề về sức khoẻ cộng đồng như các triệu chứng của bệnh về hô hấp, tiêu chảy và sốt xuất huyết. Do vậy, theo WB, tăng cường công tác quản lý chất thải rắn, đặc biệt tại các nước nghèo là “nhiệm vụ ưu tiên khẩn cấp”. Trên 90% rác thải ở các nước có thu nhập thấp được xả bừa bãi và không được xử lý vì những nước này thiếu các phương tiện tiêu huỷ và xử lý rác thải đúng quy chuẩn. - Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số và sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt của con người, lượng rác thải ngày một tăng, thành phần ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và sức khỏe con người. Theo thống kê của Viện Nông Nghiệp Môi trường Việt Nam, mỗi năm tại khu vực nông thôn ở nước ta phát sinh trên 13 triệu rác thải sinh hoạt, 1,3 triệu mét khối nước thải và có tới 7500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật… Các loại chất thải này hầu như là thải trực tiếp ra môi trường xung quanh và gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra,
- 10 hàng năm có khoảng 16700 trang trại chăn nuôi thải ra hàng chục triệu tấn các loại chất thải vào môi trường đất, nước, không khí. Bên cạnh đó còn có 5000 nhà máy chế biến nông, lâm nghiệp thải ra một lượng khí lỏng và chất thải rắn khổng lồ, điều này không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường mà còn tác động xấu đến sức khỏe và môi trường sống của con người[1]. 2.2.2. Hiện trạng rác thải ở Đức - Dân số ngày càng giàu có của Đức đã tạo ra lượng rác thải ngày càng tăng, dẫn đến những thay đổi trong mọi thứ từ lượng rác trung bình đến lượng rác tái chế. Thay vì hơn 95% chất thải rắn của Đức bị chôn vùi trong các bãi chôn rác, bị đốt cháy trong các hố lộ thiên hoặc để lại trong các bãi rác thải trong cả nước. Tái chế ở Đức được thực hiện một cách tối đa nhất, chính phủ quan tâm đặc biệt đến vấn đề tái chế sử dụng lại rác. - Năm 1950, Đức có khoảng 50.000 bãi chôn lấp rác. Đến năm 2016, con số này đã giảm xuống chỉ còn 300 và tất cả các bãi chôn lấp đều không chấp nhận rác chưa qua phân loại. Chính phủ Đức đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ xóa bỏ tất cả các bãi chôn lấp rác hiện có, đồng thời lên kế hoạch tái chế toàn bộ lượng rác thải và biến rác thải thành năng lượng. - Theo Cục Thống kê Trung ương Đức (CBS) việc sản xuất chất thải có liên quan đến hoạt động kinh tế của một quốc gia theo đó nó phản ánh các mô hình sản xuất và tiêu dùng; càng ngày càng phát triển đất nước thì càng có nhiều rác thải sản xuất. Theo CBS, lượng chất thải sản xuất ở Đức đã tăng từ 5,67 triệu tấn năm 2000 lên 6,76 triệu tấn vào năm 2017. Trong năm 2015, lượng rác thải sinh hoạt trên người ở Đức (1,67 kg/người) trung bình cao hơn ở hầu hết các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nơi có mức trung bình là 1,48 kg trên mỗi người một ngày[6]. - Thuốc trừ sâu nông nghiệp là các chất độc hại. Dữ liệu sơ bộ chỉ ra rằng vấn đề ô nhiễm thuốc trừ sâu lan rộng hơn suy nghĩ ban đầu, dư lượng
- 11 thuốc trừ sâu quá thường xuyên tìm đường vào thực phẩm, nước và đất với những mối liên quan đáng sợ. Các trường hợp bị ngộ độc thuốc trừ sâu được ghi lại trong các phòng cấp cứu của Đức mỗi năm và trong cả nước, dân số nông thôn và đô thị đôi khi phải chịu mức độ cao của thuốc trừ sâu do quá lạm dụng, cất giữ không đúng cách và đốt hoặc chôn lấp chất thải nông nghiệp. Hướng dẫn duy nhất trên nhãn của sản phẩm (tư vấn bao lâu, khi nào và ở đâu để phun). Trong khuôn khổ của một uỷ ban liên ngành về sử dụng thuốc trừ sâu, Bộ Môi trường Đức hiện đang làm việc để cải thiện hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu. Một bước tiến quan trọng trong công tác phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước là việc ban hành các quy định, năm 1991 cấm sử dụng các chất sinh học và hoá học trên không cho các mục đích nông nghiệp gần nguồn nước. Một quy định khác của năm 1991 cấm việc đổ hay rửa thiết bị sử dụng thuốc trừ sâu vào nguồn nước trực tiếp hoặc gián tiếp. - Dư lượng thuốc trừ sâu trong các sản phẩm nông nghiệp dành cho xuất khẩu thường xuyên do Cục Bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp Thiếu nhân lực và ngân sách ngăn ngừa việc kiểm tra thường xuyên các sản phẩm được chỉ định để tiêu thụ tại địa phương; kết quả là một phần của sản phẩm đạt đến thị trường địa phương được biết là vượt quá mức cho phép đối với dư lượng thuốc trừ sâu. Nhiều công nhân, nông nghiệp chỉ đơn giản không tuân thủ số lượng khuyến cáo cũng không phải là ngày cuối cùng để sử dụng trước khi thu hoạch được đặt ra trên nhãn. Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu bắt đầu với việc xử lý, sử dụng và lưu trữ không đúng cách và tiếp tục đến giai đoạn cuối cùng của việc xử lý. Tất cả các địa điểm cất giữ thuốc trừ sâu ở nông thôn đều được giám sát bởi các thanh tra viên của Phòng Theo dõi Chất độc. Chỉ riêng năm 2015, các thanh tra viên đã đến thăm hàng trăm kho thuốc trừ sâu để kiểm tra sự tuân thủ các hướng dẫn về môi trường. Nhưng ở đây, tiến bộ chỉ mới bắt đầu. Nhận thức của người nông dân
- 12 thấp đến mức một số nông dân được tìm thấy để lưu giữ thuốc trừ sâu tại các trạm bơm nước - Các thùng chứa thuốc trừ sâu rỗng trở thành một nguy cơ nghiêm trọng. Các thùng chứa thuốc trừ sâu rỗng bị bỏ đi trên khắp đất nước trong các cánh đồng, đường xá, gần giếng khoan, dọc bờ sông và kênh nước, gần các cửa hàng tưới tiêu, sân bãi và các địa điểm xử lý chất thải đã được phê duyệt và không được chấp thuận. Mặc dù các hướng dẫn về nhãn hiệu hiện đang cho phép xử lý bao bì bằng cách chôn lấp hoặc thiêu hủy, sự hợp tác giữa các Bộ Môi trường, Lao động và Nông nghiệp đang bắt đầu có hiệu quả. Tùy chọn chôn lấp hoặc đốt đã dần dần biến mất khỏi nhãn chỉ dẫn và Bộ Lao động đã bắt đầu sửa đổi để cấm các hướng dẫn nhãn đó. - Các nguồn rác thải nông nghiệp rất nhiều và đa dạng. Phân chuồng, gia súc, xác và xả rác, rác sân vườn, chất dẻo và dư lượng cây trồng đều là chất thải nông nghiệp. Mặc dù tất cả chúng đều là nguồn nước ngầm, không khí, cảnh quan và thiên nhiên, chúng có thể được biến thành các sản phẩm có lợi cho môi trường và tiết kiệm về mặt kinh tế do các hệ thống thu gom, vận chuyển, đầm và xử lý chất thải khu vực được thiết lập. Trong thời gian tạm thời, việc thu thập, vận chuyển và quy định chôn cất tại các địa điểm được chấp thuận sẽ được khuyến khích. Một nỗ lực cũng đang được thực hiện để sửa đổi các quy định về chất thải lò mổ hiện đang cho phép đốt cháy không được kiểm soát và chôn lấp. Chất thải từ rác thải được sản xuất trong khu vực nông thôn, bao gồm chải, lá, cỏ cắt và thân cây nhỏ, tạo ra cơ hội bổ sung. Nghiên cứu về sử dụng thay thế như rơm cho chăn gia súc, phân và phân bón hiện đang trong chương trình nghị sự. Hầu hết các hứa hẹn cho việc sử dụng ngay lập tức là che phủ bảo vệ rễ cây mới trồng vì khả năng tiết kiệm nước của nó (khoảng 50%), tiết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 489 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 414 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 576 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 410 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 490 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 394 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 383 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 273 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 180 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương
73 p | 146 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 172 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 154 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 162 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 148 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 10 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 9 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 12 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 7 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn