Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Huaphan, tỉnh Huaphan - Lào
lượt xem 14
download
Đề tài "Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Huaphan, tỉnh Huaphan - Lào" nghiên cứu nhằm xác định được hiện trạng phát sinh thải rắn y tế tại bệnh viện Hua Phan; đánh giá đƣợc hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện. - Đề xuất các biện pháp nằm nâng cao các công tác quản lý chất thải rắn y tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Huaphan, tỉnh Huaphan - Lào
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƢỜNG Xulay Phonevilai ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN HUAPHAN, TỈNH HUAPHAN - LÀO Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy Ngành: Khoa học môi trƣờng (Chƣơng trình đào tạo chuẩn) Hà Nội - 2021
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƢỜNG Xulay Phonevilai ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN HUAPHAN, TỈNH HUAPHAN - LÀO Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy Ngành: Khoa học môi trƣờng (Chƣơng trình đào tạo chuẩn) Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Đào Văn Hiền Hà Nội - 2021
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài khóa luận “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Huaphan , tỉnh Huaphan - Lào” tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại Việt Nam và Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học quốc gia Hà Nội, tôi đã nhận đƣợc sự giảng dạy giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Khoa Môi trƣờng, đặc biệt là các thầy cô giáo trong Bộ môn quản lý môi trƣờng và bạn bè ngƣời Việt Nam. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Đào Văn Hiền, giảng viên Bộ môn Quản lý môi trƣờng đã hƣớng dẫn tôi tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.Tôi xin chân thành cảm ơn tới bệnh viên Huaphan đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã là điểm tựa vững chắc để tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Hà Nội, tháng 6 năm 2021 Sinh viên thực hiện Xulay Phonevilai
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxy sinh hóa BVMT Bảo về môi tƣờng BYT Bộ y tế BV Bệnh viện CTSH Chất thải sinh hoạt CTYT Chất thải y tế CTRYT Chất thải rắn y tế CTRYTNH Chất thải rắn y tế nguy hại COD Nhu cầu oxy hóa học NVYT Nhân viên y tế QLMT Quản lý môi trƣờng CKL Chuyên khoa lao ĐTTC & GMHS Điều trị tích cực và gây mê hồi sức CLS Cận lâm sàng DS, BS Dƣợc sĩ, bác sĩ ĐD, NHS, KTV Điều dƣỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên ĐVT Đơn vị tính
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 2 1.1. Tổng quan về chất thải rắn y tế và tác động của chất thải y tế .................. 2 1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn y tế ................................................................ 2 1.1.2. Phân loại chất thải y tế ............................................................................ 2 1.1.2.1. Chất thải lây nhiễm: ............................................................................. 2 1.1.2.2. Chất thải hóa học nguy hại: ................................................................. 3 1.1.2.3. Chất thải phóng xạ: .............................................................................. 4 1.1.2.4. Bình chứa áp suất:................................................................................ 5 1.1.2.5. Chất thải thông thƣờng: ....................................................................... 5 1.1.3. Tác động của chất thải y tế đến môi trƣờng và con ngƣời ..................... 5 1.1.3.1. Tác động của CTRYT đến các thành phần môi trƣờng ....................... 5 1.1.3.2. Tác động của CTYT đến sức khỏe con ngƣời ..................................... 7 1.1.4. Quản lý CTRYT...................................................................................... 8 1.1.4.1. Giảm thiểu tại nguồn............................................................................ 9 1.1.4.2. Quản lý và kiểm soát ở bệnh viện........................................................ 9 1.1.4.3. Quản lý kho hóa chất, dƣợc chất ......................................................... 9 1.1.4.4. Thu gom, phân loại và vận chuyển .................................................... 10 1. 2. Các quy định quản lý và xử lý chất thải y tế của Lào ............................. 11 1.2.1. Hệ thống văn bản quản lý tại Lào ......................................................... 11 1.2.2. Quy định về quản lý chất thải bệnh viện của Bộ Y Tế Lào .................. 13 1.2.2.1. Khái niệm quản lý CTYT .................................................................. 13 1.2.2.2. Quy định phân loại, thu gom, vận chuyển, lƣu giữ, xử lý CTRYT ... 13 1.2.2.3. Quy định tiêu chuẩn các dụng cụ bao bì đựng và vận chuyển CTRYT ......................................................................................................................... 14 1.3. Tổng quan về bệnh viện Hua Phan .......................................................... 14 1.3.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 14 1.3.2. Cách thức hoạt động và cơ cấu phòng ban ........................................... 15 1.3.2.1. Cách thức hoạt động .......................................................................... 15 1.3.2.2. Cơ cấu phòng ban .............................................................................. 16 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 19 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 19 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................... 19
- 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 19 2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 19 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 19 2.3.1. Phƣơng pháp thu thập, tổng hợp tài liệu ............................................... 19 2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát thực tế ............................................................... 19 2.3.3. Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn ......................................................... 20 2.3.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 20 2.3.5. Phƣơng pháp đánh giá tổng hợp ........................................................... 20 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 21 3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn y tế ..................................................... 21 3.1.1. Nguồn và khối lƣợng phát sinh ............................................................. 21 3.1.2. Thành phần chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hua Phan ........................ 22 3.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế ........................................................ 23 3.2.1. Tuân thủ quy định quản lý chất thải rắn y tế ........................................ 23 3.2.1.1. Nhân lực quản lý chất thải y tế .......................................................... 23 3.2.1.2. Thực trạng tuân thủ quy định về quản lý chất thải rắn y tế ............... 24 3.2.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về việc thực hiện quy chế quản lý CTRYT của nhân viên y tế ................................................................... 26 3.2.2.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu......................................................... 26 3.2.2.2. Kiến thức về thực hiện quy chế quản lý CTRYT .............................. 28 3.2.2.4. Thực hành của NVYT về phân loại, thu gom, vận chuyển và lƣu giữ CTRYT............................................................................................................ 32 3.2.2.5. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về thực hiện quy chế quản lý CTRYT .............................................................................. 34 a. Yếu tố liên quan đến kiến thức về thực hiện quy chế quản lý CTRYT ...... 34 b. Yếu tố liên quan đến thực hành về thực hiện quy chế quản lý CTRYT ..... 37 3.3. Đánh giá công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện Hua Phan ................... 39 3.3.1. Đánh giá sự tuân thủ quy trình quản lý CTRYT .................................. 39 3.3.2. Đánh giá hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển, lƣu giữ và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hua Phan ....................................................... 40 3.4. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Hua Phan ....................................................................................... 42 3.4.1. Hoàn thiện công tác quản lý hành chính đối với chất thải y tế ............. 42 3.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện .................................................................................................................. 42
- 3.4.3. Giải pháp xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hua Phan ................... 47 3.4.4. Giải pháp giáo dục truyền thông ........................................................... 47 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 50 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 52 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 54
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.Trình độ của các cán bộ nhân viên bác sỹ tại bệnh viện Huaphan ......... 18 Bảng 4. Khối lƣợng phát sinh CTRYT tại các khối làm việc ............................. 21 Bảng 2. Phân bố nhân lực quản lý chất thải y tế ................................................. 24 Bảng 3. Nhân viên thu gom, vận chuyển chất thải y tế ...................................... 24 Bảng 5.Thực trạng tuân thủ quy định về dụng cụ, phƣơng tiện đựng, vận chuyển ............................................................................................................................. 25 Bảng 6. Thực trạng tuân thủ quy định phân loại, thu gom, vận chuyển , lƣu giữ, xử lý CTRYT....................................................................................................... 25 Bảng 7. Phân bố giới của đối tƣợng nghiên cứu ................................................. 26 Bảng 8. Phân bố tuổi của đối tƣợng nghiên cứu ................................................. 26 Bảng 9. Phân bố năm công tác của đối tƣợng nghiên cứu .................................. 27 Bảng 10. Nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu ............................................... 27 Bảng 11. Số lần tập huấn của đối tƣợng nghiên cứu .......................................... 28 Bảng 12. Kiến thức chung về thực hiện quy chế quản lý CTRYT ..................... 29 Bảng 13. Kiến thức chung về chất thải y tế ........................................................ 29 Bảng 14. Kiến thức về phân loại CTRYT ........................................................... 30 Bảng 15. Kiến thức về thu gom CTRYT ............................................................ 30 Bảng 16. Kiến thức về xử lý ban đầu CTRYT .................................................... 30 Bảng 17. Kiến thức về lƣu giữ và vận chuyển CTRYT ...................................... 31 Bảng 18. Thái độ của NVYT đối với công tác quản lý CTRYT ........................ 31 Bảng 19. Thực hành chung về quản lý CTRYT ................................................. 32 Bảng 20. Thực hành về phân loại, thu gom CTRYT .......................................... 33 Bảng 21. Thực hành về vận chuyển CTRYT ...................................................... 33 Bảng 22. Mối liên quan giữa kiến thức và giới về quản lý CTRYT ................... 34 Bảng 23. Mối liên quan giữa kiến thức và tuổi về quản lý CTRYT ................... 35 Bảng 24. Mối liên quan giữa kiến thức và số năm công tác về quản lý CTRYT 35
- Bảng 25. Mối liên quan giữa kiến thức và chuyên môn về quản lý CTRYT ..... 36 Bảng 26. Mối liên quan giữa kiến thức và số lần tập huấn về quản lý CTRYT . 36 Bảng 27. Mối liên quan giữa thực hành và giới về quản lý CTRYT .................. 37 Bảng 28. Mối liên quan giữa thực hành và tuổi về quản lý CTRYT .................. 37 Bảng 29. Mối liên quan giữa thực hành và số năm công tác về quản lý CTRYT ............................................................................................................................. 38 Bảng 30. Mối liên quan giữa thực hành và chuyên môn về quản lý CTRYT. ... 38 Bảng 31. Mối liên quan giữa thực hành và số lần tập huấn về quản lý CTRYT 39 DANH MỤC HÌNH Hình 1.Sơ đồ quy trình thu gom xử lý chất thải y tế tại Lào .............................. 12 Hình 2.Sơ đồ vị trí huyện Xam Neue – Nơi đặt bệnh viện tỉnh HuaPhan .......... 15 Hình 3.Sơ đồ tổ chức các phòng ban bệnh viện Huaphan .................................. 17 Hình 4. Sơ đồ quản lý CTRYT tại bệnh viện Hua Phan ..................................... 40 Hình 5.Phân loại CTRYT phát sinh trực tiếp trong quá trình khám chữa bệnh . 55 Hình 6. Lối vận chuyển CTRYT tại bệnh viện ................................................... 55 Hình 7. Phƣơng tiện vận chuyển CTRYT tại bệnh viện ..................................... 56 Hình 8. Nhà lƣu giữ CTRYT tại bệnh viện ......................................................... 56 Hình 9. Một số hình ảnh khi phỏng vấn tại các khoa của bệnh viện Huaphan ... 58
- MỞ ĐẦU Trong những thập kỷ vừa qua, mối quan tâm của cộng đồng về vấn đề quản lý chất thải y tế đặc biệt là chất thải rắn y tế trên toàn cầu đã gia tăng. Theo các nghiên cứu, chất thải rắn y tế là một trong những loại chất thải đặc biệt vì nó tiềm ẩn những rủi ro rất lớn cho sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên. Có xấp xỉ 15-25% (theo khối lƣợng) chất thải y tế là những loại có khả năng truyền nhiễm. Vì thế, việc quản lý chất thải không đúng cách có thể dẫn tới việc ô nhiễm và hủy hoại môi trƣờng, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe con ngƣời. Trên thực tế, việc quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện có sự khác nhau dựa trên điều kiện cụ thể của từng cơ sở. Nhƣng nhìn chung, các vấn đề gặp phải trong việc quản lý chất thải y tế tại tất cả các bệnh viện đều tƣơng tự nhau từ các khâu phân loại, thu gom, đóng gói, lƣu trữ, vận chuyển và xử lý. Hầu hết các bệnh viện ở Lào đều xây dựng từ lâu, trong quy hoạch không có hệ thống xử lý chất thải hoặc nếu có cũng không phù hợp và hoạt động kém hiệu quả. Các điểm tập trung chất thải đều nằm trong khuôn viên bệnh viện, không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Bên cạnh đó nhận thức về quá trình xử lý chất thải của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Bộ Y tế Lào còn chƣa cao. Công tác quản lý và xử lý chất thải y tế của các bệnh viện còn kém hiệu quả và không an toàn. Bệnh viện Hua Phan nằm tại khu vực trung tâm tỉnh Hua Phan, Lào. Đây là một bệnh viện lớn nhất tỉnh. Số lƣợng ngƣời dân đến thăm khám và điều trị nội trú tại bệnh viện rất đông dẫn đến lƣợng chất thải y tế rất lớn. Vì vậy, việc quản lý chất thải tại bệnh viện, đặc biệt là chất thải rắn y tế đang là một vấn đề cần thiết. Chính vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài khóa luận “Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh việnHua Phan , tỉnh Hua Phan , Lào” với mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau: - Xác định đƣợc hiện trạng phát sinh thải rắn y tế tại bệnh viện Hua Phan. - Đánh giá đƣợc hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện. - Đề xuất các biện pháp nằm nâng cao các công tác quản lý chất thải rắn y tế. 1
- CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về chất thải rắn y tế và tác động của chất thải y tế 1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn y tế - Chất thải y tế (CTYT): là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. CTYT có thể ở dạng rắn, lỏng và dạng khí. - CTYT nguy hại: CTYT chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con ngƣời, môi trƣờng nhƣ dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không đƣợc tiêu hủy an toàn. - Quản lý CTYT: là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lƣu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy CTYT và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. - Quản lý CTYT: là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom,vận chuyển, lƣu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy CTYT và kiểm tra, giám sát việc thực hiện [6]. 1.1.2. Phân loại chất thải y tế Thuật ngữ “chất thải y tế” có thể bao gồm một loạt các sản phẩm phụ khác nhau của ngành y tế. Định nghĩa rộng nhất có thể bao gồm giấy văn phòng và rác thải bệnh viện. Danh sách dƣới đây thể hiện các loại chất thải phổ biến nhất đƣợc xác định bởi Tổ chức y tế thế giới (WHO): 1.1.2.1. Chất thải lây nhiễm: - Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây chuyền, lƣỡi dao mỗ, đinh mổ, cƣa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế. 2
- - Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly. - Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm nhƣ: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm. - Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể ngƣời; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm. 1.1.2.2. Chất thải hóa học nguy hại: Chất thải hóa học bao gồm các hóa chất có thể không gây nguy hại nhƣ đƣờng, axit béo, axit amin, một số loại muối… và hóa chất nguy hại nhƣ Formaldehit, hóa chất quang học, các dung môi, hóa chất dùng để tiệt khuẩn y tế và dung dịch làm sạch, khử khuẩn, các hóa chất dùng trong tẩy uế, thanh trùng… Chất thải hóa học nguy hại gồm: - Dƣợc phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng. - Formaldehit: Đây là hóa chất thƣờng đƣợc sử dụng trong bệnh viện, nó đƣợc sử dụng để làm vệ sinh, khử khuẩn dụng cụ, bảo quản bệnh phẩm hoặc khử khuẩn các chất thải lỏng nhiễm khuẩn. Nó đƣợc sử dụng trong các khoa giải phẫu bệnh, lọc máu, ƣớp xác… - Các chất quang hóa: Các dung dịch dùng để cố định phim trong khoa Xquang. - Các dung môi: Các dung môi dùng trong cơ sở y tế gồm các hợp chất của halogen nhƣ metyl clorit, chloroform, các thuốc mê bốc hơi nhƣ halothane; các hợp chất không chứa halogen nhƣ xylene, axeton, etyl axetat… - Các chất hoá học hỗn hợp: Bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn nhƣ phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh… 3
- - Chất gây độc tế bào: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ ngƣời bệnh đƣợc điều trị bằng hóa trị liệu. - Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). 1.1.2.3. Chất thải phóng xạ: Chất thải phóng xạ là chất thải chứa vật liệu phóng xạ. Chất thải phóng xạ thƣờng là sản phẩm phụ của việc sản xuất năng lƣợng hạt nhân, việc sử dụng phản ứng phân hạch hay công nghệ hạt nhân trong những ngành khác nhƣ nghiên cứu và y dƣợc. Chất thải phóng xạ rất nguy hiểm với tất cả sinh vật và môi trƣờng, và đƣợc kiểm soát bởi các cơ quan chính phủ nhằm bảo vệ sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên. Chất phóng xạ phân rã dần theo thời gian nên chất thải phóng xạ cần phải đƣợc cô lập và chứa trong các cơ sở xử lý phù hợp trong thời gian đủ dài cho đến khi hết nguy hiểm. Khoảng thời gian đó phụ thuộc vào loại chất thải và các đồng vị phóng xạ. Hiện nay, những phƣơng pháp quản lý chất thải phóng xạ là cách ly và trữ chất thải ngắn hạn, trữ gần bề mặt cho chất thải cấp thấp và một số chất thải trung gian, và chôn sâu hay phân chia / chuyển hóa đối với chất thải cấp cao. - Chất thải phóng xạ rắn bao gồm: Các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chuẩn đoán, điều trị nhƣ ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ… - Chất thải phóng xạ lỏng bao gồm: Dung dịch có chứa chất phóng xạ phát sinh trong quá trình chuẩn đoán, điều trị nhƣ nƣớc tiểu của ngƣời bệnh, các chất bài tiết, nƣớc súc rửa các dụng cụ có chất phóng xạ… - Chất thải phóng xạ khí bao gồm: Các chất khí thoát ra từ kho chứa chất phóng xạ… 4
- 1.1.2.4. Bình chứa áp suất: Nhóm này bao gồm các bình chứa khí nén có áp suất nhƣ bình đựng oxy, CO2, bình gas, bình khí dung, các bình chứa khí sử dụng một lần… Đa số các bình chứa khí nén này thƣờng dễ nổ, dễ cháy nguy cơ tai nạn cao nếu không đƣợc tiêu hủy đúng cách. 1.1.2.5. Chất thải thông thường: Chất thải thông thƣờng là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ bao gồm: - Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ buồng bệnh cách ly) - Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế nhƣ các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xƣơng kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại. - Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim. - Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu ngoại cảnh. 1.1.3. Tác động của chất thải y tế đến môi trƣờng và con ngƣời 1.1.3.1. Tác động của CTRYT đến các thành phần môi trường Bất kỳ một loại chất thải nào cũng có những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các thành phần môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời, trong đó CTRYT đặc biệt là rác thải nguy hại có ảnh hƣởng không nhỏ đến môi trƣờng và sức khỏe của ngƣời dân. Do quá trình đô thị hóa, hầu hết các BV nằm xen lẫn với các khu dân cƣ, việc đốt rác, chôn lấp rác thải y tế không hợp vệ sinh thƣờng làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trƣờng, chỉ có một số ít BV lớn trong cả nƣớc làm tốt công tác quản lý nhƣng cũng chỉ hoàn thành tốt ở khâu phân loại, thu gom, còn vấn đề xử lý vẫn là một dấu hỏi lớn. 5
- Tại Lào, hệ thống xử lý CTYT hoạt động hiệu quả thấp. Rác thải y tế, nhất là rác thải nguy hại là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, vi rút gây bệnh, sẽ rất nguy hiểm nếu phát tán ra môi trƣờng. Chúng có thể gây nhiễm độc hoặc lây truyền các bệnh nhiễm trùng cho ngƣời tiếp xúc với chất thải. Đối tƣợng có nguy cơ nhiễm cao nhất trong nhóm này chính là những ngƣời trực tiếp phân loại, thu gom và xử lý chất thải. Tác động đến môi trƣờng nƣớc: Rác sinh hoạt, nếu rác hữu cơ trong môi trƣờng nƣớc nó sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Phần nổi lên mặt nƣớc sẽ có quá trình hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian cuối cùng là khoáng chất và nƣớc. Phần chìm trong nƣớc sẽ có quá trình phân giải yếm khí tạo ra các hợp chất trung gian và các sản phẩm cuối cùng CH4, H2S, H2O, CO2 có nguy cơ gây ô nhiễm nƣớc, làm nƣớc có mùi khó chịu, tăng độc tính. Ngoài ra, rác sinh hoạt còn chứa một lƣợng lớn các vi sinh vật và vi trùng gây ô nhiễm nguồn nƣớc. Đối với CTYT nguy hại thì nghiêm trọng hơn vì đặc tính chứa nhiều mầm bệnh và các hóa chất độc hại nếu không quản lý tốt khi vào nguồn nƣớc sẽ gây ra những tác động cực kỳ nghiêm trọng. Các loại chất độc hại lan truyền vào nguồn nƣớc làm suy giảm chất lƣợng nƣớc mặt, nếu xâm nhập vào nƣớc ngầm sẽ rất khó khăn đối với việc quản lý tài nguyên nƣớc. Bên cạnh đó, nếu nơi tập trung không có mái che, nhà lƣu giữ rác không có nền đảm bảo vệ sinh thì nƣớc mƣa sẽ hòa tan, vận chuyển các chất đi xa gây ô nhiễm nƣớc, ô nhiễm đất. Tác động đến môi trƣờng đất: Các mầm bệnh, ký sinh trùng, hóa chất độc hại trong rác thải y tế nếu xử lý chôn lấp không hợp vệ sinh gây ô nhiễm đất, suy thoái đất, làm cho đất không canh tác đƣợc và gián tiếp ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời thông qua nguồn nƣớc, các sản phẩm nuôi trồng. Nếu rác thải hữu cơ đƣợc phân hủy trong môi trƣờng đất, nó cũng có thể là nguồn cung cấp dinh dƣỡng nhƣng nếu lƣợng rác quá lớn thì đất sẽ thành nơi chứa rác. 6
- Tác động đến môi trƣờng không khí: Các loại mầm bệnh, ký sinh trùng, vi khuẩn trong rác có thể phát tán trong không khí, lan truyền bệnh cho con ngƣời và động vật. Mặt khác quá trình phân giải rác thải tạo ra nhiều mùi hôi thối, khó chịu. Chất thải phóng xạ còn phát ra các loại tia phóng xạ ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời nếu không đƣợc quản lý tốt. Khí thải thoát ra từ quá trình đốt CTRYT nguy hại ở một số lò đốt trong các cơ sở y tế không đảm bảo tiêu chuẩn gây ảnh hƣởng đến không khí nhiều nhất. Khí thải này gây ra nhiều khói bụi và mùi hôi ảnh hƣởng nhiều đến môi trƣờng sống xung quanh, trong số đó có các chất đặc biệt nguy hiểm nhƣ Furan, Dioxin. 1.1.3.2. Tác động của CTYT đến sức khỏe con người - Tác động trực tiếp đến sức khỏe: CTYT là môi trƣờng có khả năng chứa đựng các loại vi sinh vật gây bệnh, các chất độc hại nhƣ hóa chất, chất gây độc tế bào, chất phóng xạ… Các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh các chất thải BV có ảnh hƣởng lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, công đồng dân cƣ nếu CTYT không đƣợc quản lý đúng cách. Các tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể con ngƣời qua các đƣờng: vết da bị xây xát hoặc bị thƣơng, đƣờng hô hấp… Ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe con ngƣời đó là thông qua hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý rác thải y tế trong các BV, cơ sở y tế. Tất cả những ngƣời phơi nhiễm với rác thải đều có nguy cơ bị mắc bệnh: bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính BV, bệnh nhân, ngƣời nhà bệnh nhân và khách thăm bệnh nhân, ngƣời làm trong các cơ sở lƣu giữ, xử lý chất thải, với các mức độ khác nhau tùy theo từng loại CTYT. Đối với các nhân viên y tế chịu trách nhiệm tiếp xúc và xử lý loại chất thải gây độc gen, mức độ ảnh hƣởng của những mối nguy cơ bị chi phối bởi sự kết hợp giữa bản chất của chất độc và phạm vi, khoảng thời gian tiếp xúc với chất độc đó. Quá trình tiếp xúc với các chất độc trong công tác y tế có thể xảy ra trong lúc chuẩn bị hoặc trong quá trình điều trị bằng các thuốc đặc biệt hoặc 7
- bằng hóa trị liệu. Những phƣơng thức tiếp xúc chính là hít phải dạng bụi hoặc dạng phun sƣơng qua đƣờng hô hấp; hấp thụ qua da; qua đƣờng tiêu hóa do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc, hóa chất hoặc chất bẩn có tính độc. Việc nhiễm độc qua đƣờng tiêu hóa là kết quả của những thói quen xấu chẳng hạn nhƣ dùng miệng để hút ống pipet trong khi định lƣợng dung dịch. Mối nguy hiểm cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các loại dịch thể và các chất bài tiết của những bệnh nhân đang đƣợc điều trị bằng hóa trị liệu. - Tác động gián tiếp đến sức khỏe: Do ô nhiễm môi trƣờng hoặc tiếp xúc với các tác nhân trung gian nhƣ ruồi, muỗi, chuột hoặc ô nhiêm môi trƣờng không khí do phát sinh mùi hôi thối khó chịu. Tƣơng tự đối với nƣớc thải, nƣớc thải BV không đƣợc xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh cũng sẽ là nguồn phát tán các mầm bệnh vào các nguồn nƣớc (nƣớc mặt, nƣớc ngầm). Các nguy cơ gây bệnh của CTYT là các bệnh về đƣờng tiêu hóa do vi khuẩn tả, lỵ, thƣơng hàn, nhiễm khuẩn hô hấp do lao, phế cầu khuẩn, nhiễm khuẩn da, bệnh do trực khuẩn than, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan A, B, C…Một trong những ảnh hƣởng gián tiếp đến sức khỏe con ngƣời đó là ăn phải các thực phẩm, nông sản đƣợc trồng trên đất ô nhiễm, nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm bị nhiễm khuẩn. - Ảnh hƣởng của CTYT đến sức khỏe cộng đồng: + Các nguy cơ về mặt y tế công cộng: HIV/AIDS,Viêm gan B và C, các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng ruột, các bệnh nhiễm khuẩn đƣờng hô hấp,viêm nhiễm qua truyền máu, viêm nhiễm da, ảnh hƣởng phóng xạ. + Gây phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh đến cộng đồng: Các mầm bệnh và hóa chất gây độc hại đi vào môi trƣờng đất, nƣớc, không khí nếu không đƣợc quản lý tốt. 1.1.4. Quản lý CTRYT 8
- Quản lý chất thải y tế bắt đầu ngay từ quá trình sinh ra chất thải đến quá trình xử lý và khâu cuối cùng là thải bỏ chất thải. Khi phát sinh chất thải, chúng ta nghĩ đến các biện pháp để giảm lƣợng phát thải chất thải nguy hại nhất. Sau xử lý, lƣợng chất thải thực sự phải thải bỏ cuối cùng cần đƣợc giải quyết để đảm bảo vệ sinh và an toàn. 1.1.4.1. Giảm thiểu tại nguồn Phƣơng pháp làm giảm thiểu chất thải hiện tại đang đƣợc áp dụng là các hoạt động tái sinh, tái chế cũng nhƣ giảm thiểu tại nguồn. Giảm thiểu tại nguồn là giảm về số lƣợng hoặc độc tính của bất kỳ một chất thải y tế nào đi vào dòng chất thải trƣớc khi tái sinh, xử lý hoặc đƣa vào môi trƣờng. Những cải tiến căn bản trong giảm thiểu tại nguồn là: Chọn nhà cung cấp hậu cần cho bệnh viện mà sản phẩm của họ ít phế thải hay giảm lƣợng CTRYT nguy hại phải xử lý đặc biệt. Sử dụng các biện pháp khử trùng tẩy uế cơ lý học nhiều hơn các biện pháp hóa học sẽ giảm thiểu chất thải nguy hại. Giảm thiểu chất thải, nhất là trong công tác phân loại và khử trùng tẩy uế. 1.1.4.2. Quản lý và kiểm soát ở bệnh viện Việc quản lý và kiểm soát chất thải ở bệnh viện đƣợc thực hiện nhƣ sau: Tập trung quản lý thống nhất các loại thuốc, hóa chất nguy hại. Giám sát sự luân chuyển lƣu hành hóa chất, dƣợc chất ngay từ khâu nhận, nhập kho, sử dụng và tiêu hủy thải bỏ. 1.1.4.3. Quản lý kho hóa chất, dược chất Việc quản lý kho hóa chất và những dƣợc phẩm cụ thể là : Thƣờng xuyên nhập hàng từng lƣợng nhỏ hơn là nhập quá nhiều một đợt dễ dẫn tới thừa hay quá hạn. Sử dụng các lô hàng cũ trƣớc, hàng mới dùng sau. 9
- Sử dụng toàn bộ thuốc, dƣợc chất vật tƣ trong đợt, rồi mới chuyển sang đợt mới. Thƣờng xuyên kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc, dƣợc chất, vật tƣ tiêu hao ngay từ khi nhập hàng cũng nhƣ trong quá trình sử dụng 1.1.4.4. Thu gom, phân loại và vận chuyển Tách – Phân loại: Điểm chủ yếu của biện pháp này là phân loại và tách ngay từ đầu một cách chính xác chất thải y tế nguy hại và chất thải rắn thông thƣờng. Việc tách và phân loại chính xác chất thải y tế tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tiếp theo nhƣ quá trình vận chuyển và lƣu giữ tại bệnh viện hay quá trình vận chuyển tới nơi tiêu hủy và quá trình tiêu hủy. Việc tách và phân loại CTRYT đòi hỏi phải có thùng chứa, túi lót trong thùng chứa đƣợc buộc chặt chẽ, hộp đựng vật sắc nhọn. Yêu cầu màu sắc phải thống nhất theo quy định để dễ quản lý chất thải y tế đã đƣợc phân loại thu gom trong suốt quá trình lƣu thông. Thu gom tại phòng khoa: Nhân viên y tế phân loại, tách chất thải y tế ngay trong quá trình khám chữa bệnh nhƣ thay băng, tiêm truyền. Hoạt động này phải duy trì thƣờng xuyên liên tục. Nhân viên chịu trách nhiệm thu gom chất thải y tế từ các khoa chuyên môn tập trung về thùng lƣu chứa tập trung, sau đó vận chuyển về khu lƣu giữ chất thải y tế nguy hại của bệnh viện. Chất thải phải đƣợc thu gom hàng ngày và chuyển về nơi lƣu giữ chất thải của bệnh viện. Thùng túi đã chứa đầy chất thải, khi vận chuyển đi phải có nhãn ghi rõ chất thải từ khoa, bệnh viện, ngày giờ. Phải có ngay thùng, túi chứa rác đặt ngay vào vị trí khi đã chuyển thùng cũ đi. Lƣu chứa: 10
- Khu lƣu giữ chất thải y tế xây dựng riêng, tách biệt với khu vực khám chữa bệnh của bệnh viện. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thƣờng phải lƣu giữ trong các buồng riêng biệt. Thời gian lƣu chứa nhƣ sau: Tốt nhất là vận chuyển CTRYT nguy hại đi xử lý ngay trong ngày. Thời gian lƣu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ. Lƣu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lƣu giữ có thể đến 72 giờ. Vận chuyển: Xe vận chuyển chất thải phải đảm bảo các tiêu chuẩn: có thành, có nắp, có đáy kín, dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô. 1. 2. Các quy định quản lý và xử lý chất thải y tế của Lào 1.2.1. Hệ thống văn bản quản lý tại Lào Tại Lào, hầu hết trong các bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe, hay những công ty đặc biệt xử lý phế thải đều có thiết lập hệ thống xử lý loại phế thải y tế. Đó là các loại lò đốt ở nhiệt độ cao tùy theo loại phế thải từ 10000C đến trên 40000C. Tuy nhiên phƣơng pháp này hiện nay vẫn còn đang tranh cãi về việc xử lý khí bụi sau khi đốt đã đƣợc thải hồi vào không khí. Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ Lào về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại. Quy chế này quy định việc quản lý chất thải nguy hại trong suốt quá trình từ phát sinh đến thu gom, vận chuyển, lƣu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH nhằm ngăn ngừa và giảm tối đa việc phát sinh các tác động nguy hại đối với môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời. Quy trình thu gom xử lý thông thƣờng đƣợc áp dụng tại các bệnh viện của Lào nhƣ sau: 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 493 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 579 | 90
-
Bài thuyết trình Báo cáo khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015
34 p | 488 | 80
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 418 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 502 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 404 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 395 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng nước cấp nuôi trồng thủy sản tại xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
108 p | 176 | 31
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 188 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 173 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 155 | 17
-
Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp
125 p | 118 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 163 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng
199 p | 113 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 150 | 14
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tác động của chương trình 135 tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng báo thái xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
11 p | 139 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn phường Bách Quang, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2018
73 p | 77 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá ảnh hưởng dự án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng trong chương trình 135 trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
91 p | 94 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn