Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại kí túc xá trường Đại Học nông lâm Thái Nguyên và đề xuất phương án xử lý
lượt xem 11
download
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt; đánh giá hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt; đánh giá thực trạng kiến thức, nhận thức của học sinh, sinh viên về công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý rác thải nói riêng; đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại kí túc xá trường Đại Học nông lâm Thái Nguyên và đề xuất phương án xử lý
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47-N01-KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Minh Cảnh THÁI NGUYÊN - 2019
- i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giúp sinh viên trau dồi, củng cố, bổ xung kiến thức đã học tập được ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ thực tế để khi ra trường trở thành một cán bộ có năng lực tốt, trình độ lý luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội. Với mục đích và tầm quan trọng trên, được sự phân công của khoa Môi Trường, đồng thời được sự tiếp nhận của khoa Môi Trường. Em tiến hành đề tài: "Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại kí túc xá trường Đại Học nông lâm Thái Nguyên và đề xuất phương án xử lý" Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này,em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Kính chúc toàn thể các thầy cô giáo có nhiều sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Ths. Nguyễn Minh Cảnh người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp cho em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Do thời gian ngắn, trình độ chuyên môn của bản thân còn hạn chế, bản thân còn thiếu kinh nghiệm nên chuyên đề không thể tránh được những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Ánh
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt ................................................. 5 Bảng 2.2. Thành phần chất thải sinh hoạt ......................................................... 6 Bảng 2.3. Thành phần của chất thải rắn ............................................................ 8 Bảng 2.4. Thành phần % các khí thải của rác thải tồn đọng qua thời gian ..... 11 Bảng 2.5. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước ....................... 16 Bảng 2.6. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước ..... 19 Bảng 4.0. Tổng lượng rác của mỗi kí túc xá………………………………30 Bảng 4.1. Hiện trạng phát thải rác tại các kí túc xá của trường ...................... 30 Bảng 4.2. Kết quả điều tra về thành phần rác thải sinh hoạt tại kí túc xá đại học Nông Lâm Thái Nguyên ........................................................... 30 Bảng 4.3. Tổng số cán bộ nhân viên tổ môi trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên ............................................................................................. 32 Bảng 4.4. Quá trình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại các kí túc xá trọng điểm của trường...................................................................... 34 Bảng 4.5. Đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên trường Đại học nông lâm về rác thải sinh hoạt ......................................................................... 35 Bảng 4.6: Đánh giá mức độ tái chế, tái sử dụng rác thải của sinh viên trường Đại học Nông Lâm........................................................................... 37 Bảng 4.7. Việc thu gom rác thải hiện nay đảm bảo vệ sinh môi trường......... 39 Bảng 4.8. Phản ứng của sinh viên khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi ........ 40 Bảng 4.9. Nguyên nhân khiến mọi người không bỏ rác đúng theo quy định ....... 41 Bảng 4.10. Vận động tham gia phong trào phân loại rác thải tại nguồn ........ 42 Bảng 4.11. Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về phân loại rác thải ... 43 Bảng 4.12. Hạn chế của việc thu gom, xử lý rác thải ..................................... 44
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn..................................................... 7 Hình 4.1. Biểu đồ thành phần rác tải sinh hoạt tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ....................................................................................... 31 Hình 4.2: Đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên trường Đại học nông lâm về rác thải sinh hoạt ............................................................................ 36 Hình 4.3. Đánh giá mức độ tái chế, tái sử dụng rác thải của sinh viên trường Đại học Nông Lâm ............................................................................. 37 Hình 4.4. Việc thu gom rác thải hiện nay đảm bảo vệ sinh môi trường ......... 39 Hình 4.5. Phản ứng của sinh viên khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi......... 40 Hình 4.6. Nguyên nhân khiến mọi người không bỏ rác đúng theo quy định ..... 41 Hình 4.7. Vận động tham gia phong trào phân loại rác thải tại nguồn ........... 42 Hình 4.8. Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về phân loại rác thải ..... 43 Hình 4.9. Sơ đồ xử lý rác thải theo phương pháp vi sinh ............................... 49
- iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................... viii PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu chung ...................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................... Error! Bookmark not defined. 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học .......................................... 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3 2.1.1. Tổng quan về chất thải ............................................................................ 3 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt ................................................... 4 2.1.3. Thành phần rác thải sinh hoạt ................................................................. 5 2.1.4. Phân loại rác thải sinh hoạt ..................................................................... 6 2.1.5. Thành phần chất thải rắn ......................................................................... 8 2.1.6. Tốc độ phát sinh chất thải sinh hoạt........................................................ 9 2.2. Ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt ............................................... 10 2.2.1. Ô nhiễm môi trường không khí ............................................................. 10 2.2.2. Ô nhiễm môi trường đất ........................................................................ 11 2.2.3. Ô nhiễm môi trường nước ..................................................................... 12
- v 2.3. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 13 2.4. Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giới và ở Việt Nam .......................... 15 2.4.1. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới ..................... 15 2.4.2. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam .................... 19 2.4.2.1. Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại rác thải ở Việt Nam ........ 19 2.4.2.2. Tình hình xử lý rác ở Việt Nam ......................................................... 21 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 24 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 24 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24 3.3.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp .............................. 24 3.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 24 3.3.3. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải.................... 25 3.3.4. Phương pháp ứng dụng phần mềm tin học ........................................... 26 3.3.5. Phương pháp so sánh............................................................................. 26 3.3.6. Phương pháp liệt kê............................................................................... 26 3.3.7. Phương pháp phân loại tỉ lệ rác............................................................. 26 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 27 4.1. Tổng quan về kí túc xá trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ........... 27 4.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 27 4.1.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................. 27 4.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 27 4.1.4. Tổng quan về kí túc xá trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ........ 28 4.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên .... 29 4.2.1. Hiện trạng rác thải sinh hoạt ................................................................. 29
- vi 4.2.1.1. Nguồn gốc, thành phần, khối lượng rác thải tại trường và hiện trạng phát thải ........................................................................................................... 29 4.2.1.2. Đánh giá tiềm năng tái chế và tái sử dụng rác thải sinh hoạt ............ 31 4.3. Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên .................................................................................................... 32 4.3.1. Công tác quản lý hành chính ................................................................. 32 4.3.1.1. Đơn vị quản lý .................................................................................... 32 4.3.1.2. Tổ môi trường .................................................................................... 32 4.3.2. Quản lý kỹ thuật .................................................................................... 32 4.3.2.1. Tổ chức thu gom ................................................................................ 32 4.3.2.2. Phương tiện thu gom .......................................................................... 33 4.3.2.3. Phương thức thu gom ......................................................................... 33 4.3.2.4. Công tác vận chuyển .......................................................................... 35 4.4. Đánh giá thực trạng kiến thức, nhận thức của học sinh, sinh viên về công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý rác thải nói riêng. (Sử dụng phiếu điều tra-40 phiếu) ............................................................................................ 35 4.5. Đánh giá nhận xét chung về tình hình quản lý rác thải sinh hoạt của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ....... Error! Bookmark not defined. 4.5.1. Các mặt đã đạt được .............................. Error! Bookmark not defined. 4.5.2. Hạn chế.................................................. Error! Bookmark not defined. 4.6. Các giải pháp đề xuất trong quản lý rác thải sinh hoạt tại trường Đại học nông lâm Thái Nguyên .................................................................................... 45 4.6.1. Khuyến khích giảm thiểu và tái chế rác thải sinh hoạt ......................... 45 4.6.2. Giải pháp về quy hoạch về thu gom. ..................................................... 46 4.6.3. Tăng cường hiệu lực tổ chức giám sát, xử phạt .................................... 47 4.6.4. Nâng cao nhận thức về quản lý rác thải sinh hoạt ................................ 47 4.6.5. Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ.......................................................... 48
- vii 4.6.5.1. Tái chế và tái sử dụng ........................................................................ 48 4.6.5.2. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp vi sinh ........................... 48 4.6.5.3. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt ................................. 49 4.6.5.4. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp ........................ 50 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 53 5.1. Kết luận .................................................................................................... 53 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55 I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 55 II. Tài liệu nước ngoài ..................................................................................... 56 III. Tài liệu internet ......................................................................................... 56
- viii DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt BOD (Biochemical Oxygen Lượng oxy cần cung cấp để oxy hóa Demand) chất hữu cơ trong nước bởi vi sinh vật trong 5 ngày BVMT Bảo vệ môi trường COD (Chemical Oxygen Demand) Nhu cầu oxy hóa học CTR Chất thải rắn CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt RTSH Rác thải sinh hoạt THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trường WTO: (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới
- 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, con người khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ, thỏa mãn các nhu cầu của mình. Vì vậy, vấn đề rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng của tất cả các quốc gia trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện nay, chất thải rắn trong toàn tỉnh Thái Nguyên có khối lượng 720 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm nhiều nhất với 82% tập trung ở TP Thái Nguyên (215 tấn/ngày). Tỷ lệ thu gom, xử lý tại các huyện, thành phố, thị xã cũng chênh lệch khá nhiều, ở TP Thái Nguyên và Thị xã Sông Công đạt 70 - 80%, còn ở các thị trấn chỉ đạt 20 - 30%. Toàn tỉnh mới có 2 khu liên hợp xử lý chất thải rắn là Sông Công (thị xã Sông Công) và Tân Cương (TP Thái Nguyên). Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thường xuyên có khoảng 5000 sinh viên tham gia sinh hoạt trong ký túc xá của nhà trường, lượng rác thải của sinh viên rất nhiều nên ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống trong trường. Với số sinh viên nhiều như vậy lượng rác thải hàng ngày của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chiếm tỷ rất cao trong thành phố Thái Nguyên và cần có những giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt phù hợp tại các trường đảm bảo môi trường sống tại đây. Để đánh giá đúng thực trạng rác thải tại ký túc xá của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của Ths.Nguyễn Minh Cảnh, em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại kí túc xá Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đề xuất phương án xử lý”.
- 2 1.2. Mục tiêu - Đánh giá tình hình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt. - Đánh giá hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt. - Đánh giá thực trạng kiến thức, nhận thức của học sinh, sinh viên về công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý rác thải nói riêng. - Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học - Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt được hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Nâng cao nhận thức của sinh viên về công tác quản lý rác thải sinh hoạt và bảo vệ môi trường.
- 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Tổng quan về chất thải Theo điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/04/2007 về quản lý chất thải rắn [12]: + Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. + Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. + Chất thải rắn sinh hoạt: chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng. + Phế liệu: là sản phẩm, vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản phẩm khác. + Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. + Lưu giữ chất thải rắn: là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ sở xử lý. + Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc chôn lấp cuối cùng.
- 4 + Xử lý chất thải rắn: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn. + Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. + Phân loại rác tại nguồn: là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay gọi là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lý rác về sau. + Rác: là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người (Trần Hiếu Nhuệ và cs, 2001) [13]. + Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, còn phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông, chất thải là kim loại hoá chất và từ các vật liệu khác (Nguyễn Xuân Nguyên, 2004) [15]. - Tái chế chất thải: thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất của sản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới. - Tái sử dụng chất thải: thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên liệu có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà không bị thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học (Nguyễn Thế Chinh, 2003) [2]. 2.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt Chất thải rắn là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt và
- 5 sản xuất của con người và cả động vật, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất, chất lượng và số lượng rác thải tại từng quốc gia và từng khu vực trong mỗi quốc gia là rất khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống nào của con người, tại nhà, trường học hay nơi công sở đều sinh ra một lượng rác thải đáng kể. Trong đó có cả hai loại vô cơ lẫn hữu cơ. Vì vậy có thể định nghĩa rác thải sinh hoạt là những thành phần tàn tích hữu cơ và vô cơ phục vụ đời sống con người, chúng không được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống. Bảng 2.1. Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt Nguồn Nơi phát sinh Loại chất thải Dân cư Nhà riêng, nhà tập thể, nhà Rác thực phẩm, giấy thải, các cao tầng, khu tập thể… loại chất thải khác Thương mại Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, Rác thực phẩm, giấy thải, các các cơ sở buôn bán, sửa chữa loại chất thải khác Công nghiệp, Từ các nhà máy, xí nghiệp, Rác thực phẩm, xỉ than, giấy xây dựng các công trình xây dựng… thải, vải, đồ nhựa, chất thải độc hại Khu trống Công viên, đường phố, xa lộ, Các loại chất thải bình thường sân chơi, bãi tắm, khu giải trí (Nguồn: Công ty môi trường tầm nhìn xanh - 2016) [3] Nhờ việc đánh giá, tìm hiểu các nguồn phát sinh ra chất thải sinh hoạt, góp phần cho việc ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt đến môi trường không khí. 2.1.3. Thành phần rác thải sinh hoạt Thành phần của rác thải mô tả các phần riêng biệt mà từ đó nó tạo nên dòng chất thải và mối quan hệ giữa các thành phần này thường được biểu thị bằng phần trăm theo khối lượng. Thành phần rác thải có vai trò rất quan trọng
- 6 trong việc lựa chọn các thiết bị xử lý, các quá trình xử lý, cũng như hoạch định các chương trình và hệ thống quản lý rác thải. - Rác thải đô thị là các vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là một hỗn hợp phức tạp của nhiều vật khác nhau. Thành phần của rác phụ thuộc vào mức sống của người dân, trình độ sản xuất, tài nguyên của đất nước và mùa vụ trong năm. Thành phần riêng biệt của rác thải thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm và điều kiện kinh tế. Sau đây là bảng thống kê một số thành phần và tỉ trọng cơ bản trong chất thải rắn sinh hoạt. Bảng 2.2. Thành phần chất thải sinh hoạt Thành phần chất thải % Khối lượng Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân hủy 41,98 Cây gỗ 6,6 Giấy, bao bì giấy 5,27 Cao su, đế giày dép 7,19 Vải sợi, vật liệu sợi 1,75 Đất đá 6,98 Thành phần khác, Tạp chất 27,04 Kim loại 0,59 Xương, vỏ hộp 1,27 Thủy tinh 1,42 (Nguồn URENCO 19/09/2009) 2.1.4. Phân loại rác thải sinh hoạt Có rất nhiều cách phân loại rác thải khác nhau. Việc phân loại rác thải hiện nay chưa có những quy định chung thống nhất, tuy nhiên bằng những nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý đối với rác thải, có thể chia ra các cách phân loại sau đây:
- 7 + Chất thải công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các quá trình sản xuất, các sản phẩm phế thải của các hoạt động công nghiệp trong các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp tập trung + Chất thải sinh hoạt: là chất thải rắn được sản sinh ra trong sinh hoạt hàng ngày của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ quan, trường học, các Trung Tâm dịch vụ thương mại. + Chất thải có nguồn gốc khác: chất thải rắn nông nghiệp, chất thải rắn làng nghề, chất thải rắn thương mại du lịch. Nhà dân, khu Cơ quan, trường Nơi vui chơi, dân cư học giải trí Dịch vụ, Chất thải rắn Bệnh viện,cơ thương mại ga, sở y tế nhà xe Giao thông, Nông nghiệp, Khu công xây dựng hoạt động xử lý nghiệp, nhà máy, rác thải xí nghiệp Hình 2.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn + Rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại rác thải trên bởi vì ta biết rằng lượng rác thải sinh hoạt thải ra phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó là sự phát triển kinh tế và tỷ lệ tăng dân số. - Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí. - Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta chia chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa…
- 8 - Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất thải độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả. 2.1.5. Thành phần chất thải rắn Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái chế, tái sinh. Vì vậy mà việc nghiên cứu thành phần chất thải rắn là điều hết sức cần thiết. Từ đó ta có cơ sở để tận dụng những thành phần có thể tái chế, tái sinh để phát triển kinh tế. Bảng 2.3. Thành phần của chất thải rắn Loại Nguồn gốc Ví dụ 1. Các chất - Các vật liệu làm từ giấy - Các túi giấy, các mảnh bìa, cháy được - Có nguồn gốc từ các sợi giấy vệ sinh… - Các chất thải ra từ đồ ăn - Vải len, tì tải, bao bì thực phẩm nilon… - Các vật liệu và sản phẩm - Các cọng rau, vỏ quả, thân được chế tạo từ gỗ, rơm, cây, lõi ngô… tre… - Đồ dùng bằng gỗ như bàn, - Các vật liệu và sản phẩm ghế, thang, giường, đồ chơi, được chế tạo từ chất dẻo vỏ dừa… - Các vật liệu và sản phẩm - Phim cuộn, túi chất dẻo, được chế tạo từ da và cao su chai, lọ dẻo, dây bện, bao bì nilon… - Bóng, giày, ví, cao su…
- 9 Loại Nguồn gốc Ví dụ 2. Các chất - Các vật liệu, sản phẩm - Các vật liệu, sản phẩm được không cháy được chế tạo từ sắt mà dễ bị chế tạo từ sắt mà dễ bị nam được nam châm hút châm hút - Các vật liệu không bị nam - Các vật liệu không bị nam châm hút châm hút - Các vật liệu và sản phẩm - Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thủy tinh chế tạo từ thủy tinh - Các loại vật liệu không - Các loại vật liệu không cháy ngoài kim loại và thủy cháy ngoài kim loại và thủy tinh tinh 3. Các chất Tất cả các loại vật liệu khác Đá cuội, cát, đất, tóc… hỗn hợp không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể được phân chia thành 2 phần: kích thước lớn hơn 5mm và nhỏ hơn 5mm (Nguồn: Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, XBKHKT 1999). [10] 2.1.6. Tốc độ phát sinh chất thải sinh hoạt - Việc tính toán đươc tấc độ phát sinh chất thải sinh hoạt là một yếu tố quan trọng trong quản lý rác thải vì từ đó người ta có thể xác định được lượng rác phát sinh trong quá trình sản xuất, tiêu dùng, đồng thời dự báo được trong tương lai để từ đó có kế hoạch và biện pháp quản lý chặt chẽ từ khâu thu gom, trung chuyển, vận chuyển đến xử lý. Vì thế để quản lý tốt lượng rác phát sinh ta cần biết đươc tấc độ phát sinh chất thải rắn. Phương pháp xác định tốc độ phát thải rác cũng giống như phương pháp xác định tổng lương rác. Người ta
- 10 sử dụng một số loại phân tích sau để phân tích lương rác thải ra ở một số khu vực đó là: + Đo khối lượng. + Dựa tên các đơn vị thu gom rác (ví dụ thùng chứa rác). + Phương pháp xác định tỷ lệ rác thải. + Tính chất cân bằng vật chất. 2.2. Ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt 2.2.1. Ô nhiễm môi trường không khí Các chất thải rắn một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có thể có những chất thải có khả năng phát tán vào không khí gây ô nhiễm không khí trực tiếp, cũng có loại rác dễ phân hủy (thực phẩm, trái cây hư hỏng…) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35⁰C và độ ẩm thích hợp là 70% - 80%) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi, nhiều loại khí ô nhiễm có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. - Khí thoát ra từ các hố hoặc các chất làm phân, chất thải chôn lấp rác chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ... - Khí từ các lò thiêu chứa bụi, SO3, NOx, CO, CO2, HCI, HF, dioxin, kim loại, oxit kim loại thăng hoa... - Bụi sinh ra trong quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất độc hại lẫn trong rác. Bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ô nhiễm không khí. Mặt khác rác hữu cơ sinh học trong môi trường hiếu khí, kỵ khí có độ ẩm cao rác phân hủy sinh ra SO2, CO, CO2, H2S, NH3… ngay từ khâu thu gom đến chôn lấp. CH4 là chất thải thứ cấp nguy hại, có khả năng gây nổ. Người ta đã đánh giá được ảnh hưởng của khí thải độc hại, của rác thải tồn đọng tới môi trường và sức khỏe con người.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 488 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 413 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 575 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 409 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 489 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 393 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 382 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 272 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 179 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương
73 p | 145 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 171 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 153 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 161 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 147 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 9 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 8 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 11 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 6 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn