intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng NTM tại xã Quảng Khê – huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

22
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Quảng Khê - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn; đánh giá sự hiểu biết của người dân về xây dựng nông thôn mới, nghiên cứu về các giải pháp thực hiện nông thôn mới của xã.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng NTM tại xã Quảng Khê – huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU THỊ HỒNG Tên đề tài : “ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ QUẢNG KHÊ HUYỆN BA BỂ - TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2018” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU THỊ HỒNG Tên đề tài : “ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÔNG TÁC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ QUẢNG KHÊ HUYỆN BA BỂ - TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2018” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Lớp : K47 - ĐCMT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hà Đình Nghiêm Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Quản Lý Tài Nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin gửi đến thầy giáo Th.s. Hà Đình Nghiêm, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của UBND xã Quảng Khê đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan . Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị văn phòng địa chính xây dựng, môi trường, đất đai của UBND Xã Quảng Khê đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thực tập nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong công việc để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy cô cũng như quý cơ quan. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 04 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Triệu Thị Hồng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Những tiêu chí thực hiện chương trình nông thôn mới theo bộ tiêu chí NTM của Quốc gia. ................................................................................... 11 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Quảng Khê năm 2018 .......................... 31 Bảng 4.2 Kết quả SX một số cây trồng chính tại xã Quảng Khê giai đoạn 2016 - 2018...................................................................................................... 34 Bảng 4.3. Tình hình chăn nuôi của xã Quảng Khê giai đoạn từ năm 2016– 2018 ................................................................................................................. 35 Bảng 4.4. Hiện trạng dân số xã Quảng Khê năm 2018 ................................... 37 Bảng 4.5. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch so với bộ tiêu chí của xã Quảng Khê giai đoạn 2016-2018 ................................................................................ 39 Bảng 4.6: Hạ tầng kinh tế - xã hội so với bộ tiêu chí của xã Quảng Khê giai đoạn 2016 – 2018 ............................................................................................ 40 Bảng 4.7. Kết quả kinh tế và tổ chức sản xuất so với tiêu chí của xã Quảng Khê giai đoạn 2016 – 2018 ............................................................................. 45 Bảng 4.8: Kết quả Văn hóa – Xã hội – Môi trường so với bộ tiêu chí của xã Quảng Khê giai đoạn 2016 – 2018.................................................................. 47 Bảng 4.9: Kết quả thực hiện hệ thống chính trị của xã Quảng Khê giai đoạn 2016 - 2018...................................................................................................... 51 Bảng 4.10: Bảng kết quả thực hiện nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2018 của xã Quảng Khê .................................................................................................. 53 Bảng 4.11. Kết quả điều tra thực tế người dân về sự tham gia của người dân với chương trình xây dựng NTM tại xã Quảng Khê bằng phiếu điều tra nông hộ ..................................................................................................................... 57 Bảng 4.12. Kết quả điều tra thực tế người dân về sự thay đổi thôn sau ba năm xây dựng NTM tại xã Quảng Khê bằng phiếu điều tra nông hộ ..................... 58
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Hình ảnh vùng nông thôn ở Thái Lan trước khi thực hiện chương trình NTM ................................................................................................................ 17 Hình 2.2. Hình ảnh vùng nông thôn ở Thái Lan trong khi thực hiện chương trình NTM. ............................................................................................................... 18 Hình 2.3. Hình ảnh vùng nông thôn ở Thái Lan sau khi thực hiện chương trình NTM. ............................................................................................................... 19 Hình 2.4.Hình ảnh Đ/c Nguyễn Văn Du - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị ................................................................... 24 Hình 4.1. Bản đồ xã Quảng Khê – Huyện Ba Bể - Tỉnh Bắc Kạn.................. 29 Hình 4.2. Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất xã Quảng Khê ............................... 32
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ Viết tắt Giải nghĩa ANTQ An ninh tổ quốc BQL Ban quản lý BHYT Bảo hiểm y tế BQ Bình quân CBXD Chuẩn bị xây dựng CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Đ/C Đồng chí GTVT Giao thông vận tải HTX Hợp tác xã KHKT Khoa học - kỹ thuật NSNN Ngân sách nhà nước NTM Nông thôn mới PTNT Phát triển nông thôn QĐ Quyết định QĐ-BTTTT Quyết định của bộ thông tin và truyền thông SX-KD Sản xuất – Kinh doanh TTg Thủ tướng Chính Phủ TBKT Tiến bộ kỹ thuật VH-TT-DL Văn hóa thể thao và du lịch
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của nghiên cứu.............................................................................. 2 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu................................................................ 2 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 4 2.1.1. Khái niệm nông thôn ............................................................................... 4 2.1.2. Khái niệm về mô hình nông thôn mới .................................................... 5 2.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta ............................. 5 2.1.4. Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội ..... 8 2.1.5. Nội dung xây dựng nông thôn mới ......................................................... 9 2.1.6. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới ......................................................... 10 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 14 2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới ............................................................................................................. 14 2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển nông thôn mới ở Việt Nam ............... 20 2.2.3. Lịch sử hình thành và phát triển nông thôn mới ở tỉnh Bắc Kạn.......... 22 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 26 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 26 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 26 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 26 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 26 3.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 26 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26
  8. vi 3.3.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ............................................................................. 26 3.3.2. Kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới của xã Quảng Khê giai đoạn 2016 - 2018 so với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới ....................... 26 3.3.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về xây dựng nông thôn mới xã Quảng Khê....................................................................................................... 27 3.3.4. Đề xuất giải pháp xây dựng NTM xã Quảng Khê đến năm 2020 ........ 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 27 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu ............................................... 27 3.4.2. Phương pháp đối chiếu so sánh ............................................................. 28 3.4.3. Phương pháp tổng hợp thông tin, phân tích và đánh giá ...................... 28 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 29 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Quảng Khê ................................ 29 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 29 4.1.2. Điều kiện về kinh tế- văn hóa xã hội .................................................... 33 4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của xã Quảng Khê ................................. 37 4.2. Kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới ở xã Quảng Khê giai đoạn 2016-2018 so với bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới .................. 38 4.2.1. Nhóm tiêu chí : Quy hoạch ................................................................... 38 4.2.2.Nhóm tiêu chí : Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của xã .......................... 40 4.2.3.Nhóm tiêu chí: Kinh tế và tổ chức sản xuất của xã ............................... 44 4.2.4. Nhóm tiêu chí: Văn hóa – Xã hội – Môi trường của xã ....................... 46 4.2.5. Nhóm tiêu chí: Hệ thống chính trị của xã .............................................. 50 4.3. Kết quả đánh giá sự hiểu biết của người dân về xây dựng NTM xã Quảng Khê .................................................................................................................. 57 4.4. Đề xuất giải pháp xây dựng NTM xã Quảng Khê đến năm 2020 ........... 59 4.4.1. Tuyên truyền, vận động, giáo dục để tất cả các cấp các ngành và người dân tham gia xây dựng nông thôn mới............................................................ 59
  9. vii 4.4.2. Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ................................................................................................................... 60 4.4.3. Phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn ........................................................ 60 4.4.4. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân ............................ 61 4.4.5. Củng cố nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, vai trò của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới ........................................................................................ 62 4.4.6. Về cơ chế huy động nguồn vốn đầu tư ................................................. 62 4.4.7. Phải có sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong xây dựng mô hình NTM .................................................................................................. 63 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 66 5.1. KẾT LUẬN .............................................................................................. 66 5.2. ĐỀ NGHỊ.................................................................................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 69
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Với mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hiện nay ngành nông nghiệp ít được quan tâm hơn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn có quy mô nhỏ, lợi ích người dân đang bị xem nhẹ. Tốc độ phát triển kinh tế cao bên cạnh những lợi ích mang lại, cũng có không ít những khó khăn cần giải quyết, vấn đề khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn giữa các khu vực trong cả nước, nhất là giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Phần lớn các hộ nông dân trên khắp cả nước đều sử dụng phương tiện thô sơ, kỹ thuật lạc hậu trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả thấp về kinh tế. Hàng loạt các vấn đề cần giải quyết tại các địa phương để nâng cao mức sống cho người dân như giải quyết việc làm, cải thiện giáo dục, y tế, cơ sơ hạ tầng, kĩ thuật sản xuất nuôi trồng, công tác quản lý tại các địa phương. Trước tình hình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế toàn cầu cần có những chính sách cụ thể mang tính đột phá nhằm giải quyết toàn bộ các vấn đề của nền kinh tế. Đáp ứng yêu cầu này Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn đi vào cuộc sống, đẩy nhanh tốc độ CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn việc cần làm trong giai đoạn hiện nay là xây dựng cho được các mô hình nông thôn mới đủ đáp ứng yêu cầu phát huy nội lực của nông dân, nông nghiệp và nông thôn, đủ điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Thủ tướng chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” (Quyết định số 1980 /QĐ.TTg ngày 17/10/2016) và “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại quyết định số 800/QĐ – TTg ngày 06/04/2010 nhằm chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước. Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn xã Quảng Khê đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới xây dựng làng, xã có cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường trong sạch. Từ năm
  11. 2 2010, xã Quảng Khê đã triển khai áp dụng hoạt động nông thôn mới của chính phủ và đạt được một số thành tựu đáng kể trong phát triển nông nghiệp ở địa phương, nếp sống, mức sống, thu nhập tăng cao so với những thời kỳ trước. Người dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi. Đời sống của người dân đã được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần, bộ mặt làng xã đã thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được đảm bảo hơn. Mặc dù đã có nghị quyết hướng dẫn thi hành, nhưng vẫn còn nhiều bất cập ở cấp xã cần được giải quyết. Do đó được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài Nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.s Hà Đình Nghiêm, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng NTM tại xã Quảng Khê – huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018”. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Quảng Khê - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá sự hiểu biết của người dân về xây dựng nông thôn mới. - Nghiên cứu về các giải pháp thực hiện nông thôn mới của xã. 1.3. Ý nghĩa của nghiên cứu 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu - Giúp bản thân có thể vận dụng được những kiến thức đã học để viết khóa luận tốt nghiệp phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học. - Củng cố kiến thức về nông thôn mới cho sinh viên. - Giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế, nâng cao năng lực, rèn luyện kĩ năng và trang bị kiến thức thực tế cho quá trình công tác sau này.
  12. 3 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các địa phương khác có thể nhìn nhận, khai thác và áp dụng, phát huy những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của địa phương mình. - Đề xuất những giải pháp khả thi để khắc phục những khó khăn nhằm thực hiện tốt hơn chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm cải thiện đời sống người dân nông thôn.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Khái niệm nông thôn Nông thôn là những vùng dân cư sinh sống bằng nghề nông nghiệp, dựa vào tiềm năng của môi trường tự nhiên để sinh sống và tạo ra của cải mới trong môi trường tự nhiên đó. Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó sinh kế cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện nay vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác về nông thôn và còn có nhiều quan điểm khác nhau. Có những quan điểm cho rằng: Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Theo Mai Thanh Cúc (2005), vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân nông thôn trong vùng là từ sản xuất nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng trong từng khía cạnh cụ thể và từng quốc gia nhất định, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền kinh tế.[6] Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay chúng ta có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”. Xây dựng nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các
  14. 5 mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí. 2.1.2. Khái niệm về mô hình nông thôn mới Nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn, không phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo năm nội dung cơ bản sau: làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại, sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa, đời sống về vật chất và tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ. Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khác nhau. Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triển toàn diện theo đinh hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và văn minh hóa. Mục tiêu chính của mô hình nông thôn mới là làm sao để nhân dân là chủ, Đảng lãnh đạo, chính quyền hỗ trợ. Vì vậy, địa phương cần phát huy nội lực của người dân, tạo ra mô hình kinh tế mới, sáng tạo trong sản xuất. Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền tập trung hơn nữa về nội dung đăng ký thực hiện hộ, tổ, nông thôn mới để người dân giúp đỡ lẫn nhau, góp phần phát triển toàn diện. 2.1.3. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta Có thể nói, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản. Những nội dung trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn như xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chú trọng các chương trình lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở,… đã bắt đầu tạo ra những yếu tố mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, Nhà nước đã phối hợp với các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội trong
  15. 6 nước để xoá đói giảm nghèo, cải thiện môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội ở nông thôn. Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước ta đã và đang đưa nền nông nghiệp tự túc tự cấp sang nền nông nghiệp hàng hoá. Những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới là rất to lớn, tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn những mâu thuẫn, thách thức và bộc lộ những hạn chế không nhỏ như: Thứ nhất: Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và tự phát + Hiện nay nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, tự phát, có khoảng 23% xã có quy hoạch nhưng thiếu đồng bộ, tầm nhìn ngắn chất lượng chưa cao. + Cơ chế quản lý phát triển theo quy hoạch còn yếu. + Xây dựng tự phát, kiến trúc cảnh quan làng quê bị pha tạp, lộn xộn, nhiều nét đẹp văn hoá truyền thống dần bị mai một. Thứ hai: Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội còn lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài. Thủy lợi chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa mới đạt 25%. Giao thông chất lượng thấp, không có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng giao thông chưa phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa, phần lớn chưa đạt chuẩn quy định. Hệ thống lưới điện hạ thế ở tình trạng chắp vá, chất lượng thấp, quản lý lưới điện ở nông thôn còn yếu, tổn hao điện năng cao (22-25%), nông dân phải chịu giá điện cao hơn giá trần Nhà nước quy định. Hệ thống các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở nông thôn có tỷ lệ đạt chuẩn về cơ sở vật chất thấp (32,7%), còn 11,7% số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo; Mức đạt chuẩn của nhà văn hóa và khu thể thao xã mới đạt 29,6%, hầu hết các thôn không có khu thể thao theo quy định. Tỷ lệ chợ nông thôn đạt chuẩn thấp, có 77,6% số xã có điểm bưu điện văn hóa theo tiêu chuẩn, 22,5% số thôn có điểm truy cập Intenet. Cả nước hiện còn hơn 400 nghìn nhà ở tạm bợ (tranh, tre, nứa lá), hầu hết nhà ở nông thôn được xây không có quy hoạch, quy chuẩn.
  16. 7 Thứ ba: Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức thấp Kinh tế hộ phổ biến quy mô nhỏ (36% số hộ có dưới 0,2 ha đất). kinh tế trang trại chỉ chiếm hơn 1% tổng số hộ nông – lâm – ngư nghiệp trong cả nước. Kinh tế tập thể phát triển chậm, hầu hết các xã đã có hợp tác xã hoặc tổ hợp tác nhưng hoạt động còn hình thức, có trên 54% số hợp tác xã ở mức trung bình và yếu. Đời sống cư dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao, thu nhập bình quân đạt 16 triệu đồng/hộ (năm 2008) nhưng chênh lệch thu nhập giữa 10% nhóm người giàu và 10% nhóm người nghèo nhất là 13,5 lần). Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn còn cao (16,2%). Thứ tư: Các vấn đề về văn hóa – môi trường – giáo dục – y tế Giáo dục mầm non: Còn 11,7% số xã chưa có nhà trẻ, mẫu giáo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp (khoảng 12,8%). Mức hưởng thụ về văn hóa của người dân thấp, những vấn đề xã hội ở nông thôn vẫn phát sinh nhiều vấn đề bức xúc, bản sắc văn hóa dân tộc ngày bị mai một, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng. Hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển. Môi trường sống ô nhiễm. Số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia thấp, vai trò y tế dự phòng của trạm y tế còn hạn chế. Thứ năm: Hệ thống chính trị còn yếu (nhất là trình độ và năng lực điều hành) Trong hơn 81 nghìn công chức xã: 0.1% chưa biết chữ, 2.4% tiểu học, 21,5 trung học cơ sở, 75,5% trung học phổ thông. Về trình độ chuyên môn: Chỉ có 9% có trình độ đại học, cao đẳng, 32,4% trung cấp, 9,8% sơ cấp, 48,7% chưa qua đào tạo. Về trình độ quản lý nhà nước: Chưa qua đào tạo là 44%, chưa qua đào tạo tin học là 87%.
  17. 8 Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết của Đảng về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm trong giai đoạn này là xây dựng mô hình nông thôn mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế thế giới. Xây dựng nông thôn mới là chính sách về một mô hình phát triển cả nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí. [10] 2.1.4. Vai trò của mô hình nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội  Về kinh tế Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán. Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các hợp tác xã ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn. Sản xuất hàng hóa có chất lượng cao,mang nét độc đáo, đặc sắc của từng vùng, địa phương. Tập trung đầu tư vào những trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch.  Về chính trị Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỉ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã.
  18. 9 Phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào xây dựng nông thôn mới.  Về văn hóa – xã hội Xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Xây dựng khu dân cư đoàn kết, phát triển cộng đồng, tinh thân bền vững từ các dòng họ phát triển lâu dài.  Về con người Xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có, kết tinh các tư cách: Công dân, dân của làng, con người của các dòng họ, gia đình.  Về môi trường Xây dựng và củng cố, bảo vệ môi trường, sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí vè chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững. Các nội dung trên trong cấu trúc mô hình nông thôn mới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước đóng vai trò chỉ đạo, tổ chức điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kĩ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện, động viên tinh thần. Nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi chính sách. Trên tinh thần đó, các chính sách kinh tế- xã hội sẽ tạo hiệu ứng tổng thể nhằm xây dựng mô hình nông thôn mới.[18] 2.1.5. Nội dung xây dựng nông thôn mới Theo nghị quyết số 26 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (2008) giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực, tự cường của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc văn
  19. 10 hóa dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân. Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng thôn về tiềm năng, lợi thế, năng lực của cán bộ, khả năng đóng góp của nhân dân,…hướng dẫn để người dân bàn bạc đề xuất các nhu cầu và nội dung hoạt động của đề án. Xét trên khía cạnh tổng thể, những nội dung sau đây cần được xem xét trong xây dựng mô hình nông thôn mới. Thứ nhất: Đào tạo nâng cao phát triển năng lực cộng đồng Thứ hai: Tăng cường và nâng cao mức sống cho người dân Thứ ba: Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ nâng cao thu nhập Thứ tư: Xây dựng nông thôn gắn với phát triển ngành nghề nông thôn tạo việc làm phi nông nghiệp Thứ năm: Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất. Thứ sáu: Xây dựng nông thôn gắn với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở nông thôn Thứ bảy: Phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở nông thôn. Những nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong quá trình thực hiện cần phải giải quyết đồng bộ và toàn diện nhằm khơi dậy và phát huy tốt vai trò người nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở nước ta ngày càng văn minh, hiện đại. [7] 2.1.6. Tiêu chí xây dựng nông thôn mới Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.[13] Căn cứ Quyết định số 734/QĐ-UBND ngày 29/05/2017 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 – 2020. [9]
  20. 11 Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới. [2] Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng chính phủ về sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.[15] Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.[14]  Các nhóm tiêu chí Bảng 2.1. Những tiêu chí thực hiện chương trình nông thôn mới theo bộ tiêu chí NTM của Quốc gia. Tên tiêu TT Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu chí I Quy hoạch 1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, dịch ĐẠT vụ Quy hoạch 1.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã ĐẠT 1 và thực hiện hội - môi trường theo chuẩn mới. quy hoạch 1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo ĐẠT hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp. II Hạ tầng kinh tế - xã hội 2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp 100% kỹ thuật của Bộ GTVT. 2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ 50% GTVT. 2 Giao thông 2.3. Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không 50% lầy lội vào mùa mưa. 2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được 50% cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. 3.1. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu ĐẠT 80% sản xuất và dân sinh. 3 Thủy lợi 3.2. Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được ĐẠT kiên cố hóa. 4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ĐẠT của ngành điện 4 Điện 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an 95% toàn từ các nguồn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2