intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của tập đoàn giống sắn tại đại học Nông lâm Thái Nguyên năm 2018

Chia sẻ: Cẩn Ngữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

48
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm lựa chọn ra những giống sắn mới có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho thực tiễn sản xuất và chế biến tại khu vực Trung du miền núi phía Bắc. Góp phần bảo tồn đa dạng sinh học cây sắn, phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu và chọn tạo giống sắn đáp ứng nhu cầu sản xuất sắn hàng hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của tập đoàn giống sắn tại đại học Nông lâm Thái Nguyên năm 2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU VĂN CƯỜNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG SẮN TẠI ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN NĂM 2018” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Khoa : Nông học Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRIỆU VĂN CƯỜNG Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG SẮN TẠI ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN NĂM 2018” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Trồng trọt Lớp : K47 - TT - N02 Khoa : Nông học Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Thu Huyền TS. Hoàng Kim Diệu THÁI NGUYÊN - 2019
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn đề tài luận văn tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh, em đã nhận được sự quan tâm của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên các phòng ban trong ngoài trường, bên cạnh sự nỗ lực và cố gắng của bản thân cần có sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo Khoa Nông học cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài tốt nghiệp Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo TS.Hoàng Kim Diệu, TH.S Phạm Thị Thu Huyền người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Xin gửi lời tri ân nhất của em đối với những điều mà các cô đã dành cho em. Xin chân thành cảm ơn đến các thầy, cô giáo các phòng ban, phòng thực hành, thực nghiệm đã hướng dẫn tạo điều kiện giúp đỡ em trong thời gian tiến hành đề tài. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã không ngừng động viên, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2019 Sinh viên Triệu Văn Cường
  4. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới giai đoạn 2013 - 2017 ................................................................................................................... 7 Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các Châu lục trên thế giới năm 2017 ........................................................................................................... 9 Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017 .............................................................................................................. 10 Bảng 2.4: Tình hình sản xuất sắn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ năm 2013- 2017 ................................................................................................................. 15 Bảng 4.1: Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các giống sắn tham gia thí nghiệm........................................................................................................ 29 Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............................................................................................................. 32 Bảng 4.3: Tốc độ ra lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm. ..................... 35 Bảng 4.4: Tuổi thọ lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm ........................ 37 Bảng 4.5 : Một số đặc điểm hình thái của các giống sắn tham gia thí nghiệm ..... 39 Bảng 4.6: Màu sắc sinh học của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............. 43 Bảng 4.7: Yếu tố cấu thành năng suất của các giống sắn tham gia thí nghiệm........................................................................................................ 45 Bảng 4.8: Năng suất của các giống sắn tham gia thí nghiệm ......................... 48 Bảng 4.9: Chất lượng củ của các giống sắn thí nghiệm.................................. 52
  5. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................... Error! Bookmark not defined. LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC CÁC HÌNH ............................... Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC ........................................................................................................ iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài ........................................................................ 2 1.3. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................. 4 2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................ 4 2.2. Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của cây sắn................................................ 5 2.2.1. Nguồn gốc ............................................................................................... 5 2.2.2. Giá trị dinh dưỡng ................................................................................... 5 2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam ....................... 7 2.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới .......................................... 7 2.2.2. Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam....................................................... 10 2.3.3. Tình hình nghiên cứu sắn ở Việt Nam .................................................. 13 2.3.4 Tình hình sản xuất sắn của tỉnh Thái Nguyên........................................ 15 2.4. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống sắn trên thế giới và Việt Nam ..... 16 2.4.1. Tình hình nghiên cứu giống sắn trên thế giới ....................................... 16
  6. v 2.4.2. Tình hình nghiên cứu giống sắn ở Việt Nam ........................................ 18 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21 3.1. Đối tượng ................................................................................................. 21 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 21 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 22 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 22 3.4.2. Quy trình kỹ thuật thí nghiệm ............................................................... 22 3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 23 3.4.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu................................................. 27 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 28 4.1. Khả năng sinh trưởng của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............... 28 4.2. Đặc điểm phát triển thân lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm........ 30 4.2.1.Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống sắn tham gia thí nghiệm ......................................................................................................................... 31 tham gia thí nghiệm ......................................................................................... 32 4.2.2. Tốc độ ra lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............................. 34 4.2.3. Tuổi thọ lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm .............................. 36 4.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống sắn tham gia thí nghiệm ......... 39 4.3.1. Chiều cao thân chính của các giống sắn tham gia thí nghiệm .............. 40 4.3.2. Sự phân cành của các giống sắn tham gia thí nghiệm ......................... 40 4.3.3. Chiều cao cây cuối cùng của các giống sắn tham gia thí nghiệm......... 41 4.3.4. Đường kính gốc của các giống sắn tham gia thí nghiệm ...................... 41 4.3.5. Tổng số lá trên cây của các giống sắn tham gia thí nghiệm ................. 41 4.3.6. Màu sắc sinh học của các giống sắn tham gia nghiên cứu ................... 43 4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống sắn tham gia thí nghiệm . 44 tham gia thí nghiệm ......................................................................................... 45
  7. vi 4.4.1. Chiều dài củ của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............................ 46 4.4.2. Đường kính củ của các giống sắn tham gia thí nghiệm ........................ 46 4.4.3. Số củ trên gốc của các giống sắn tham gia thí nghiệm ......................... 46 4.4.4. Khối lượng trung bình củ trên gốc của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............................................................................................................. 47 4.5. Năng suất và chất lượng của các giống sắn tham gia thí nghiệm ............ 48 4.5.1. Năng suất củ tươi của các giống sắn tham gia thí nghiệm.................... 49 4.5.2. Năng suất thân lá của các giống sắn tham gia thí nghiệm .................... 50 4.5.3. Năng suất sinh vật học của các giống sắn tham gia thí nghiệm ........... 50 4.5.4. Chỉ số thu hoạch. ................................................................................... 51 4.5.5. Chất lượng của các giống sắn thí nghiệm ............................................. 51 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 56 5.1. Kết luận .................................................................................................... 56 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 58
  8. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CIAT : Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới CTCRI : Viện Nghiên cứu Cây có củ CATAS : Học Viện Cây trồng Nhiệt đới Nam Trung Quốc FCRI : Viện Nghiên cứu Cây trồng Thái Lan FAO : Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc IITA : Viện Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới IFPRI : Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới ĐHNLTN : Đại học Nông lâm Thái Nguyên NLSH : Năng lượng sinh học NSCT : Năng suất củ tươi NSSVH : Năng suất sinh vật học NSTL : Năng suất thân lá NSCK : Năng suất củ khô NSTB : Năng suất tinh bột TLCK : Tỷ lệ chất khô TLTB : Tỷ lệ tinh bột HSTH : Hệ số thu hoạch CTTN : Công thức thí nghiệm TB : Trung bình
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Loài cây Sắn (Manihot esculenta Crantz) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ La-tinh (Grantz,1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT,1993). Là một trong những cây lương thực dễ trồng, có khả năng thích ứng rộng với trồng được trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, không yêu cầu cao về điều kiện sinh thái , phân bón, chăm sóc. Cây sắn là cây lương thực, thực phẩm chính quan trọng sau cây lúa, cây ngô và lúa mì. Tinh bột sắn được làm lương thực, thực phẩm, thức ăn cho khoảng trên 500 triệu người trên thế giới nhất là các nước đang phát triển, ngoài ra tinh bột sắn còn làm thức ăn trong chăn nuôi, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến bột ngọt, rượu, cồn, bánh kẹo, mỳ ăn liền, phụ gia dược phẩm,… Đặc điểm đặc trưng nhất của cây sắn là có mạch nhựa mủ là một trong cây trồng quan trọng ở các nước có khí hậu nhiệt đới và có khả năng sản xuất lượng Carbohydrate cao nhất trong số các cây lương thực. Sắn hiện được trồng trên 100 nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba châu lục: châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Tinh bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới (www. TTTA. Food market, 2013)[15]. Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc quan trọng tại nhiều nước trên thế giới và cũng là cây hàng hóa xuất khẩu có giá trị để chế biến bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia dược phẩm. Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu chính cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (Ethanol). Năm 2008 ở Trung Quốc đã sản xuất
  10. 2 một triệu tấn Ethanol và tại Thái Lan nhiều nhà máy sản xuất Ethanol sử dụng sắn đã được xây dựng. Indonesia đã lên kế hoạch sử dụng sắn sản xuất Ethanol để pha vào xăng theo tỷ lệ bắt buộc 5% bắt đầu từ năm 2010. Các nước như Lào, Papua New Guinea, đảo quốc Fiji, Nigeria, Colombia và Uganda cũng đang nghiên cứu thử nghiệm cho sản xuất Ethanol. Ở Việt Nam, cây sắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ cao. Đồng thời là nguồn cũng cấp nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến tinh bột cũng như thức ăn gia súc với nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú. Năm 2016 diện tích sắn trên toàn quốc là 579.900 ha, năng suất bình quân 19,04 tấn/ha, sản lượng đạt 11.045,2 nghìn tấn (FAOSTAT,2018)[14]. Tuy nhiên, năng suất sắn tại nhiều địa phương ở Việt Nam vẫn còn thấp. Vì vậy, muốn nâng cao năng suất sắn cần phải chọn tạo được những giống sắn cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái. Để phù hợp cho chiến lược phát triển sắn bền vững đáp ứng nguồn nguyên liệu hiện nay thì giống tốt cho năng suất cao, chất lượng tốt và thích ứng rộng đóng vai trò rất quan trọng; việc nghiên cứu về giống sắn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của các dòng, giống sắn là vấn đề rất cần thiết. Xuất phát từ điểm thực tế đó, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của tập đoàn giống sắn năm 2018”. 1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài Nhằm lựa chọn ra những giống sắn mới có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho thực tiễn sản xuất và chế biến tại khu vực Trung du miền núi phía Bắc. Góp phần bảo tồn đa dạng sinh học cây sắn, phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu và chọn tạo giống sắn đáp ứng nhu cầu sản xuất sắn hàng hóa. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá về sinh trưởng của các giống sắn tham gia thí nghiệm.
  11. 3 - Đánh giá về đặc điểm nông sinh học của các giống sắn tham gia thí nghiệm. - Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất và chất lượng của các giống tham gia nghiên cứu. 1.4. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học, áp dụng vào thực tế tạo điều kiện cho học viên học hỏi thêm kinh nhiệm trong sản xuất trên cơ sở học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn giúp học viên nâng cao được chuyên môn. Giúp sinh viên nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành các triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá và tổng kết viết báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học cũng như ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Ý nghĩa trong sản xuất Xác định được các giống sắn có năng suất, chất lượng cao và thời điểm thu hoạch thích hợp đưa vào sản xuất đại trà đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài 2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Cây sắn là loại cây trồng có khả năng thích nghi rộng , tuy nhiên để mà chọn được giống sắn cho chất lượng và năng suất cao ở tất cả các tỉnh có vùng sinh thái nông nghiệp thực sự là một vấn đề hết sức nan giải và khó khăn. Do điều kiện môi trường khác nhau nên sự tương tác gen với môi trường cũng khác nhau, đặc biệt là yếu tố năng suất củ tươi. Dưới tác động của điều kiện môi trường (đất đai, khí hậu, điều kiện canh tác, kỹ thuật chăm sóc,…) ảnh hưởng rất lớn đến năng suất củ tươi. Do vậy kết quả đánh giá năng suất củ tươi của các dòng, giống sắn ưu tú ở giai đoạn cuối của quá trình chọn lọc là cơ hội để xác định được giống cho năng suất cao nhất tại vùng sản xuất. Để đánh giá và xác định các giống sắn phải dựa vào các đặc điểm sinh trưởng phát triển của từng giai đoạn, các yếu tố cấu thành năng suất (chiều cao cây, số lượng củ trên gốc, tổng số lá, tuổi thọ trung bình của lá, khả năng phân cành, chỉ số diện tích lá, tỷ lệ chất khô, chỉ số thu hoạch, năng suất củ khô, năng suất sinh học, năng suất tinh bột... trong đó năng suất sinh học, chỉ số thu hoạch được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất để chọn lọc. 2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có diện tích đất tự nhiên 356.282 ha, dân số 1.227,4.000 người. Năm 2017 diện tích trồng sắn của tỉnh khoảng 2,9000 ha, năng suất trung bình 14,14 tấn/ha, sản lượng 41000 tấn (Tổng cục thống kê, 2018 )[11]. Tuy nhiên, người dân chủ yếu trồng theo phương thức quảng canh, nên năng suất thấp, đồng thời còn làm đất bị rửa trôi bạc màu, hoang hóa. Mặt khác, nhiều diện tích đất dốc chưa được tận dụng để sản xuất gây lãng phí tư liệu.
  13. 5 2.2. Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của cây sắn 2.2.1. Nguồn gốc Trung tâm phát sinh của cây sắn được giả thiết xuất hiện tại vùng Đông Bắc của nước Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, là nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại. Bằng chứng về nguồn gốc sắn trồng đó là những di tích khảo cổ ở Venezuele niên đại 2.700 năm trước Công nguyên, tại đây di vật thể hiện củ sắn ở cùng ven biển Peru khoảng 2000 năm trước Công nguyên và có những lò nướng bánh sắn được cho là trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại khoảng 1.200 năm trước Công nguyên, bên cạnh đó có những hạt tinh bột trong phân hóa thạch được phát hiện tại Mexico có tuổi từ năm 900 đến năm 200 trước Công nguyên. Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Tài liệu đề cập tới khoai mì ở vùng này là của Barre và Thevet viết năm 1558. Ở châu Á, khoai mì được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17. Sau đó, khoai mì được trồng ở Trung Quốc, Myanma và các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên. Ở Việt Nam cây sắn được du nhập vào khoảng giữa thế kỷ XVIII và được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ Bắc đến Nam. Diện tích trồng sắn nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi và Trung du phía Bắc và ven biển Nam Trung Bộ, ven biển Bắc Trung Bộ. 2.2.2. Giá trị dinh dưỡng Theo số liệu công bố của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO), hàm lượng dinh dưỡng trong củ sắn (được tính trên 100 gam phần ăn được) như sau: Nước: 65,5%
  14. 6 Lipit: 0,2% Xenlulose: 1,2% Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%; chất protein, béo, xơ, trong 100g được tương ứng là 0,8-2,5 g, 0,2-0,3 g, 1,1-1,7 g, 0,6-0,9 g; chất muối khoáng và vitamin trong 100 g củ sắn là 18,8-22,5 mg Ca, 22,5- 25,4 mg P, 0,02 mg B1, 0,02 mg B2, 0,5 mg PP. Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không được cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Trong protein của sắn có tương đối đầy đủ các acid amin (nhất là 9 acid amin không thay thế được càn thiết cho con người) đặc biệt 2 acid amin quan trọng là Lizin và Tritophan có đủ để cung cấp cho nhu cầu của cả trẻ em và người lớn. Theo Keliku (1970) thành phần các chất trong củ sắn bao gồm: - Hydrat cacbon: Chiếm 88-91% trọng lượng khô của củ. Trong đó: + Tinh bột: 84-87% + Đường tổng số: 4% bao gồm saccazora (71%); glucoza (13%); fructoza (9%) và mantoza (3%) Các chất khác với hàm lượng thấp: Protein, lipid, một số khoáng chất chủ yếu (P, K, Ca, Mg,...), một số vitamin (C, B1, B2,...). Thành phần dinh dưỡng khác biệt tùy giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kĩ thuật phân tích. Về phẩm chất: hạt tinh bột sắn rất nhỏ, đường kính 0,015- 0,025mm, hạt bột sắn thường mịn, độ dính cao 10-17% (khoai lang 4%), nhiệt độ hồ hóa thấp 70oC (khoai lang 75-78oC). Ngoài ra, lá sắn cũng có hàm lượng protein cao (20-25%), hàm lượng đáng kể các chất Canxi, Croten, Vitamin B1, C (Tera 1984). Chất đạm của lá
  15. 7 sắn có khá đầy đủ các acid amin cần thiết và giàu Lysin nhưng thiếu Methionin. Trong lá sắn ngoài các chất dinh dưỡng, cũng chứa một lượng độc tố HCN đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80-110mg HCN/1kg lá tươi. Các giống sắn đắng chứa 160-240mg HCN/1kg lá tươi, Lá sắn ngọt là một loại rau rất bổ dưỡng nhưng cần chú ý luộc kỹ để giảm hàm lượng HCN. Lá sắn đắng không nên luộc ăn mà nên muối dưa hoặc phơi khô để làm bột lá sắn phối hợp với các bột khác làm bánh thì hàm lượng HCN còn lại không đáng kể. Trong từng loại cây trồng lượng vật chất khô của củ sắn cả vỏ, lá sắn, bột lá sắn, bã sắn ướt đều cao hơn so với một số cây dùng làm thức ăn cho gia súc khác. Điều này đã khẳng định là thành phần dinh dưỡng trong củ sắn là rất cao, đáp ứng được nhu cầu trong khẩu phần ăn của vật nuôi. 2.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới Theo số liệu thống kê của FAO, tính đến năm 2017 diện tích trồng sắn trên thế giới đạt 26,34 triệu ha với năng suất bình quân 11,08 tấn/ha, tổng sản lượng đạt được là 291,99 triệu tấn. Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới giai đoạn 2013 - 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn) 2013 25,91 10,75 278,45 2014 23,86 11,42 292,05 2015 26,02 11,34 295,34 2016 25,85 11,45 296,04 2017 26,34 11,08 291,99 (Nguồn: FAOSTAT ,2018)[14].
  16. 8 Qua bảng số liệu 2.1, ta thấy: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có xu hướng tăng dần từ năm 2014 đến năm 2016. Trong đó diện tích trồng sắn trên toàn thế giới năm 2015 tăng 2,16 triệu ha, năng suất giảm 0,08 tấn/ha, tuy nhiên sản lượng lại tăng mạnh lên 3,29 triệu tấn. Năm 2017 diện tích trồng tăng lên đáng kể so với năm 2014, tăng 2,48 triệu ha. Nhưng sản lượng và năng suất có xu hướng giảm đi. Sắn là cây lương thực dễ trồng, thích hợp với nhiều điều kiện kinh tế đặc biệt là có thể sinh trưởng và cho năng suất cao khi đất nghèo dinh dưỡng, là cây trồng công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao với nhiều loại cây trồng công nghiệp khác. Viện nghiên cứu chính sách lương thực thế giới (IFPRI), ước tính sản lượng sắn toàn cầu đến năm 2020 ước đạt 275,10 triệu tấn , mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn so với các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Nhu cầu sắn lương thực ở châu Phi tiếp tục tăng, nhất là những sản phẩm giá trị gia tăng. Tại châu Á, nhu cầu cũng gia tăng trong các ứng dụng công nghiệp, dưới dạng tinh bột hoặc ethanol. Ấn Độ là một trong những quốc gia tiêu thụ mạnh trong những ngành này. Sắn được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp, đặc biệt ở những nước đang phát triển. Nigeria là một trong những thị trường tiêu thụ mạnh các sản phẩm từ sắn trong công nghiệp. Sắn được sử dụng trong các ngành dệt may, dầu mỏ, dược phẩm, đồ uống nhẹ, bia, Ethanol.
  17. 9 Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của các Châu lục trên thế giới năm 2017 Chỉ tiêu Diện tích Năng suất Sản lượng Châu lục (triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn) Toàn thế giới 26,34 11,08 291,99 Châu Phi 20,23 8,79 177,94 Châu Mỹ 2,17 12,88 28,03 Châu Á 3,91 21,92 85,76 Châu Đại Dương 0,02 11,90 0,24 (Nguồn: FAOSTAT, 2018)[14]. Qua bảng số liệu 2.2, ta thấy: Châu Phi đứng đầu thế giới với tổng diện tích trồng sắn lên tới 20,23 triệu ha trong khi toàn thế giới là 26,34 triệu ha. Sắn là nguồn lương thực chính của người dân tại nhiều nước thuộc châu lục này. Một số nước trồng nhiều sắn ở châu Phi như: Nigeria (59,48 triệu tấn), Cộng hòa Dân chủ Congo (15,04 triệu tấn), Angola (31,59 triệu tấn). Châu Á cùng với châu Phi và châu Mỹ là một trong ba vùng sắn quan trọng của thế giới. Diện tích sắn châu Á hiện có 3,91 triệu ha, sản lượng 85,76 triệu tấn đứng thứ hai sau châu Phi, năng suất sắn ở châu Á hiện đạt bình quân 21,92 tấn/ha cao hơn châu Phi 13,13 tấn/ha. Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản lượng năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm sử dụng làm lương thực thực phẩm là 77,2%, làm thức ăn gia súc là 4,4%. Chiều hướng sản xuất sắn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh cây trồng. Giải pháp chính là tăng năng suất sắn bằng cách áp dụng giống mới và các biện pháp kỹ thuật tiên tiến.
  18. 10 Châu Mỹ La tinh giai đoạn 1993- 2020, ước tính tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn tăng hàng năm là 1,3%, so với châu Phi là 2,44% và châu Á là 0,84- 0,96%. Cây sắn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nhiều nước châu Á, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á nơi cây sắn có tổng diện tích đứng thứ ba sau lúa và ngô và tổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa và mía. 2.3.2. Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam Ở Việt Nam, sắn là một trong bốn cây trồng có vai trò quan trọng trong chiến lược an toàn lương thực quốc gia sau lúa và ngô. Sắn là cây lương thực quan trọng thứ ba sau ngô, lúa (Phạm Văn Biên,1998)[1] và đang có xu hướng tăng ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi và trung du Bắc Bộ do đặc tính đa năng của nó. Cây sắn được canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam, nhưng tập trung thành vùng chính gồm có: vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, ven biển miền Trung và vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ nông dân nghèo do sắn dễ trồng, ít kén đất, ít vốn đầu tư, phù hợp sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ. Sắn chủ yếu dùng để bán chiếm 48,6%, dùng làm thức ăn gia súc chiếm 22,4%, chế biến thủ công là 16,8%, chỉ có 12,2% dùng tiêu thụ tươi. Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017 Diện tích Năng suất Sản lượng Năm (triệu ha) (tấn/ha) (triệu tấn) 2013 0,54 17,93 9,76 2014 0,55 18,48 10,21 2015 0,57 18,90 10,74 2016 0,57 19,16 10,91 2017 0,53 19,28 10,27 (Nguồn: FAOSTAT[2018][14].
  19. 11 Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy: Diện tích trồng sắn, sản lượng và năng suất Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2016 có xu hướng tăng lên đều theo từng năm. Diện tích tăng kết hợp cùng năng suất tăng làm cho giá trị sản lượng cũng gia tăng đáng kể. Tuy nhiên diện tích năm 2017 giảm 0,04 triệu ha so với năm 2016. Năng suất tăng không đáng kể qua các năm. Năng suất sắn năm 2017 tăng 0,12 tấn/ha so với năm 2016 và mức tăng hàng năm từ 1-3%. Sản lượng năm 2017 đạt 10,27 triệu tấn giảm 0,64 triệu tấn so với năm 2016. Trong 10 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu sắn và sản phẩm của sắn đạt 3,451 triệu tấn với kim ngạch 1,109 tỷ USD, tăng 23,5% về lượng và tăng 20,2% về giá trị so cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu sắn và sản phẩm của sắn sẽ đạt khoảng 1,5 tỷ USD. Trong đó, khoảng 80% sắn vẫn được xuất khẩu sang Trung Quốc. Giá xuất khẩu tinh bột sắn năm 2015 đạt khoảng 420 - 430 USD/tấn, giá sắn lát ở mức 225 - 232 USD/tấn Năm 2016, giá sắn tươi do các nhà máy thu mua là 800-1.100 đồng/kg. Năm 2015 là 1.600 - 2.000 đồng/kg với chất lượng đảm bảo, độ tinh bột 30% (trong khi đó, mức giá này của năm 2014 là 1.800 - 2.200 đồng/kg, năm 2013 là 2.000 - 2.500 đồng/kg. Với mức giá nguyên liệu sắn hiện nay, giá thành của sản phẩm tinh bột sắn vào khoảng 8.000 - 8.900 đồng/kg, giá tinh bột khoảng 9.000 - 9.500 đồng/kg. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam trong tháng 11/2018 đạt 218 nghìn tấn, tương đương với giá trị xuất khẩu đạt 96,7 triệu USD, tăng 19,7% về lượng và tăng 11,8% về giá trị so với tháng 10/2018, tuy nhiên lại giảm tới 41,2% về lượng so với tháng 11/2017. Tính chung trong 11 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã xuất khẩu trên 2,27 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, thu về lượng kim ngạch trên 881,3 triệu USD và giảm 35,2% về sản lượng nhưng chỉ giảm 3,1% về giá trị so với cùng kỳ năm trước do giá xuất khẩu sắn năm 2018 tăng cao (AgroMonitor.vn,2019)[15].
  20. 12 Ngoài ra, sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio- ethanol, mì ăn liền, bánh kẹo, siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng phủ sinh học và chất giữ ẩm cho đất. Tính đến 2013, trong cả nước có 5 nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học sử dụng nguyên liệu là sắn lát khô đi vào hoạt động với công suất từ 50 – 100 triệu lít/năm (Nangluongvietnam.vn,2019)[16]. Theo Hiệp hội sắn Việt Nam (2016) [5], Việt Nam hiện có 105 nhà máy sản xuất tinh bột sắn quy mô công nghiệp và 07 nhà máy chế biến cồn với hàng trăm doanh nghiệp thương mại sắn. Năm 2016, sắn và các sản phẩm từ sắn là đứng vị trí thứ 08 trong các mặt hàng sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Sản xuất tinh bột sắn với sản lượng mỗi năm trên 2,0 triệu tấn, trong đó 70% xuất khẩu và 30% tiêu thụ trong nước. Kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đứng thứ 2 sau Thái Lan. Giá trị xuất khẩu sản phẩm sắn từ 2012 đến 2016 đạt từ 1,0 tỷ USD đến 1,5 tỷ USD/năm. Năm 2015 sản lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 4,11 triệu tấn, trong đó 1,86 triệu tấn sắn lát; 2,25 triệu tấn tinh bột sắn và các sản phẩm khác từ sắn. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu: 1,32 tỷ USD. Sản lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu năm 2015 tăng so với năm 2014 (3,368 triệu tấn) và (1,136 tỷ USD). Trong năm 2016, Việt Nam xuất khẩu khoảng 3,7 triệu tấn sản phẩm sắn, trị giá 998.698 nghìn USD, trong đó 88,22% khối lượng được xuất khẩu sang Trung Quốc, trị giá 868.395 nghìn USD; Tiếp sau đó là các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippin, Malaysia và Đài Loan [11]. Sắn là cây đứng thứ 4 trong các cây trồng có kim ngạch xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trên 1 tỷ USD. Tinh bột sắn Việt Nam đã đến được với trên 20 quốc gia trên thế giới. Năng suất sắn của Việt Nam 18,8 tấn/ha hiện đang đứng ở xung quanh số 10 trong số các nước có năng suất cao. Sắn và sản phẩm từ sắn là mặt hàng tăng trưởng nóng trong những năm qua và phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu của các nước. Do vậy, nghề trồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2