Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
Trong những nằm gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt nam nói<br />
riêng còn gặp nhiều khó khăn, dư âm của cuộc khủng hoàng kinh tế tài chính<br />
(2007-2009) chưa kết thúc thì kinh tế thế giới đứng trước vấn đề nợ công của thế<br />
giới, hàng loạt nước rơi vào khủng hoảng tài chính như Hy lạp, Ireland, Bồ Đào<br />
Nha, Ý….. Chính phủ các nước tuyên bố vỡ nợ, gióng lên hồi chương cảnh báo<br />
<br />
uế<br />
<br />
kinh tế khó khăn, thất nghiệp gia tăng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đặc<br />
biệt ở Việt nam trong năm 2012 hàng loạt vụ việc liên quan đến tài chính không<br />
<br />
H<br />
<br />
ngừng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, từ việc truy tố pháp luật các cá<br />
nhân làm lũng đoạn nền kinh tế, đến việc hàng loạt ngân hàng bị thâu thóm do hoạt<br />
<br />
tế<br />
<br />
động kém hiệu quả. Vấn đề nợ xấu trong các ngân hàng tăng cao, chất lượng tín<br />
dụng ngày một đi xuống, giữa doanh nghiệp và ngân hàng không có tiến nói chung<br />
<br />
h<br />
<br />
về lãi suất, và thiếu niềm tin đối với nhau. Dẫn đến vai trò tín dụng trong việc cung<br />
<br />
in<br />
<br />
cấp nguồn vốn đẩy mạnh hoạt động sản xuất phát triển kinh tế không còn, hàng loạt<br />
<br />
cK<br />
<br />
doanh nghiệp phá sản, hàng trăm nghìn công dân lao động bị mất việc ảnh hưởng<br />
nghiêm trọng đến đời sống và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nguyên nhân thì<br />
rất nhiều trong đó theo các chuyên gia kinh tế vấn đề nợ xấu là nguyên nhân lớn<br />
<br />
họ<br />
<br />
nhất, nợ xấu trong ngân hàng không ngừng tăng cao trong những năm gần đây, một<br />
trong những lý do dẫn đến nợ xấu là do quản lý rủi ro tín dụng yếu kém của ngân<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
hàng gây ra, do chất lượng tín dụng thấp, các ngân hàng quá nhiều rủi ro trong hoạt<br />
động của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng.<br />
Từ thực tế đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với kinh tế Việt nam nói chung và hệ<br />
<br />
thống ngân hàng là phải kiềm hãm tốc độ tăng dư nợ của nợ xấu và tím các biện<br />
pháp có thể giảm nợ xấu đến mức thấp nhất có thể, muốn thực hiện điều này,thì hệ<br />
thống các ngân hàng đặc biệt các ngân hàng thương mại cần rà soát, kiểm tra, và<br />
đánh giá lại chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng mà ngân hàng gặp phải.<br />
Xuất pháp từ yêu cầu thực tế trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Đánh giá rủi ro tín<br />
dụng tại Ngân hàng Quân Đội- chi nhánh Huế ” với thời gian thực tập hạn chế<br />
cũng như kiến thức còn nhiều khyết điểm, nên chắn chắc rằng cách nhìn nhận vấn<br />
<br />
Nguyễn Phước Bảo Quyền-K43A-TCNH<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
đề của tôi sẽ bị hạn chế rất nhiều mặt, tuy nhiên đây cũng là cơ hội để tôi kiểm tra<br />
lại những kiến thức đã tích lũy được trong thời gian ở trên học đường. Đây cũng là<br />
cơ hội để tôi tiếp xúc với thực tế, cũng như có cơ hội để học hỏi và tích lũy kinh<br />
nghiệm, làm hành trang bước vào đời, cũng như đặt viên đá đầu tiên để xây dựng<br />
ngôi nhà kiến thức và thực tiễn trong công việc sau này.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu:<br />
Đề tài hướng tới các mục tiêu sau:<br />
Làm rõ các lý thuyết khoa học về tín dụng, rủi ro, cũng như rủi ro tín dụng và<br />
<br />
uế<br />
<br />
-<br />
<br />
các tiêu chuẩn hệ thống chỉ tiêu định tính, định lượng nhằm đo lường rủi ro.<br />
Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng hiện nay của Ngân hàng Quân đôi- chi<br />
<br />
H<br />
<br />
-<br />
<br />
nhánh Huế về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, biện pháp xử lý và cách phòng<br />
<br />
-<br />
<br />
tế<br />
<br />
ngừa.<br />
<br />
Thông qua phân tích các số liệu thứ cấp ngân hàng cung cấp, để đánh giá rủi ro<br />
<br />
h<br />
<br />
tín dụng, kết hợp với lý thuyết khoa học nhằm đưa ra cách nhìn riêng của cá nhân<br />
<br />
in<br />
<br />
về thực trạng rủi ro; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt<br />
<br />
-<br />
<br />
cK<br />
<br />
động tín dụng, tại ngân hàng Quân Đội- chi nhánh Huế.<br />
Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân, tiếp thu các ý kiến của các anh chị tại<br />
<br />
phòng: “ Hỗ trợ và quan hệ khách hàng- BO tại ngân hàng Quân Đội- chi nhánh<br />
<br />
họ<br />
<br />
Huế ” cũng như của thầy cô hướng dẫn, để ngày một hoàn thiện hơn kiến thức cho<br />
bản thân, cũng như hạn chế những sai lầm và khuyết điểm trong suy nghĩ. Đây là<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
tiên đề là hành trang cho nghiên cứu khoa học cũng như công việc sau khi ra<br />
trường.<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br />
- Đối tượng nghiên cứu: rủi ro tín dụng (nguyên nhân, thực trạng, giải pháp) hiện<br />
nay tại ngân hàng Quân Đội- chi nhánh Huế<br />
- Phạm vi nghiên cứu<br />
- Phạm vi không gian:<br />
Đề tài tập trung nghiên cứu rủi ro tín dung tại “ Ngân hàng Quân Đội- chi nhánh<br />
Huế”.<br />
- Phạm vi thời gian:<br />
Nguyễn Phước Bảo Quyền-K43A-TCNH<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
Trong thời gian thực tập tại ngân hàng từ 18/02/2013 đến 08/05/2013.Tập trung<br />
nghiên cứu các số liệu thứ cấp của ngân hàng có liên quan đến rủi ro tín dụng trong<br />
thời gian 3 năm từ 2010- 2012.<br />
4.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu:<br />
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Là phương pháp tìm hiểu những vấn đề liên<br />
<br />
quan đến đề tài nghiên cứu thông qua các tài liệu như sách báo, thông tin qua mạng<br />
Internet, các tài liệu tập huấn của ngân hàng, các tài liệu liên quan.<br />
<br />
uế<br />
<br />
- Phương pháp thu thập số liệu: Là phương pháp thu thập thông tin sử dụng cho<br />
bài nghiên cứu. Số liệu được thu thập trực tiếp từ chi nhánh ngân hàng trong khoảng<br />
<br />
H<br />
<br />
thời gian từ năm 2010 đến năm 2012<br />
- Phương pháp xử lý số liệu:<br />
<br />
tế<br />
<br />
+ Phương pháp so sánh: So sánh,đối chiếu các chỉ tiêu qua từng năm để đánh giá<br />
sự biến động của từng chỉ tiêu<br />
<br />
h<br />
<br />
+ Phương pháp phân tích số liệu: Là phương pháp dựa trên số liệu đã thu thập và<br />
<br />
in<br />
<br />
so sánh, tiến hành đánh giá các vấn đề liên quan đến rủi ro tín dụng để lý giải, xác định<br />
<br />
cK<br />
<br />
tính hợp lý của thông tin cung cấp về hoạt động tín dụng của ngân hàng.<br />
+ Phương pháp tổng hợp số liệu: Tổng hợp những thông tin đã thu thập để rút ra<br />
những kết luận và đánh giá cần thiết.<br />
<br />
họ<br />
<br />
5. Cấu trúc đề tài:<br />
<br />
Đề tài được chia làm 3 phần với nội dung nghiên cứu như sau:<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Phần I. Đặt vấn đề<br />
<br />
Phần II. Nội dung nghiên cứu.<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận khoa học tín dụng, rủi ro tín dụng và các hệ thống chỉ số<br />
đánh giá rủi ro tín dụng<br />
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng, biện pháp xử lý và cách phòng ngừa hiện<br />
nay của Ngân hàng Quân Đội- chi nhánh Huế<br />
Chương 3: Kiến nghị đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục rủi ro tín<br />
dụng tại Ngân hàng Quân Đội- chi nhánh Huế<br />
Phần III. Kết luận và kiến nghị<br />
<br />
Nguyễn Phước Bảo Quyền-K43A-TCNH<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1.<br />
<br />
Tín dụng ngân hàng:<br />
<br />
1.1.1. Khái niệm:<br />
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân<br />
hàng hoặc các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các<br />
chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong<br />
<br />
uế<br />
<br />
một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều<br />
<br />
H<br />
<br />
kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.<br />
<br />
Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với<br />
<br />
tế<br />
<br />
khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày<br />
31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Cho vay là một hình thức cấp<br />
<br />
h<br />
<br />
tín dụng, theo đó Tổ chức Tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử<br />
<br />
in<br />
<br />
dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả<br />
cả gốc và lãi.”<br />
<br />
cK<br />
<br />
Căn cứ theo Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX đã được<br />
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ hai thông qua<br />
<br />
họ<br />
<br />
ngày 12 tháng 12 năm 1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 1998 thì<br />
“Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, vốn huy động<br />
để cấp tín dụng”<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
Căn cứ theo Điều 49 của Luật này về “Cấp tín dụng” thì Tổ chức tín dụng được<br />
<br />
cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu<br />
và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy<br />
định của Ngân hàng Nhà nước.<br />
1.1.2. Bản chất của tín dụng:<br />
Từ khái niệm trên, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở<br />
hoàn trả và có các đặc trưng sau:<br />
- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình thức là cho<br />
vay (bằng tiền) và cho thuê (bất động sản và động sản).<br />
Nguyễn Phước Bảo Quyền-K43A-TCNH<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
- Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản<br />
cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn. Đây<br />
là yếu tố hết sức cơ bản trong quản trị tín dụng.<br />
- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác<br />
là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.<br />
- Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở bên đi vay cam<br />
kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.<br />
<br />
uế<br />
<br />
1.1.3. Vai trò của tín dụng:<br />
<br />
H<br />
<br />
- Tín dụng ngân hàng là động lực thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, là công cụ<br />
thúc đẩy quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, thông qua việc cung ứng vốn<br />
<br />
tế<br />
<br />
đầy đủ và kịp thời cho mọi tổ chức cá nhân. Nguồn vốn phục vụ cho quá trình tái sản<br />
xuất và tái sản xuất mở rộng có thể được cung ứng từ nhiều nguồn khác nhau như tự<br />
<br />
h<br />
<br />
tích luỹ, ngân sách Nhà nước cấp phát, liên doanh, vay ngân hàng… Trong đó vay<br />
<br />
in<br />
<br />
ngân hàng đóng vai trò quan trọng nhất. Bởi vì nguồn vốn này được cung ứng đầy đủ,<br />
kịp thời và nhanh chóng nhất. Mặt khác, sử dụng vốn vay ngân hàng có tác dụng thúc<br />
<br />
cK<br />
<br />
đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vì tính chất của nguồn vốn này<br />
là hoàn trả đầy đủ và đúng hạn.<br />
<br />
họ<br />
<br />
- Tín dụng ngân hàng góp phần thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế. Thông<br />
qua định hướng đầu tư tín dụng với các chính sách nhất định, tín dụng ngân hàng có<br />
tác dụng rất to lớn đến điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với chính sách và định<br />
<br />
Đ<br />
ại<br />
<br />
hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.<br />
- Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế và tăng cường<br />
<br />
chế độ hạch toán kế toán. Nguyên tắc của hoạt động tín dụng là hoàn trả đúng hạn đầy<br />
đủ và có lãi. Vì thế khi bất kỳ một đơn vị kinh tế xã hội nào có nhu cầu vay vốn tín<br />
dụng, điều đầu tiên họ nghĩ đến là phải tính toán hiệu quả sử dụng vốn vay, ở đây đòn<br />
bẫy lãi suất có ý nghĩa rất to lớn và là động lực thúc đẩy chế độ hạch toán kế toán,<br />
nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế.<br />
- Tín dụng ngân hàng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông toàn xã hội, tạo điều<br />
kiện thuận lợi cho công tác quản lý và điều hoà công tác lưu thông tiền mặt. Hoạt động<br />
<br />
Nguyễn Phước Bảo Quyền-K43A-TCNH<br />
<br />
5<br />
<br />