Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy<br />
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Từ những năm 1870, cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam và đã trải qua<br />
hơn 100 năm hình thành và phát triển. Hiện nay, ngành cà phê đã đạt được nhiều thành<br />
tựu to lớn và đang trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn mang tính chiến lược trong<br />
cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam xuất khẩu cà<br />
phê Robusta lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, chỉ sau<br />
Brasil. Với sản lượng đạt hơn 1 triệu tấn trong năm 2011, cà phê Việt Nam dành 95%<br />
cho xuất khẩu và chỉ 5% sản lượng cho tiêu thụ nội địa. 95% sản lượng trên được bán<br />
cho các nhà buôn chính ở London (Anh), New York (Mỹ) và từ đây sẽ được phân phối<br />
đến các nhà máy rang, xay. Tuy nhiên, theo Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng<br />
cho biết, chất lượng cà phê lại không đồng đều, đặc biệt cà phê bị loại thải còn chiếm<br />
tỷ lệ cao (80%) trong tổng số cà phê bị loại thải của thế giới. Điều này không những<br />
gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn làm giảm uy tín và sức<br />
cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thế giới nếu không có giải pháp khắc phục.<br />
Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cà phê như kỹ thuật trồng trọt và thu hái chưa<br />
tốt; cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn; cơ chế giá thu mua<br />
cà phê tươi chưa khuyến khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng, nhất là khâu<br />
thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Mặt khác, hầu hết cà phê của Việt Nam hiện nay đều<br />
dựa trên sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán; việc phân loại chất lượng theo tỷ lệ<br />
hạt đen, hạt vỡ là cách phân loại đơn giản và lạc hậu mà hầu hết các nước xuất khẩu cà<br />
phê trên thế giới không còn áp dụng.<br />
Công ty TNHH MTV cà phê 734 cũng không ngoại lệ, theo ông Cao Kiến<br />
Quốc, trưởng phòng Kế hoạch sản xuất – kinh doanh, cho biết: trong quá trình hoạt<br />
động của công tác tạo nguồn và thu mua, Công ty cũng gặp khó khăn như: giá cà phê<br />
tăng cũng như người dân sợ hái trộm, chi phí thuê nhân công cao nên nên công nhân<br />
thu hoạch toàn trái xanh làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê, làm giảm sức cạnh<br />
tranh của Công ty với các đối tác khác. Vì vậy, một trong những bước để nâng cao<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái<br />
<br />
1<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy<br />
<br />
chất lượng cà phê đó là nâng cao công tác tạo nguồn và thu mua, từ đó tìm được những<br />
giải pháp về phía công ty như cơ sở vật chất, chính sách khuyến khích lao động, chính<br />
sách giá… để khắc phục tình trạng cà phê kém chất lượng.<br />
Do đó, việc phân tích một cách chính xác, khoa học, đánh giá đúng đắn và tìm<br />
ra các giải pháp tối ưu để công tác tạo nguồn và thu mua cà phê được thực hiện ngày<br />
càng hiệu quả hơn là điều rất cần thiết. Chính vì vậy, trong thời gian thực tập cuối<br />
khóa tại Công ty TNHH MTV Cà phê 734- Kon Tum tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tình<br />
hình tạo nguồn và thu mua cà phê của Công ty TNHH MTV Cà phê 734- Kon Tum”<br />
làm kkhóa luận tốt nghiệp của mình.<br />
2. Câu hỏi, mục tiêu và đối tượng nghiên cứu<br />
2.1. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Quá trình tạo nguồn và thu mua cà phê của Công ty TNHH MTV Cà phê 734<br />
đã thực hiện hiệu quả chưa?<br />
2.2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
-<br />
<br />
Đánh giá tình hình thực hiện công tác tạo nguồn và thu mua cà phê của Công ty<br />
<br />
-<br />
<br />
Đánh giá hiệu quả hoạt động của công tác tạo nguồn và thu mua cà phê của<br />
<br />
Công ty.<br />
-<br />
<br />
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác tạo<br />
<br />
nguồn và thu mua cà phê của Công ty trong tương lai.<br />
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
-<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu: Công tác tạo nguồn và thu mua cà phê của Công ty<br />
<br />
TNHH MTV Cà phê 734 – Kon Tum.<br />
-<br />
<br />
Đối tượng điều tra:<br />
<br />
<br />
Những người cung cấp cà phê cho Công ty, cụ thể là những công nhân của Công ty.<br />
<br />
<br />
<br />
Dữ liệu thứ cấp về công tác tạo nguồn và thu mua cà phê của Công ty.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Đăk Hà, Tỉnh Kon Tum.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phạm vi thời gian: từ ngày 01/2 đến ngày 08/05/2012<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái<br />
<br />
2<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy<br />
<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước:<br />
-<br />
<br />
Nghiên cứu định tính<br />
<br />
-<br />
<br />
Nghiên cứu định lượng<br />
<br />
3.1. Nghiên cứu định tính<br />
Nghiên cứu định tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát<br />
dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đầu tiên, tôi sẽ phỏng vấn các chuyên gia<br />
mà cụ thể ở đây là các nhà quản lý của Công ty TNHH MTV Cà Phê 734 về các chính<br />
sách của Công ty trong hoạt động tạo nguồn và thu mua cà phê, sản lượng cà phê bình<br />
quân, thời gian bán cà phê cũng như thời gian bắt đầu trồng cà phê của nhà cung cấp<br />
cà phê cho Công ty.<br />
Tiếp theo, tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu (n=5). Kết hợp với nội dung<br />
đã được chuẩn bị trước : lý do bán cà phê cho Công ty và khó khăn của họ trong công<br />
tác tạo nguồn và thu mua, tôi phỏng vấn 5 nhà cung cấp cà phê bất kỳ cho Công ty. Từ<br />
đó đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tạo nguồn và thu mua cà phê của Công ty.<br />
Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức.<br />
3.2. Nghiên cứu định lượng<br />
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình hình tạo nguồn và thu mua cà phê<br />
của Công ty.<br />
Về dữ liệu sử dụng, tôi sử dụng hai nguồn dữ liệu chính:<br />
3.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp<br />
-<br />
<br />
Các dữ liệu thu thập<br />
<br />
<br />
<br />
Các dữ liệu liên quan đến các hoạt động tạo nguồn và thu mua cà phê của Công<br />
<br />
ty (Số liệu về lao động thu mua, chính sách đối với nhà cung cấp, tình hình tiêu thụ cà<br />
phê, tình hình thu mua cà phê....) từ các phòng ban của Công ty mà cụ thể là phòng Kế<br />
hoạch sản xuất – kinh doanh.<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái<br />
<br />
3<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy<br />
<br />
3.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp<br />
-<br />
<br />
Các dữ liệu thu thập<br />
<br />
<br />
Thông tin về đối tượng được điều tra : Giới tính, thu nhập, độ tuổi, thời gian<br />
<br />
trồng cà phê, diện tích trồng cà phê, sản lượng cà phê tươi thu hoạch hàng năm, sản<br />
lượng bán cà phê hàng năm.<br />
<br />
<br />
Lý do bán cà phê cho Công ty.<br />
<br />
<br />
<br />
Đánh giá của người cung cấp cà phê về chính sách, về công tác tạo nguồn và<br />
<br />
thu mua của Công ty<br />
<br />
-<br />
<br />
Những khó khăn gặp phải trong công tác tạo nguồn và thu mua của người cung cấp.<br />
Phương pháp thu thập: Thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn có sử dụng<br />
<br />
bảng hỏi (bảng hỏi cấu trúc) với số lượng người tham gia nhiều (mẫu được chọn) và thời<br />
gian trả lời bảng hỏi nhanh. Trên cơ sở bảng hỏi mang tính khách quan, phương pháp điều<br />
tra ngẫu nhiên nhằm suy rộng cho tổng thể các nhà cung cấp cà phê cho Công ty.<br />
3.3. Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập, xử lý số liệu<br />
3.3.1. Xác định kích thước mẫu<br />
Nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu tôi xác định cỡ mẫu<br />
nghiên cứu thông qua công thức:<br />
<br />
Sau khi điều tra thử với 30 mẫu, xác định được phương sai mẫu<br />
<br />
lớn nhất là<br />
<br />
0,595. Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 90%, thông qua tra bảng : Z=1,645 và sai số<br />
cho phép là e = 9%. Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất:<br />
người<br />
Đây là mẫu có kích thước khá lớn so với quy mô mẫu và do điều kiện thời gian<br />
và tài chính không cho phép, dựa vào công thức tính mẫu điều chỉnh ta tính được số<br />
mẫu cần điều tra là 140 mẫu. Với công thức:<br />
người<br />
Với<br />
<br />
Vì<br />
<br />
>5%<br />
<br />
là mẫu đã điều chỉnh<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái<br />
<br />
4<br />
<br />
Khóa luận tốt nghiệp<br />
<br />
GVHD : Th.S Hoàng Thị Diệu Thúy<br />
<br />
Để đảm bảo độ chính xác cũng như loại trừ các bảng hỏi sau khi điều tra không<br />
đủ chất lượng, tôi tiến hành nghiên cứu 150 mẫu.<br />
3.3.2. Phương pháp thu thập<br />
Có 7 đội trồng cà phê, tổng cộng là 475 công nhân thuộc Công ty.<br />
Phương pháp nghiên cứu: chọn mẫu phân tầng. Dựa vào số người cung cấp cà<br />
phê của từng đội và mẫu được tính là 150 người. Từ đó tính tỷ lệ số người được điều<br />
tra của từng đội qua công thức:<br />
Số người cần điều tra = Số công nhân của đội i* 150/475<br />
Sau đó tính hệ số bước nhảy k=n/N cho từng đội để suy ra những người được điều tra.<br />
Thực hiện:<br />
-<br />
<br />
Tính hệ số bước nhảy ki=ni/Ni<br />
<br />
-<br />
<br />
Bốc được số 2. Quy ước rằng các đội đều điều tra từ công nhân có số thứ tự là 2 trở đi.<br />
Bảng 1 : Danh sách số công nhân điều tra ở mỗi đội<br />
Đội<br />
<br />
Số công nhân<br />
<br />
Sô người điều tra phỏng vấn<br />
<br />
(Người)<br />
<br />
(Người)<br />
<br />
1<br />
<br />
67<br />
<br />
21<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
56<br />
<br />
18<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
55<br />
<br />
17<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
85<br />
<br />
27<br />
<br />
3<br />
<br />
5<br />
<br />
92<br />
<br />
29<br />
<br />
3<br />
<br />
6<br />
<br />
56<br />
<br />
18<br />
<br />
3<br />
<br />
10<br />
<br />
64<br />
<br />
20<br />
<br />
3<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
475<br />
<br />
150<br />
<br />
SVTH: Nguyễn Thị Thanh Ái<br />
<br />
Hệ số bước nhảy ki<br />
<br />
5<br />
<br />