Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá về hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
lượt xem 18
download
Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013; phân tích tình hình cung – cầu thanh khoản, đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu như chỉ số trạng thái tiền tiền mặt, tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản, cấu trúc tiền gửi, chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá về hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Mỹ Hạnh Sinh viên thực hiện : Lữ Thị Anh Thư MSSV: 1154020966 Lớp: 11DTDN1 TP. Hồ Chí Minh, 2015 ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, do tự bản thân tôi thực hiện, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm đồ án của riêng mình. Các nguồn tài liệu trích dẫn, số liệu sử dụng và nội dung đồ án trung thực, được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh. Đồng thời tôi cam kết rằng kết quả quá trình nghiên cứu của báo cáo thực tập tốt nghiệp này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam doan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015 Tác giả Lữ Thị Anh Thư iii
- LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phan Mỹ Hạnh đã quan tâm, dành thời gian hướng dẫn tận tình, chu đáo và giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Đồng thời, tôi đặc biệt cảm ơn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ, và cung cấp tư liệu để tôi hoàn thành một cách nhanh chóng. Hơn nữa, tôi xin chân thành cám ơn chuyên viên Nguyễn Trung Hậu và Phạm Xuân Tiến đã góp ý và giúp tôi hoàn thiện báo cáo này. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến ba mẹ đã tạo động lực và đốc thúc để hoàn thành đề tài đã chọn trong thời gian sớm nhất. Cuối cùng, xin cám ơn tất cả bạn bè và những người thân đã nhiệt tình trong việc cung cấp các thông tin quý báu, giúp đỡ, động viên, ủng hộ và là chỗ dựa tinh thần cho tôi, giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành đồ án của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 05 năm 2015 Lữ Thị Anh Thư iv
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 2 1.1 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng .................................................. 4 1.1.1 Tổng quan về rủi ro ................................................................................... 4 1.1.1.2 Phân loại rủi ro ......................................................................................... 5 1.1.2 Rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng .......................... 5 1.1.2.1 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng .......................................................... 5 1.1.2.1.1 Khái niệm .............................................................................................. 5 1.1.2.1.2 Phân loại ................................................................................................ 6 1.1.2.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ............................................. 7 1.1.2.2.1 Nhận dạng rủi ro ................................................................................... 7 1.1.2.2.2 Phân tích rủi ro ...................................................................................... 8 1.1.2.2.3 Đo lường rủi ro...................................................................................... 8 1.1.2.2.4 Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro ............................................................ 8 1.1.2.2.5 Tài trợ rủi ro .......................................................................................... 9 1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến ro trong kinh doanh ngân hàng ......................... 9 1.1.3.1 Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng ............... 9 1.1.3.2 Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng ........................................ 9 1.1.3.3 Nhóm nguyên nhân khách quan có liên quan đến môi trường hoạt động kinh doanh ............................................................................................................. 10 1.1.4 Ảnh hƣởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và đối với kinh tế xã hội .......................................................................................................... 10 1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng ................................. 11 1.2.1 Bản chất của rủi ro thanh khoản............................................................ 11 1.2.1.1 Các khái niệm về thanh khoản ............................................................... 11 1.2.1.1.1 Thanh khoản:....................................................................................... 11 1.2.1.1.2 Rủi ro thanh khoản .............................................................................. 11 1.2.1.1.3 Quản trị thanh khoản: .......................................................................... 11 1.2.1.1.4 Cung thanh khoản: .............................................................................. 11 v
- 1.2.1.1.5 Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích của ngân hàng làm giảm quỹ của ngân hàng đó. .............................................................................. 12 1.2.1.1.6 Trạng thái thanh khoản ròng: .............................................................. 12 1.2.1.2 Nguyên nhân rủi ro thanh khoản ............................................................ 13 1.2.1.2.1 Nguyên nhân tiền đề: .......................................................................... 13 1.2.1.2.2 Nguyên nhân từ hoạt động .................................................................. 14 1.2.1.3 Sự cần thiết của quản trị rủi ro thanh khoản .......................................... 14 1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro thanh khoản ................................................... 15 1.2.2.1 Đường lối chung về quản trị thanh khoản .............................................. 16 1.2.2.2 Dấu hiệu thị trường nhận biết rủi ro thanh khoản .................................. 16 1.2.2.2.1 Lòng tin của dân chúng: ...................................................................... 16 1.2.2.2.2 Sự biến động của thị giá cổ phiếu: ...................................................... 16 1.2.2.2.3 Áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn thị trường: .......................... 16 1.2.2.2.4 Chịu lỗ khi bán tài sản: ....................................................................... 16 1.2.2.2.6 Vay Ngân hàng Trung Ương (NHTW): .............................................. 17 1.2.2.3 Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản ........................................ 17 1.2.2.3.1 Phương pháp 1: Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn dùng cho kinh doanh. .................................................................................. 17 1.2.2.3.2 Phương pháp 2: Đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả (QĐ457/2005/QD – NHNN) ............................................................................................................ 17 1.2.2.3.3 Phương pháp 3: Dự báo nhu cầu thanh khoản: ................................... 17 1.2.2.4 Biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản .................................................... 22 1.2.2.4.1 Quản trị thanh khoản “Có” ................................................................. 22 1.2.2.4.2 Quản trị thanh khoản nợ...................................................................... 22 1.2.2.4.3 Quản trị thanh khoản phối hợp ........................................................... 23 1.2.2.4.4 Biện pháp chung.................................................................................. 23 1.3 Các băn bản pháp quy về RRTK ................................................................... 23 2 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ............................ 25 2.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. 25 vi
- 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. .......................................................................................................... 25 2.1.2 Bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển VN........... 28 2.1.3 Tình hình nhân sự;đánh giá sự đáp ứng với tình hình hoạt động, kinh doanh hiện nay của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. ............. 30 2.1.4 Doanh số của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. .......... 31 2.1.5 Địa bàn kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển VN. .. 34 2.2 Thực trạng thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam từ 2011 đến 2014. ........ 36 2.2.1 Tình hình nguồn vốn và tài sản tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam. ......................................................................... 36 2.2.1.1 Tình hình nguồn vốn. ............................................................................. 36 2.2.1.2 Tình hình tài sản. .................................................................................... 37 2.2.2 Tình hình cung thanh khoản và cầu thanh khoản tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam. ................................... 40 2.2.3 Các hệ số ảnh hưởng đến tính thanh khoản và rủi ro thanh khoản tài Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. ................................ 42 2.2.3.1 Vốn điều lệ và tỷ lệ an toàn vốn (hệ số CAR)........................................ 42 2.2.3.2 Hệ số H1 và H2. ..................................................................................... 43 2.2.3.3 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3. ................................................................ 45 2.2.3.4 Chỉ số năng lực cho vay H4. .................................................................. 46 2.2.3.5 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5. .................................................... 47 2.2.3.6 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6. .................................................... 48 2.2.3.7 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7. ........................................ 49 2.2.3.8 Chỉ số (Tiền mặt + tiền gửi tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng H8...... 50 2.3 Đánh giá tình hình quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. ....................................................................................... 52 2.3.1 Ƣu điểm ........................................................................................................ 54 2.3.2 Nhƣợc điểm .................................................................................................. 56 vii
- 3 CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ................................................................................................................ 58 3.1 Giải pháp nhằm nâng cao tính thanh khoản và hiệu quả quản trị rủi ro trong ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. ..................................... 58 3.2 Định hƣớng phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đến 2020. ........................................................................................................... 66 viii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc VN Việt Nam TMCP Thƣơng mại cổ phần TP Thành phố KHDN Khách hàng doanh nghiệp RRTK Rủi ro thanh khoản NHTW Ngân hàng trung ƣơng HĐKD Hoạt động kinh doanh DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các yếu tố của cung cầu thanh khoản………………………………….11 Bảng 2.1. Tình hình nguồn vốn của BIDV năm 2011 – 2013……………………..35 Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn tại BIDV năm 2011 – 2013………………………....36 Bảng 2.3. Tình hình tài sản của BIDV năm 2011 – 2013…………………………37 Bảng 2.4. Cung – cầu thanh khoản của BIDV năm 2011 – 2013………………...39 Bảng 2.5. Cung – cầu thanh khoản của BIDV năm 2011 – 2013………………...41 Bảng 2.6.Hệ số H1và H2 của BIDV năm 2011 – 2013……………………………42 Bảng 2.7.Hệ số H3 của BIDV năm 2011 – 2013…………………………………..44 Bảng 2.8.Hệ số H4 của BIDV năm 2011 – 2013…………………………………. 45 Bảng 2.9. : Hệ số H5 của BIDV năm 2011 – 2013………………………………..46 Bảng 2.10. Hệ số H6 của BIDV năm 2011 – 2013………………………………..48 Bảng 2.11. Hệ số H7 của BIDV năm 2011 – 2013………………………………..49 Bảng 2.12. Hệ số H8 của BIDV năm 2011 – 2013………………………………..50 ix
- DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam………………………………………………………………………27 Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu bộmáy tỏ chứcquản lýcủa ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam………………………………………………………………...28 Hình 2.3. Địa bàn kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển VN.33 DANH SÁCH ĐỒ THỊ Sơ đồ 1.1. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng…………………………….5 Sơ đồ 1.2. Các bƣớc quản trị rủi ro trong ngân hàng………………………………6 Sơ đồ 1.3: Các phƣơng pháp dự báo RRTK………………………………………..17 Biểu đồ 2.1. Sự phát triển nhân sự của BIDV giai đạn 2011-2013……………….29 Biểu đồ 2.2. Các hệ số chính của BIDV giai đoạn 2011 – 2013…………………...30 Biểu đồ 2.3. Chênh lệch gi a cung thanh khoản và cầu thanh khoản của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 ……………………………………………………………..40 Biểu đồ 2.4. Hệ số CAR của BIDV giai đoạn 2011 – 2013………………………..42 Biểu đồ 2.5. Hệ số H1 và H2của BIDV giai đoạn 2011 – 2013…………………...43 Biểu đồ 2.6. Hệ số H3 của BIDV giai đoạn 2011 – 2013…………………………45 Biểu đồ 2.7. Hệ số H4 của BIDV giai đoạn 2011 – 2013…………………………46 Biểu đồ 2.8. Hệ số H5 của BIDV giai đoạn 2011 – 2013…………………………47 Biểu đồ 2.9. Hệ số H6 của BIDV giai đoạn 2011 – 2013…………………………48 Biểu đồ 2.10. Hệ số H7 của BIDV giai đoạn 2011 – 2013…………………………49 Biểu đồ 2.11. Hệ số H8 của BIDV giai đoạn 2011 – 2013…………………………50 x
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố quyết định sự an toàn trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Trong thế giới ngày nay, nhiều ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng thanh khoản, khi mà sự cạnh tranh khốc liệt về thu hút tiền gửi buộc các ngân hàng phải tìm kiếm các nguồn tài trợ khác. Khả năng thanh khoản không hợp lý là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng bất ổn về tài chính. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, cơ hội và rủi ro trong quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng tương ứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc kế hoạch được nhu cầu thanh khoản bằng các phương pháp mang tính ổn định và chi phí thấp để tài trợ cho hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thế giới cạnh tranh ngày càng gia tăng. Với tốc độ tăng trưởng khá cao và vị thế ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế, Việt Nam đang là điểm đến của các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đóng góp vào thành công đó, không thể không kể đến ngành ngân hàng, được xem là “mạch máu của nền kinh tế”. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng với những gì đã diễn ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam những tháng cuối năm 2013 cho thấy vấn đề thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy việc lựa chọn đề tài “ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM” là sự cần thiết. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này và đề ra một số biện pháp để nâng cao tính thanh khoản trong Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 2
- Phạm vi nghiên cứu. Đề tài được thực trên cơ sở số liệu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. 3. Mục tiêu đề tài Phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2013. Phân tích tình hình cung – cầu thanh khoản, đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu như: chỉ số trạng thái tiền tiền mặt, tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản, cấu trúc tiền gửi, chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản. Đề ra giải pháp nâng cao tính thanh khoản và hạn chế những rủi ro về thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, những phương pháp chủ yếu được sử dụng là thu nhập số liệu, so sánh, phương pháp phân tích mô tả, giải thích, quy nạp và diễn dịch phân tích thống kê. 5. Giới thiệu kết cấu đề tài . Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÊ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHTM. Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 3
- CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÊ RỦI RO THANH KHOẢN VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHTM 1.1 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 1.1.1 Tổng quan về rủi ro 1.1.1.1 Khái niệm rủi ro Rủi ro theo một số tài liệu nghiên cứu là một khái niệm trừu tượng. Nhưng nhìn chung rủi ro được định nghĩa theo hai trường phái chính: Theo quan điểm của trường phái truyên thống: rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điêu không chắc chắn: Theo từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1995:” rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”. Theo từ điển Oxford:” rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại” Theo trường phái trung hòa, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi ro vưa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang tới những tổn thất, mất mát, nguy hiểm,… cho con người nhưng cũng có thể mang đến những cơ hội: Theo C.Arthur William, Jr.Micheal, L.Smith:” rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta không thể dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định. Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được hoặc mất không thể đoán trước”. Như vậy, rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc cái yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Rủi ro là một yếu tố khách quan cho nên người ta không thể nào loại trừ 4
- được hẳn mà chỉ có thể hạn chế sự xuất hiện của chúng cũng như những tác hại mà chúng gây nên. Kết luận: Rủi ro là bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc, là sự biến động tiềm ẩn ở các kết quả, số lƣợng các kết quả càng lớn, sai lệch gi a các kết quả càng cao thì rủi ro càng lớn. Rủi ro vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực.Rủi ro có thể mang đến tổn thất, mất mát, nguy hiểm … nhƣng cũng có thể mang đến nh ng cơ hội. 1.1.1.2 Phân loại rủi ro Có nhiều cách khác nhau để tiếp cận rủi ro, trong phạm vi đề tài căn cứ vào phạm vi phát sinh rủi ro và tác động của rủi ro đến đối tượng quan tâm. Tác giả chi rủi ro thành rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống: Rủi ro hệ thống (hay còn gọi là rủi ro không phân tán được) là những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường. Rủi ro hệ thống là những rủi ro từ bên ngoài của một ngành doanh nghiệp hay của một doanh nghiệp chẳng hạn như chiến tranh, lạm phát, sự kiện kinh tế và chính trị. Rủi ro phi hệ thống (hay còn gọi là rủi ro phân tán được) loại rủi ro này là kết quả của những biến cố ngẫu nhiên hoặc không kiểm soát được chỉ ảnh hưởng đến một công ty hoặc một doanh nghiệp nào đó. Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lượng lao động, năng lực quản trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết của chính phủ. Vì hầu hết các nhà đầu tư có hiểu biết tối thiểu đều có thể loại bỏ rủi ro có thể phân tán đường bằng cách nắm giữ một danh mục đầu tư đủ lớn từ vài chục đến vài trăm. 1.1.2 Rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 1.1.2.1 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 1.1.2.1.1 Khái niệm Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực 5
- tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoảg chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. 1.1.2.1.2 Phân loại Sơ đồ 1.1. Các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Rủi ro lãi suất RR quốc gia Rủi ro ngoại và RR khác hối Rủi ro trong kinh doanh ngân RR công nghệ hàng Rủi ro tín & hoạt động dụng RR hoạt động Rủi ro thanh ngoại bảng khoản - Rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất trên thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất, dẫn dến tổn thất về mặt tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. - Rủi ro tỷ giá (hay rủi ro ngoại hối) là rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi gây tổn thất cho ngân hàng. - Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Tất cả các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu các chứng từ có giá, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, bao thanh toán và bảo lãnh đều chứa rủi ro tín dụng. - Rủi ro thanh khoản (mất khả năng thanh toán) là lọai rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra 6
- tiền, hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. - Rủi ro hoạt động ngoại bảng là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng không phát triển các hoạt động ngoại bảng. Chẳng hạn trong trường hợp bảo lãnh công ty phát hành trái phiếu, nếu công ty này phá sản thì ngân hàng phải đứng ra thanh toán toàn bộ gốc và lãi chưng khoán do công ty phát hành. - Rủi ro công nghệ và hoạt động Rủi ro công nghệ là loại rủi ro phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triển công nghệ không tạo ra được khoản tiết kiệm trong chi phí như đã dự tính khi mở rộng qui mô hoạt động. Rủi ro hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với rủi ro công nghệ và có thể phát sinh bất cứ khi nào nếu hệ thống công nghệ bị trục trặc hoặc là khi hệ thống hỗ trợ bên trong ngừng hoạt động. - Rủi ro quốc gia và rủi ro khác Rủi ro quốc gia là rủi ro xảy ra trong trường hợp ngân hàng đầu tư bằng bán tệ cho các công ty nước ngoài có trụ sở ở nước ngoài. Nếu công ty này không có khả năng hoặc không sẵn lòng hoàn trả vốn vay thì rất khó để thu hồi lại vốn. Rủi ro khác bao gồm thay đổi thuê đột ngột, chiến tranh, trộm cắp, lừa đảo… 1.1.2.2 Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn điện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát nhưng ảnh hưởng bât lợi của rủi ro. Sơ đồ 1.2. Các bƣớc quản trị rủi ro trong ngân hàng Nhận dạng Phân tích Đo lường Kiểm soát Tài trợ rủi rủi ro rủi ro 1.1.2.2.1 Nhận rủi rorủi dạng ro & phòng ro ngừa rủi ro 7
- Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận dạng rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Hoạt động định dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi ro,các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất.Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của ngân hàng, nhằm thống kế được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê các dạng rủi ro đã, đang và có thể xuất hiện đối với ngân hàng bằng phương pháp sau: lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra, phân tích các báo cáo tài chính, phương pháp lưu đồ, thanh tra hiện trường, phân tích các hợp đồng, làm việc với các cơ quan Nhà nước, các ban, ngành có liên quan. 1.1.2.2.2 Phân tích rủi ro Phân tích rủi ro là phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro. Đây là một công việc phức tạp, bởi mỗi rủi ro không chỉ do một nguyên nhân duy nhất gây ra mà do nhiều nguyên nhân gây ra. Phân tích rủi ro là nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro. Trên cơ sở tìm ra các nguyên nhân, tác động đến các nguyên nhân thay đổi chúng. Từ đó sẽ phòng ngừa rủi ro một cách hữu hiệu hơn. 1.1.2.2.3 Đo lường rủi ro Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích, đánh giá. Trên cơ sở kết quả thu thập được, lập ma trận đo lường rủi ro. Để đánh giá mức độ quan trọng rủi ro đối với ngân hàng, người ta sử dụng cả hai tiêu chí: tần suất xuất hiện của rủi ro và biên độ của rủi ro – mức độ nghiêm trọng của tổn thât. Trong đó tiêu chí thứ hai đóng vai trò quyết định. 1.1.2.2.4 Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro 8
- Công việc trọng tâm của công tác quản trị là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, các công cụ, chiến lược, các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra với ngân hàng. Có các biện pháp kiểm soát rủi ro như: Các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, chuyển giao rủi ro, đa dạng hóa rủi ro, quản trị thông tin… 1.1.2.2.5 Tài trợ rủi ro Khi rủi ro xảy ra, trước hết cần theo dõi, xác định chính xác những tổn thất về tài sản, nguồn nhân lực, giá trị pháp lý. Sau đó cần có những biện pháp tài trợ rủi ro thích hợp. Các biện pháp này được chia ra làm hai nhóm: tự khắc phục rủi ro, chuyển giao rủi ro. 1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến ro trong kinh doanh ngân hàng 1.1.3.1 Nhóm nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng Có nhiều nguyên nhân thuộc về năng lực quản lý dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Nhưng việc không quản lý chặt chẽ thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc cho vay và đầu tư quá liều lĩnh cũng dẫn đến rủi ro, cụ thể trong cho vay ngân hàng tập trung nguồn vốn quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó, trong đầu tư ngân hàng chỉ chú trọng đầu tư và một loại chứng khoán có rủi ro cao. Và do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đên việc ngân hàng cho vay hoặc đầu tư không hợp lý. Ngoài ra còn có nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh trái pháp luật, tham ô, do cán bộ ngân hàng thiếu đạo đức nghề nghiệp, yếu kém về trình độ nghiệp vụ, …tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. 1.1.3.2 Nhóm nguyên nhân thuộc về phía khách hàng 9
- Những nguyên nhân thuộc về phía khách hàng như do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý, sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả, kênh thu nhập lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được… Mặt khác việc khách hàng quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiêu thanh khoản hay do chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo cũng là nguyên nhân gây rủi ro cho ngân hàng. 1.1.3.3 Nhóm nguyên nhân khách quan có liên quan đến môi trường hoạt động kinh doanh Những nguyên nhân khách quan có khá nhiều như do thiên tai, hỏa hoạn, tình hình an ninh, chính trị trong nước, khu vực không ổn định. Hay do khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát, mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tê dẫn đến tỷ giá hôi đoái biến động thất thường, môi trường pháp lý không thuận lợi… cũng dẫn đến những rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 1.1.4 Ảnh hƣởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và đối với kinh tế xã hội Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro dầu tiên ảnh hưởng là có thể gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Những tổn thất thường gặp là mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản… Bên cạnh đó rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng làm ăn thua lỗ liên tục, một ngân hàng thường xuyên không đủ khả năng thanh toán có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng rút tiền hàng loạt của khách hàng, và phá sản là con đường tất yếu. Từ đó, ảnh hưởng đến hàng ngàn người gửi tiền vào ngân hàng, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng nhu cầu vốn… làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng trong nước. Ngoài ra, rủi ro của các ngân hàng cũng ảnh hưởng đên nền kinh tế thế giới, vì trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay, nền kinh tế của mỗi 10
- quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hiện về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh, nên rủi ro ngân hàng tại một nước luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan. Thực tế đã chứng minh qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997), cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ (2008) 1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng 1.2.1 Bản chất của rủi ro thanh khoản 1.2.1.1 Các khái niệm về thanh khoản 1.2.1.1.1 Thanh khoản: Thanh khoản là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh. 1.2.1.1.2 Rủi ro thanh khoản RRTK là rủi ro khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay (Thomas.P.Fitch) RRTK là sự biến động về thu nhập ròng và thị giá của vốn sở hữu, xuất phát từ khó khăn của ngân hàng trong việc huy động ngay lập tức các khoản ngân quỹ sẵn bằng hình thức vay mượn hoặc bán tài sản (Timothy W.Koch) Như vậy RRTK là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. 1.2.1.1.3 Quản trị thanh khoản: Quản trị thanh khoản là việc quản lý có hiệu quả cấu trúc tính thanh khoản (tính lỏng) của tài sản và quản lý tốt cấu trúc danh mục của nguồn vốn. 1.2.1.1.4 Cung thanh khoản: Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng quỹ của ngân hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng 11
- 1.2.1.1.5 Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích của ngân hàng làm giảm quỹ của ngân hàng đó. Bảng 1.1 Các yếu tố của cung cầu thanh khoản Cung thanh khoản St Cầu thanh khoản Dt 1. Các khoản tiền gửi đang đến 1. Khách hàng rút các khoản tiền gửi (S1) (D1) 2. Thu nhập bán các khoản dịch vụ 2. Yêu cầu cấp các khoản tin dụng (S2) (D2) 3. Thu hồi tin dụng đã cấp (S3) 3. Hoàn trả các khoản vay mượn phi 4. Bán các tài sản đang kinh doanh tiền gửi (D3) và sử dụng (S4) 4. Chi phí phát sinh khi kinh doanh 5. Các khoản cung khác (S5) các sản phẩm và dịch vụ (D4) 5. Thanh toán cổ tức cho các cổ đông (D5) 1.2.1.1.6 Trạng thái thanh khoản ròng: Trạng thái tanh khoản ròng = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản (NLPt) = (S1+ S2+ S3+ S4+ S5) – (D1 + D2 + D3 + D4 + D5) Ba khả năng có thể xảy ra như sau: NLPt=0: ngân hàng trong trạng thai cân bằng thanh khoản, trường hợp này rất hiếm có thể xảy ra trong thực tế. NLPt>0: ngân hàng trong tình trạng thặng dư thanh khoản Do nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, ngân hàng không cho vay đầu tư được. Trong phạm vi của một ngân hàng, đây là công việc không khai thác hêt tiềm năm sinh lời của tài sản Có, chiếm giữ quá nhiêu tài sản Có ở dạng trực tiếp hay gián tiếp không có khả năng sinh lời (Tồn quỹ tiền mặt quá lớn); hoặc cũng có thể do ngân hàng tăng vốn quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế giữa hai mô hình trồng lúa và trồng rau tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
91 p | 486 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An - Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
65 p | 413 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững
80 p | 572 | 90
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại xã Hoàng Tây, Kim Bảng, Hà Nam
89 p | 408 | 67
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá chu trình doanh thu tại Công ty TNHH Bia Huế
87 p | 487 | 66
-
Đề cương đồ án, khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ
6 p | 393 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương đối với loại hình du lịch cộng đồng tại Làng Cổ Phước Tích - Phong Điền - Thừa Thiên Huế
7 p | 378 | 49
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Yên Bái và đề xuất giải pháp quản lý
71 p | 272 | 44
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá công tác bồi thường bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại văn phòng công ty Pjico hà nội giai đoạn 2006-2008 và định hướng giai đoạn mới
108 p | 176 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa Hải Dương
73 p | 144 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề chế biến mắm tép của các hộ dân xã Hà Yên, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
150 p | 171 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả quản lý, vận hành của công trình cấp nước Thành phố số 1 thuộc Công ty cổ phần cấp nước Sơn La trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La
88 p | 152 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
108 p | 161 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Giang – Huyện Vĩnh Linh – Tỉnh Quảng Trị
79 p | 146 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đồ Sơn
64 p | 9 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường của khu công nghiệp Tràng Duệ
55 p | 7 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố của khu công nghiệp Hải Phòng
72 p | 9 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của cơ sở sản xuất đế giày An Lão
58 p | 6 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn