Khóa luận tốt nghiệp Dược học: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2017
lượt xem 12
download
Nội dung chính của khóa luận trình bày việc xác định tỉ lệ hài lòng của người khám chữa bệnh BHYT ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của bệnh viện trong việc thực thi các qui định, chính sách về BHYT.Từ đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ khám chữa bệnh theo BHYT của y tế địa phương. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Dược học: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2017
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC MÃ SỐ:52720401 THỰC TRẠNG KHÁM CHỮA BỆNH THEO BẢO HIỂM Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁPNĂM 2017 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Ths. NGUYỄN THỊ THÚY LAN HUỲNH MAI MSSV: 12D720401124 LỚP: ĐH Dược 7B Cần Thơ, năm 2017
- LỜI CẢM ƠN ---------- Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Tây Đô cùng quý thầy cô khoa Dược – Điều Dưỡng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để em học tập và hoàn thành tốt khóa học. Em xin trân trọng cám ơn Ban Giám Đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu, lấy ý kiến bệnh nhân. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ths. Nguyễn Thị Thúy Lan, người đã dành rất nhiều thời gian, công sức, tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến cha mẹ em, những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, khích lệ tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi để em có thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hoàn thành luận văn của mình nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, công tác tốt, thành công trong sự nghiệp cao quý. Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện HUỲNH MAI i
- TRANG CAM KẾT ---------- Tôi cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2017 Sinh viên thực hiện HUỲNH MAI ii
- TÓM TẮT ---------- Nghiên cứu thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh nhằm cho thấy những thuận lợi cũng như khó khăn của bệnh viện, từ đó đề ra giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ khám chữa bệnh theo BHYT của y tế địa phương. Nghiên cứu được thực hiện với 2 mục tiêu chính: khảo sát sự hài lòng của người bệnh khi đến khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của bệnh viện trong việc thực thi các qui định, chính sách về BHYT từ đó đề ra giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ khám chữa bệnh theo BHYT của y tế địa phương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích qua việc phỏng vấn lấy ý kiến người bệnh có sử dụng thẻ BHYT đến khám chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh; kết hợp phân tích hồi cứu thông tin từ bệnh viện trong việc thực thi các qui định, chính sách về BHYT. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sự hài lòng chung về khám chữa bệnh BHYT chiếm 81 %, trong đó hài lòng về thủ tục hành chính là 84,85%; hài lòng về tinh thần, thái độ phục vụ, chuyên môn của nhân viên y tế chiếm 82,4%; hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị bệnh viện chiếm 76%; hài lòng về chính sách chăm sóc bệnh nhân sau khi khám,chữa bệnh (dành cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh ≥ 2 lần): 100% bệnh nhân đều trả lời bệnh viện không gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe và tư vấn thêm cho bệnh nhân về tình trạng sức khỏe sau khi đã khám chữa bệnh tại bệnh viện; 63,2% bệnh nhân hài lòng về chất lượng thuốc được cấp; 74,5% bệnh nhân trở lại bệnh việnkhám chữa bệnh vì lý do khác (nơi đăng kí BHYT ban đầu; thuận tiện, gần nhà; bệnh viện tuyến huyện thuộc hạng cao nhất trong khu vực,…). Thuận lợi và khó khăn của bệnh viện, về cơ sở vật chất: các phòng khám được được đầu tư xây dựng khang trang, tuy nhiên các hành lang đi lại và sảnh chờ chưa được rộng rãi, vào giờ cao điểm rất chật hẹp. Về trang thiết bị, máy móc: bệnh viện hiện có gần như đầy đủ các máy móc, trang thiết bị cần thiết theo quy định của Bộ Y tế, nhưngbệnh viện vẫn còn thiếu máy chụp CT (CT – Scanner), mặt khác chất lượng một số máy móc đã xuống cấp, một số vẫn không đưa vào sử dụng. Về chất lượng, số lượng cán bộ y tế: bệnh viện có 175 viên chức, tuy nhiên còn thiếu nhân lực một số chuyên khoa như gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, sản, tai mũi họng... ; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y bác sĩ vẫn còn hạn chế. Về thu chi quỹ BHYT của bệnh viện luôn đảm bảo số thu cao hơn số chi nên tránh được tình trạng bội chi. Về số lượng và chất lượng thuốc dùng cho BHYT luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, nhưng hiệu quả điều trị chưa cao. iii
- Nhìn chung, chất lượng khám chữa bệnh BHYT của bệnh viện đã đáp ứng phần nào được sự hài lòng của bệnh nhân, tuy nhiên vẫn còn một số tồn đọng cần khắc phục trong mỗi khía cạnh. Bệnh viện cần đầu tư xây dựng, mở rộng diện tích hành lang đi lại và khu vực sảnh chờ. Nâng cao trình độ chuyên môn của bác sĩ, bổ sung thêm nhân lực chuyên khoa gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh, sản, tai mũi họng…Nâng cao hiệu quả điều trị thuốc BHYT. Nâng cấp chất lượng và số lượng máy móc, trang thiết bị hơn nữa để phục vụ cho người dân. iv
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i TRANG CAM KẾT .......................................................................................................ii TÓM TẮT .................................................................................................................... iii MỤC LỤC ...................................................................................................................... v DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................... ix DANH SÁCH HÌNH ..................................................................................................... xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẲT ......................................................................................xii CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................2 2.1 Tổng quan về BHYT.............................................................................................. 2 2.1.1 Khái niệm BHYT ............................................................................................2 2.1.2 Lịch sử hình thành BHYT ...............................................................................2 2.1.3 BHYT ở một số nước trên thế giới .................................................................3 2.2 Tổng quan về BHYT ở Việt Nam ..........................................................................7 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................................7 2.2.2 Nguyên tắc BHYT ở Việt Nam .......................................................................8 2.2.3 Đối tượng và mức đóng BHYT.......................................................................8 2.2.4 Quyền lợi khám chữa bệnh BHYT ............................................................... 11 2.2.5 Quản lý và sử dụng quỹ BHYT ....................................................................16 2.3 Một số nghiên cứu liên quan................................................................................17 2.4 Vài nét về bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp .......................21 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................23 3.1 Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................23 3.1.1 Tiêu chí chọn mẫu .........................................................................................23 3.1.2 Tiêu chí loại trừ ............................................................................................. 23 3.1.3 Thời gian nghiên cứu ....................................................................................23 3.1.4 Địa điểm nghiên cứu .....................................................................................23 3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................23 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................23 3.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu .......................................................................................24 3.2.3 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................24 3.2.4 Nội dung nghiên cứu .....................................................................................24 3.2.5 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................30 3.2.6Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .........................................................31 3.2.7 Phương pháp kiểm soát sai số .......................................................................32 3.3 Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................. 32 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ.............................................................................................. 33 v
- 4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ....................................................................33 4.1.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới .......................................................33 4.1.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi .......................................................33 4.1.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn ...................................33 4.1.4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ..........................................34 4.1.5 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân .............................. 35 4.1.6 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo loại hình BHYT tham gia ....................35 4.1.7 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lần đến khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT .....................................................................................................................35 4.1.8 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo lý do đến khám chữa bệnh ...................36 4.2 Đánh giá sự hài lòng ............................................................................................ 36 4.2.1 Hài lòng về thủ tục hành chính .....................................................................36 4.2.2 Hài lòng về tinh thần, thái độ phục vụ, chuyên môn của nhân viên y tế ......38 4.2.3 Hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện ............................... 42 4.2.4 Hài lòng về chính sách chăm sóc bệnh nhân sau khi khám chữa bệnh (dành cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh ≥ 2 lần) .........................................................45 4.2.5 Đề nghị để BHYT Việt Nam tiến bộ hơn .....................................................47 4.2.6 Hài lòng chung về khám chữa bệnh BHYT ..................................................48 4.3 Những thuận lợi, khó khăn của bệnh viện trong việc thực thi các qui định, chính sách về BHYT ............................................................................................................48 4.3.1 Về cơ sở vật chất ........................................................................................... 48 4.3.2 Về trang thiết bị, máy móc của bệnh viện.....................................................49 4.3.3 Về chất lượng và số lượng cán bộ y tế ..........................................................51 4.3.4 Về việc thu chi quỹ BHYT của bệnh viện ....................................................52 4.3.5 Về số lượng và chất lượng thuốc dùng cho BHYT .......................................52 CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN ........................................................................................56 5.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ....................................................................56 5.2 Mức độ hài lòng của bệnh nhân ...........................................................................57 5.2.1 Sự hài lòng về thủ tục hành chính .................................................................57 5.2.2 Sự hài lòng về tinh thần, thái độ phục vụ, chuyên môn của nhân viên y tế ..59 5.2.3 Sự hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện ........................... 61 5.2.4 Sự hài lòng về chính sách chăm sóc bệnh nhân sau khi khám chữa bệnh ....62 5.2.5 Đề nghị để BHYT Việt Nam tiến bộ hơn .....................................................63 5.2.6 Hài lòng chung về khám chữa bệnh BHYT ..................................................65 5.3 Những thuận lợi, khó khăn của bệnh viện trong việc thực thi các qui định, chính sách về BHYT ............................................................................................................65 5.3.1 Về cơ sở vật chất ........................................................................................... 65 vi
- 5.3.2 Về trang thiết bị, máy móc của bệnh viện.....................................................65 5.3.3 Về chất lượng, số lượng cán bộ y tế.............................................................. 66 5.3.4 Về việc thu chi quỹ BHYT của bệnh viện ....................................................66 5.3.5 Về số lượng và chất lượng thuốc dùng cho BHYT .......................................67 5.4 Giới hạn của đề tài ............................................................................................... 67 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 68 6.1 Kết luận ................................................................................................................68 6.1.1 Tỉ lệ hài lòng của người khám chữa bệnh BHYT ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp .................................................................68 6.1.2 Những thuận lợi, khó khăn của bệnh viện trong việc thực thi các qui định, chính sách về BHYT .............................................................................................. 69 6.2 Kiến nghị..............................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 71 vii
- DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Mức hưởng BHYT .........................................................................................13 Bảng 2.2 Đánh giá sự hài lòng của người có thẻ BHYT khám chữa bệnh tại trạm y tế xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2015.......................................17 Bảng 2.3Tỉ lệ hài lòng của người cao tuổi sử dụng thẻ BHYT với công tác khám chữa bệnh ...............................................................................................................................19 Bảng 2.4Tỉ lệ người bệnh sử dụng thẻ BHYT hài lòng với công tác khám chữa bệnh ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Phong Điền, Cần Thơ.................................................20 Bảng 4.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới ........................................................33 Bảng 4.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi ........................................................33 Bảng 4.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn ....................................33 Bảng 4.4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ...........................................34 Bảng 4.5 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân ...............................35 Bảng 4.6 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo loại hình BHYT tham gia .....................35 Bảng 4.7 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số lần khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế ........................................................................................................................35 Bảng 4.8 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo lý do đến khám chữa bệnh ....................36 Bảng 4.9 Mức độ hài lòng về thời gian chờ khám bệnh................................................36 Bảng 4.10 Mức độ hài lòng về thời gian chờ làm thủ tục thanh toán viện phí .............36 Bảng 4.11 Mức độ hài lòng về thời gian chờ lãnh thuốc ..............................................37 Bảng 4.12 Mức độ hài lòng về cách tổ chức làm thủ tục hành chính ...........................37 Bảng 4.13 Mức độ hài lòng về sự nghiêm túc, trật tự nơi làm thủ tục hành chính .......37 Bảng 4.14 Mức độ hài lòng chung về thủ tục hành chính .............................................38 Bảng 4.15 Mức độ hài lòng về thái độ nhân viên khi tiếp đón bệnh nhân BHYT ........38 Bảng 4.16 Mức độ hài lòng về thái độ của nhân viên khi bệnh nhân hỏi thăm, nhờ hướng dẫn ......................................................................................................................39 Bảng 4.17 Mức độ hài lòng về thái độ phục vụ của điều dưỡng phòng khám ..............39 Bảng 4.18 Mức độ hài lòng về thái độ của bác sĩ khi điều trị .......................................40 Bảng 4.19 Mức độ hài lòng về trình độ chuyên môn của bác sĩ điều trị .......................40 viii
- Bảng 4.20 Mức độ hài lòng về thái độ của nhân viên thu viện phí ............................... 40 Bảng 4.21 Mức độ hài lòng về thái độ phục vụ của nhân viên cấp phát thuốc ............. 41 Bảng 4.22 Mức độ hài lòng chung về tinh thần, thái độ phục vụ, chuyên môn của nhân viên y tế ................................................................................................................. 41 Bảng 4.23 Mức độ hài lòng về phòng, sảnh chờ rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, có đủ ghế ngồi cho bệnh nhân ................................................................................................. 42 Bảng 4.24 Mức độ hài lòng về phòng, sảnh chờ có khu vực bắt số, có nhân viên hướng dẫn để đảm bảo công bằng cho bệnh nhân theo thứ tự đến khám ..................... 43 Bảng 4.25 Mức độ hài lòng lối đi trong khoa, hành lang bằng phẳng, rộng rãi, dễ đi .. 43 Bảng 4.26 Mức độ hài lòng về phòng khám bệnh rộng rãi, sạch sẽ.............................. 44 Bảng 4.27 Mức độ hài lòng về phòng khám bệnh được trang bị trang thiết bị, máy móc hiện đại, tân tiến ..................................................................................................... 44 Bảng 4.28 Mức độ hài lòng chung về cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện....... 44 Bảng 4.29 Mức độ hài lòng về việc bệnh viện gọi điện thoại hỏi thăm sức khỏe bệnh nhân sau thời gian đã khám chữa bệnh tại bệnh viện .................................................... 45 Bảng 4.30 Mức độ hài lòng về việc bệnh viện gọi điện thoại tư vấn thêm cho bệnh nhân về tình trạng sức khỏe sau khi đã khám chữa bệnh tại bệnh viện ........................ 46 Bảng 4.31 Mức độ hài lòng về chất lượng thuốc được cấp ........................................... 46 Bảng 4.32 Mức độ hài lòng về lý do bệnh nhân trở lại bệnh việnkhám chữa bệnh ...... 47 Bảng 4.33 Trang thiết bị, máy móc của bệnh viện năm 2016 ....................................... 50 Bảng 4.33 Số lượng cán bộ y tế của bệnh viện ............................................................. 52 Bảng 4.35 Số thu, chi quỹ BHYT của bệnh viện qua các năm ..................................... 52 Bảng 4.35 Số thu, chi quỹ BHYT của bệnh viện qua các năm ..................................... 66 ix
- DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Đồng Tháp ................................................................................22 Hình 2.2 Bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh ............................................................22 Hình 4.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp .........................................34 Hình 4.2 Mức độ hài lòng chung về thủ tục hành chính .............................................38 Hình 4.3 Mức độ hài lòng chung về tinh thần, thái độ phục vụ, chuyên môn của nhân viên y tế .......................................................................................................................42 Hình 4.4 Mức độ hài lòng chung về cơ sở vật chất, trang thiết bị củabệnh viện ........45 Hình 4.5 Mức độ hài lòng chung về khám chữa bệnh BHYT .....................................48 x
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ BC Bạch cầu BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CMND Chứng minh nhân dân DC Dụng cụ DĐ Di động HC Hồng cầu TMH Tai mũi họng xi
- CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU Xã hộingày càng phát triển, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe càng nâng cao. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, ngành y tế cũng có bước chuyển biến lớn đi sát với sự phát triển đó, các phương tiện khám chữa bệnh ngày càng hiện đại và cũng vì thế chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng cao. Vì vậy, khi ốm đau không phải ai cũng có đủ khả năng để trang trải các khoản chi phí khám chữa bệnh, đặc biệt là những người nghèo. Lúc đó, người bệnh cần có sự sẻ chia và BHYT là một tổ chức có thể chia sẻ gánh nặng cùng bệnh nhân, có thể thực hiện việc huy động sự đóng góp của số đông để bù đắp cho số ít những người ốm đau, giúp các gia đình, doanh nghiệp và xã hội tháo gỡ khó khăn. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định BHYT là một chính sách xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng cần phải được triển khai (Ngô Thị Thúy Nhi, 2015). Trong lĩnh vực y tế, sự hài lòng của người bệnh là cấu phần quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và hiệu quả của hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung cũng như cơ sở khám chữa bệnh nói riêng. Các cơ sở chăm sóc y tế cần đo lường sự hài lòng của người bệnh để thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các vấn đề còn thiếu sót từ đó cải cách hệ thống, cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe(Ngô Thị Thúy Nhi, 2015). Người bệnh chính là đối tượng trực tiếp đánh giá chất lượng phục vụ tại các cơ sở y tế vì thế Bộ Y tế đã không ngừng đề ra các biện pháp cụ thể nâng cao y đức, nhiều đợt thi đua nâng cao y đức tại các cơ sở điều trị (Bộ Y tế, 2008). Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác chăm sóc toàn diện tại các cơ sở khám chữa bệnh và ban hành chương trình "Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh vì mục tiêu đáp ứng sự hài lòng của người bệnh BHYT” (Bộ Y tế, 2009). Cao Lãnh là một huyện của tỉnh Đồng Tháp. Bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh tọa lạc tại đường 30/4, ấp Mỹ Tây, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh là nơi khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe chủ yếu cho người dân trên địa bàn huyện. Hiện tại chưa có công trìnhnghiên cứu nào về tình hình khám chữa bệnh BHYT cũng như ý kiến phản hồi của người bệnh về sự hài lòng của họ khi sử dụng thẻ BHYT đến khám tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh. Do đó đề tài “Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2017” được thực hiện với mục tiêu: ● Xác định tỉ lệ hài lòng của người khám chữa bệnh BHYT ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. ● Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn của bệnh viện trong việc thực thi các qui định, chính sách về BHYT.Từ đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ khám chữa bệnh theo BHYT của y tế địa phương. 1
- CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan về BHYT 2.1.1 Khái niệm BHYT BHYT là một hình thức huy động sự đóng góp của mọi người trong cộng đồng nhằm tạo một quỹ dự trữ để bù đắp chi phí khám chữa bệnh, điều trị khi ốm đau cho những người tham gia (Bộ Y tế, 2012). BHYT do Nhà nước tổ chức thực hiện mang tính chất xã hội, không vì mục đích lợi nhuận, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả trong khám chữa bệnh và toàn dân tham gia. BHYT hoạt động dựa trên nguyên tắc: số đông bù số ít; tất cả vì quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng. Chi phí bảo hiểm cho những rủi ro không thể lường trước được, không bảo hiểm cho những rủi ro chắc chắn xảy ra hoặc đã xảy ra(Lê Quang Trung, 2013). Trong hoạt động BHYT, tính cộng đồng đoàn kết cùng chia sẻ rủi ro rất cao, nó là nền tảng cho lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; nó điều tiết mạnh mẽ giữa người khỏe mạnh với người ốm yếu, giữa thanh niên với người già cả và giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong BHYT là sự đảm bảo cho từng người dựa trên cơ sở của sự đoàn kết chặt chẽ với nhau. Tính nhân đạo của hoạt động đoàn kết tương trợ sẽ đánh dấu bước tiến bộ của xã hội. Đây chính là bản chất nhân văn của hoạt động BHYT. Quỹ BHYT có nguồn gốc từ sự đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và sự bảo trợ của Nhà nước. Mức đóng BHYT căn cứ vào thu nhập nhưng mức hưởng theo bệnh tật, do đó không được ấn định trước bởi một mức cụ thể mà phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý của đối tượng thụ hưởng (Hải Nguyên, 2007). BHYT giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, mang tính nhân đạo và cộng đồng sâu sắc, giúp cho mỗi thành viên của quỹ BHYT khắc phục được những khó khăn về tài chính và có cơ hội tiếp cận được những dịch vụ y tế khi không may ốm đau, bệnh tật(Thanh Tâm, 2007). 2.1.2 Lịch sử hình thành BHYT Cùng với sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, đời sống con người cũng ngày càng nâng cao thì dường như tai nạn cũng xuất hiện nhiều hơn. Nhằm có một nguồn quỹ xã hội để bồi thường hay bù đắp cho những tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra, các tổ chức BHXH lần lượt xuất hiện ở khắp các quốc gia trên thế giới. Do mục đích hoạt động giàu lòng nhân ái mà công tác BHXH ngày càng được quan tâm, từ đó dẫn đến sự ra đời của Công ước quốc tế về an toàn xã hội vào ngày 28/6/1952 tại Genève. Đây là công ước đầu tiên của thế giới về Bảo Hiểm Lao Động 2
- (BHXH). Mục tiêu của Công ước là “Cần phải huy động mọi thành viên trong xã hội cùng đóng góp tiền của nhằm làm giảm đi gánh nặng cho ngân sách quốc gia trong việc khắc phục thiên tai, bệnh tật. Đó là nhu cầu khách quan của công tác bảo hiểm”. Chúng ta đều thừa nhận rằng sức khỏe là vốn quý nhất của con người, hẳn ai cũng muốn mình sống khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc. Song trong đời sống không phải lúc nào cũng được như ý muốn và dù cho khoa học có phát triển tới đâu đi nữa bệnh tật, rủi ro vẫn cứ xảy ra. Việc dành những khoản chi đột xuất cho khám chữa bệnh luôn là nỗi lo của các gia đình có thu nhập thấp. Hơn nữa, cùng với sự phát triển kinh tế, yêu cầu được chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng, chính vì thế mà BHYT đã nhanh chóng phát triển, trưởng thành và ngày càng được hoàn thiện, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân và làm tốt hơn vai trò là một công cụ của Nhà nước trong việc đảm bảo công bằng xã hội. BHYT được hình thành như một phần của BHXH và cũng có lịch sử hàng trăm năm nay. Ở một số nước, BHYT là một bộ phận của BHXH. Chức năng nhiệm vụ của tổ chức BHYT là vừa kinh doanh, vừa bảo trợ xã hội với nguồn vốn do cá nhân, cơ quan xí nghiệp và Nhà nước đóng góp để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cho nhân dân. 2.1.3 BHYT ở một số nước trên thế giới 2.1.3.1 BHYT ở Đức Đức là nước ban hành Luật BHYT và BHXH đầu tiên trên thế giới vào những năm 80 của thế kỷ XIX.Trước khi có Luật BHYT theo Luật định (còn gọi là BHYT công), ở Đức tồn tại nhiều nhóm tương trợ lẫn nhau mang tính chất tự nguyện, họ đóng góp một khoản tiền nào đó để hỗ trợ nhau khi gặp rủi ro, ốm đau (Dương Tất Thắng, 2005). Năm 1883, nước Đức dưới thời Thủ tướng Bismark đã ban hành đạo Luật BHYT. Đạo Luật này phát triển dần theo đà phát triển của xã hội. Dân số hầu hết đã được bảo hiểm bởi BHYT tư hoặc công đang tồn tại và phát triển. BHYT công, là hình thức bảo hiểm mang tính chất nghĩa vụ bắt buộc, hoạt động theo nguyên tắc tương trợ cộng đồng: người giàu hỗ trợ tài chính cho người nghèo, người không có con hoặc ít con hỗ trợ cho người có con hoặc nhiều con. BHYT tư nhân là bảo hiểm thương mại, bảo hiểm căn cứ vào rủi ro của cá nhân, công ty tư nhân về tổng thể là cao hơn và do đó lợi ích của người bệnh cũng nhiều hơn. Ngày nay nếu tính cả BHYT công và BHYT tư nhân thì gần như 100% người dân Đức đã được BHYT (Võ Thị Thanh Thúy, 2014). 2.1.3.2 BHYT ở Pháp(Đặng Thảo, 2008) Hệ thống an sinh xã hội của Pháp được xây dựng từ những năm 1945 - 1946, ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc. Mục đích của hệ thống này là bảo 3
- đảm cho người dân trong mọi hoàn cảnh đều có thể có những phương tiện cần thiết để tồn tại trong những điều kiện chấp nhận được. Hệ thống an sinh xã hội của Pháp bao gồm các quỹ BHYT (bệnh tật thông thường, bệnh nghề nghiệp và cả trường hợp tai nạn lao động), quỹ dành cho người già, quỹ dành cho trợ cấp gia đình và quỹ cho trợ cấp thất nghiệp. Nghĩa là xã hội đặt ra một mức sống tối thiểu nào đó, nếu khả năng của bạn không đạt được mức đó thì Nhà nước sẽ hỗ trợ để bạn có quyền được sống với đúng phẩm giá con người và không phải quá lo sợ về một tương lai bấp bênh, mờ mịt. Chế độ BHYT ở Pháp có tính bắt buộc và độc quyền. Bắt buộc vì toàn dân và cả những người nước ngoài cư trú tại Pháp đều phải đóng góp vào hệ thống BHYT này, không có sự chọn lựa nào khác. Độc quyền vì mặc dù các công ty tư nhân đứng ra phụ trách việc thu, quản lý và phân phát lại quỹ BHYT nhưng họ hoạt động cho Nhà nước và hoàn toàn không có sự cạnh tranh của các công ty khác. Về chi phí khám bệnh quỹ sẽ chi từ 35 – 70%, chi phí thuốc men từ 15 – 100%, do đó hầu như mọi người vẫn phải mua thêm bảo hiểm sức khỏe ở ngoài để tất cả các chi phí khám chữa bệnh được hoàn lại 100%. Trong lĩnh vực bảo hiểm sức khỏe thì có sự tự do cạnh tranh, các công ty bảo hiểm thỏa sức đưa ra các sản phẩm hấp dẫn để thu hút khách hàng. 2.1.3.3 BHYT ở Nhật Bản(Từ Nguyễn Linh, 2007) Nhật Bản là quốc gia triển khai BHYT bắt buộc theo Luật sớm nhất ở Châu Á năm 1922, sau đó lần lượt các Luật BHYT quy định riêng cho từng đối tượng được hình thành như: Luật BHYT cộng đồng năm 1938, Luật BHYT cho người lao động, Luật BHYT cho ngư dân năm 1939. Đến năm 1961, Nhật Bản hoàn thành việc thực hiện BHYT toàn dân. Chế độ BHYT về cơ bản được chia ra làm 2 loại hình chính: - BHYT cho người lao động, thực hiện theo nơi làm việc. Đây là đối tượng có thu nhập thường xuyên và ổn định. Quỹ do Chính phủ quản lý, ngân sách Nhà nước hỗ trợ: 13% chi phí của các dịch vụ y tế, trợ cấp thương tật, ốm đau, thai sản, dịch vụ y tế chi phí cao, 16,4% cho các dịch vụ y tế cho người già và bảo hiểm chăm sóc dài ngày. - BHYT Quốc gia (BHYT cộng đồng), thực hiện theo vị trí địa lý. Áp dụng cho lao động tự do, nông dân, người không có nghề nghiệp. Chính phủ tài trợ 50% chi phí dịch vụ y tế cho quỹ BHYT của chính quyền địa phương, 47% quỹ BHYT của hiệp hội. Số tiền giảm phí đóng góp cho một số đối tượng của quỹ BHYT cộng đồng được hỗ trợ 50% từ ngân sách Nhà nước, 25% từ ngân sách địa phương và 25% từ ngân sách của thành phố. Nguồn quỹ BHYT được hình thành từ đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và tài trợ của Nhà nước. Mức đóng góp chung cho người lao động là 8,2%, ngư dân 9,1%, người lao động tại các hiệp hội từ 3% đến 9,5%, người lao động 4
- làm việc theo ngày 1,31 lần mức tiền công trung bình hàng ngày nhân với tỉ lệ đóng góp chung, BHYT cộng đồng là 530.000 yên/năm/hộ gia đình. Trách nhiệm đóng góp phí BHYT được chia đều, người lao động đóng một nửa, chủ sử dụng lao động đóng một nửa, nhưng phần đóng góp của người lao động tham gia các quỹ hiệp hội BHYT không được vượt quá 4,5% tiền công. Người tham gia BHYT được tự do lựa chọn nơi khám chữa bệnh và phải thực hiện cùng chi trả chi phí cho các dịch vụ y tế nhận được. Mức cùng chi trả hiện nay là 30% và có áp dụng mức thấp hơn cho một số đối tượng như: 20% đối với trẻ em dưới 3 tuổi, với hộ gia đình có mức thu nhập nhất định theo quy định, 10% đối với người già từ 70 tuổi trở lên. Các phúc lợi bằng tiền được quỹ BHYT chi trả cho người tham gia BHYT bao gồm: trợ cấp ốm đau và tai nạn lao động, trợ cấp thai sản, trợ cấp sinh con, chi phí tang lễ, trợ cấp tuất, chi phí vận chuyển bệnh nhân. Mức trợ cấp được xác định theo tỉ lệ phần trăm tiền lương, tiền công hoặc mức cố định, và có sự khác nhau giữa các loại hình BHYT. Riêng đối tượng tham gia BHYT cộng đồng chỉ được hưởng các loại phúc lợi bằng tiền: trợ cấp sinh con, chi phí tang lễ, chi phí vận chuyển bệnh nhân. 2.1.3.4 BHYT ở Hàn Quốc(Đoàn Tường Vân, 2007) Tháng 12/1963, Luật BHYT có hiệu lực và bắt đầu được thực thi tại Hàn Quốc. Đến tháng 12/1976 Luật BHYT đã được sửa đổi gần như hoàn toàn. Sau khi Luật BHYT được sửa đổi và áp dụng năm 1976, đối tượng tham gia BHYT được mở rộng nhanh chóng. Nếu như năm 1977 chỉ triển khai đến các công ty/hãng lớn có từ trên 500 công nhân trở lên, đến năm 1988 đã mở rộng đến các công ty nhỏ và bước đầu thí điểm đến những người lao động tự do. Đầu tiên thí điểm BHYT cho những người lao động tự do ở khu vực nông thôn, sau đó đến năm 1989, triển khai đến tất cả người lao động tự do ở khu vực thành thị. Quá trình mở rộng đối tượng tham gia BHYT cũng bị tác động bởi các yếu tố về chính trị và kinh tế. Năm 1963, quân đội Hàn Quốc lên nắm chính quyền, Luật BHYT đã nhanh chóng được xây dựng và đưa vào thực thi ngay trong năm đó (1963). Năm 1987 là năm mở rộng BHYT đến người lao động tự do thì cũng là lúc Hàn Quốc bầu cử Tổng thống mới. Về tỉ lệ đóng góp, công nhân công nghiệp tương ứng với thu nhập, khoảng 4,5% năm 2005 (trong đó chủ sử dụng lao động đóng 50%, người lao động đóng 50%). Trong khi đó, đóng góp của người lao động tự do dựa trên tài sản và thu nhập của từng cá nhân (hoặc ước tính thu nhập), Chính phủ trợ cấp một phần đến người lao động tự do đã tham gia để dễ dàng mở rộng đối tượng tham gia. Chính phủ đóng vai trò chủ yếu trong: ● Trợ cấp: trợ cấp cho người lao động tự do hoặc người nghèo. Bù đắp thêm cho phần thiếu hụt của quỹ. 5
- ● Hướng dẫn và quy định các tỉ lệ đóng góp. ● Thiết lập ưu tiên và thiết kế quyền lợi: mặc dù người lao động trong khu vực chính qui và người lao động tự do được bảo hiểm ở các chương trình riêng biệt nhưng quyền lợi của họ phần lớn là như nhau. ● Quy định về giá thuốc và giá các dịch vụ y tế. Chương trình BHYT ở Hàn Quốc đã góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân bởi việc giảm gánh nặng về chi phí y tế và cải thiện dịch vụ chăm sóc y tế. Tuy nhiên hiện nay, cơ quan BHYT Hàn Quốc đang phải đối mặt với các thách thức trong việc khống chế chi phí mà nguyên nhân chủ yếu là do lĩnh vực tư nhân phát triển mạnh trong cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, Hàn Quốc vẫn phải tiếp tục cải tiến chương trình BHYT để hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế của đất nước. 2.1.3.5 BHYT ở Thái Lan Thái Lan có 4 hệ thống chính về BHYT và phúc lợi: - Hỗ trợ công cộng cho học sinh, người già và những người ăn lương có thu nhập thấp. - Hệ thống phúc lợi của Chính phủ cho các công chức và nhân viên xí nghiệp Nhà nước. - BHYT bắt buộc: hệ thống BHXH và quỹ bồi thường của người lao động và nhân viên các ngành chính thức. - BHYT tự nguyện (chương trình sức khỏe và bảo hiểm tư nhân): hiện nay Thái Lan có 14,6 triệu người có thu nhập thấp và người già được ngân sách thanh toán chi phí y tế. Chính phủ đã tổ chức các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu ở các làng, bản có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh ban đầu cho người dân ở tuyến cơ sở. Ngân sách hoạt động của các trung tâm này huy động từ nhiều nguồn, trong đó BHYT chiếm từ 13 – 20% quỹ này dùng cho các hoạt động khám chữa bệnh thông thường và các hoạt động phòng bệnh. Qua tìm hiểu hoạt động BHYT ở một số nước trên thế giới cho thấy: mặc dù mỗi nước có các mức độ, phạm vi, hình thức tổ chức và hoạt động khác nhau, song tất cả đều có chung mục đích là huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho mọi người dân trong cộng đồng, giảm bớt phần nào khó khăn cho những gia đình nghèo có thu nhập thấp (Ngô Thị Thúy Nhi, 2015). 6
- 2.2 Tổng quan về BHYT ở Việt Nam 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển Đầu những năm 80, ở Việt Nam các cơ sở khám chữa bệnh từ trung ương đến địa phương đều thiếu kinh phí một cách trầm trọng, cơ sở hạ tầng xuống cấp, đời sống của cán bộ nhân viên y tế gặp nhiều khó khăn đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần phục vụ và chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế trong cả nước (Tất Thắng - Hải Hồng, 2007). Trước tình hình đó, thực hiện chủ trương đổi mới trong lĩnh vực y tế với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" theo tinh thần Nghị Quyết Đại hội VI của Đảng, để bổ sung nguồn kinh phí và giảm bớt sức ép căng thẳng của các cơ sở khám chữa bệnh, từ năm 1989 Nhà nước cho phép các cơ sở khám chữa bệnh thu một phần viện phí, nhằm huy động sự đóng góp của một bộ phận người dân có khả năng chi trả, hạn chế sự bao cấp tràn lan của ngân sách Nhà nước để tập trung cho những đối tượng ưu đãi xã hội, người nghèo. Tuy nhiên, giải pháp thu một phần viện phí đã bộc lộ nhiều vấn đề mang tính xã hội, nhân đạo, tác động đến khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và gánh nặng về chi phí trong khám chữa bệnh của người dân, nhất là những người có thu nhập thấp, những người nghỉ hưu, mất sức lao động, trẻ em(Tất Thắng - Hải Hồng, 2007). Để giải quyết những bất cập của việc thu viện phí trực tiếp, chính sách BHYT đã được Bộ Y tế nghiên cứu và tổ chức thực hiện thí điểm từ cuối năm 1989 ở một số tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Vĩnh Phú, Quảng Trị, Phú Yên, Bến Tre... Trên cơ sở những kết quả đạt được và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thí điểm, ngày 15/8/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 299/HĐBT kèm theo Điều lệ BHYT, đánh dấu sự ra đời chính sách BHYT ở nước ta(Tất Thắng - Hải Hồng, 2007). Trong thời bao cấp, BHXH (trong đó bao gồm BHYT) nằm trong sự bao cấp hoàn toàn của Nhà nước và lồng vào chế độ tiền lương, do đó việc thu và chi nguồn quỹ bảo hiểm đều do Trung ương chỉ định. Ngày nay, Nhà nước đã thực hiện việc xóa bỏ bao cấp trong quản lý kinh tế và thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần. Do sự thay đổi này mà nền kinh tế Việt Nam đã có sự cải thiện ở nhiều mặt, đã đẩy mạnh việc phát triển công tác BHYT. Nhờ thế dù còn rất non trẻ nhưng BHYT Việt Nam đã phát triển khá vững mạnh và đã tạo được niềm tin trong nhân dân. Cơ sở pháp lý của việc thực hiện BHYT ngày càng được củng cố khi Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành Luật BHYT nhằm pháp chế hóa việc thực thi, quản lý chế độ BHYT Nhà nước vào14/11/2008 và Luật số 46/2014/QH13 13/6/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Luật BHYT. Đây là sự kiện đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc thực hiện BHYT toàn dân. 7
- 2.2.2 Nguyên tắc BHYT ở Việt Nam (Quốc hội, 2008) Đảm bảo chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT; - Mức đóng BHYT được xác định theo tỉ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương tối thiểu của khu vực hành chính; - Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT; - Chi phí khám chữa bệnh BHYT do quỹ BHYT và người tham gia BHYT cùng chi trả; - Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, đảm bảo cân đối thu chi và được Nhà nước bảo hộ. 2.2.3 Đối tượng và mức đóng BHYT BHYT ở Việt Nam được tổ chức theo 2 hình thức - BHYT Nhà nước: là một bộ phận của BHXH, được gọi tắt là BHYT, do Nhà nước tổ chức mang tính chất xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả trong khám chữa bệnh. Bao gồm: BHYT bắt buộc: là hình thức BHYT được thực hiện trên cơ sở bắt buộc của người tham gia. BHYT tự nguyện: là hình thức BHYT được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia. - BHYT tư nhân: là một hình thức của bảo hiểm kinh doanh. Những người tham gia BHYT tự nguyện có thể tự chọn công ty BHYT tư nhân. Với trường hợp này thì mệnh giá, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm sẽ là sự thỏa thuận giữa công ty bảo hiểm và cá nhân người tham gia bảo hiểm. Những công ty bảo hiểm tư nhân do hoạt động vì lợi nhuận nên quyết định mệnh giá dựa trên tình trạng sức khỏe của từng thành viên mua bảo hiểm chứ không phải tình trạng sức khỏe chung của cộng đồng. Thường những người khá giả mới áp dụng hình thức bảo hiểm này vì họ sẽ được nhận mức bảo hiểm cao khi họ đóng bảo hiểm nhiều (Nguyễn Thị Kim Chúc, 2007). 2.2.3.1 BHYT bắt buộc Là hình thức bảo hiểm trong đó toàn bộ thành viên trong một tổ chức, cộng đồng nào đó dù muốn hay không cũng phải mua BHYT với mức phí qui định (Nguyễn Thị Kim Chúc, 2007). Đối tượng tham gia BHYT ngày càng được mở rộng sau 3 lần thay đổi Nghị định, đặc biệt là các đối tượng: người nghèo; người có công với cách mạng; cán bộ xã phường thị trấn; đại biểu hội đồng nhân dân; cựu chiến binh thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ; người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 144 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 58 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ: Phân tích sơ bộ thành phần hóa học và chiết phân đoạn rễ cây đinh lăng trồng tại An Giang
87 p | 71 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bi kịch người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945
84 p | 39 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Nghiên cứu bào chế nano Aspirin bằng kĩ thuật nghiền bi
64 p | 87 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Tố Hữu qua tập Việt Bắc
78 p | 39 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 60 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng nhân đạo của Nam Cao trong những sáng tác về người nông dân
59 p | 31 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 27 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 34 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Rèn luyện kỹ năng thực hiện phóng sự truyền hình
71 p | 24 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
85 p | 21 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 30 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Rèn kỹ năng viết bài cảnh đời trên báo chí (báo giấy)
77 p | 24 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 23 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
103 p | 29 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
84 p | 22 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp thơ Nguyễn Bính trước 1945
81 p | 26 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn