intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trên bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2020

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

38
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trên bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2020 được thực hiện với mục tiêu nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng đang điều trị tại bệnh viện Đại học Võ Trường Toản. Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong điều trị bệnh lý loét dạ dày - tá tràng của bệnh nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trên bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN PHAN THỊ VÂN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG BỆNH LÝ VIÊM LOÉT - DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NĂM 2020 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC HẬU GIANG 2021 HẬU GIANG 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN PHAN THỊ VÂN KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON TRONG BỆNH LÝ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN NĂM 2020 Chuyên ngành: Dược lý – Dược lâm sàng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC DƯỢC Giảng viên hướng dẫn: ThS.DS NGUYỄN THỊ HẢI YẾN HẬU GIANG 2021 HẬU GIANG 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất của quãng đời mỗi sinh viên. Khóa luận tốt nghiệp là tiền đề nhằm trang bị cho em những kĩ năng nghiên cứu, những kiến thức quý báu để em tự tin bước vào nghề sau này. Lời đầu tiên, với lòng biết ơn và kính trọng gửi đến cô Th.S D.S Nguyễn Thị Hải Yến người đã trực tiếp hướng dẫn cũng như cung cấp tài tiệu, thông tin khoa học cần thiết cho bài khóa luận và đã tận tình giúp đỡ, định hướng cách tư duy và cách làm việc khoa học. Đó là những đóng góp hết sức quý báu không chỉ trong quá trình thực hiện khóa luận này mà còn là hành trang tiếp bước cho em trong quá trình học tập và lập nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô bộ môn dược lâm sàng - trường đại học Võ Trường Toản đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt nghiên cứu đề tài này. Tiếp theo, em xin chân thành cảm ơn đến Bệnh viện đại học Võ Trường Toản đã hỗ trợ và giúp đỡ tận tình để em có thể hoàn thành bài nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, em vô cùng cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã ở bên, động viên em hoàn thành trong học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên PHAN THỊ VÂN i
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân tôi với sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép công trình nghiên cứu của người khác. Tất cả các dữ liệu thông tin sử dụng trong khóa luận đều có nguồn gốc và được công bố rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên PHAN THỊ VÂN ii
  5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... iii
  6. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Mở đầu Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh khá phổ biến ở trên thế giới và Việt Nam hiện nay. Số người bị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng ngày càng tăng lên cùng với sự đô thị hóa và sự thay đổi lối sống, cũng như những yếu tố về xã hội khác, một trong những nguồn bệnh gần đây người ta tìm thấy là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Trong điều trị bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng tại khoa nội thì nhóm thuốc chủ lực là thuốc ức chế bơm proton (PPI). Mục tiêu Với đề tài này xây dựng nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, khảo sát tình hình sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong điều trị bệnh lý loét dạ dày - tá tràng của bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Tiêu chẩn lựa chọn hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân được chẩn đoán xác định là viêm loét dạ dày - tá tràng tại bệnh viện Đại Học Võ Trường Toản trong khoảng thời gian tháng 01/2020 đến tháng 12/2020 với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang không can thiệp và thu thập số liệu sử dụng thuốc theo “Phiếu thu thập thông tin bệnh nhân”. Kết quả và kết luận Về độ tuổi mắc bệnh thì lứa tuổi 60 trở lên mắc bệnh nhiều nhất (47.3%). Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới. Trong các phương pháp chẩn đoán thì nội soi là phương pháp chẩn đoán hiệu quả cao với tỉ lệ sử dụng trong nghiên cứu là 27.8%. Theo kết quả nghiên cứu thì 100% bệnh nhân nội soi đều thực hiện xét nghiệm tìm Helicobacter pylori (H.P). Để đáp ứng nhu cầu mục tiêu điều trị nhóm thuốc cơ bản thường được dùng thì kết quả cho thấy 98.8% bệnh nhân đều sử dụng thuốc PPI. Esomeprazol được sử dụng chủ yếu với tỉ lệ 85.8%. Tỷ lệ tương tác thuốc khá thấp, tỉ lệ khỏi bệnh và đỡ chiếm 95.3% và không đạt hiệu quả là 4.7%. iv
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................... iii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................iv MỤC LỤC .................................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................xi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................... 2 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG (VLDD - TT) ........... 2 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................2 1.1.2. Phân loại ........................................................................................................2 1.1.2.1. Viêm dạ dày .............................................................................................2 1.1.2.2. Loét dạ dày - tá tràng ..............................................................................2 1.2.2.3.Trào ngược dạ dày thực quản ..................................................................2 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh............................................................................................3 1.1.3.1. Sự suy giảm các yếu tố bảo vệ:................................................................3 1.1.3.2. Sự phát triển quá mức của các yếu tố tấn công [2], [46] .......................4 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng[23], [22],[32]. ............................................................5 1.1.5. Cận lâm sàng [22] ..........................................................................................5 1.1.5.1 Chụp X - Quang ........................................................................................5 1.1.5.2 Nội soi dạ dày tá tràng .............................................................................5 1.1.5.3 Xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori [35] ..................................6 1.2. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG .................. 7 1.2.1. Mục đích điều trị [14],[46]: giảm đau, liền sẹo, ổ loét, ngăn ngừa tái phát, ngăn ngừa biến chứng ..............................................................................................7 v
  8. 1.2.2. Chế dộ dinh dưỡng [18], [12, 49] ..................................................................7 1.2.3. Điều trị nguyên nhân gây bệnh ......................................................................7 1.2.3.1. Điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori.........7 1.2.3.2. Điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng nguyên nhân không do nhiễm Helicobacter pylori VLDDTT do stress ...............................................................8 1.2.3.4. VLDDTT do sử dụng NSAID: ..................................................................9 1.3. THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG (VLDD - TT) ........ 9 1.3.1. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) [27] .............................................................9 1.3.1.1. Dược động học. .......................................................................................9 1.3.1.2. Cơ chế tác dụng. ....................................................................................10 1.3.1.3. Tác dụng ................................................................................................11 1.3.1.4. Chỉ định và liều dùng. ...........................................................................11 1.3.1.6. Tương tác thuốc. ....................................................................................12 1.3.1.7. Thận trọng. ............................................................................................12 1.4. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TIỆT TRỪ H.P THEO HỘI TIÊU HÓA HOA KỲ (THEO FDA CỦA MỸ) ........................................................................................... 12 1.5. THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG TẠI VIỆT NAM ......................................................................................................................... 13 1.6. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN NGHIÊN CỨU................................................... 15 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 17 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 17 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu ...................................................................................17 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................................17 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................17 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 17 2.2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu ...................................................................................17 2.2.2. Biến số nghiên cứu ......................................................................................18 2.2.3. Tính toán số liệu ..........................................................................................22 2.2.4. Xử lý kết quả nghiên cứu .............................................................................25 2.3. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU................................................................. 25 vi
  9. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 26 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG........ 26 3.1.1. Đặc điểm về tuổi ..........................................................................................26 3.1.2. Đặc điểm về giới tính...................................................................................26 3.1.3. Phân nhóm các bệnh lý liên quan đến VLDD - TT .....................................27 3.1.4. Các triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân VLDD - TT..........................28 Bảng 3.1.4. Triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân VLDD - TT ......................28 3.1.5. Phương pháp chẩn đoán ...............................................................................29 3.1.6. Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm Helicobacter Pylori (H.P) .....................29 3.1.7. Tiền sử của nguyên nhân liên quan đến loét dạ dày - tà tràng ....................30 3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON (PPI) TRONG ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG .............................................................. 30 3.2.1. Các thuốc PPI được sử dụng tại khoa trong điều trị VLDD - TT ...............30 3.2.2. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc PPI trong bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng 31 3.2.3 Đường dùng của các thuốc PPI được sử dụng điều trị cho bệnh nhân .........31 3.2.4. Số ngày sử dụng thuốc PPI ..........................................................................33 3.2.5. Bệnh nhân thay đổi thuốc PPI trong phác đồ điều trị tại khoa ....................33 3.2.6. Các nhóm thuốc điều trị hỗ trợ bệnh nhân VLDD - TT ..............................34 3.2.7.Tương tác thuốc gặp phải trong chỉ định điều trị VLDD - TT .....................35 3.2.8. Hiệu quả điều trị của bệnh nhân viêm loét - tá tràng ...................................36 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...................................................................................... 38 4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VỀ BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG ..................................................................................................................... 38 4.1.1. Về tuổi..........................................................................................................38 4.1.2. Về giới tính ..................................................................................................38 4.1.3. Về phân nhóm bệnh lý liên quan đến VLDD - TT ......................................39 4.1.4. Về triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân VLDD - TT ...........................39 4.1.5. Về phương pháp chẩn đoán, xét nghiện H.P ...............................................40 4.1.6.Tiền sử của nguyên nhân gây viêm loét dạ dày - tá tràng ............................40 vii
  10. 4.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THUỐC ỨC CHẾ BƠM PROTON (PPI) TRONG ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG ..................... 41 4.2.1 Các thuốc PPI sử dụng điều trị tại khoa trong điều trị VLDD - TT .............41 4.2.2. Bệnh nhân thay đổi thuốc trong phác đồ điều trị tại khoa ...........................42 4.2.3. Nhóm thuốc điều trị hỗ trợ bệnh nhân VLDD - TT ....................................42 4.2.4. Tương tác thuốc gặp phải trong chỉ định điều trị VLDD - TT ....................43 4.2.5. Hiệu quả điều trị của bẹnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng ......................43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 44 HẠN CHẾ ĐỀ TÀI ................................................................................................. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH NHÂN ................................................... viii
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Độ nhạy và độ đặc hiệu của các phương pháp xét nghiệp H.P ...................6 Bảng 2.1 Chỉ định và liều dùng của các thuốc PPI ...................................................11 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi.....................................................................26 Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính ............................................................26 Bảng 3.3. Phân nhóm các bệnh liên quan đến VLDD - TT .....................................27 Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhân VLDD - TT ............................28 Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán qua nội soi ...........................................29 Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm H.P .....................................................29 Bảng 3.7. Tiền sử của nguyên nhân gây VLDD - TT ...............................................30 Bảng 3.8. Tỷ lệ các PPI được sử dụng tại khoa trong điều trị VLDD - TT ..............30 Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc PPI trong bệnh VLDD - TT ...................31 Bảng 3.10. Đường dùng thuốc PPI trong điều trị cho bệnh nhân VLDD - TT .........31 Bảng 3.11. Thời gian dùng các thuốc PPI trong điều trị VLDD - TT ......................33 Bảng 3.12. Tỷ lệ bệnh nhân thay đổi thuốc PPI trong phác đồ điều trị ....................33 Bảng 3.13. Tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc điều trị hỗ trợ .........................................34 Bảng 3.14. Tỷ lệ tương tác thuốc gặp trong bệnh án ................................................35 Bảng 3.15. Triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị ............................................36 Bảng 3.16. Tình trạng bệnh nhân sau điều trị trong phác đồ có PPI ........................37 ix
  12. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh ........................................................................................3 x
  13. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân CytP450 Cytocrom P450 (hệ thống gồm có 50 loại enzyme thuộc nhóm monooxygenase) NSAID Thuốc chống viêm không steroid H.P Helicopacter pylori (một loại vi khuẩn có thể cư trú ở dạ dày) H.P (+) Helicopacter pylori dương tính H.P (-) Helicopacter pylori âm tính LDD Loét dạ dày LTT Loét tá tràng IV Tiêm tĩnh mạch PO Đường uống PPI Thuốc ức chế bơm proton TNDDTQ Trào ngược dạ dày thực quản VDD Viêm dạ dày xi
  14. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là một bệnh khá phổ biến ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tỷ lệ mắc bệnh tùy theo từng nghiên cứu từ 5 - 10% dân số, ở Việt Nam con số này đã lên tới 7% dân số có triệu chứng bệnh, tại khoa nội một số bệnh viện có 26 - 30% bệnh nhân vào viện vì loét dạ dày - tá tràng, bệnh loét tá tràng chiếm tỉ lệ cao gấp 4 lần so với loét dạ dày, nhưng loét tá tràng thường là loét lành tính còn loét dạ dày một số trường hợp diễn biến đến ác tính [9]. Bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc, làm giảm sức lực lao động của toàn xã hội do vậy việc điều trị loét dạ dày - tá tràng phải nhanh chóng và kịp thời. Số người bị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng ngày càng tăng lên cùng với sự đô thị hóa và sự thay đổi lối sống, cũng như những yếu tố về xã hội khác. Viêm loét dạ dày - tá tràng là một trong những nguồn bệnh về tiêu hóa thường gặp, một trong những nguồn bệnh gần đây người ta tìm thấy là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P). Trước đây, người ta chọn phương pháp can thiệp điều trị ngoại khoa là cắt dạ dạ dày điều trị ổ loét [22]. Nhưng gần đây phương pháp ấy đã bị cắt bỏ giảm nhiều, tới 80 - 90% so với trước đây, chủ yếu điều trị nội khoa là chính [33]. Trong điều trị bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng tại khoa nội thì nhóm thuốc chủ lực là thuốc ức chế bơm proton (PPI). Với tình hình thực tiễn đó chúng tôi đã thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả của thuốc ức chế bơm proton trên bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng tại bệnh viện Đại Học Võ Trường Toản năm 2020”. Với các mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng đang điều trị tại bệnh viện Đại học Võ Trường Toản. 2. Khảo sát tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả thuốc ức chế bơm proton (PPI) trong điều trị bệnh lý loét dạ dày - tá tràng của bệnh nhân. 1
  15. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG (VLDD - TT) 1.1.1. Khái niệm Viêm loét dạ dày - tá tràng là một nhóm bệnh lý của đường tiêu hóa gồm viêm dạ dày, viêm tá tràng, loét dạ dày, loét tá tràng. Các bệnh này thường đi kèm với nhau. Trong đó, hai nhóm bệnh hay gặp là viêm dạ dày và loét tá tràng [18]. 1.1.2. Phân loại 1.1.2.1. Viêm dạ dày Viêm dạ dày (VDD) được dùng để chỉ những tổn thương của niêm mạc dạ dày [18]. Có một số cách phân loại viêm dạ dày dựa vào các căn cứ sau: - Theo tiến triển của bệnh: Viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mạn tính [12]. - Theo hình ảnh nội soi: VDD nông, VDD teo, VDD phì đại [12]. - Theo cơ chế bệnh sinh: Có thể chia VDD thành 3 loại là loại A, loại B, loại C [12]. + Viêm dạ dày loại A: VDD tự miễn [12]. + Viêm dạ dày loại B: VDD do vi khuẩn Helicobacter pylori [12]. + Viêm dạ dày loại C: VDD do hóa học hoặc hồi lưu [12]. 1.1.2.2. Loét dạ dày - tá tràng Bệnh loét dạ dày tá tràng (LDD - TT) là tổn thương của lớp niêm mạc xuyên qua lớp cơ niêm xuống đến lớp cơ. Đặc điểm của bệnh loét là mạn tính và thường hay tái phát, diễn biến có tính chất chu kỳ, nếu không được điều trị triệt để nhiều trường hợp có thể biến chứng như ung thư. Phân loại dựa vào nguyên nhân gây bệnh có thể phân loại LDD - TT thành [6]: - LDD - TT do nhiễm vi khuẩn Helicobactor pylori. - LDD - TT do nguyên nhân khác: stress, sử dụng aspirin các thuốc NSAID hay corticoid, uống rượu hút thuốc lá [6], [43]. 1.2.2.3.Trào ngược dạ dày thực quản Trào ngược dạ dày thực quản hay là GERD (TNDDTQ) là tình trạng dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi,…) trào ngược lên thực quản. Trong điều kiện 2
  16. sinh lý bình thường, mỗi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng… Các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản: - Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua - Buồn nôn, nôn - Đau tức ngực thượng vị - Khó nuốt - Khản giọng và ho - Miệng tiết nhiều nước bọt 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh Hình 1.1. Cơ chế bệnh sinh 1.1.3.1. Sự suy giảm các yếu tố bảo vệ: - Lớp gel nhầy - bicarbonat 3
  17. Trong điều kiện bình thường, lớp gel nhầy với cấu trúc kết dính và tính xơ nước cao sẽ làm giảm khuyếch tán ion H+ và pepsin, đồng thời bicarbonate tiết ra sẽ trung hòa acid nếu nó khuyếch tán qua được lớp gel. Ở những người loét tá tràng, lớp gel nhầy có cấu trúc yếu, tính quánh đàn hồi giảm, kém bền vững dẫn đến giảm hiệu quả ngăn chặn khuyếch tán ngược ion H+. Tính thấm đối với ion H+ tăng gấp đôi ở người loét dạ dày so với người bình thường. Sự bất thường trong lớp gel nhầy - bicarbonat đóng góp một phần quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày - tá tràng. Các yếu tố như vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P) và các NSAIDs đều có ảnh hưởng đến tuyến phòng vệ này[13], [16], [21]. - Các tế bào biểu mô niêm mạc Cơ chế bảo vệ niêm mạc dạ dày của tế bào biểu mô này có thể được giải thích bởi 2 cơ chế chính: + Các màng đỉnh tế bào và các cầu nối khê tế bào niêm mạc biểu mô giúp hình thành một lớp tế bào rất khít, có khả năng ngăn chặn sự khuyếch tán của ion H+ và pepsin [16]. + Ion H+ khi vào đến tế bào biểu mô sẽ bị đẩy ngược ra nhờ một số bơm ion trên màng tế bào mà quan trọng nhất là Na+/K+ và Cl/HCO3- [16]. - Dòng máu niêm mạc Hệ thống mạch máu nằm dưới lớp tế bào biểu mô niêm mạc có vai trò quan trọng trong bảo vệ niêm mạc, giúp cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng cần thiết nuôi dưỡng tế bào biểu mô, tạo điều kiện cho quá trình sửa chữa và hàn gắn tế bào cũng như giúp loại bỏ chất độc [16]. 1.1.3.2. Sự phát triển quá mức của các yếu tố tấn công [2], [46] - Acid clohydric và pepsin: Gây ăn mòn và gây tổn thương niêm mạc dạ dày. - Các thuốc như aspirin, thuốc nhóm NSAID hay corticoid: Cũng có thể làm tổn thương niêm mạc do ức chế tổng hợp prostaglandin. - Một số yếu tố khác như căng thẳng kéo dài, yếu tố miễn dịch, hóa chất sẽ kích thích niêm mạc làm tăng tiết acid dịch vị gây loét. Vi khuẩn Helicobacter pylori cũng đóng vai trò quan trọng trong viêm loét dạ dày - tá tràng. 4
  18. 1.1.4. Triệu chứng lâm sàng[23], [22],[32]. Chủ yếu là đau vùng thượng vị. Triệu chứng đau này có đặc điểm rất riêng, đó là phần đau râm râm, ít khi đau dữ dội. Kéo dài trung bình một tuần. Có khả năng tự khỏi, không điều trị cũng khỏi, có khi tới 2 - 3 năm hoặc 5 - 6 năm, sau đó trở lại, sự thật là khỏi đau thôi, ổ loét vẫn còn tồn tại. Đau có tính chất chu kì: đau lúc đói hoặc lúc no, đau vào mùa rét hoặc nóng, đau khi căng thẳng tinh thần, thể lực, đau gần về sáng. Tính chất đau như trên lặp lại rất giống nhau ở các đợt đau, người ta gọi là đau có tính chất chu kỳ. Đau thượng vị “kinh điển” của loét dạ dày - tá tràng xuất hiện khi acid được tiết ra mà không có thức ăn lót dạ. Loét dạ dày triệu chứng xuất hiện 2 - 5 giờ sau bữa ăn hay khi đói, đau cư trú bên phải thượng vị. Còn tá tràng triệu chứng xuất hiện về đêm, thường từ 11 giờ tối đến 2 giờ sáng, đau khu trú vùng bên trái thượng vị lúc này acid tiết nhiều nhất trong ngày. Ngoài triệu chứng đau thường gặp trên còn có thể gặp: Chảy máu tiêu hóa, chậm tiêu, đầy bụng, ợ hơi, ợ chua. Bệnh không có các triệu chứng như trên, chỉ khi có các biến chứng như: Xuất huyết tiêu hóa với nôn ra máu và đi phân đen, hẹp môn vị với ói tái diễn, thủng ổ loét, ung thư hóa, viêm tụy cấp. 1.1.5. Cận lâm sàng [22] 1.1.5.1 Chụp X - Quang Chụp X - quang không còn được sử dụng nhiều do độ nhạy kém và tính gây hại. Tuy nhiên nó được chỉ định trong một số ít trường hợp: Bệnh nhân từ chối nội soi, người lớn tuổi, có chống chỉ định suy tim, khó thở. 1.1.5.2 Nội soi dạ dày tá tràng Nội soi dạ dày: Có độ nhạy và đặc hiệu cao nhất cho chẩn đoán, theo dõi bệnh lý loét, phát hiện thương tổn kèm theo và nhất là qua đó thực hiện sinh thiết tìm Helicobacter pylori. - Vị trí ổ loét: Hay gặp nhất là hang vị dạ dày, hành tá tràng. Ngoài ra còn có gặp loét ở thân vị, phình vị, mặt trước hoặc mặt sau dạ dày, tâm vị hay môn vị, ở tá 5
  19. tràng thậm chí còn ở xa hơn, ở ruột đầu. Loét dạ dày chủ yếu nằm ở bờ cong (90%) nhất là góc bờ cong nhỏ. - Kích thước: Nhỏ 0.5 cm, lớn 2 - 3 cm, trung bình 1cm. - Số lượng: Thường là một ổ loét, một số ít có tới hai hoặc ba hoặc nhiều hơn, những ổ loét có thể nằm ở dạ dày hoặc tá tràng, hoặc có cả hai. 1.1.5.3 Xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori [35] Những xét nghiệp đáng tin cậy để tìm Helicobacter pylori. - Xét nghiệm xâm lấn cần có nội soi: + Sinh thiết và mô học. + Test Urea nhanh (Clotest). + Cấy vi trùng. + PCR tìm DNA vi trùng. - Xét nghiệm không xâm lấn: + Tìm kháng nguyên trong phân. + Test Urea hơi thở. Độ nhạy và độ đặc hiệu của các phương pháp xét nghiệm H.P được trình bày như bảng dưới [44]. Bảng 1.1 Độ nhạy và độ đặc hiệu của các phương pháp xét nghiệp H.P Xét nghiệm Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%) Xét nghiệm xâm lấn qua nội soi Mô học 98 98 Test urea nhanh 90-95 98 Cấy vi trùng 90-95 100 PCR 95 95 Xét nghiệm không xâm lấn Tìm kháng nguyên trong 85 - 88 95 -98 phân Test Urea hơi thở C13 95 - 98 95-98 6
  20. Xét nghiệp H.P được chỉ định [35]: - Bệnh lý loét được xác định qua X - Quang hoặc nội soi. - Biểu hiện mô học của Lymphoma (Malt). - Đánh giá sau điều trị nhiễm Helicobacter pylori: + Loét dạ dày có biến chứng (xuất huyết, thủng hoặc tắc), lymphoma. + Còn triệu chứng sau điều trị, nên làm nội soi và sinh thiết để đánh giá bệnh loét dạ dày kèm với nhiễm Helicobacter pylori kéo dài. 1.2. ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG VIÊM LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG 1.2.1. Mục đích điều trị [14],[46]: giảm đau, liền sẹo, ổ loét, ngăn ngừa tái phát, ngăn ngừa biến chứng - Làm giảm yếu tố gây loét acid clohydric yếu tố tấn công: + Dùng thuốc ức chế bài tiết HCl và pepsin. + Dùng thuốc trung hòa HCL đã được bài tiết. - Bảo vệ tái tạo niêm mạc (yếu tố bảo vệ): + Dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng bó ổ loét. + Dùng thuốc kích thích và sản xuất chất nhầy và bicarbonat. + Diệt trừ Helicobacter pylori bằng kháng sinh và thuốc diệt khuẩn khi xét nghiệm H.P (+). 1.2.2. Chế dộ dinh dưỡng [18], [12, 49] Bệnh nhân nên ăn bình thường, cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng nhiều vitamin, ăn các loại thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều bữa không dùng chè, cà phê hay các gia vị như ớt, hạt tiêu vì các chất này kích thích bài tiết acid. - Tránh những thức ăn gây khó chịu. - Nên tránh nhứng thuốc: Aspirin, rượu đưa đến loét và xuất huyết. - Thuốc lá làm chậm lành vết thương. 1.2.3. Điều trị nguyên nhân gây bệnh 1.2.3.1. Điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori Diệt Helicobacter pylori sẽ giảm được nguy cơ tái phát viêm loét dạ dày, tá tràng và xuất huyết tiêu hóa. Phác đồ bộ ba, bao gồm hai loại kháng sinh như 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2