Khóa luận tốt nghiệp ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh: Thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Ứng Hòa - Hà Nội hiên nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
lượt xem 7
download
Khóa luận có mục đích làm rõ những nội dung cốt lõi cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, thực hành dân chủ, từ đó vận dụng hệ thống tư tưởng này vào việc nâng cao hiệu quả chất lượng thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh: Thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Ứng Hòa - Hà Nội hiên nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ====== NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN THỰC HÀNH DÂN CHỦ CỦA NHÂN DÂN Ở NÔNG THÔN ỨNG HÕA - HÀ NỘI HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh HÀ NỘI - 2019
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ====== NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN THỰC HÀNH DÂN CHỦ CỦA NHÂN DÂN Ở NÔNG THÔN ỨNG HÕA - HÀ NỘI HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. PHẠM THỊ THÖY VÂN HÀ NỘI - 2019
- LỜI CẢM ƠN Với sự biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo TS. Phạm Thị Thúy Vân đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho em trong quá trình nghiên cứu để em hoàn thành khóa luận. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè luôn ở bên động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đây là lần đầu em tham gia nghiên cứu khoa học, kiến thức và kĩ năng còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô, các bạn để khóa luận tốt nghiệp của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Kim Tuyến
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài do chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Phạm Thị Thúy Vân. Những trích dẫn trong khóa luận lấy từ các công bố chính thức và có ghi chú rõ ràng. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và không trùng lặp với những kết quả đã công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Thị Kim Tuyến
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU………………….... ............................................................... 1 CHƢƠNG 1. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HÀNH DÂN CHỦ ... 6 1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................ 6 1.2. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ của nhân dân ...... 8 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 15 CHƢƠNG 2. VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HÀNH DÂN CHỦ VÀO VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HÀNH DÂN CHỦ CỦA NHÂN DÂN Ở NÔNG THÔN ỨNG HÒA – HÀ NỘI HIỆN NAY ... 19 2.1. Những yếu tố tác động đến thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay............................................................................ 19 2.2. Thực trạng thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay và nguyên nhân .......................................................................... 21 2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh .............................. 32 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 43 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Hiểu biết về đƣờng lối, chính sách, pháp luật của ngƣời dân ... 22 Biểu đồ 2.2. Đánh giá mức độ quan trọng của các văn bản ............................ 23 Biểu đồ 2.3. Tình hình tuyên truyền, phổ biến các nội dung về dân chủ ....... 24 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ ngƣời dân tham gia bàn và quyết định trực tiếp về chủ trƣơng xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng...................... 25 Biểu đồ 2.5. Mức độ bàn bạc và quyết định về mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng ........................................................... 26 Biểu đồ 2.6. Mức độ ngƣời dân tham gia bàn bạc và quyết định các công việc khác trong dân cƣ ............................................................................................ 27 Biểu đồ 2.7. Những nội dung nhân dân đƣợc bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định .................................................................................... 27 Biểu đồ 2.8. Các nội dung nhân dân tham gia giám sát .................................. 30 Biểu đồ 2.9. Mức độ nhân dân giám sát chính quyền địa phƣơng.................. 30
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Dân chủ là khát vọng hƣớng tới, là mục tiêu của con ngƣời và xã hội loài ngƣời, dân chủ là nhu cầu khách quan đối với sự phát triển bền vững, hoàn thiện của tất cả các nƣớc trên thế giới. Ngày nay, cuộc đấu tranh vì dân chủ, vì sự tiến bộ xã hội đang trở thành một xu thế không thể nào tách rời của thời đại. Đối với Việt Nam, trong quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng đã luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của dân chủ. Trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề dân chủ lại càng đƣợc coi trọng hơn bao giờ hết, dân chủ đƣợc khẳng định là bản chất của chế độ, là mục tiêu, động lực thúc đẩy của sự phát triển. “Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và đổi mới đất nƣớc ngày nay, đất nƣớc ta đang ngày một khẳng định vị thế của mình về một nền độc lập, tự do, dân chủ, tiến lên sánh vai cùng các cƣờng quốc năm châu trên thế giới. Để đạt đƣợc thành quả này là cả một quá trình đấu tranh khó khăn với những hy sinh, mất mát không thể bù đắp đƣợc của bao thế hệ cha ông chúng ta.“Và cũng để có và giữ đƣợc nền độc lập dân chủ của nƣớc nhà thì ngoài sự cống hiến, hy sinh của cả một dân tộc, trong đó có những ngƣời con kiệt xuất với phẩm chất anh dũng, kiên cƣờng, không sợ khó, sợ khổ, sẵn sàng hy sinh cho Tổ quốc. Ngƣời thanh niên tên Nguyễn Tất Thành đã một mình bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm ra con đƣờng mang lại độc lập tự do cho Tổ quốc mình. Nhắc tới chủ tịch Hồ Chí Minh là nhắc tới một vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá của nhân loại, một vị lãnh tụ tài ba và đặc biệt là ngƣời cha già kính yêu của dân tộc. Học tập tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh là học tập cả một kho tàng kiến thức quý giá mà không một sách vở nào có thể dạy nổi. Trong đề tài này em nghiên cứu vấn đề tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân chủ đồng thời áp dụng vào thực tế thực hành dân chủ nhân dân ở địa phƣơng Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay.”” “Vấn đề dân chủ và thực hành dân chủ ở nông thôn Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay đã và đang đƣợc thực hiện theo đúng chủ trƣơng, đƣờng lối của 1
- Đảng và Nhà nƣớc đề ra. Việc thực hành dân chủ của nhân dân ở huyện Ứng Hòa là một chủ trƣơng đúng đắn nhằm tiếp tục cụ thể hóa phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Trong quá trình triển khai, thực hành dân chủ nhân dân ở nông thôn Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay đã đƣợc sự quan tâm, giám sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng và sự tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng. Cùng với đó, trình độ học vấn của cán bộ, Đảng viên các cấp của huyện Ứng Hòa đƣợc nâng cao, cơ sở vật chất, kỹ thuật để tuyên truyền ngày càng đƣợc đầu tƣ, phát triển. Chính vì vậy, việc thực hành dân chủ ở nông thôn Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã đạt đƣợc những kết quả rõ rệt.” “Tƣ tƣởng dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh vừa thấm nhuần sâu sắc bản chất của giai cấp công nhân và tinh thần thời đại, vừa thể hiện đặc sắc những giá trị truyền thống của dân tộc, đông thời tiếp thu một cách sáng tạo những tinh hoa của giá trị nhân loại”góp phần vô cùng to lớn vào sự hoàn thiện đƣờng lối đại đoàn kết dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Ứng Hòa - Hà Nội hiên nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Bàn về vấn đề dân chủ, đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều phạm vi khác nhau; đƣợc đề cập trong nhiều đề tài, bài viết, một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ. Trong đó, có thể khái quát thành các nhóm công trình sau: * Các công trình đề cập tới tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh nói chung - “Cuốn sách: Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh (2009) của Phạm Văn Bính (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, nêu những vấn đề lý luận, thực tiễn của phƣơng pháp dân chủ Hồ Chí Minh, những yêu cầu đặt ra trong việc vận dụng phƣơng pháp dân chủ Hồ Chí Minh để hoàn thiện phƣơng pháp lãnh đạo dân chủ của Đảng về chính trị, cải cách bộ máy, hoàn 2
- thiện chức năng quản lý nhà nƣớc trong phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, phát triển ý thức công dân và năng lực thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa của đội ngũ cán bộ…củng cố khối liên minh công - nông - trí thức, tăng cƣờng pháp chế, chống khuynh hƣớng dân chủ cực đoan.” - “Cuốn sách: Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thôn trong tiến trình đổi mới (2010) của Giáo sƣ - Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo, Nxb. Chính trị Quốc gia, nêu rõ tầm quan trọng của dân chủ đặc biệt là dân chủ cơ sở ở nông thôn từ khi triển khai công cuộc đổi mới đất nƣớc đến nay; đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội, tạo động lực, mục tiêu cho việc xây dựng thành công mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.” - “Cuốn sách: Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (1992) của Đỗ Nguyên Phƣơng và Trần Ngọc Đƣờng (chủ biên), Nhà xuất bản sự thật Hà Nội, phân tích những nội dung cơ bản về vấn đề hệ thống chính trị và dân chủ XHCN nêu trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng; những nội dung cơ bản về Nhà nƣớc pháp quyền với cải cách bộ máy Nhà nƣớc và hoàn thiện hệ thống chính trị.” * Các công trình liên quan trực tiếp đến chủ trương và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Ứng Hòa – Hà Nội - “Lịch sử Đảng bộ huyện Ứng Hòa (2010), Nxb. Lao động.” - “Ứng Hòa trong hành trình phát triển, Nxb. Văn hóa thông tin.” - “Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Ứng Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.” Các công trình nêu trên nhìn chung tập trung đề cập đến đặc điểm, tình hình, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị qua các thời kỳ. Nhƣ vậy, qua việc nghiên cứu các công trình, đề tài đề cập đến vấn đề dân chủ nói chung cũng nhƣ vấn đề dân chủ trong các lĩnh vực, địa bàn, chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống đầy đủ, toàn diện về 3
- vấn đề dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn của huyện Ứng Hòa – Hà Nội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Khóa luận có mục đích làm rõ những nội dung cốt lõi cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về dân chủ, thực hành dân chủ, từ đó vận dụng hệ thống tƣ tƣởng này vào việc nâng cao hiệu quả chất lƣợng thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ - “Chỉ ra thực trạng thực hành dân chủ theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở nông thôn Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó” - “Đề xuất một số biện pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả thực hành dân chủ ở nông thôn Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh” 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu “Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu về những vấn đề, những yếu tố của quá trình thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Ứng Hòa – Hà Nội hiện nay theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.” 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu quá trình thực hành dân chủ nhân dân tại nông thôn Ứng Hòa – Hà Nội theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2018. 5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lí luận 4
- “Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ, các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc, có tham khảo, sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại về dân chủ.” 5.2. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận vận dụng các nguyên tắc phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; các phƣơng pháp logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp. 6. Ý nghĩa của đề tài “Phân tích làm rõ hệ thống các quan điểm về dân chủ và phƣơng pháp thực hành dân chủ của Hồ Chí Minh sẽ là một đóng góp nhỏ và việc nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh – một bộ phận cấu thành nền tảng tƣ tƣởng và kim chỉ nam hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Đây cũng là một đóng góp vào việc tìm tòi cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận cho việc hoàn thiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nƣớc ta và đặc biệt là ở nông thôn huyện Ứng Hòa – Hà Nội.” “Kết quả đạt đƣợc trong khóa luận sẽ góp phần nâng cao nhận thức của ngƣời dân huyện Ứng Hòa – Hà Nội về tƣ tƣởng dân chủ của Hồ Chí Minh, về quyền làm chủ của nhân dân, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân huyện Ứng Hòa – Hà Nội vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới ở nƣớc ta hiện nay.” 7. Kết cấu của đề tài “Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, khóa luận gồm 2 chƣơng và 4 tiết.” 5
- CHƢƠNG 1. TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HÀNH DÂN CHỦ 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm “Dân chủ” “Dân chủ là hiện tƣợng lịch sử - xã hội, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của đời sống con ngƣời và xã hội loài ngƣời. Theo nguồn gốc của tiếng Hy Lạp, dân chủ gồm 2 từ “demos” có nghĩa là nhân dân, “kratos” có nghĩa là quyền uy, sự cai trị. Nhƣ vậy theo nghĩa gốc, dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân, là trạng thái tổ chức xã hội trong đó quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân.” “Trong tiếng Việt, thuật ngữ dân chủ có ba hàm nghĩa: chỉ chế độ xã hội; chỉ quyền của ngƣời dân và chỉ một phƣơng thức công tác, phong cách quản lý, lãnh đạo”[44, tr.137]. “Lý luận về dân chủ chiếm một phần rất trọng yếu trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Theo C. Mác và Ph. Ăng-ghen, từ dân chủ chủ nô đến dân chủ tƣ sản rồi đến dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) đều là những bƣớc tiến của lịch sử. Các ông đã đánh giá cũng nhƣ xem xét một cách khách quan nhất nền dân chủ tƣ sản, mặc dù nó còn rất nhiều hạn chế, khuyết điểm, song là bƣớc tiến bộ hơn cả so với chế độ chuyên chế phong kiến. Cùng với đó, các ông đã vạch ra bản chất giai cấp của dân chủ tƣ sản, đó chính là dân chủ đối với thiểu số bóc lột và chuyên chính đối với đa số nhân dân lao động.”Theo C. Mác và Ph. Ăng-ghen, trong giai đoạn đầu tiên của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp vô sản bắt buộc phải trở thành giai cấp thống trị, phải “giành lấy dân chủ”.“Chỉ có giành đƣợc chính quyền nhà nƣớc, giai cấp vô sản mới xây dựng và phát huy đƣợc nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, mới hoàn thành đƣợc sứ mệnh lịch sử của mình là đƣa nhân dân, trƣớc hết là nhân dân lao động trở thành ngƣời chủ của xã hội, là chủ thể tối cao và duy nhất của mọi quyền lực. Tƣ tƣởng đó của C. Mác và Ph. Ăng-ghen nói lên bản chất dân chủ của xã hội mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.” Kế thừa và phát triển những tƣ tƣởng đúng đắn của C. Mác và Ph. Ăng- ghen về dân chủ, V.I.Lê-nin cũng đi đến nhấn mạnh: “Dân chủ trở thành giá 6
- trị phổ biến của xã hội, thâm nhập vào mọi lĩnh vực, mọi quan hệ của đời sống xã hội, bao quát mọi góc độ trong sự tồn tại của con ngƣời, tạo ra ngày càng đầy đủ những điều kiện cho sự giải phóng mọi năng lực sáng tạo của con ngƣời”. Vì vậy V.I.Lê-nin cho rằng: “dân chủ vô sản là dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản”. “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ đối với quảng đại quần chúng nhân dân lao động, là chế độ dân chủ vì lợi ích của đa số. Dân chủ xã hội chủ nghĩa không loại trừ đấu tranh giai cấp, nó kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi đi ngƣợc lại những chuẩn mực dân chủ, vi phạm những giá trị dân chủ chân chính của nhân dân. Do vậy, trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ và chuyên chính không tách rời nhau, dân chủ gắn liền với pháp luật, kỷ cƣơng, kỷ luật.” “Mục đích cao nhất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là giải phóng con ngƣời và xã hội loài ngƣời, xây dựng một xã hội không có giai cấp, mọi ngƣời đều bình đẳng, tự do; đây là nền dân chủ tiến bộ nhất. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất; tác động mạnh mẽ đến các quyền tự do về chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa và các lĩnh vực khác.” Kế thừa những yếu tố tốt đẹp và phát triển hơn nữa những tƣ tƣởng về dân chủ của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đƣa ra quan điểm đặc sắc về dân chủ bằng những diễn đạt rất súc tích, ngắn gọn: “Dân là chủ”, “Dân làm chủ”, “Dân là gốc”, “Nƣớc ta là nƣớc dân chủ”, “Dân chủ là cái chìa khóa vạn năng”. Theo Ngƣời, ở nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, những giá trị dân chủ đƣợc thể chế hoá thành pháp luật, thành hệ thống chính trị, trong đó Nhà nƣớc là trụ cột. Dân chủ là mục tiêu, động lực của phát triển. Các giá trị dân chủ trở thành phổ biến, chi phối mọi hoạt động của đời sống xã hội, mọi công dân và tổ chức xã hội đều có khả năng nhận thức, vận dụng làm chủ bản thân và làm chủ xã hội. Theo C.Mác một nền dân chủ thật sự phải gắn liền với sự nghiệp của nhân dân “Chế độ dân chủ là câu đố đã đƣợc giải đáp của mọi hình thức chế độ nhà nƣớc…ngày càng hƣớng tới cơ sở hiện thực của nó, tới con ngƣời hiện thực, nhân dân hiện thực và đƣợc xác định là sự nghiệp của bản thân nhân dân” [33, tr.349]. 7
- “Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nƣớc là công cụ quyền lực để thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, luôn chịu sự giám sát của nhân dân. Nhà nƣớc và nhân dân có mối liên hệ chặt chẽ, thƣờng xuyên. Cán bộ, công chức Nhà nƣớc là ngƣời đại diện cho pháp luật để bảo vệ nhân dân. Để tồn tại và khẳng định rõ vị thế, Nhà nƣớc phải đề ra những cơ chế, biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, xử lý tệ quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm trong cán bộ; giữ vững kỷ luật, kỷ cƣơng, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức pháp luật.” 1.1.2. Khái niệm “Thực hành dân chủ” Thực hành dân chủ là sự thể chế hóa, pháp luật hóa phƣơng châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thành những quy phạm và hành động cụ thể trong đời sống cộng đồng dân cƣ cấp xã. “Để các quyền dân chủ đƣợc thực hiện trong cuộc sống, các quyền đó phải đƣợc thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật và đƣợc thực hiện bằng những thiết chế tƣơng ứng của Nhà nƣớc. Ở đây, dân chủ và pháp luật, dân chủ và kỷ cƣơng không bài trừ, phủ định nhau, trái lại, chúng nằm trong sự thống nhất biện chứng, là điều kiện, tiền đề phát triển của nhau. Thực tế cho thấy, cả vô chính phủ lẫn độc đoán chuyên quyền đều trái với bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Không thể có dân chủ mà thiếu pháp luật, kỷ luật, kỷ cƣơng.” 1.1.3. Khái niệm “thực hành dân chủ nhân dân ở nông thôn” Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (1994), nông thôn đƣợc định nghĩa là khu vực dân cƣ tập trung chủ yếu làm nghề nông. Nhân dân đƣợc hiểu là đông đảo những ngƣời dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống ở một khu vực địa lý nào đó. Nhân dân ở nông thôn Việt Nam bao gồm nhiều đối tƣợng khác nhau, tuy nhiên, lực lƣợng chiếm số lƣợng đông đảo là nông dân, những ngƣời gắn bó trực tiếp với sản xuất, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh ngƣời nông dân, khu vực nông thôn còn có những ngƣời làm nghề trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ, cán bộ hƣu trí, cựu chiến binh… tuy không gắn bó trực tiếp với lao động sản xuất song luôn gắn bó về lối sống, sinh hoạt ở khu vực nông thôn. 8
- “Nông thôn với tính chất là cấp cơ sở trong hệ thống quản lý hành chính nhà nƣớc, là đơn vị hành chính thấp nhất - xét về mặt không gian quản lý; là cấp gần dân nhất, tiếp nhận, triển khai thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; theo dõi, giám sát, kiểm tra công dân thực hiện các nghĩa vụ, pháp luật. Nông thôn chính là hình ảnh thu nhỏ của nhà nƣớc; là nơi thể hiện trực tiếp, cụ thể bản chất của chế độ nhà nƣớc, của chế độ xã hội; thể hiện trực tiếp sự hoàn thiện hay hạn chế, yếu kém của thể chế, của cơ chế và mô hình tổ chức quyền lực; thể hiện cụ thể thái độ của ngƣời dân, là nơi mà việc làm, đời sống, tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời dân đƣợc bộc lộ đầy đủ, rõ rệt; nơi thể hiện và đánh giá trực tiếp hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị cơ sở.” “Từ khái niệm về Dân chủ, Thực hành dân chủ và khái niệm Nông thôn, có thể hiểu thực hành dân chủ ở nông thôn là quá trình nhân dân cùng các chủ thể khác thực hiện thể chế về dân chủ ở cơ sở, cụ thể là quy định pháp luật về các quyền biết, bàn, làm, kiểm tra trực tiếp và đầy đủ nhất ở chính nông thôn - địa bàn mà nhân dân đang sinh sống và lao động hàng ngày.” 1.2. Nội dung tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ của nhân dân 1.2.1. Nội dung thực hành dân chủ “Kế thừa và phát triển các quan điểm tiến bộ về dân chủ của nhân loại, Hồ Chí Minh lí giải khái niệm dân chủ một cách ngắn gọn, đơn giản, cô đọng, dễ hiểu, dễ thực hiện và dễ kiểm soát.”Việc lí giải này thƣờng đƣợc Hồ Chí Minh gắn với vấn đề nhà nƣớc. Ngƣời nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là dân làm chủ”; “Nƣớc ta là nƣớc dân chủ, có địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”. “Có thể coi quan niệm trên đây là quan niệm chính thức về dân chủ và đó là quan niệm ngắn gọn nhất phản ánh đúng bản chất và nội dung quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ.” « Nƣớc ta là nƣớc dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều vì dân 9
- Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ƣơng do dân cử ra Đoàn thể từ Trung ƣơng đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lƣợng đều ở nơi dân» [36, tr.698]. Để thực hiện các quyền làm chủ, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhân dân không chỉ có mỗi quyền mà điều quan trọng là phải có năng lực làm chủ. “Mọi ngƣời Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nƣớc nhà” [35, tr.40]. “Hồ Chí Minh luôn chú trọng việc thực hành dân chủ để nƣớc ta trở thành một nƣớc dân chủ thực sự. Quan niệm của Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ đƣợc thể hiện ở các tác phẩm, bài nói, bài viết, ứng xử và tác phong làm việc với nhiều góc tiếp cận khác nhau.”Dựa trên quan điểm về dân chủ là dân “là chủ” và dân“làm chủ”, Hồ Chí Minh xác định, quần chúng nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là chủ thể của quá trình thực hành dân chủ. “Theo Hồ Chí Minh, phải làm sao cho ngƣời dân có quyền làm chủ, có điều kiện làm chủ, biết hƣởng quyền làm chủ, đồng thời biết dùng quyền làm chủ.”Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Hồ Chí Minh khẳng định: “Việc gì cũng hỏi ý kiến quần chúng, cùng dân chúng bàn bạc. Giải thích cho dân chúng hiểu rõ. Đƣợc dân chúng đồng ý. Do dân chúng vui lòng ra sức làm”. Hồ Chí Minh đã chỉ ra quy trình của thực hành dân chủ đối với nhân dân: (1) Cán bộ lãnh đạo cần phải biết “hỏi”, biết “bàn bạc” để thực hiện vai trò “là chủ” của nhân dân trong xã hội. (2) Khi thảo luận cần biết “giải thích” để nhân dân cùng hiểu nội dung của vấn đề cần tạo sự đồng tình, ủng hộ. (3) Cần “làm” theo sự thống nhất để phát huy cao độ tinh thần và hành động“làm chủ”của nhân dân trong xã hội. Có nhƣ vậy, việc thực hành dân chủ mới công khai, hiệu quả, tạo đƣợc niềm tin nơi dân. “Có thể thấy, Hồ Chí Minh đã thực hiện một cuộc cách mạng trong nhận thức về dân chủ, so với tƣ tƣởng dân chủ thời phong kiến và cả dân chủ tƣ sản. Các nhà tƣ tƣởng với ý thức hệ phong kiến quan niệm dân chủ là chủ của 10
- dân. Dƣới chế độ phong kiến, quyền lực và quyền uy đều tập trung trong tay nhà vua. Dân chỉ là thần dân, thảo dân, là bề tôi tự nhiên chịu ơn huệ và bị trói buộc bởi luật lệ và những quy định của triều đình. Dân chủ tƣ sản chỉ đem lại lợi ích và quyền lực cho một thiểu số ngƣời giàu có.” Thứ nhất, để nhân dân đƣợc làm chủ, nhân dân phải đƣợc quyền biết mọi việc. Hồ Chí Minh cho rằng, phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một ngƣời dân hiểu rõ rằng: “Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ đƣợc”. Nhất là, đối với ngƣời dân làm nghề nông, những ngƣời có trình độ học vấn không cao nhƣng lại chiếm đa số trong xã hội, thì cán bộ phải tuyên truyền, giải thích “làm sao cho bà con hiểu mình là ngƣời chủ tập thể, làm chủ hợp tác xã, làm chủ Nhà nƣớc”. Phạm vi dân biết ở đây là: Tình hình phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội nói chung của đất nƣớc, của địa phƣơng; nhân dân cần biết những vấn đề cụ thể, rõ ràng liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình, của mỗi gia đình, cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội và đƣợc quyền "biết" đến những vấn đề, nhƣ: Chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung và của địa phƣơng – nơi mà mình sinh sống nói riêng; Kết quả thanh tra, kiểm tra và giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, đảng viên; Về việc triển khai thực hiện chính sách đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình thƣơng binh liệt sĩ, bệnh binh, vấn đề an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Thứ hai, những nội dung nhân dân “bàn bạc” và “thi hành”. Khi dân đã đƣợc biết, đƣợc hiểu thì cần phải tạo điều kiện để mọi ngƣời đƣợc bàn bạc thật sự: “Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt ra kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phƣơng”. Sau khi dân đã biết, đã hiểu, đã bàn bạc và xây dựng kế hoạch của địa phƣơng mình, cơ sở mình, thì nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo là “động viên và tổ chức cho toàn dân ra thi hành”. Trong triển khai thực hiện, phải theo dõi, gúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân nhân dân tự giác tham gia, 11
- “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”. Trong chế độ dân chủ, nhân dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, góp phần xây dựng nhà nƣớc. Dân có thể bàn để hiểu sâu sắc, để nâng cao kiến thức, bàn để thống nhất xây dựng, bàn để làm. Dân có thể bàn ở nhiều nơi, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Để nâng cao nhận thức và phát huy trí tuệ, dân có quyền đƣợc cung cấp thông tin, có định hƣớng để mỗi ngƣời dân tự hình thành quan điểm, làm cơ sở cho việc bàn bạc, thảo luận, xây dựng các chủ trƣơng, chính sách của Đảng phù hợp. Theo đó, vấn đề dân biết, để bàn, để làm là nhu cầu hết sức cấp bách và khách quan. Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: “Mỗi công dân đều có quyền bầu cử, ứng cử để cùng lo việc nƣớc. Quyền ấy phải đƣợc tôn trọng và bảo vệ. Ngƣời công dân là con ngƣời chính trị, có quyền tham gia chính sự. Ngƣời kêu gọi các tầng lớp nhân dân ta, công nhân, nông dân, lao động trí óc, các nhà công thƣơng, đồng bào thiểu số, ai nấy hãy làm tròn nghĩa vụ của ngƣời công dân, ngƣời chủ nƣớc nhà.Và Hồ Chí Minh tha thiết mong muốn, làm cho các dân tộc anh em dần dần tự quản lấy mọi công việc của mình, để mau chóng phát triển kinh tế và văn hóa của mình, để thực hiện các dân tộc bình đẳng về mọi mặt”. Thứ ba, nhân dân cùng tham gia giám sát, kiểm tra các công việc của Đảng và Nhà nƣớc. Dân kiểm tra là một trong những nội dung cơ bản trong thực hiện quyền làm chủ của nhân dân nhằm xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nƣớc, xây dựng các đoàn thể vững mạnh, trong sạch và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của kiểm tra, giám sát là “để giúp họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát triển ƣu điểm”. Do đó, sau khi dân biết, dân bàn, dân thực thi, thì công đoạn cuối cùng là mỗi tổ chức, đơn vị, địa phƣơng, cơ sở khi thi hành xong “phải cùng với nhân dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thƣởng”, để giúp tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa những nhiệm vụ khác. “Theo Hồ Chí Minh, nhân dân cần đƣợc kiểm tra, giám sát những gì có liên quan tới nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Giám sát việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, quản lý sản xuất kinh doanh và hoạt động của cán bộ, công chức ở nông thôn; kiểm tra từng con ngƣời cụ 12
- thể gắn với chức trách cụ thể, trọng tâm và việc thực hiện những quy định về tiền bạc, tài chính, kinh tế, quản lý và sử dụng đất đai, chính sách xã hội và việc giải quyết những đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phƣơng đơn vị cơ sở; giám sát, phát hiện những vi phạm của công dân, giúp chính quyền địa phƣơng và thủ trƣởng đơn vị xem xét, xử lý kịp thời, đúng mức.” “Cũng theo Hồ Chí Minh, để thực hiện đƣợc những nội dung nói trên,”cần truyên truyền, vận động để ngƣời dân thấy rõ đƣợc trách nhiệm, quyền lợi của bản thân mình, và có cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi để quần chúng nhân dân có thể đóng góp ý kiến, giám sát, phản biện trong công tác xây dựng Đảng. Bởi vì, cùng sống trong cộng đồng nên nhân dân cũng là những ngƣời am hiểu các vấn đề của tổ chức Đảng và gần gũi với đảng viên. Ở mỗi địa phƣơng, mỗi cơ sở, nếu tổ chức đảng làm tốt việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân thì nhân dân sẽ tích cực tham gia đóng góp xây dựng Đảng. Điều quan trọng là trong mỗi tổ chức, mỗi đảng viên phải thật sự cầu thị, chính trực, thật thà, khiêm tốn lắng nghe, có phƣơng pháp, có hình thức thích hợp để nhân dân dám nói và nói thật, nói đúng với tinh thần xây dựng.”Ngƣời yêu cầu: “Tổ chức đảng phải tạo điều kiện thuận lợi, hƣớng dẫn cụ thể về nội dung, cách thức để ngƣời dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, có phƣơng pháp, kế hoạch ghi nhận, tiếp thu có chọn lọc những ý kiến sát đáng của quần chúng nhân dân. Đối với những ý kiến phê bình đúng của quần chúng thì phải tiếp thu nghiêm túc và có biện pháp sửa chữa.”Còn với các ý kiến không đúng hoặc chƣa đúng thì cần phải phân tích, giải thích đầy đủ với thái độ thực sự “trọng dân”. “Hồ Chí Minh là một tấm gƣơng của tinh thần dân chủ, phát huy dân chủ và luôn mong muốn đồng bào luôn giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để cán bộ làm tròn nhiệm vụ ngƣời lãnh đạo, ngƣời đày tớ trung thành của nhân dân. Vì thế, Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân thƣờng xuyên giám sát các hoạt động, công việc của Chính phủ từ Trung ƣơng đến cơ sở.”Bằng tình cảm của mình, Hồ Chí Minh đã nói: “Từ ngày thành lập Chính phủ, trong nhân viên có nhiều khuyết điểm. Có ngƣời làm quan cách mạng, chợ đỏ, chợ đen, khinh dân, mƣu vinh thân, phì gia.... Xin đồng bào hãy phê bình giúp đỡ 13
- giám sát công việc Chính phủ. Còn những việc làm, mà chƣa làm đƣợc thì xin đồng bào nguyên lƣợng”. “Tóm lại, thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn là một trong những nội dung quan trọng của dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đó là quá trình nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật về quyền dân chủ của nhân dân. Về bản chất, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là những nội dung liên hoàn của trình tự công khai hóa và dân chủ hóa. Thực hiện đầy đủ các khâu này nhằm đảm bảo các quyền cơ bản của công dân đã đƣợc Hiến pháp và pháp luật quy định. Nhà nƣớc không thể có dân chủ khi nhân dân không đƣợc biết, đƣợc bàn, đƣợc làm, đƣợc kiểm tra những nội dung thiết thực, ảnh hƣởng trực tiếp tới quyền, lợi ích của họ.” 1.2.2. Hình thức thực hành dân chủ của nhân dân ở nông thôn Từ “dân là chủ” tiến lên thành “dân làm chủ” là”một bƣớc tiến quan trọng về chất của vấn đề dân chủ. Theo Hồ Chí Minh, chúng ta phải làm nhƣ thế nào cho ngƣời dân có đƣợc quyền làm chủ, có điều kiện làm chủ, biết hƣởng thụ quyền làm chủ, đồng thời biết dùng quyền làm chủ. Muốn vậy nhân dân cần phải có năng lực làm chủ. Năng lực làm chủ đó không phải bỗng dƣng mà có, không phải từ trên trời rơi xuống, không phải do “ban phát” mà một mặt, Đảng và Nhà nƣớc phải tạo ra những cơ chế, chính sách và pháp luật phù hợp; mặt khác, ngƣời dân phải ra sức phấn đấu, rèn luyện, phải học về dân chủ, phải nâng cao trình độ hiểu biết về dân chủ của bản thân, phƣơng pháp thực hành dân chủ và bản lĩnh thực hành dân chủ. Chỉ có nhƣ vậy, nhân dân mới có quyền dân chủ thực sự, tránh triệt để tình trạng dân chủ chung chung và tình trạng dân chủ hình thức.” “Luôn thấm nhuần quan điểm toàn diện và thực tiễn, Hồ Chí Minh đã chỉ ra sự cần thiết phải quan tâm đến mọi mặt của đời sống và chú ý hài hòa các mối quan hệ. Trọng tâm có bốn vấn đề phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Không đƣợc xem nhẹ một mặt nào. Nội dung toàn diện của dân chủ thể hiện ở các mặt ấy. Ngƣời nêu trƣớc hết là dân chủ trong chính trị. Hồ Chí Minh khẳng định, nƣớc ta là nƣớc dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Bởi thế, thực hiện dân chủ chính trị thì phải bảo 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Thực trạng kiến thức, thực hành tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung và một số yếu tố liên quan của sinh viên nữ trường Đại học Võ Trường Toản năm 2021
125 p | 38 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Y Đa khoa: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật u xơ tử cung tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương
65 p | 81 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
114 p | 97 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát mức độ tuân thủ quy chế bán thuốc kháng sinh tại các nhà thuốc GPP trên địa bàn quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
77 p | 24 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát các yếu tố nguy cơ và tình hình điều trị nhiễm trùng bàn chân trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2020-2021
96 p | 22 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu chiết xuất, phân lập một số thành phần hóa học của lá cây dâu tằm Morus alba L
52 p | 91 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Chiết xuất, phân lập một số hợp chất trong lá trà hoa vàng Cúc Phương (Camellia cucphuongensis)
56 p | 72 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm và tình hình điều trị rối loạn lipid máu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ năm 2020
129 p | 19 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát tình hình điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
90 p | 27 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản
110 p | 31 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược học: Nghiên cứu phương pháp nhuộm răng đen của người dân tộc Tày
54 p | 53 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Dược học: Nghiên cứu phân lập các hợp chất flavonoid từ loài Bùm bụp [Mallotus apelta (Lour.) Muell. –Arg.]
45 p | 39 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Triết học: Đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về mô hình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam
79 p | 73 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Nghiên cứu thành phần hóa học lá cây bụp giấm (Hibiscus sabdariffa Linn.)
60 p | 23 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn Ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ Dâu tằm (Moraceae) - Nguyễn Thị Tố Uyên
50 p | 13 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát một số đặc điểm và yếu tố liên quan đến protein niệu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ
78 p | 16 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Dược: Khảo sát thành phần hóa học phân đoạn ethyl acetat rễ khí sinh cây Gừa (Ficus microcarpa L.f.), họ dâu tằm (Moraceae) - Lê Nguyễn Ý Nhi
57 p | 19 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh: Hoạt động xuất khẩu các sản phẩm làm từ tre tại Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp Việt Delta
95 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn